I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Biết cộng thành thạo số thập phân.
- Giải các bài toán có liên quan đến cộng số thập phân.
- Giúp HS chăm chỉ học tập.
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
66 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2234 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án ôn luyện môn Toán + Tiếng Việt lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
– 12,48 – 9,55
= 22,27 - 9,55
= 12,72
b) 45,6 – 24,58 – 8,382
= 21,02 - 8,382
= 12,638
Cách 2 : 45,6 – 24,58 – 8,382
= 45,6 – (24,58 + 8,382)
= 45,6 - 32,962
= 12,638
Bài giải :
a) 5,78 + x = 8,26
x = 8,26 – 5,78
x = 2,48
b) 23,75 – x = 16,042
x = 23,75 - 16,042
x = 7,708
Bài giải :
Đổi : 812om2 = 0,812 ha
Diện tích của vườn cây thứ hai là :
2,9 – 0,812 = 2,088 (ha)
Diện tích của vườn cây thứ ba là :
6,3 – (2,9 + 2,088) = 1,312 (ha)
Đáp số : 1,312 ha
- HS lắng nghe và thực hiện.
......................................................
Tiết 3: Luyện Tiếng Việt (Tuần 11)
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh những kiến thức về quan hệ từ.
- Rèn cho học sinh kĩ năng nhận biết quan hệ từ.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra:
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV nhận xét.
Bài tập 1 :
H: Tìm các quan hệ từ trong các câu sau:
a) Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan toả nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn xoè lá lấn chiếm không gian.
b) Bạn Hoa học tập rất chăm chỉ nhưng kết quả vẫn chưa cao.
c) Em nói mãi mà bạn Lan vẫn không nghe theo.
d) Bạn Hải mà lười học thì thế nào cũng nhận điểm kém.
e) Câu chuyện của bạn Hà rất hấp dẫn vì Hà kể bằng tất cả tâm hồn mình.
Bài tập2:
H: Điền thêm các quan hệ từ vào chỗ chấm trong các câu sau:
a) Trời bây giờ trong vắt thăm thẳm ... cao.
b) Một vầng trăng tròn to đỏ hồng hiện lên chân trời sau rặng tre đen của làng xa.
c) Trăng quầng hạn, trăng tán mưa.
d) Trời đang nắng, cỏ gà trắng mưa.
e) Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng cũng có những người yêu tôi tha thiết, sao sức quyến rũ, nhớ thương cũng không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
Bài tập3:
H: Tìm từ đúng trong các cặp từ in nghiêng sau:
a) Tiếng suối chảy róc rách như/ ở lời hát của các cô sơn nữ.
b) Mỗi người một việc: Mai cắm hoa, Hà lau bàn nghế, và/ còn rửa ấm chén.
c) Tôi không buồn mà/ và còn thấy khoan khoái, dễ chịu.
C.Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên hệ thống bài, nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- HS đọc kỹ đề bài
- S lên lần lượt chữa từng bài
- HS làm các bài tập.
Đáp án :
a) Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan toả nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn xoè lá lấn chiếm không gian.
b) Bạn Hoa học tập rất chăm chỉ nhưng kết quả vẫn chưa cao.
c) Em nói mãi mà bạn Lan vẫn không nghe theo.
d) Bạn Hải mà lười học thì thế nào cũng nhận điểm kém.
e) Câu chuyện của bạn Hà rất hấp dẫn vì Hà kể bằng tất cả tâm hồn mình.
Đáp án :
Và.
To ; ở.
Thì ; thì.
Thì.
Và ; nhưng.
Đáp án :
a) Như.
b) Còn.
c) Mà.
- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau.
.
Tiết 4: Luyện Toán (tuần 12)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Củng cố cho HS kĩ năng :
- Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,...
- Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra:
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV nhận xét.
2. Luyện tập:
*Bài tập 2: Nhân nhẩm
- Cho HS làm vào nháp.
- GV nhận xét.
*Bài tập 3: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là cm.
- Cho HS nêu cách làm.
- Y/c HS làm vào vở.
- Chữa bài.
* Bài tập 4:
- Gọi 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào VBTT
* Bài tập 5: Dành cho HSG
Thay mỗi chữ trong phép tính sau bởi chữ số thích hợp.
8a,ba + c1,4d = d4,1c
C.Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại cách nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,
- GV nhận xét giờ học
- 1 HS nêu yêu cầu.
*Nêu miệng kết quả:
a) 40,8 ; 1,02
b) 2301,3 ; 851,5
c) 7318 ; 4570
- Nêu yêu cầu BT
- Làm bài vào vở, 4 em làm bảng.
*Kết quả
1207,5m 45,2m
12075m 1,0241m
Bài giải
Trong 10 giờ ô tô đó đi được số km là
35,6 x 10 = 356(km)
Đáp số : 356km
- Bài giải
Theo đề bài ta có phép tính
8a, ba
c1, 4d
4d, 1c
Ta có phép cộng không nhớ ở hàng đơn vị.
Hàng chục : 8+c = d
Vậy c = 1 hoặc c = 0 nhưng c không thể bằng 0, nên c = 1
Thay vào phép tính ta có
8a , ba
11, 4d
4d,11
d = 8 + 1= 9
Thay d= 9 vào phép tính, ta tìm được
a = 2 ; b= 6
Ta có phép tính
8a , ba
11, 4d
94, 11
- HS nhắc lại
..
Tiết 4: Luyện Toán (tuần 12)
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Nắm vững cách nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên
- Tìm thành phần chưa biết trong phép tính và giải toán có liên quan dến rút về đơn vị.
- Giúp HS chăm chỉ học tập.
II.Chuẩn bị : Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Ổn định:
B. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- GV cho HS nêu lại cách nhân 1 số thập phân với một số tự nhiên.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Xác định dạng toán, tìm cách làm
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV nhận xét một số bài
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài tập1: Đặt tính rồi tính:
a) 6,372 x 16 b) 0,894 x 75
c) 7,21 x 93 d) 6,5 x 407
Bài tập 2 : Tìm y
a) y : 42 = 16 + 17, 38
b) y : 17,03 = 60
Bài tập 3 : Tính nhanh
a) 3,17 + 3,17 + 3,17 + + 3,17
( 100 số hạng )
b) 0,25 x 611,7 x 40.
Bài tập 4 : (HSKG)
Có 24 chai xăng, mỗi chai chứa 0,75 lít mỗi lít nặng 800 gam. Hỏi 24 chai đó nặng bao nhiêu kg, biết mỗi vỏ chai nặng 0,25 kg.
C.Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS nêu lại cách nhân 1 số thập phân với một số tự nhiên.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập.
- HS lên lần lượt chữa từng bài
Đáp án :
a) 101,902
b) 67,05
c) 670,53
d) 2645,5
Bài giải :
a) y : 42 = 16 + 17, 38
y : 42 = 33,38
y = 33,38 x 42
y = 1401,96
b) y : 17,03 = 60
y = 60 x 17,03
y = 1021,8
Bài giải :
a) 3,17 + 3,17 + 3,17 + + 3,17
( 100 số hạng )
= 3,17 x 100 = 327
b) 0,25 x 611,7 x 40
= (0,25 x 40) x 611,7
= 10 x 611,7.
= 6117
Bài giải :
Số lít xăng đựng trong 24 chai là :
0,75 x 24 = 18 (lít)
24 vỏ chai nặng số kg là :
0,25 x 24 = 6 (kg)
18 lít nặng số kg là :
800 x 18 = 14 400 (g)
= 14,4 kg
24 chai đựng xăng nặng số kg là :
14,4 + 6 = 20,4 (kg)
Đáp số : 20,4 kg.
- HS lắng nghe và thực hiện.
.........................................
Tiết 3: Luyện Tiếng Việt (tuần 12)
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh nắm chắc những kiến thức về từ loại, đại từ xưng hô.
- Rèn cho học sinh kĩ năng nhận biết các từ loại.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra: Học sinh nhắc lại những kiến thức về danh tư, tính từ, động từ.
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV nhận xét.
Bài tập 1 : Tìm các danh từ trong đoạn văn sau:
Hồ Ba Bể nằm giữa bốn bề vách đá, trên độ cao 1200 mét so với mực nước biển. Chiều dài của hồ bằng một buổi chèo thuyền độc mộc. Hai bên hồ là những ngọn núi cao chia hồ thành ba phần liền nhau : Ba Lầm, Bể Lòng, Bể Lù.
Bài tập 2:
H: Gạch chân dưới các đại từ xưng hô trong đoạn văn.
a) Hoà bảo với Lan :
- Hôm nay cậu có đi học nhóm với mình không?
Lan trả lời:
- Có, chúng mình cùng sang rủ cả bạn Hồng nữa nhé!
b) Nhà em có một con gà trống. Chú ta có cái đầu nhỏ, cái mào to. Mỗi buổi sáng chú cất tiếng gáy làm cả xóm thức giấc. Nó vỗ cách phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu xóm. Những chú gà trong xóm cũng thức dậy gáy te te
Bài tập 3:
H: Viết một đoạn văn về chủ đề : Bảo vệ môi trường.
Gợi ý:
Vào đầu năm học mới, chúng em đi trồng cây. Gió xuân dìu dịu. Bạn Thắng là lớp trưởng. Bạn rất gương mẫu trong lao động. Lúc bạn đào hố, lúc bạn vác cây giống. Trồng xong cây nào, các bạn lại cùng nhau tưới cho cây. Vừa lao động, chúng em vừa trò chuyện rất vui vẻ.
C.Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Dặn dò học sinh về nhà thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường
- HS nêu.
- HS đọc kỹ đề bài
- S lên lần lượt chữa từng bài
- HS làm các bài tập.
Đáp án :
Hồ Ba Bể ; vách đá, nước biển; Chiều dài ; hồ; một buổi ; thuyền độc mộc.; hồ ngọn núi cao ; ba phần : Ba Lầm, Bể Lèng, Bể Lù.
Đáp án :
a) Hoà bảo với Lan :
- Hôm nay cậu có đi học nhóm với mình không?
Lan trả lời:
- Có, chúng mình cùng sang rủ cả bạn Hồng nữa nhé!
b) Nhà em có một con gà trống. Chú ta có cái đầu nhỏ, cái mào to. Mỗi buổi sáng chú cất tiếng gáy làm cả xóm thức giấc. Nó vỗ cách phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu xóm. Những chú gà trong xóm cũng thức dậy gáy te te
- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Luyện Toán (Tuần 13)
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Nắm vững cách nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên, nhân 1 số thập phân với 1 số thập phân.
- Rèn kỹ năng cộng, trừ, nhân số thập phân, một số nhân 1 tổng, giải toán có liên quan.
đến rút về đơn vị.
- Giúp HS chăm chỉ học tập.
II.Chuẩn bị : Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. K/tra : Sách vở của HS
B. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- GV cho HS nêu lại cách nhân 1 số thập phân với một số tự nhiên, nhân 1 số thập phân với một số thập phân.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Xác định dạng toán, tìm cách làm
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV thu một số bài nhận xét
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài tập1: Đặt tính rồi tính:
a) 635,38 + 68,92 b) 45,084 – 32,705
c) 52,8 x 6,3 d) 17,25 x 4,2
Bài tập 2 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
a)2,3041km = ....m
b) 32,073km = ...dam
c) 0,8904hm = ...m
d) 4018,4 dm = ...hm
Bài tập 3 : Tính nhanh
a) 6,04 x 4 x 25
b) 250 x 5 x 0,2
c) 0,04 x 0,1 x 25
Bài tập 4 : (HSKG)
Tìm số tự nhiên x bé nhất trong các số:
2; 3; 4; 5sao cho: 2,6 x > 7
C.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS nêu lại cách nhân 1 số thập phân với một số tự nhiên, nhân 1 số thập phân với một số thập phân.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập.
- HS lên lần lượt chữa từng bài
Đáp án :
a) 704,3
b) 12,379
c) 332,64
d) 72,45
Bài giải :
a)2,3041km = 2304,1m
b) 32,073km = 3207,3dam
c) 0,8904hm = 89,04m
d) 4018,4 dm = 4,0184 hm
Bài giải :
a) 6,04 x 4 x 25
= 6,04 x 100
= 604
b) 250 x 5 x 0,2
= 250 x 1
= 250
c) 0,04 x 0,1 x 25
= 0,04 x 25 x 1
= 1 x 1
= 1
Bài giải :
- x = 2 thì 2,6 x 2 = 5,2 < 7 (loại)
- x = 3 thì 2,6 x 3 = 7,8 > 7 (được)
- x = 4 thì 2,6 x 4 = 10,4 > 7 (được)
- x = 5 thì 2,6 x 5 = 13 > 7 (được)
Vậy x = 3 ; 4 ; 5 thì 2,6 x > 7
- HS lắng nghe và thực hiện.
..
Tiết 3: Luyện Tiếng Việt (Tuần 13)
ÔN TẬP
I.Mục tiêu.
- Củng cố về quan hệ từ, từ loại trong câu.
- Viết đoạn văn ngắn có sử dụng quan hệ từ để câu văn thêm hay.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: Sách, vở của HS
B.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV nhận xét một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Gạch chân quan hệ từ trong đoạn văn sau:
Mấy hôm trước, trời mưa lớn. Trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc...ở các bãi sông bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày chúng cãi cọ nhau om sòm, có khi chỉ vì tranh nhau một con tép mà có những anh cò vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được con nào.
Bài tập 2: Chuyển câu đơn sau thành câu ghép có sử dụng quan hệ từ.
a) Mưa đã ngớt. Trời tạnh dần.
b) Thuý Kiều là chị. Em là Thuý Vân.
c) Nam học giỏi toàn. Nam chăm chỉ giúp mẹ việc nhà.
Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn tả ngoại hình người bạn thân của em, trong đó có sử dụng quan hệ từ:
- GV cho HS thực hành.
- GV giúp đỡ HS chậm viết bài.
- Cho HS trình bày miệng.
- GV và cả lớp đánh giá, cho điểm.
Ví dụ: Hà là bạn của em nhưng em chơi thân với Linh hơn. Linh có nước da trắng hồng và mái tóc cắt ngắn rất hợp với khuân mặt trái xoan bầu bĩnh. Linh không những học giỏi mà Linh còn hay giúp đỡ các bạn trong lớp.
C. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
Lời giải:
Mấy hôm trước, trời mưa lớn. Trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc...ở các bãi sông bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày chúng cãi cọ nhau om sòm, có khi chỉ vì tranh nhau một con tép mà có những anh cò vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được con nào.
Lời giải:
a) Mưa đã ngớt và trời tạnh dần.
b) Thuý Kiều là chị còn em là Thuý Vân.
c) Không những Nam học giỏi toán mà Nam còn chăm chỉ giúp mẹ việc nhà.
- HS thực hành viết bài.
- HS trình bày miệng.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 3: Luyện Toán: Tuần 14
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Nắm vững cách nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên, nhân 1 số thập phân với 1 số thập phân.
- Rèn kỹ năng cộng, trừ, nhân số thập phân, một số nhân 1 tổng, giải toán có liên quan.
Đến rút về đơn vị.
- Giúp HS chăm chỉ học tập.
II.Chuẩn bị : Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Ổn định :
B. Bài mới : Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- GV cho HS nêu lại cách nhân 1 số thập phân với một số tự nhiên, nhân 1 số thập phân với một số thập phân.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Xác định dạng toán, tìm cách làm
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV nhận xét một số bài
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài tập1 : Đặt tính rồi tính :
a) 65,8 x 1,47 b) 54,7 - 37
c) 5,03 x 68 d) 68 + 1,75
Bài tập 2 :
Mỗi chai nước mắm chứa 1,25 lít. Có 28 chai loại 1, có 57 chai loại 2. Hỏi tất cả có bao nhiêu lít nước mắm ?
Bài tập 3 : Tính nhanh
6,953 x 3,7 + 6,953 x 6,2 + 6,953 x 0,1
4,79 + 5,84 + 5,21 + 4,16
Bài tập 4 :
Chiều rộng của một đám đất hình chữ nhật là 16,5m, chiều rộng bằng chiều dài. Trên thửa ruộng đó người ta trồng cà chua. Hỏi người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ cà chua biết mỗi mét vuông thu hoạch được 6,8kg cà chua.
C.Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS nêu lại cách nhân 1 số thập phân với một số tự nhiên, nhân 1 số thập phân với một số thập phân.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập.
- HS lên lần lượt chữa từng bài
Đáp án :
96,726.
17,7
342,04
69,75
Đáp án :
Tất cả có số lít nước mắm là :
1,25 x ( 28 + 57) = 106,25 (lít)
Đáp số : 106,25 lít
Đáp án :
c) 6,953 x 3,7 + 6,953 x 6,2 + 6,953 x 0,1
= 6,93 x (3,7 + 6,2 + 0,1)
= 6,93 x 10.
= 69,3
d) 4,79 + 5,84 + 5,21 + 4,16
= (4,79 + 5,21) + (5,84 + 4,16)
= 10 + 10
= 20
Đáp án :
Chiều dài của một đám đất hình chữ nhật là: 16,5 : = 49,5 (m)
Diện tích của một đám đất hình chữ nhật là: 49,5 x 16,5 = 816,75 (m2)
Người ta thu hoạch được số tạ cà chua là:
6,8 x 816,75 = 5553,9 (kg)
= 55,539 tạ
Đáp số: 55.539 tạ
- HS lắng nghe và thực hiện.
................................................................................
Tiết 3: Luyện Toán (Tuần 15)
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Củng cố về phép chia số thập phân
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra: Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân, ta làm thế nào?
B.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV thu một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:
a) 7,2 : 6,4 b) 28,5 : 2,5
c) 0,2268 : 0,18 d) 72 : 6,4
Bài tập 2: Tính bằng 2 cách:
a)2,448 : ( 0,6 x 1,7)
b)1,989 : 0,65 : 0,75
Bài tập 3: Tìm x:
a) X x 1,4 = 4,2
b) 2,8 : X = 2,3 : 57,5
Bài tập 4: (HSKG)
Một mảnh đất hình chữ nhật có diện tích 161,5m2, chiều rộng là 9,5m. Tính chu vi của khu đất đó?
C. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài
Lời giải:
a) 1,125 b) 11,4
c) 1,26 d) 11,25
Lời giải:
a) 2,448 : ( 0,6 x 1,7)
= 2,448 : 1,02
= 2,4
Cách 2: 2,448 : ( 0,6 x 1,7)
= 2,448 : 0,6 : 1,7
= 4,08 : 1,7
= 2,4
b) 1,989 : 0,65 : 0,75
= 3,06 : 0,75
= 4,08
Cách 2: 1,989 : 0,65 : 0,75
= 1,989 : ( 0,65 x 0,75)
= 1,989 : 0,4875
= 4,08
Lời giải:
a) X x 1,4 = 4,2
X = 4,2 : 1,4
X = 3
b) 2,8 : X = 2,3 : 57,5
2,8 : X = 0,04
X = 2,8 : 0,04
X = 70
Lời giải:
Chiều dài mảnh đất đó là:
161,5 : 9,5 = 17 (m)
Chu vi của khu đất đólà:
(17 + 9,5) x 2 = 53 (m)
Đáp số: 53 m.
- HS lắng nghe và thực hiện.
.
Tiết 3: Luyện Tiếng Việt (Tuần 14)
ÔN TẬP
Đề bài : Em hãy chọn một trường hợp xảy ra trong cuộc sống cần lập biên bản và lập biên bản cho trường hợp cụ thể đó.
I.Mục tiêu :
- Củng cố cho học sinh cách làm một bài văn về biên bản một vụ việc.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : Nội dung bài.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B.Dạy bài mới :
Dựa vào đề bài đã cho em hãy lập một biên bản cho trường hợp cụ thể đó.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
Chẳng hạn:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Ngày 4 tháng 12 năm 2015
BIÊN BẢN HỌP LỚP
I.Thời gian, địa điểm:
Bắt đầu lúc 10 giờ 30 ngày 4 /12 /2015, tại lớp 5E trường tiểu học Đức Xuân
II.Thành phần:
Cô giáo chủ nhiệm Phạm Thị Lệ và toàn thể các bạn HS lớp 5E.
III.Người chỉ đạo, ghi chép cuộc họp.
Chủ trì : Lớp trưởng Dương Yến Ngọc ; Thư kí : Nông Phương Linh
IV.Nội dung cuộc họp.
1.Lớp trưởng thông báo nội dung cuộc họp
Bình bầu các bạn được khen thưởng.
Nêu tiêu chuẩn khen thưởng.
2.Bạn Long bầu các bạn : Nông Sơn Tùng , Hùng Ngân Hà, Lý Hồng Phúc, Đỗ Hà Thái Sơn.
3.Bạn Thảo bầu bạn : Dương Yến Ngọc.
5.Cả lớp biểu quyết : Nhất trí 100%
V.Kết luận của cuộc họp : Ý kiến của cô giáo chủ nhiệm
Cuộc họp kết thúc vào lúc 11 giờ cùng ngày.
Chủ trì cuộc họp Người ghi biên bản
Dương Yến Ngọc Nông Phương Linh
- Cho HS trình bày, cả lớp nhận xét.
C.Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh làm hay.
- Dặn dò học sinh về nhà.
- Các nhóm k/tra báo cáo
- HS tham khảo, làm bài
- HS trình bày
- HS lắng nghe.
.................................................................
Tiết 3: Luyện Tiếng Việt (Tuần 15)
ÔN TẬP
I.Mục tiêu.
- Củng cố về từ loại trong câu.
- Viết đoạn văn ngắn có sử dụng các từ loại đã cho.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: Sách, vở của HS
B.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV thu một số bài và nhận xét.
Bài tập 1:
H: Chọn câu trả lời đúng nhất:
a) Là sự phân chia từ thành các loại nhỏ.
b) Là các loại từ trong tiếng Việt.
c) Là các loại từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát( như DT, ĐT, TT).
Bài tập 2: Tìm DT, ĐT, TT trong đoạn văn sau:
Nắng rạng trên nông trường. Màu xanh mơn mởn của lúa óng lên cạnh màu xanh đậm như mực của những đám cói cao. Đó đây, những mái ngói của nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy nghiền cóinở nụ cười tươi đỏ.
Bài tập 3: Đặt câu với các từ đã cho:
a) Mái ngói
b) Làng
c) Mơ mởn.
C. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài
Lời giải: Đáp án C
Lời giải:
- Danh từ: Nắng, nông trường, màu, lúa, màu, mực, cói, nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy, cói, nụ cười.
- Động từ: Nghiền, nở.
- Tính từ: Xanh, mơn mởn, óng, xanh, cao, tươi đỏ.
Ví dụ:
a) Trường em mái ngói đỏ tươi.
b) Hôm nay, cả làng em ra đồng bẻ ngô.
c) Vườn rau bắp cải nhà em xanh mơn mởn.
- HS lắng nghe và thực hiện.
.
Luyện toán: Tuần 16
ÔN TẬP
I.Mục tiêu.
- Học sinh giải thạo về các dạng toán về tỉ số phần trăm tìm số phần trăm.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra:
B.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
HĐ1: Ôn lại các dạng về tỉ số phần trăm
- Cho HS nêu lại các dạng toán về tỉ số phần trăm
- Tìm tỉ số phần trăm của 2 số
- Tìm số phần trăm của 1 số
- Tìm 1 số khi biết số phần trăm của số đó
HĐ2:Thực hành.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV thu một số bài và nhận xét.
Bài 1: Một xưởng sản xuất đề ra là phải thực hiện được 1200 sản phẩm, do cải tiến kỹ thuật nên họ đã thực hiện được 1620 sản phẩm. Hỏi họ đã vượt mức bao nhiêu phần trăm kế hoạch.
Bài 2: Một người đi bán trứng gồm 2 loại: Trứng gà và trứng vịt. Số trứng gà là 160 quả, chiếm 80% tổng số trứng. Hỏi người đó đem bán ? quả trứng vịt ?
Bài 3: (HSKG)
Lớp 5A có 40 bạn. Cô đã cử 20% số bạn trang trí lớp, 50% số bạn quét sân, số bạn còn lại đi tưới cây. Hỏi mỗi nhóm có bao nhiêu bạn?
C. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài
Lời giải:
1620 sản phẩm chiếm số % là:
1620 : 1200 = 1,35 = 135%
Họ đã vượt mức số phần trăm so với kế hoạch là :
135% – 100% = 35 %
Đáp số: 35%.
Lời giải:
Coi số trứng đem bán là 100%.
Số phần trăm trứng vịt có là:
100% - 80% = 20 %
Người đó đem bán số quả trứng vịt là:
160 : 80 20 = 40 (quả).
Đáp số: 40 quả.
Lời giải:
Coi 40 bạn là 100%.
Số bạn trang trí lớp có là:
40 : 100 20 = 8 (bạn)
Số bạn quét sân có là:
40 : 100 50 = 20 (bạn)
Số bạn đi tưới là:
40 – ( 8 + 20 ) = 12 (bạn)
Đáp số: 8 (bạn); 20 (bạn); 12 (bạn)
- HS lắng nghe và thực hiện.
..
..
Tiết 3: Luyện Tiếng Việt: Tuần 16
ÔN TẬP
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho học sinh những kiến thức về danh từ, động từ, tính từ mà các em đã được học; củng cố về âm đầu r/d/gi.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra:
B.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV thu một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Điền vào chỗ trống d/r/gi trong đoạn thơ sau:
òng sông qua trước cửa
Nước ì ầm ngày đêm
ó từ òng sông lên
Qua vườn em ..ào ạt.
Bài tập 2: Tìm các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau:
Buổi sáng, biển rất đẹp. Nắng sớm tràn trên mặt biển. Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. Những cánh buồm trắng trên biển được nắng sớm chiếu vào sáng rực lên như đàn bướm trắng lượn giữa trời xanh.
Bài tập 3:Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a) Cô nắng xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh đồng.
b) Những lẵng hoa hồng tươi tắn được đặt trên bàn.
Bài tập 4:Hình ảnh “Cô nắng xinh tươi” là hình ảnh so sánh, ẩn dụ hay nhân hóa? Hãy đặt 1 câu có dạng bài 3 phần a?
C. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài
Lời giải:
Dòng sông qua trước cửa
Nước rì rầm ngày đêm
Gió từ dòng sông lên
Qua vườn em dào dạt.
Lời giải:
Buổi sáng, biển rất đẹp. Nắng sớm
DT DT TT DT TT
tràn trên mặt biển. Mặt biển sáng trong như
ĐT DT DT TT
tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. Những
DT TT DT
cánh buồm trắng trên biển được nắng sớm
DT TT DT DT TT
chiếu vào sáng rực lên như đàn bướm trắng
ĐT TT DT TT lượn giữa trời xanh.
ĐT DT TT
Lời giải:
a) Cô nắng xinh tươi / đang lướt nhẹ trên cánh đồng.
b) Những lẵng hoa hồng tươi tắn / được đặt trên bàn.
Lời giải:
Hình ảnh “Cô nắng xinh tươi” là hình ảnh nhân hóa.
- Anh gà trống láu lỉnh / đang tán lũ gà mái.
- HS lắng nghe và thực hiện.
..............................................................
Tiết 3: Luyện Tiếng Việt: Tuần 17
ÔN TẬP
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho HS những kiến thức về từ và cấu tạo từ mà các em đã được học.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lUYỆN tIẾNG vIỆT - lUYỆN tOÁN 5 CỦA lỆ.doc