Tiết 33 – Tiếng Việt: TRAU DỒI VỐN TỪ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Nắm đư¬ợc những định hư¬ớng chính để trau dồi vốn từ
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức.
- Những định hướng chính để trau dồi vốn từ.
2. Kĩ năng.
- Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.
III. NỘI DUNG TÍCH HỢP:
1. GDKNS:
- Giao tiếp: trao đổi về sự phát triển cuat từ vựng tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hóa các vấn đề cơ bản của từ vựng tiếng Việt.
- Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp.
IV. PP/KT DẠY HỌC.
- Thuyết trình, hỏi đáp, nêu vấn đề, bài tlv của hs đã chấm.
V. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. GV: GA, SGK, TLTK, bảng phụ .
2. HS: bài soạn, học bài cũ, ĐDHT
10 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 7 - Trường THCS Bản luốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Lớp 9 Tiết (TKB).........Ngày dạy...... ...................................Sĩ số.......Vắng.
Bài 7 - Tiết 31 Văn bản:
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
(Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Thấy rõ nghệ thuật khắc hoạ nội tâm nhân vật và tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thủy chung, hiếu thỏa của nàng.
- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảng ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
2. Kĩ năng.
- Bổ xung kiến thức đọc - hiểu truyện thơ trung đại.
- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Tryện Kiều.
- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong tác phẩm.
III. PP/KT DẠY HỌC.
- Thuyết trình, hỏi đáp, nêu vấn đề, bài tlv của hs đã chấm.
IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. GV: GA, SGK, TLTK, bảng phụ ..
2. HS: bài soạn, học bài cũ, ĐDHT
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ: 10p.
Câu 1:
? Ý nào nói đúng nhất vẻ đẹp của mùa xuân được gợi tả từ 2 câu thơ sau.
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
(Nguyễn Du)
a. Mới mẻ, tinh khôi và giàu sức sống.
b. Khoáng đạt và trong trẻo.
c. Nhẹ nhàng và thanh khiết.
Câu 2:
? Nêu ý nghĩa đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.
2. Bài mới:
GV giới thiệu nội dung bài học
HĐ của thầy
HĐ của trò
Ghi bảng
HĐ1: HD Đọc và tìm hiểu chú thích(23p)
- GV nêu cách đọc.
- GV đọc mẫu
- Gọi HS đọc VB.
? Qua sự chuẩn bị bài háy cho cô biết đoạn trích ở phần nào của TK.
-1HS đọc chú thích.
- Cho HS đọc 6 câu đầu.
? Em hiểu “khoá xuân” ở đây nghĩa là gì.
? Đặc điểm không gian trước lầu Ngưng Bích được tg miêu tả ntn.
? Qua đó em thấy Thuý Kiều đang ở trong hoàn cảnh, tâm trạng ntn.
- HD hs kênh hình ở SGK và nhận xét.
- Cho HS đọc 8 câu thơ
? Trong hoàn cảnh đó Kiều nhớ ai trước? Vì sao, người nhớ gì.
? Nhận xét cách dùng từ của Nguyễn Du.
? Cảm nhận của em về nhân vật Thuý Kiều.
- Cho HS đọc 8 câu thơ cuối?
? NT nổi bật của 8 câu thơ cuối là gì.
? Nhận xét cách dùng điệp ngữ ở 8 câu thơ cuối.
? 8 câu thơ nói lên tâm trạng gì của Kiều.
HĐ 2: HD tổng kết.(5p)
- Đọc ghi nhớ.
- HS theo dõi
- HS nghe đọc
- HS đọc văn bản.
HS xp trả lời cá nhân.
- 1 HS đọc chú thích.
- 1 HS đọc 6 câu đầu.
- HS xp trả lời cá nhân.
- HS xp trả lời cá nhân.
- HS chú ý pt các hình ảnh non xa, trăng gần
- HS qs kênh hình ở SGK và nhận xét không gian mênh mông..
Kiều cô đơn, buồn
- 1 HS đọc 8 câu thơ tiếp theo: xp trả lời.
- Kiều thấy có lỗi với Kim
- “tưởng”: nhớ
- “xót”: quận trong lòng: dùng từ điêu luyện
- HS xp trả lời cá nhân.
- 1 HS đọc 8 câu thơ cuối.
- HS xp trả lời cá nhân:
Tạo âm hưởng trầm buồn cho các câu thơ.
- HS xp trả lời cá nhân.
- Đọc.
I- Đọc- hiểu văn bản.
1- Đọc- giải nghĩa từ:
a, Đọc.
b, Giaỉ nghĩa từ
- Vị trí đoạn trích từ câu 1033 đến câu 1054 của Truyện Kiều phần 2 (Gia biến và lưu lạc).
- Từ khó:
* Kết cấu đoạn thơ: 3 phần ( 6-8-8)
2. Tìm hiểu chi tiết văn bản:
a. Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều( 6 câu thơ đầu):
- “Khoá xuân”: Khoá kín tuổi xuân.
- “ Mây sớm đèn khuya”: thời gian tuần hoàn khép kín.
- “Bốn bềdặm kia”:Nàng trơ trọi giữa không gian hoang vắng, mênh mông.
* Giới thiệu thời gian, không gian và miêu tả tâm trạng cô đơn, xấu hổ, tủi thẹn của Kiều.
b. Nỗi nhớ người yêu và cha mẹ của Kiều (8 câu thơ tiếp)
- “Tưởngchờ”: Kiều nhớ buổi hẹn ước, thề nguyền với Kim Trọng dưới trăng.
- “Tấm sonphai”(ẩn dụ): tấm lòng nhớ thương người yêu không bao giờ nguôi quên.
- Nàng xót thương cha mẹ sớm chiều tựa cửa ngóng tin con. Lo không ai phụng dưỡng cha mẹ.
* Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đáng trọng.
3. 8 câu thơ cuối: Tâm trạng buồn bã, lo âu của Kiều
- Nghệ thuật:
+ Tả cảnh ngụ tình
+ Lặp cấu trúc câu, lặp từ ngữ (điệp ngữ)
+ Sử dụng ngôn ngữ độc thoại.
- Nội dung: Tâm trạng cô đơn, thân phận nổi chìm vô định, nỗi buồn tha hương, nỗi nhớ và sự bàng hoàng lo sợ của Kiều.
c. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
- Lựa chọn và sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ.
II. Tổng kết:
1. Ý nghĩa văn bản.
- Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.
2. Nội dung:
Ghi ngớ SGK.
3. Hd tự học: (4p)
- Học thuộc lòng đoạn trích.
- Phân tích, cảm thụ những hình ảnh thơ hay, đặc sắc trong văn bản.
- Sưu tầm những câu thơ, đoạn thơ khác trong Truyện Kiều có sử dụng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vậtthông qua ngôn ngữ độc thoại hoặc tả cảnh ngụ tình.
4. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Về nhà học thuộc lòng đoạn thơ.
- HD soạn bài: Miêu tả trong văn bản tự sự.
******************************************************************
Lớp 9 Tiết (TKB)..........Ngày dạy..........................................Sĩ số.......Vắng........
Tiết 32 – Tập làm văn:
MIÊU TẢ TRONG VĂN TỰ SỰ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
- Vận dụng hiểu biết về văn miêu tả trong văn bản tự sự để đọc hiểu văn bản.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức.
- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự.
- Vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng.
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự.
III. PP/KT DẠY HỌC:
- Thuyết trình, hỏi đáp, nêu vấn đề, bài tlv của hs đã chấm.
IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. GV: GA, SGK, TLTK, bảng phụ ..
2. HS: bài soạn, học bài cũ, ĐDHT
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Không.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài mới.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Ghi bảng
Đ1: HD tìm hiểu mục I.(15p)
- Cho HS đọc đoạn trích.
? Đoạn trích kể về chuyện gì? Hãy tìm các chi tiết miêu tả? ( HD hs dùng chì gạch chân yếu tố miêu tả ở đoạn trích trang 91)
? So sánh bài kể của 1 bạn ở SGK với đoạn trích ở văn bản.
? Qua so sánh nhận xét ở trên, em thấy trong VB tự sự có cần yếu tố miêu tả không? Vì sao.
HĐ2: hd luyện tập.(27p)
- Cho HS nhớ lại KT đã học ở tiết văn để xp trả lời câu hỏi
- GV chốt ý.
- GV ghi đề lên bảng.
- Cho HS làm bài vào vở nháp rồi gọi vài em đọc bài cho lớp nghe .
- GV nhận xét.
- 1 HS đọc đoạn trích ở SGK trang 91.
- HS xp trả lời cá nhân.
- HS xp trả lời cá nhân, HS khác nhận xét bổ sung, GV chốt ý.
- HS xp trả lời cá nhân.
- 1 em đọc ghi nhớ ở SGK.
- 1HS đọc BT1 nêu yêu cầu BT1
- H1 trình bày đoạn 1.
H2 trình bày đoạn 2
- 1HS đọc đề PT yêu cầu đề.
- HS làm vào vở nháp.
- HS xp đọc bài HS nhận xét bổ sung
I- Tìm hiểu yếu tố miêu tả tong văn bản tự sự .
1- Hướng dẫn HS đọc đoạn trích: ở SGK trang 91.
2- Nhận xét:
a) Đoạn văn kể chuyện vua Quang trung đánh trận đồn Ngọc Hồi.
b) Các chi tiết miêu tả (HS gạch chân ở văn bản).
c) Nhận xét – so sánh 2 đoạn kể:
+ Đoạn kể của 1 bạn: sự việc chính đầy đủ nhưng không sinh động vì chỉ kể các sự việc.
+ Đoạn trích ở SGK: sinh động hơn nhờ có miêu tả các chi tiết.
3- Kết luận: Trong văn bản tự sự, miêu tả làm cho câu chuyện hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.
* Ghi nhớ: (SGK)
II- Luyện tập:
Bài tập 1:
- Đoạn 1: Chị em Thuý kiều:
+ Tả người: dùng hình ảnh thiên nhiên gợi tả 2 chị em ở nhiều nét đẹp.
- Thuý Vân: Hoa cười, ngọc thốt.
- Thuý Kiều: Làn thu thuỷ nét xuân sơn
- Đoạn 2: Cảnh ngày xuân:
+ Tả cảnh:
- “Ngày xuân con én đưa thoi.
- Cỏ nonbông hoa”
* Tác dụng: chân dung nhân vật tươi đẹp
- Cảnh ngày xuân tươi sáng.
2- Bài tập 2:
Dựa vào đoạn trích. Cảnh ngày xuân, hãy viết một đoạn văn kể về việc chị em Thuý Kiều đi chơi xuân trong buổi chiều ngày thanh minh. Trong khi kể chú y vận dụng yếu tố miêu tả để tả cảnh ngày xuân.
3. hd tự học: (2p)
- Phân tích đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả đã học.
4. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Trong văn bản tự sự yếu tố miêu tả có tác dụng gì?
- Về nhà làm BT3 vào vở BTNV. Chuẩn bị bài mới.
******************************************************************Lớp 9 Tiết (TKB)........Ngày dạy..............................................Sĩ số.......Vắng
Tiết 33 – Tiếng Việt: TRAU DỒI VỐN TỪ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Nắm được những định hướng chính để trau dồi vốn từ
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức.
- Những định hướng chính để trau dồi vốn từ.
2. Kĩ năng.
- Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.
III. NỘI DUNG TÍCH HỢP:
1. GDKNS:
- Giao tiếp: trao đổi về sự phát triển cuat từ vựng tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hóa các vấn đề cơ bản của từ vựng tiếng Việt.
- Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp.
IV. PP/KT DẠY HỌC.
- Thuyết trình, hỏi đáp, nêu vấn đề, bài tlv của hs đã chấm.
V. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. GV: GA, SGK, TLTK, bảng phụ ..
2. HS: bài soạn, học bài cũ, ĐDHT
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ: Không.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài mới.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1: HD tìm hiểu mục I.(10p)
- Cho HS đọc phần I phần BT ở phần này.
? Em hiểu ý kiến đó như thế nào?
- GV chốt ý
- GV treo bảng phụ có ghi BT2 lên.
? Em hãy xác định lỗi diễn đạt.
? Giải thích vì sao có những lỗi đó.
? Vậy cần phải làm gì để dùng Tiếng việt cho đúng.
HĐ2: hd tìm hiểu mục II.(5p)
- HD học sinh tìm hiểu ý kiến của Tô Hoài.
? Em hiểu ý kiến đó của Tô Hoài như thế nào.
? Vậy để rèn luyện làm tăng vốn từ chúng ta phải làm gì.
HĐ2 hd luyện tập.(28p)
- Chia lớp thành 3 dãy, mỗi dãy làm một BT.
- Gọi mỗi dãy 1 em lên bảng làm (3 em cùng làm một thời gian)
- GV hướng dẫn cả lớp lần lượt chữa từng bài tập.
- 1 HS đọc phần văn bản ở phần I SGK trang 100.
HS thảo luận nhóm cử đại diện trả lời đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 1HS đọc BT2 nêu yêu cầu BT2.
- HS xp lên làm bài cá nhân.
HS xp trả lời cá nhân.
- HS xp trả lời cá nhân.
- 1 em đọc ghi nhớ.
- 1 em đọc ý kiến của Tô Hoài, cả lớp theo dõi.
- HS xp trả lời cá nhân.
- HS xp trả lời cá nhân.
- Đọc ghi nhớ.
- Chia lớp thành 3 dãy mỗi dãy làm một BT.
Mỗi dãy cử 1 bạn lên bảng trình bày.
Cả lớp cùng góp ý chữa bài.
I- Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ
1- Bài tập 1:
- TV là ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt.
- Muốn phát huy tốt khả năng của TV, mỗi người phải không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình đến vốn từ.
2- Bài tập 2:
a) Dùng thừa từ “đẹp”
b) Dùng sai từ “đoán trước”
c) Dùng sai từ “đẩy mạnh”
- Nguyên nhân sai: vì người viết không biết chính xác nghĩa và cách dùng từ.
* Kết luận: Cần trau dồi vốn từ.
Rèn luyện để nắm nghĩa chính xác của từ.
II- Rèn luyện để làm tăng vốn từ
1- Tìm hiểu ý kiến của nhà văn Tô Hoài:
- Nguyễn Du trau dồi vốn từ bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân.
2- Kết luận:
- Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết làm tăng vốn từ đến trau dồi vốn từ.
* Ghi nhớ: (SGK trang 101)
III- Luyện tập:
1- Bài tập 1: Chọn cách giải thích đúng:
- Hậu quả: Kết quả xấu
- Đoạt: Chiếm được phần thắng.
- Tinh tú: Sao trên trời
2- Bài tập 2: Xác định nghĩa của yếu tố Hán – Việt.
a) Tuyệt:
- Dát, không còn gì: Tuyệt chủng: bị mất hẳn nòi giống; Tuyệt giao: cắt đứt giao thiệp; Tuyệt tự: không có người nối dõi
3- Bài tập 7: Phân biệt nghĩa của các từ sau:
- Trắng tay: Không có chút vốn liếng của cải gì.
- Lược thuật: Kể trình bày tóm tắt.
- Lược thảo là nghiên cứu một cách khái quát về những cái chính xác, không đi vào chi tiết
3. Hd tự học: (1p)
- Mở rộng vốn từ: Hiểu và biết cách sử dụng một số từ Hán Việt thông dụng.
4. Củng cố, dặn dò: (1p)
- Phải làm gì để trau dồi vốn từ
- Về nhà làm các BT còn lại.
- Dặn dò: HS chuẩn bị bài viết số 2.
******************************************************************
Lớp 9 Tiết (TKB)............Ngày dạy....................................Sĩ số.......Vắng
............ .................................... ........ ............
Tiết 34 – 35 – TLV:
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
VĂN TỰ SỰ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
Giúp HS: Vận dụng những kiến thức đã học để viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người và sự việc.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức.
- Sử dụng kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày.
III. PP/KT DẠY HỌC.
- Thuyết trình, hỏi đáp, nêu vấn đề, bài tlv của hs đã chấm.
IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. GV: GA, SGK, TLTK, bảng phụ ..
2. HS: bài soạn, học bài cũ, ĐDHT
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ: Không.
2. Bài mới:
I- Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
II- Yêu cầu - Đáp án – Biểu điểm:
1- Yêu cầu về kỹ năng:
- Học sinh biết cách làm một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động dưới dạng viết thư.
- Bố cục rõ ràng, hợp lý, hình thành được ý và triển khai ý tốt.
- Diễn đạt mạch lạc, mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ.
2- Yêu cầu về nội dung:
- Kể về một buổi thăm trường vào một ngày hè sau 10 năm xa cách.
- Học sinh phải tưởng tượng mình đã trưởng thành, đóng vai một người có công việc nào đó, nay trở lại thăm trường viết thư cho một người bạn cũ kể lại “”
- HS có thể sắp xếp, trình bày, diễn đạt theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:
a) Mở bài: - Giới thiệu hoàn cảnh, lý do về thăm trường cũ và vị trí của mình khi viết thư cho bạn cũ.
b) Thân bài:
- Miêu tả cảnh tượng ngôi trường và sự thay đổi (chú ý gắn với cảnh ngày hè).
+ Nhà trường, lớp học như thế nào?
+ Cây cối ra sao?
+ Cảnh thiên nhiên như thế nào?
- Tâm trạng của mình (“tôi”)
+ Trực tiếp xúc động như thế nào?
+ Kỷ niệm gợi về là gì?
+ Kỷ niệm với người bạn mà mình đang viết thư.
- Về trường cũ gặp ai?
- Kết thúc buổi thăm như thế nào?
c) Kết bài:
- Suy nghĩ của em về ngôi trường.?
- Hứa hẹn với bạn ngày họp lớp.
- Kết thúc thư.
CHO ĐIỂM
- Điểm 9 – 10: Bài làm thể hiện sự chủ động sáng tạo của học sinh, đáp ứng tốt các yêu cầu về kỹ năng và yêu cầu về nội dung. Có thể còn một số sai sót nhỏ.
- Điểm 7 – 8: Bài làm có thể hiện sự chủ động sáng tạo của học sinh nhưng ít hơn. Về nội dung có thể thiếu một vài ý nhỏ. Các yêu cầu đáp ứng ở mức độ khá. Các ý triển khai ở mức độ khá, diễn đạt khá suôn sẻ. Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
- Điểm 5 – 6: Bài làm có thể hiện tính chủ động sáng tạo của học sinh nhưng ở mức độ thấp. Các ý triển khai ở mức độ trung bình. Diễn đạt tương đối suôn sẻ, có mắc một số lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
- Điểm 3 – 4: Có hiểu đề, có nêu được một số (các ý), có thể thiếu một số ý, diễn đạt còn vụng, mắc lỗi dùng từ, chính tả, NP hơi nhiều.
- Điểm 1 – 2: Bài làm sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi chính tả dùng từ và ngữ pháp.
- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc bỏ giấy trắng.
3. Hd tự học.
- Ôn lại kiến thức tlv đã học.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ viết bài.
******************************************************************
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 7.doc