Giáo án ôn hè lớp 5 - Năm 2016 - Tuần 2

I. MỤC TIÊU

 - Giúp học sinh củng cố kiến thức về: Thế kỉ, tìm số TBC của 5 số, vận dụng các tính chất đã học để tính giá trị biểu thức và giải bài toán có văn.

 - Rèn kĩ năng làm bài cho HS (Làm các bài từ 9 đến 12 sách ôn hè tr 24-25)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Sách ôn hè, vở viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.

 2. Luyện tập.

 GV hướng dẫn học sinh làm từ bài 9 đến bài 12 (tr24-25)

Bài 9: HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài.

 - Cho HS nhắc lại 1 thế kỉ bằng bao nhiêu năm? (100 năm)

 - Vẽ mốc thời gian trên sơ đồ đoạn thẳng cho HS hiểu từ năm 901 đến năm 1000 thuộc thế kỉ thứ 10, từ năm 1001 đến 1100 thuộc TK thứ 11.

 Vậy năm 1010 thuộc TK thứ mấy? (XI)

- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở.

- HS đọc kết quả của bài.

- GV chốt kết quả đúng: a, XI; b, XXI

 

doc24 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 837 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án ôn hè lớp 5 - Năm 2016 - Tuần 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý b) Câu 2: Vì sao nhà vua lại cho rằng ông lão làm một việc vô ích ? ( ý a) Câu 3: Ông lão giúp nhà vua hiểu được điều gì? (ý b) Câu 4: Câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì? (... nên làm những việc có ích, không chỉ vì bản thân mình mà còn vì mọi người, vì tương lai sau này ...) - Học sinh nối tiếp nêu câu trả lời đúng. - 3 HS đọc phân vai bài đọc. 3. Củng cố dặn dò Nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. Dặn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 4: Tiếng Việt ôn bài tập 2: Cảm thụ văn học (tr30) I. Mục tiêu. - Giúp HS cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong từng câu thơ qua phần cảm thụ văn học, cảm nhận được những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt nam. - Giáo dục HS yêu thích văn học. II. Đồ dùng dạy học Sách ôn hè, vở viết. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập trong sách ôn hè. Bài tập 2: Cảm thụ văn học. - HS đọc yêu cầu của bài, GV hướng dẫn HS làm bài. + Bài yêu cầu gì? (Cảm thụ văn học) + Con hiểu cảm thụ văn học là gì? (cảm nhận được các hay, cái đẹp trong từng câu thơ, câu văn, ...) - HS đọc bài thơ (3 em), cả lớp đọc thầm. - GV gợi ý HS làm bài: + Đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp? + Những hình ảnh đó gợi cho em có cảm nghĩ gì về những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam? - GV yêu cầu HS làm bài (cá nhân) vào vở. - HS đọc bài làm, cả lớp nhận xét và chữa bài. *GV chốt kiến thức: Qua đoạn thơ, ta cảm nhận được những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam là: - Hình ảnh: “Nòi tre .... lạ thường” gợi cho ta nghĩ đến những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam: ngay thẳng, trung thực (“đâu chịu mọc cong”), kiên cường, hiên ngang, bất khuất trong chiến đấu (“nhọn như trông”). - Hình ảnh: “Lưng trần ... nhường cho con” gợi cho ta nghĩ đến những phẩm chất: sẵn sàng chịu đựng mọi thử thách (“phơi nắng, phơi sương”), biết yêu thương, chia sẻ và nhường nhịn tất cả cho con cái, cho đồng loại (“có manh áo cộc, tre nhường cho con”). - HS chữa bài vào vở, đọc lại bài cảm thụ. 3. Củng cố dặn dò GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Thứ ba ngày 19 tháng 7 năm 2016 Tiết 1: Toán ôn tập về tìm số trung bình cộng I. Mục tiêu - Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và rèn kĩ năng tìm số trung bình cộng và giải toán có lời văn về tìm số trung bình cộng. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ, vở viết của HS. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: Tìm trung bình cộng của các số sau: a) 3120; 2456; 2005. b) 5729; 4102; 2004; 2005; 3460. - HS nêu yêu cầu của bài. - Một HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở. - Lớp và GV nhận xét chốt kết quả đúng. - HS chữa bài vào vở. (3120 + 2456 + 2005) : 3 = .... b, (5729 + 4102 + 2004 + 2005 + 3460) : 5 = .... GV củng cố cách tìm số TB cộng của 3 số; 5 số và cách trình bày bài làm. Bài 2: Một cửa hàng ngày đầu bán được 452kg đường, ngày thứ hai bán nhiều hơn ngày đầu 40kg. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu kilôgam đường? - HS đọc đề bài toán. - GV hướng dẫn HS phân tích bài và làm. + Bài toán cho biết gì? (ngày đầu bán được 452kg đường, ngày thứ hai bán nhiều hơn ngày đầu 40kg) + Bài toán hỏi gì? (trung bình mỗi ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu kilôgam đường?) + Bài toán thuộc dạng toán nào? - HS thảo luận nhóm và nêu các bước giải. - 1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét và chữa bài. *Chốt: Cách giải toán có lời văn về tìm số TB cộng. Bài 3: Trong đợt vận động giúp học sinh nghèo vượt khó, lớp 4A góp được 120000 đồng, lớp 4B góp được số tiền bằng lớp 4A. Lớp 4C góp được số tiền lớn hơn lớp 4B là 20000 đồng. Hỏi trung bình mỗi lớp góp đựơc bao nhiêu tiền? - HS đọc đề bài toán. - GV hướng dẫn HS phân tích bài và làm. + Bài toán cho biết gì? (lớp 4A góp được 120000 đồng, lớp 4B góp được số tiền bằng lớp 4A. Lớp 4C góp được số tiền lớn hơn lớp 4B là 20000 đồng) + Bài toán hỏi gì? (trung bình mỗi lớp ... tiền?) + Bài toán thuộc dạng toán nào? - HS thảo luận nhóm và nêu các bước giải. - 1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét và chữa bài. *Củng cố dạng toán tìm số TB cộng. Bài 4: Tính nhanh A = 1 + = + + + + + + = x (729 + 243 + 81 + 27 + 9 + 3 + 1) = x 1093 = B = = - + - + - + .... + - = 1- = = - Gọi HS lên bảng làm, lớp làm ra nháp. - GV cùng cả lớp nhận xét, chữa chung, chốt kết quả đúng. - HS chữa bài vào vở. 4. Củng cố, dặn dò GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2: Toán ôn tập bài 2 (tr22 - Tiếp) I. Mục tiêu - Giúp học sinh củng cố kiến thức về: Thế kỉ, tìm số TBC của 5 số, vận dụng các tính chất đã học để tính giá trị biểu thức và giải bài toán có văn. - Rèn kĩ năng làm bài cho HS (Làm các bài từ 9 đến 12 sách ôn hè tr 24-25) II. Đồ dùng dạy học Sách ôn hè, vở viết. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Luyện tập. GV hướng dẫn học sinh làm từ bài 9 đến bài 12 (tr24-25) Bài 9: HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài. - Cho HS nhắc lại 1 thế kỉ bằng bao nhiêu năm? (100 năm) - Vẽ mốc thời gian trên sơ đồ đoạn thẳng cho HS hiểu từ năm 901 đến năm 1000 thuộc thế kỉ thứ 10, từ năm 1001 đến 1100 thuộc TK thứ 11. Vậy năm 1010 thuộc TK thứ mấy? (XI) GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở. HS đọc kết quả của bài. GV chốt kết quả đúng: a, XI; b, XXI Bài 10: HS đọc bài toán và cho biết: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - GV hướng dẫn HS phân tích bài và làm: + TBC của 5 số, chọn số 5 điền vào ô trống số chia. + Chọn 1 trong 6 số còn lại để tìm tổng cho phù hợp. VD: chọn 8 là TBC thì tổng 5 số là: 8 x 5 = 40 mà 1 + 2 + 3 + 13 + 21 = 40 Vậy ta được: (1 + 2 + 3 + 13 + 21) : 5 = 8 - 1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét và bổ sung. Bài 11: HS đọc đầu bài. + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - Hướng dẫn HS tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng mức TBC 3 buổi. - HS thảo luận nhóm và nêu các bước giải: + Tổng số bán sáng, chiều: 80 + 60 = 140 (kg) + Hai lần TBC 3 buổi: 140 + 10 = 150 (kg) + TBC 3 buổi: 150 : 2 = 75 (kg) + Buổi tối bán: 75 + 10 = 85 (kg) - 1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 12: HS đọc yêu cầu của bài và làm bài vào vở. - HS đọc bài làm, cả lớp nhận xét và chữa. - HS nêu cách tính thuận tiện: 134 + 68 + 32=134+(68+32); 536+248+464+752= (536+464)+(248+752) = 134 + 100 = 1000+ 1000 = 234 = 2000 - HS đọc lại bài làm đúng. * Củng cố tính chất kết hợp của phép cộng. 3. Dặn dò HS - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Tiếng Việt ôn bài tập đọc: thắng biển I. Mục tiêu : - Rèn kĩ năng đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng gấp gáp, căng thẳng cảm hứng ca ngợi. - Củng cố lại nghĩa một số từ mới trong bài. - Nắm lại được nội dung chính của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên. * Kĩ năng sống: Giao tiếp: Thể hiện sự cảm thông. Ra quyết định, ứng phó. Đảm nhận trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ, sách Tiếng Việt 4- Tập 2 (tr76). III. Hoạt động dạy - học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn luyện đọc - HS mở SGK (tr76) nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài 2-3 lượt. - HS luyện đọc theo cặp. - GV lưu ý HS đọc diễn cảm toàn bài thể hiện đúng nội dung từng đoạn. Cụ thể: Đoạn 1: Đọc giọng chậm dãi. Đoạn 2: Giọng gấp gáp căng thẳng. Đoạn 3: Giọng hối hả gấp gáp hơn. - HS đọc trước lớp, GV kết hợp hỏi các câu hỏi cuối SGK. Hỏi: Cuộc chiến đấu giữa con người và cơn bão biển được miêu tả theo trình tự nào? (Biển đe doạ - đoạn 1; biển tấn công- đoạn 2; người thắng biển - đoạn 3 ) + Tìm từ ngữ, hình ảnh trong đoạn văn nói lên sự đe doạ của cơn bão biển: (gió bắt đầu mạnh – nước biển càng dữ – biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé). + Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào? (cuộc tấn công của cơn bão biển được miêu tả rất rõ nét, sinh động cơn bão có sức phá huỷ tưởng như không gì cản nổi như một đàn cá voi lớn, sóng tràn qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào; cuộc chiến đấu diễn ra rất dữ dội ác liệt: Một bên là gió trong một cơn giận giữ điên cuồng; một bên là hàng ngàn người với tinh thần quyết tâm chống giữ). Hỏi: Trong đoạn một và đoạn hai, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của cơn lốc biển cả? (so sánh, nhân hoá). - Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì? (tạo nên hình ảnh rõ nét, sinh động gây ấn tượng mạnh). + Những từ ngữ hình ảnh nào trong đoạn văn thể hiện lòng dũng cảm sức mạnh và sự chiến thắng của con người trước cơn bão? - Học sinh nêu lại nội dung chính của bài. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau. Tiết 4: Tiếng Việt ôn bài tập 3: chính tả Nghe – viết: Con Mèo Hung I. Mục tiêu. - Nghe- viết đúng đoạn 1 trong bài “Con mèo hung” (trang 112 Tiếng Việt 4- Tập 2. - Tiếp tục luyện các bài tập chính tả âm vần trong sách ôn tập hè (tr31) mục 1, 2. II. Đồ dùng dạy học Sách ôn hè, vở viết. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn viết chính tả. - GV đọc đoạn viết chính tả. HS trả lời câu hỏi: Đoạn văn tả con vật nào? (Tả con mèo) HS đọc thầm lại đoạn văn. GV nhắc các em chú ý đến các hiện tượng chính tả. * HS viết bài. HS gấp sách giáo khoa, GV đọc cho HS viết bài. GV đọc lại cho HS soát lỗi. * Nhận xét, đánh giá: GV kiểm tra 5 – 7 bài của HS. Nhận xét, chữa nhanh 1 số lỗi tiêu biểu. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài tập 3 (mục 1, 2): HS đọc yc của bài. Cả lớp đọc thầm bài văn. GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở sau đó chữa bài. HS nối tiếp nhau đọc lại bài sau khi đã điền đủ. Thứ tự cần điền là: 1. s, s, gi, tr, r, ch, d, ch, tr, x, d, ch, tr, gi. 2a. tr, ch, ch, tr, ch, ch; - ch, tr, ch, tr, ch, ch, tr; - ch, ch, ch, tr, tr, tr. 2b. ngã, ngả, ngõ, quyển vở vẽ; chỉ, nghỉ, chẳng, nghĩ, cả. 4. Củng cố, dặn dò - Giáo viên nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Thứ tư ngày 20 tháng 7 năm 2016 Tiết 1: Toán ôn tập bài 2 (tr22 - Tiếp) I. Mục tiêu - Giúp học sinh củng cố kiến thức về: Tính giá trị biểu thức chứa chữ và giải bài toán có văn. - Rèn kĩ năng làm bài cho HS (Làm các bài từ 13 đến 16 sách ôn hè tr 25-26) II. Đồ dùng dạy học Sách ôn hè, vở viết. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Luyện tập. GV hướng dẫn học sinh làm từ bài 13 đến bài 16 (tr-25-26) Bài 13: HS nêu yêu cầu của bài và làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm. - Cả lớp nhận xét kết quả. - HS nêu cách tính giá trị biểu thức có chứa chữ. Bài 14: HS đọc bài toán và cho biết: a, + Bài toán cho biết gì? (Hai xe chở 3 tấn 250kg, xe 2 chở ít hơn xe 1 350kg) + Bài toán hỏi gì? (Mỗi xe chở ....kg?) + Bài toán thuộc dạng toán nào đã học? (Tìm số TBC) - GV hướng dẫn HS phân tích bài và làm. - 1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét và bổ sung. b, + Bài toán cho biết gì? (TBC 3 số 246, số thứ nhất hơn số thứ 2 là 68 đơn vị) + Bài toán hỏi gì? (Tìm 2 số) - GV hướng dẫn HS phân tích bài và làm. - 1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét và bổ sung. Bài 15: HS đọc bài toán và cho biết: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? GV hướng dẫn làm: Gọi 2 số phải tìm là ab và cd (a,c > 0; a, b, c, d < 10) Theo bài ra ta có: ab + cd = 68 và abcd – cdab = 2178 Ta có: abcd – cdab = 2178 (ab - cd) x 99 = 2178 ab - cd = 2178 : 99 ab - cd = 22 Tổng 2 số là 68 và hiệu 2 số là 22. HS vận dụng dạng toán tổng hiệu để tìm ra: Số bé là: 23; số lớn là 45. Bài 16: HS đọc bài toán và cho biết: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi và diện tích hình vuông. Tự làm ra giấy nháp. 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp chữa chung, GV chốt kết quả đúng. HS làm vào vở ôn hè. 3. Củng cố, dặn dò GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2: Toán ôn tập bài 2 (tr22 - Tiếp) I. Mục tiêu - Ôn tập củng cố các bài toán có liên quan đến tổng – hiệu; dạng toán tính nhanh; dấu hiệu chia hết cho 3. - Rèn kĩ năng làm bài cho HS. - Bài tập cần làm: Làm các bài từ 17 đến 20 sách ôn hè (tr 27-28) II. Đồ dùng dạy học: Sách ôn hè, vở viết. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Luyện tập. GV hướng dẫn học sinh làm từ bài 17 đến bài 20 (tr 27-28) Bài 17: HS đọc đầu bài. - Nêu yêu cầu của bài. - Hướng dẫn làm bài: + Cho HS hiểu 610 là 2 lần số bị trừ. (vì SBT + ST + H = 610) + Số bị trừ: 610 : 2 = 305 (305 là tổng của ST và H; 99 là hiệu của ST và H) + HS vận dụng dạng toán tổng – hiệu để làm. - HS làm bài. GV chữa chung, chốt kết quả: + Số trừ: 103; Hiệu: 202 Bài 18: HS nêu yêu cầu của bài. - HS đọc các biểu thức, GV ghi bảng. - HS tự làm vào vở ôn hè; 2 HS làm trên bảng lớp. - Chữa bài nêu cách làm. * Củng cố các tính chất của phép nhân. Bài 19: HS đọc đầu bài. GV hướng dẫn làm bài: Vẽ sơ đồ tìm hiệu. + Có 10 số chẵn thì có 9 khoảng cách 2 đơn vị và 2 khoảng cách 1 đơn vị. + Hiệu 2 số là: 9 x 2 + 2 x 1 = 20 (đơn vị) + HS vận dụng dạng toán tổng – hiệu để làm. HS làm bài. GV nhận xét, chốt lời giải. Bài 20: HS đọc yêu cầu của bài. Dựa vào dấu hiệu chia hết cho 3 để làm. HS tự làm. GV chốt kết quả đúng là: 315; 345; 375. 3. Dặn dò HS GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập. Nhắc HS chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Tiếng Việt ôn tập về danh từ I. Mục tiêu. - Ôn tập nhằm củng cố, giúp HS hiểu và nắm vững khái niệm về danh từ. - Nhận biết được danh từ trong câu, biết đặt câu với danh từ. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ, vở viết của HS. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS ôn tập. GV treo bảng phụ, hướng dẫn HS làm bài. * Nhắc lại kiến thức: Gọi HS nêu: - Danh từ là gì? Danh từ đựơc chia làm mấy loại? Tìm 3 danh từ. - HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận. * Hướng dẫn HS ôn tập: - HS làm các bài tập sau: Bài 1: Tìm các danh từ có trong đoạn văn sau: Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn thỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh. Đó là những buổi trưa Trường Sơn vắng lặng, bỗng vang lên một tiếng gà gáy, những buổi hành quân bất chợt gặp một đàn bò rừng nhởn nhơ gặm cỏ. Những lúc ấy lòng anh lại cồn cào, xao xuyến. (Nguyễn Khải- Tình quê hương) - 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Học sinh trao đổi theo cặp hoặc nhóm nhỏ. - Sau đó làm vào vở, GV chữa chung. Bài 2 : Tìm và ghi lại 6 danh từ chỉ khái niệm trong 4 câu văn sau: Âm mưu của bọn cướp đã bị phá tan. Hình ảnh mẹ luôn ở trong tâm trí em. Lòng em tràn ngập niềm hạnh phúc. Chúng ta phải vượt qua mọi khó khăn. - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Sau đó làm bài vào vở, GV chữa chung. Bài 3: Đặt câu với các danh từ chỉ khái niệm vừa tìm được ở bài tập 2. - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Sau đó HS làm bài vào vở. HS đọc bài làm của mình - GV hướng dẫn HS chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học và dặn HS: Chuẩn bị bài sau. Tiết 4: Tiếng Việt Ôn bài tập 4: luyện từ và câu (tr32) I. Mục tiêu - Ôn tập, củng cố cho HS về từ đồng nghĩa. - Giúp học sinh mở rộng vốn từ, tích cực hoá vốn từ qua các bài tập. II. Đồ dùng dạy học Sách ôn tập hè (tr 32). III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: Yêu cầu HS đọc bài, nêu yêu cầu của bài. HS đọc các từ đã cho. - GV hướng dẫn HS làm bài vào vở và chữa: Từ không đồng nghĩa với các từ còn lại là: ước lượng Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài. - Đọc các từ đã cho. - HS làm bài vào vở. - HS đọc bài làm, cả lớp nhận xét chữa bài: Từ không thuộc nhóm từ chỉ hình dáng bên ngoài khoẻ mạnh của một người là: cứng rắn. - Cứng rắn mang nghĩa chỉ tính cách mạnh mẽ, không dễ khuất phục thay đổi thái độ của mình. - GV nhận xét chung. HS đọc lại các từ trong sách. Bài 3: HS nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài và chữa chung. Cách 1: Những bông hoa sen toả hương thơm ngát. Cách 2: Những bông hoa sen ấy toả hương thơm ngát. Cách 3: Mùi hương thơm ngát của những bông hoa sen ấy. - GV nhận xét chung. HS đọc lại câu văn sau khi đã điền. Bài 4: HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở. - HS đọc từ sau khi đã điền đủ vào vòng tròn. - GV nhận xét, kết luận đáp án đúng: nhân nghĩa, nhân từ, nhân đức, nhân hậu, nhân ái, nhân phẩm, nhân loại, nhân vật, nhân gian, nhân tài. 3. Củng cố dặn dò - Giáo viên nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Thứ năm ngày 21 tháng 7 năm 2016 Tiết 1: Toán Luyện tập chung: phép cộng, phép trừ I. Mục tiêu - Luyện tập, củng cố kĩ năng thực hiện các phép cộng, phép trừ. - Vận dụng giải các bài toán có liên quan. - Rèn cho HS kĩ năng làm và trình bày bài. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, vở viết của HS. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Luyện tập. GV hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau: Bài 1: Đặt tính và tính: 756849 + 32975 695837 + 474956 915863 – 732864 607549 - 536857 HS nêu yêu cầu của bài. HS làm bài, GV chữa bài. * Lưu ý cho HS: Khi đặt tính, các hàng phải thẳng cột với nhau. Bài 2: Tìm X X – 76598 = 860935 117064 – X = 65937 HS đọc đầu bài. HS làm bài, GV chữa, chốt kiến thức. Bài 3: Tính giá trị của biểu thức sau: a) 94085 – 34085 x 3 b) 957604 + 45787 x 5 HS nêu yêu cầu của bài. HS làm bài, GV chữa bài, HS nêu lại cách tính giá trị của biểu thức. Bài 4: HS đọc đầu bài. Một ô tô trong 3 giờ đầu đi được 137 km; trong 4 giờ sau, mỗi giờ đi được 48km. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu ki- lô- mét? + Bài toán cho biết gì? (3 giờ đầu đi được 137 km; trong 4 giờ sau, mỗi giờ đi được 48km) + Bài toán hỏi gì? (Tính trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu ki- lô- mét?) + Bài toán thuộc dạng toán nào? - HS làm bài, GV chữa bài. 3. Dặn dò HS GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2: Toán Luyện tập chung: phép nhân, phép chia I. Mục tiêu - Luyện tập, củng cố kĩ năng thực hiện các phép nhân, phép chia. - Vận dụng giải các bài toán có liên quan. - Rèn cho HS kĩ năng làm và trình bày bài. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, vở viết của HS. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Luyện tập. GV hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau: Bài 1: Đặt tính và tính: 293 x 368 563 x 308 8208 : 342 837045 : 209 HS nêu yêu cầu của bài. HS làm bài, GV chữa bài. * Lưu ý cho HS: Khi nhân với 0. Bài 2: Tìm X X – 272 = 273632 400 : ( X x 5) = 8 HS đọc đầu bài. HS làm bài, GV chữa, chốt kiến thức. Bài 3: Tính giá trị của biểu thức sau: a) 79 x 11 + 37095 : 5 b) 25 x37 x 4 x 2 HS nêu yêu cầu của bài. HS làm bài, GV chữa bài, HS nêu lại cách tính giá trị của biểu thức. Bài 4: HS đọc đầu bài. Một khu đất hình chữ nhật có nửa chu vi là 178m, chiều dài hơn chiều rộng 34m. Tính diện tích của khu đất đó. + Bài toán cho biết gì? (nửa chu vi là 178m, chiều dài hơn chiều rộng 34m.) + Bài toán hỏi gì? (Tính diện tích của khu đất đó) + Bài toán thuộc dạng toán nào? - HS làm bài, GV chữa bài. 3. Dặn dò HS GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 3: Chính tả ( nghe - viết ) Thắng biển I. Mục tiêu : - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc: Thắng biển. (TV4 Tập 2- tr76). - Tiếp tục luyện viết đúng các tiếng có âm đầu vần dễ lẫn như ch/tr, in/inh. - Rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp. - Bài tập cần làm: Bài tập 3 mục 3 sách ôn hè tr 31-32. II. Đồ dùng dạy học Vở ghi, sách ôn tập hè. III.Các hoạt động dạy – học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh nghe viết - GV đọc đoạn văn cần viết. Cả lớp theo dõi SGK. - Đoạn viết: “Một tiếng reo.... đến như chão”. (tr77) - HS đọc thầm đoạn văn. - GV hỏi về nội dung của đoạn viết. - HS đọc thầm lại chú ý cách trình bày đoạn văn và những từ ngữ mình hay viết sai. GV cho HS luyện viết các từ khó. HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. GV đọc cho HS soát lỗi. * GV nhận xét, chữa bài cho HS: Kiểm tra 5 – 7 bài nhận xét và chữa những lỗi phổ biến trong bài viết của học sinh. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài 1: HS đọc bài nêu yêu cầu. - GV nhắc HS dựa vào tiếng có sẵn tìm tiếng thích hợp có âm đầu l/n để điền vào chỗ chấm. - Học sinh làm bài cá nhân rồi báo cáo kết quả. GV hướng dẫn cả lớp nhận xét. GV chốt kết quả đúng: lung linh , giữ gìn , bình tĩnh, nhường nhịn , rung rinh , thầm kín, lặng thinh, học sinh, gia đình, thông minh Bài 2: HS mở sách ôn hè tr 31-32 - HS đọc yêu cầu mục 3. GV viết yêu cầu lên bảng: Tìm từ chứa tiếng đã cho ghi vào chỗ chấm. - GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở sau đó chữa bài. - HS nối tiếp nhau đọc lại bài sau khi đã điền đủ. a. trung bình, trung niên, trung du, trung hòa, chung chạ, chung đụng, chung kết, chung khảo. + truyền thuyết, truyền thống, truyền đơn, truyền hình; chuyền tay, chuyền bóng, chuyền băng, chuyền cành. + trả lời, trả bài, trả nợ, trả thù; bánh chả; chả lo, chả sợ; trai gái, trai tráng, ngọc trai, nhà trai, con trai; chai lọ, chai tay. b. lẻ loi, lẻ tẻ, số lẻ; nứt nẻ, nắc nẻ, khô nẻ.... 4. Củng cố dặn dò : Nhận xét giờ học hướng dẵn chuẩn bị bài sau. Tiết 4: Tiếng Việt ôn bài tập đọc: dù sao trái đất vẫn quay I. Mục tiêu : - Rèn kĩ năng đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của 2 nhà bác học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. - Củng cố lại nghĩa một số từ mới trong bài. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ, sách Tiếng Việt 4- Tập 2 (tr85). III. Hoạt động dạy - học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn luyện đọc - HS mở SGK (tr 85), GV chia đoạn: Đoạn 1: Từ đầu đến.... phán bảo của chúa trời (Cô - péc - nich dũng cảm bác bỏ ý kiến sai lầm, công bố phát hiện mới) Đoạn 2: Tiếp theo đến gần bảy chục tuổi Ga - li - lê bị xét xử) Đoạn 3: còn lại. 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn. GV kết hợp hướng dẫn HS phát âm đúng những tên riêng nước ngoài, đọc đúng câu cảm thể hiện thái độ phẫn nộ của Ga - li - lê giúp HS hiểu các từ: Thiên văn học, tà thuyết, chân lí. HS luyện đọc theo cặp. HS đọc cả bài. - HS đọc trước lớp, GV kết hợp hỏi các câu hỏi cuối SGK. + ý kiến của Cô - péc - ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ? (Thời đó người ta cho rằng Trái Đất là trung tâm vũ trụ, đứng yên một chỗ. Còn Mặt trời, Mặt Trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô - péc –ních đã chứng minh ngược lại: Chính Trái Đất mới là một hành tinh quay xung quanh Mặt Trời). + Ga-li- lê viết sách nhằm mục đích gì? (ủng hộ tư tưởng của Cô - péc -ních) + Vì sao toà án lúc bấy giờ xử phạt ông? (Toà án cho rằng ông chống đối quan điểm của Chúa Trời, của Giáo hội) Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li- lê thể hiện ở chỗ nào?(Hai nhà bác học đã dám nói ngược lại lời phán bảo của Chúa Trời tức là đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc đó. Mặc dù họ biết việc làm đó sẽ nguy hại đến tính mạng. Ga-li-lê đã phải trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh tù đầy vì bảo vệ chân lý khoa học. - Học sinh nêu lại nội dung chính của bài. 3. Củng cố dặn dò - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau. Thứ sáu ngày 22 tháng 7 năm 2016 Tiết 1: Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu - Luyện tập, củng cố kĩ năng thực hiện các dạng toán chia một tổng cho một số, một số cho một tích, một tích cho một số. - Vận dụng giải các bài toán có liên quan. - Rèn cho HS kĩ năng làm và trình bày bài. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, vở viết của HS. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Luyện tập. GV hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau: Bài 1: Tính bằng 2 cách: (424 – 48) : 4 (515 + 190) : 5 144 : (8 x 3) (9 x 48) : 3 HS nêu yêu cầu của bài. HS làm bài, GV chữa bài. Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất. 9135 : 9 + 765 : 9 36 x 25 : 9 125 x 32 : 8 HS đọc đầu bài. HS làm bài, GV chữa, chốt kiến thức. Bài 3: Chu vi của một hình vuông là 60m. Tính diện tích hình vuông đó. HS đọc đầu bài. HS làm bài, GV chữa bài, HS nêu lại cách diện tích hình vuông. Bài 4: HS đọc đầu bài. Hiện nay, tổng số tuổi của bố và con là 50 tuổi. Bố hơn con 28 tuổi. Tính tuổi của mỗi người sau đây 3 năm. + Bài toán cho biết gì? (tổng số tuổi của bố và con là 50 tuổi, bố hơn con 28 tuổi) + Bài toán hỏi gì? (Tính tuổi của mỗi người sau đây 3 năm) - HS làm bài, GV chữa bài. 3. Dặn dò HS GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2: Toán Luyện tập chung I. Mục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGAHE TUAN 2.doc