Giáo án Ngữ văn - Tiết 1 bài 1 văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà)

- Học sinh đọc phần 2

H: Tác giả thuyết minh những biểu hiện Phong cách vhóa của Bác trên những khía cạnh nào ?

- Nơi ở, nơi làm việc

- Đồ đạc sinh hoạt

- Trang phục, ăn uống

* Tích hợp quốc phòng an ninh: Gv cho hs quan sát 1 số hình ảnh, giới thiệu nơi ở, đồ đạc sinh hoạt của Bác.

H: Qua quan sát hình ảnh và đọc văn bản, em có nhận xét gì về nơi ở và nơi làm việc của Bác?

- Khác với các cung điện lộng lẫy của các nguyên thủ quốc gia khác trên thế giới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn - Tiết 1 bài 1 văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm văn 1: Các huyện/ TP: Thành phố, Quảng Uyên, Hạ Lang, Trà Lĩnh, Bảo Lâm, Thông Nông, Nguyên Bình. Tiết 1. Bài 1 Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH ( Lê Anh Trà ) I. MỤC TIÊU: 1/ Về kiến thức: cho học sinh thấy được: - Một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống và sinh hoạt. - Ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. - Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể. * Tích hợp quốc phòng an ninh: Giới thiệu một số hình ảnh về chủ tịch Hồ Chí Minh. 2/ Về kĩ năng - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá lối sống. - Rèn kĩ năng: Tự nhận thức, xác định giá trị, kiên định, lắng nghe tích cực .. 3/ Về thái độ: Từ lòng kính yêu, tự hào về bác học sinh có ý thức tu dưỡng học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức của Bác. 4/ Định hướng năng lực: phân tích, sử dụng ngôn ngữ... II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1/ Chuẩn bị của giáo viên: câu chuyện, tranh ảnh về Bác, soạn giáo án, máy chiếu. 2/ Chuẩn bị của học sinh: Soạn bài, sách vở. III. PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Phương pháp: Nêu vấn đề, khái quát vấn đề, gợi mở, đàm thoại. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, động não, trình bày 1 phút. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1/ Ổn định tổ chức lớp học : 1’ 2/ Kiểm tra bài cũ ( không ) 3/ Nội dung bài mới. Tg Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính (Ghi bảng) 15' - Học sinh đọc phần 2 b) Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh: H: Tác giả thuyết minh những biểu hiện Phong cách vhóa của Bác trên những khía cạnh nào ? - Nơi ở, nơi làm việc - Đồ đạc sinh hoạt - Trang phục, ăn uống * Tích hợp quốc phòng an ninh: Gv cho hs quan sát 1 số hình ảnh, giới thiệu nơi ở, đồ đạc sinh hoạt của Bác. H: Qua quan sát hình ảnh và đọc văn bản, em có nhận xét gì về nơi ở và nơi làm việc của Bác? - Khác với các cung điện lộng lẫy của các nguyên thủ quốc gia khác trên thế giới. - Nơi ở, nơi làm việc: Ngôi nhà sàn nhỏ bằng gỗ, bên cạnh chiếc ao như cảnh làng quê thân thuộc, vẻn vẹn có vài phòng tiếp là nơi họp bộ chính trị, đồ đạc sinh hoạt cũng rất đơn sơ. H: Về trang phục, bữa ăn của Bác được giới thiệu ntn ? - Trang phục giản dị và đơn sơ - ăn uống đạm bạc với những món ăn đậm hương vị quê hương. - Trang phục: Bộ quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp -> giản dị - Bữa ăn: Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa-> Đạm bạc H: Tư trang của Bác có những gì ? - Tư trang: 1 chiếc va li con với vài bộ quần áo, vài kỉ niệm của cuộc đời dài-> ít ỏi H: Theo em từ nơi ở làm việc, trang phục của Bác ta thường gặp ở đâu? Đó là cuộc sống của những con người như thế nào? - Cuộc sống của những con người lao động bình bị mộc mạc nơi điền viên, với những món ăn dân dã của người Việt Nam mà ta đã bắt gặp trong câu ca dao “Anh đi anh nhớ... dầm tương". H: So sánh với các bậc hiền triết như Nguyễn Trãi ? H: Hãy hình dung về cuộc sống của các nguyên thủ quốc gia trên thế giới ? - Đối lập nhau... Lối sống của Bác thừa kế và phát huy những nét cao đẹp của văn hóa dân tộc, mang nét đẹp thời đại gắn bó với nhân dân. H: Em có nhận xét gì về cách thuyết minh của tác giả trên các phương diện ? ( ngôn ngữ, cách dùng từ, lối lập luận, cách đưa ra những chứng cứ) - ngôn ngữ giản dị, dân dã, dùng những từ ngữ chỉ số lượng ít ỏi: vài, chiếc, vẻn vẹn.... - liệt kê các biểu hiện cụ thể xác thực về đời sống sinh hoạt của bác. - so sánh: Với các vị hiền triết xưa.. - luận cứ : chứng minh về các biểu hiện của phong cách sinh hoạt .. H: Qua những biện pháp trên 1 lần nữa giúp em hiểu về lối sống phong cách sống của Bác? - Thấy được sự thanh cao, giản dị của Bác. => Ngôn ngữ giản dị, dân dã, sử dụng những số từ chỉ lượng ít ỏi, liệt kê, so sánh, luận chứng cụ thể, chính xác có chọn lọc, giàu sức biểu cảm: Phong cách sống đơn sơ, giản dị, đạm bạc, thanh cao rất Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLGDQP_12402151.doc
Tài liệu liên quan