Tiết 13 – Tiếng Việt:
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
(Tiếp theo)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được mối quan hệ giữa các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
- Đánh giá được hiệu quả diễn đạt ở các trường hợp tuân thủ ( hoặc không tuân thủ )các phương châm hội thoại trong những tình huống giao tiếp cụ thể.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức.
- Mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
- Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
2. Kĩ năng.
- Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp.
- Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại.
III. PP/KT DẠY HỌC.
- Hỏi đáp, nêu vấn đề, thuyết trình.
10 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 3 - Trường THCS Bản luốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3.
Lớp 9 Tiết (TKB)............Ngày dạy.........................Sĩ số..............Vắng............
Bài 3 – Tiết 11Văn bản :
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này.
- Thấy được đặc điểm hình thức của văn bản.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức.
- Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.
- Những thể hiện của quan điểm về những vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam.
2. Kĩ năng.
- Nâng cao một bước kĩ năng đọc – hiểu một văn bản nhật dụng.
- Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.
- Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nuiwcs ta về vấn đề được nêu trong văn bản.
III. NỘI DUNG TÍCH HỢP.
1. gdkns:
- Tự nhận thức quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với việc bảo vệ, chăm sóc của trẻ em.
- Xác định giá trị bản thân hướng tới bảo vệ và chăm sóc của trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện na.
- Giao tiếp thể hiện sự cảm thông với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh của trẻ em.
IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. GV: GA, SGK, TLTK.
2. HS: bài soạn, học bài cũ, ĐDHT, Tranh ảnh (Bác Hồ, Nông Đức Mạnh đang thăm nhi đồng).
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ: (5p)
? Cảm nhận của em khi học xong văn bản “ Đấu tranh cho 1 thế giới hoà bình”.
TL: - Bảo vệ hòa bình là hét sức cần thiết đó là trách nhiệm chung của mỗi các nhân. Và trước hết cần đấu tranh chống cuộc chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí hạt nhân...
2. Bài mới: (1p)
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Trẻ em luôn là đối tượng được quan tâm hàng đầu ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, trên thế giới hiên nay, trẻ em có quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển như thế nào? Nhưng cơ hội, thách thức đối với những nhà lãnh đạo ra sao? Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
HĐ1: HD đọc- hiểu văn bản.(32p)
- GV hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu
- Gọi HS đọc VB.
- Gọi hs đọc chú thích.
- Tìm bố cục của VB?
? ở phần “Sự thách thức” bản tuyên bố đã nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em trên TG ra sao.
Tích hợp
? Nhận thức tình cảm của em khi đọc phần này.
? Theo em, trẻ em Việt Nam hiện nay đã thoát khỏi tình trạng trên chưa
- GV chốt ý.
- Cho học sinh đọc phần cơ hội.
? Hãy nêu tóm tắt những đk thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế hiện nay có thể đẩy mạnh việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
- Nghe .
- Đọc
- Đọc.
- Theo bố cục sgk.
- HS trả lời cá nhân, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nêu suy nghĩ các nhân.
- Nêu suy nghĩ các nhân.
- Đọc.
- HS trả lời cá nhân (gọi học sinh TB và yếu)
I- Đọc- hiểu văn bản.
1. Đọc- giải nghĩa từ khó.
a, Đọc.
b. Chú thích.
2. Bố cục: 3 phần
- Mục 1+2: Lý do của bản tuyên bố
- Phần thách thức: Thực trạng trẻ em trên thế giới.
- Phần Cơ hội: Những điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ.
- Phần Nhiệm vụ: Những việc cần phải thực hiện.
=> Bố cục rõ ràng, rành mạch, liên kết giữa các phần chặt chẽ.
3, Tìm hiểu chi tiết văn bản.
a. Sự thách thức:
* Tình trạng bị rơi vào hiểm hoạ cuộc sống khổ cực trên nhiều mặt của trẻ em trên TG.
- Nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.
- Chịu đựng những thảm hoạ của đói nghèo. Khủng hoảng kinh tế, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp.
- Nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
b. Cơ hội.
- Các điều kiện cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc trẻ em.
- Sự liên kết các quốc gia cùng ý thức cao cả của cộng đồng quốc tế trên lĩnh vực này. Đã có công ước về quyền trẻ em làm cơ sở tạo cơ hội mới.
- Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả cụ thể trên nhiều lĩnh vực , phát triển giải trừ quân bị được đẩy mạnh tạo đk cho một số tài nguyên to lớn có thể chuyển sang phục vụ các mục tiêu kinh tế tăng cường phúc lợi xã hội.
3. hd tự học: (5p)
- Tìm hiểu thực tế công việc chăm sóc bảo vệ trẻ em ở địa phương.
- Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về cuộc sống của trẻ em.
4. Củng cố, dặn dò: (2p)
- Học bài. Soạn phần tiếp theo của bài.
******************************************************************
Lớp 9B Tiết (TKB)...........Ngày dạy...........................Sĩ số...............Vắng................
Bài 3 – Tiết 12 ,Văn bản:
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
(Tiếp theo)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này.
- Thấy được đặc điểm hình thức của văn bản.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức.
- Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.
- Những thể hiện của quan điểm về những vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam.
2. Kĩ năng.
- Nâng cao một bước kĩ năng đọc – hiểu một văn bản nhật dụng.
- Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.
- Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nuiwcs ta về vấn đề được nêu trong văn bản.
III. NỘI DUNG TÍCH HỢP.
1. gdkns:
- Tự nhận thức quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với việc bảo vệ, chăm sóc của trẻ em.
- Xác định giá trị bản thân hướng tới bảo vệ và chăm sóc của trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện na.
- Giao tiếp thể hiện sự cảm thông với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh của trẻ em.
IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. GV: GA, SGK, TLTK.
2. HS: bài soạn, học bài cũ, ĐDHT, Tranh ảnh (Bác Hồ, Nông Đức Mạnh đang thăm nhi đồng).
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ: (5p)
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs.
2. Bài mới: (1p)
Tiết trước chúng ta đã được học những thách thức, những cơ hội của quyền được sống, được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Vậy chúng ta có những nhiệm vụ gì đối với trẻ em. Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
HĐ: HD tìm hiểu chi tiết văn bản.(10p)
- Cho HS xem ảnh Bác Hồ đến thăm nhà mẫu giáo.
- Cho HS đọc phần nhiệm vụ.
? Hãy tóm tắt và nhận xét các nhiệm vụ được nêu ra.
Tích hợp.
? Qua bản tuyên bố em nhận thức ntn về tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này.
- GV chốt ý
HĐ3: HD tổng kết.(12p)
HĐ3: HD luyện tập.(15p)
- HD hs tìm hiểu vấn đề này ở địa phương.
- HS quan sát tranh ảnh phát biểu cảm nghĩ.
- 1 HS đọc nhiệm vụ
- HS trả lời cá nhân.
- HS thảo luận nhóm cử đại diện trả lời, HS của nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 1 HS nhắc lại phần ghi nhớ
- Suy nghĩ phát biểu ý kiến.
3. Tìm hiểu chi tiết văn bản.
c. Nhiệm vụ:
- Quan tâm đến đời sống vật chất, dinh dưỡng cho trẻ em nhằm giảm tử vong.
- Vai trò của phụ nữ cần được tăng cường: Nam – nữ bình đẳng.
Cũng cố gia đình, xây dựng nhà trường, xã hội, khuyến khích trẻ em tham gia xây dựng văn hoá.
* Nhiệm vụ cụ thể, toàn diện.
d. Nghệ thuật.
- Gồm 17 mục được chia thành 4 phần, cách trình bày rõ ràng, hợp lí. Mối liên kết lô-gic giữa các phần làm cho văn bản có kết cấu chặt chẽ.
- Sử dụng phương pháp phân tích, nêu số liệu khoa học.
III. Tổng kết:
1. Ý nghĩa văn bản.
- Văn bản nêu lên nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
2. Ghi nhớ SGK trang 35
II. Luyện tập:
Đề: Phát biểu ý kiến của em về sự quan tâm chăm sóc của chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội nơi em ở hiện nay đối với trẻ em.
3. Hd tự học: (1p)
- Tìm hiểu thực tế công việc chăm sóc bảo vệ trẻ em ở địa phương.
- Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về cuộc sống của trẻ em.
4. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Học bài.
- Soạn Các phương châm hội thoại.
******************************************************************
Lớp 9B Tiết (TKB)...........Ngày dạy.............................Sĩ số.............Vắng................
Tiết 13 – Tiếng Việt:
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
(Tiếp theo)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được mối quan hệ giữa các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
- Đánh giá được hiệu quả diễn đạt ở các trường hợp tuân thủ ( hoặc không tuân thủ )các phương châm hội thoại trong những tình huống giao tiếp cụ thể.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức.
- Mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
- Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
2. Kĩ năng.
- Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp.
- Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại.
III. PP/KT DẠY HỌC.
- Hỏi đáp, nêu vấn đề, thuyết trình.
IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. GV: GA, SGK, TLTK, bảng phụ.
2. HS: bài soạn, học bài cũ, ĐDHT,
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ: KIỂM TRA (15p)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“ Cho nền:
Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết chí lớn phải tiêu vong,
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giất tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cứ còn ghi.”
(Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo,
trong Tổng hợp văn học Việt Nam, tập 4,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995)
Câu 1: Đoạn trích trên đã tuân thủ phương châm hội thoại nào? (4,0 điểm).
Câu 2: Em hãy viết đoạn văn không tuân thủ phương châm lịch sự? Vì sao?
(6,0 điểm).
Đề
Đáp án
Biểu điểm
Câu 1:
* HS trả lời đúng các ý sau:
- Đoạn trích tuân thủ phương châm về chất
4,0 điểm
Câu 2:
* HS trả lời đúng các ý sau:
- Viết được đoạn văn theo yêu cầu.
- Phân tích để thấy được phương châm lịch sự không tuân thủ.
3,0 điểm
3,0 điểm
2. Bài mới: (1p)
Để sử dụng các phương châm hội thoại đã học có hiệu quả trong giao tiếp chúng ta phải có những hiểu biết nhất định, tiết học hôm nay chúng ta cùng làm rõ vấn đề nà
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Hd tìm hiểu mục I.(8p)
- Gọi 1 HS đọc truyện cười “Chào hỏi”
- Nhận xét xem chàng rể có tuân thủ đúng phong cách lịch sự không? Vì sao em nhận xét như vậy.
- GV chốt ý.
? Qua câu chuyện này, em rút ra bài học gì trong giao tiếp.
HĐ1: Hd tìm hiểu mục I.(10p)
- HS đọc các BT ở phần tìm hiểu bài của các PCHT đã học và cho biết những tình huống nào PCHT không được tuân thủ.
Vì sao.
- Cho 1 HS đọc
BT2 trang 37
? Câu trả lời của Ba có đáp ứng với nhu cầu giao tiếp không? Vì sao.
? “ Khi Bác sĩ nói” Vì sao? Cho HS tìm những tình huống tương tự.
? Khi nói “tiền bạc” Có phải người nói không tuân thủ PC về lượng không.
Phải hiểu câu này ntn.
? Cho biết những trường hợp không tuân thủ PHHT vì những nguyên nhân nào.
HĐ3: HD luyện tập.(15p)
- Gọi 2 em ở 2 dãy lần lượt đọc BT 1, 2 nêu yêu cầu BT.
- Cho mỗi dãy làm 1 bài.
- GVHD cả lớp chữa bài
- 1 HS đọc truyện cười “Chào hỏi”.
- HS thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời, đại diện nhóm khác bổ sung.
- 1 em đọc phần ghi nhớ.
- HS trả lời cá nhân
- HS XP lên điền vào bảng phụ câu trả lời từ BT1 đến BT4.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt ý.
- Đọc ghi nhớ.
- HS đọc BT nêu yêu cầu của BT, HS thảo luận theo dãy cử đại diện trả lời.
I- Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
1/ Bài tập: “Chào hỏi”
2/ Nhận xét:
- Chàng rễ đã tuân thủ đúng phương châm lịch sự. Nhưng không đúng lúc.
3/ Kết luận: vận dụng PCHT cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp.
* Ghi nhớ 1 (SGK trang 36)
II- Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
1/ Bài tập:
* Bài tập 1 trang 37:
a) “Lợn cưới áo mới”: vi phạm PC về lượng.
b) “Có nuôi được không”: vi phạm PC về lượng.
c) “Quả bí khổng lồ”: vi phạm PC về chất.
d) “Dây cà ra dây muống”: vi phạm PC thức.
e) “Ông nói gà bà nói vịt”: vi phạm PC phong độ.
* ở a, b, c, d, e các PCHT không được tuân thủ vì người nói vô ý vụng về.
* Bài tập 2 trang 37:
Câu trả lời của Ba không đáp ứng yêu cầu giao tiếp vi phạm phương châm về chất, vì người nói vô lý.
* Bài tập 3 trang 37:
- Bác sĩ không tuân thủ phương châm về chất.
- Vì yêu cầu (nhân đạo) quan trọng.
* Bài tập 4 trang 37:
- Xét nghĩa tường minh thì câu này không tuân thủ phương châm về lượng.
- Xét nghĩa hàm ý: tiền bạc là phương tiện.
- Người nói muốn gây sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo 1 hàm ý nào đó.
* Ghi nhớ (SGK trang 37)
III- Luyện tập:
1/ Bài tập 1 trang 38:
- Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phong cách thức.
- Vì 1 đứa bé 5 tuổi
2/ Bài tập 2 trang 38:
- Vi phạm PC lịch sự.
- Không có lý do chính đáng.
- Vì đến nhà cần chào hỏi.
3. hd tự học: (5p)
- Tìm trong truyện dân gian một số ví dụ về việc vận dụng hoặc vi phạm phương châm hội thoại trong các tình huống cụ thể và rút ra nhận xét của bản thân.
4. Củng cố, dặn dò: (1p)
Về nhà ôn lại 5 PCHT đã học.
HDHS tham khảo 4 đề bài TLV ở SGK trang 42.
Tiết 14 –15 HS đưa vở KT TLV.
******************************************************************
Lớp 9 Tiết (TKB)...........Ngày dạy..............................Sĩ số.......Vắng.....................
Tiết 14 – 15 – Tập làm văn:
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 -
VĂN THUYẾT MINH
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Hoàn thành được bài thuyết minh theo đúng yêu cầu.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức:
Giúp học sinh tự viết được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu, có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả một cách hợp lý.
2. Kĩ năng:
RLKN viết văn bản thuyết minh hấp dẫn, giàu sức thuyết phục.
Kiểm tra việc áp dụng lý thuyết viết văn thuyết minh vào việc TH.
III. PP/KT DẠY HỌC.
- Đề bài, hỏi đáp, nêu vấn đề.
IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. GV: GA, SGK, TLTK.
2. HS: chuẩn bị giấy, ĐDHT,
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ: Không.
2. Bài mới:
* ĐỀ RA:
Em hãy viết bài thuyết minh giới thiệu cây lúa Việt Nam.
* YÊU CẦU - ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM:
A- Yêu cầu kỹ năng:
+ Học sinh biết cách làm một bài văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và có sử dụng yếu tố miêu tả.
+ Bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lý, hình thành được ý và triển khai ý tốt.
+ Diễn đạt mạch lạc, mắc ít lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
B- Yêu cầu về nội dung:
Học sinh có thể sắp xếp, trình bày, diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:
1) Mở bài: Giới thiệu được đối tượng thuyết minh, đó là cây lúa ở làng quê em.
2) Thân bài: HS trình bày được:
- Cấu tạo của cây lúa ở làng quê em.
- Các đặc điểm của cây lúa
- Lợi ích của cây lúa
3) Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cây lúa ở làng quê em.
C- Biểu điểm:
+ Điểm 9 – 10: Bài làm thể hiện sự chủ động, sáng tạo của học sinh, đáp ứng tốt các yêu cầu về kỹ năng cũng như về nội dung. Có thể còn những sai sót nhỏ.
+ Điểm 7 – 8: Bài làm có thể hiện sự chủ động sáng tạo của học sinh đap ứng ở mức độ khá. Về nội dung có thể thiếu một vài ý nhỏ.
Các ý triển khai ở mức độ khá, diễn đạt suôn sẻ, mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
+ Điểm 5 – 6: Bài làm có thể hiện sự chủ động sáng tạo của học sinh nhưng ở mức độ thấp hơn. Các ý triển khai ở mức độ trunb bình, diễn đạt tương đối suôn sẻ. Có mắc một số lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
+ Điểm 3 – 4: Có hiểu đề, có nêu được các ý, có thể thiếu một số ý. Diễn đạt còn vụng, mắc lỗi chính tả, ngữ pháp,hơi nhiều.
+ Điểm 1- 2: Bài làm sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt.
+ Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc bỏ giấy trắng.
3. Củng cố: (3p). Thu bài; Nhận xét giờ học
4. Dặn dò: (2p): - Chuẩn bị bài tiếp theo.
******************************************************************
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 3.doc