Giáo án ôn tập hè lớp 3 năm 2016

I. MỤC TIÊU :

 - Củng cố các kiến thức về biện pháp so sánh, nhân hoá.

 - Rèn kĩ năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong ngôn ngữ nói và viết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Sách ôn hè; phiếu học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 1. Giới thiệu bài:

GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.

 2. Hướng dẫn học sinh ôn tập

Bài tập 1:

- Học sinh đọc nội dung bài tập 1. Xác định yêu cầu ( Gạch dưới các từ ngữ chỉ sự vật được so sánh với nhau trong các câu văn ).

 - Học sinh làm việc cá nhân trên vở bài tập, sau đó báo cáo kết quả.

- Lớp và GV nhận xét, chữa bài:

Những sự vật được so sánh với nhau trong bài là:

a) lá chuối rách tướp ra - chiếc lược thưa

b) Tàu thuyền trên sông ở phía xa - chiếc lá cây nhỏ xíu.

c) hoa súng nở dưới ao - những chiếc đèn bằng thuỷ tinh nhiều màu.

d) Lá me vàng bay trên các mái ngói - vô số đồng tiền vàng.

 

doc7 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 678 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ôn tập hè lớp 3 năm 2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Thứ hai ngày 25 tháng 7 năm 2016 Tiết 1, 2: Tiếng Việt Ôn tập về dấu câu I. Mục tiêu. Giúp học sinh: - Củng cố các kiến thức về các dấu câu: dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép. - Rèn kĩ năng sử dụng dấu câu khi viết. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ ghi sẵn tác dụng của 3 loại dấu câu: dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép. - Sách ôn hè, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS ôn tập. tiết 1 2.1 Nhắc lại kiến thức: - GV hỏi học sinh về tác dụng của: + Dấu hai chấm + Dấu gạch ngang. + Dấu ngoặc kép. - Học sinh trả lời. GV chốt kiến thức: Treo bảng phụ ghi sẵn tác dụng của 3 loại dấu câu trên. Gọi vài học sinh nêu lại. 2.2 Hướng dẫn HS ôn tập: Bài tập 1: - Học sinh đọc nội dung bài tập 1 ( 2 lượt). Xác định yêu cầu. - Học sinh làm việc cá nhân trên vở bài tập, sau đó báo cáo kết quả. - Lớp và GV nhận xét, chữa bài: Dấu hai chấm sử dụng trong đoạn văn dùng để báo hiệu những từ đứng sau nó là lời giải thích. - Gv củng cố kiến thức qua bài tập. Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS làm bài: Cần đọc kĩ những câu văn trước và sau câu văn cần điền dấu câu rồi vận dụng các hiểu biết về dấu câu để xác định dấu câu cần điền vào ô trống. - HS làm bài theo nhóm đôi , sau đó các nhóm báo cáo kết quả; giải thích lí do. - GV nhận xét chốt kết quả: Ô trống số 1: điền dấu hai chấm. Ô trống số: Điền dấu chấm hỏi. Ô trống số 3: Điền dấu chấm hỏi. Ô trống số 4: Điền dấu gạch ngang. - Gv củng cố kiến thức qua bài tập: chốt lại tác dụng của dấu hai chấm; dấu gạch ngang, dấu chấm hỏi. tiết 2 Bài tập 3: Học sinh đọc bài tập và nêu yêu cầu của bài. Học sinh làm bài cá nhân, sau đó báo cáo kết quả. Lớp và GV nhận xét. GV chốt kết quả đúng: ... Các bạn khen Quý: " Cậu thuộc sử thiệt giỏi." Quý bảo: " Đó là nhờ ông tớ đấy"... GV hỏi củng cố bài tập: Trong trường hợp này, dấu ngoặc kép có tác dụng gì? ( Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật) Bài 4: Nêu yêu cầu bài tập. - HS đọc toàn bộ nội dung đoạn truyện; tìm câu văn sử dụng dấu ngoặc kép. - GV hỏi: Dấu ngoặc kép được sử dụng trong câu văn này có tác dụng gì? ( Đánh dấu suy nghĩ của nhân vật) Bài tập 5: Học sinh đọc bài tập và xác định yêu cầu của bài. Gv nhấn mạnh yêu cầu: Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong các đoạn văn. Học sinh làm bài nhóm đôi, sau đó báo cáo kết quả. GV chốt kết quả đúng: Đoạn văn a và b: Dấu ngoặc kép đánh dấu từ ngữ dùng với ý nghĩa đặc biệt. GV yêu cầu học sinh nêu lại các tác dụng của dấu ngoặc kép. Bài tập 6: Học sinh đọc bài tập và nêu yêu cầu của bài. GV tổ chức cho học sinh làm bài rồi chữa bài: Tôi vốn là đứa hay ăn, hay ngủ, lười vận động. Thời gian trôi đi, đến nay tôi vượt lên cái Bích để giành lấy chiếc cúp ''Hoa hậu mập " mà lớp tôi tổ chức mỗi học kì một lần. GV củng cố kiến thức qua bài tập. 3. Củng cố, dặn dò - GV tổng kết bài. - Nhận xét giờ học và dặn dò HS. _________________________________________ Tiết 3: Tiếng Việt ôn tập về các biện pháp nghệ thuật I. Mục tiêu : - Củng cố các kiến thức về biện pháp so sánh, nhân hoá. - Rèn kĩ năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong ngôn ngữ nói và viết. II. Đồ dùng dạy học - Sách ôn hè; phiếu học tập. III. Hoạt động dạy - học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh ôn tập Bài tập 1: - Học sinh đọc nội dung bài tập 1. Xác định yêu cầu ( Gạch dưới các từ ngữ chỉ sự vật được so sánh với nhau trong các câu văn ). - Học sinh làm việc cá nhân trên vở bài tập, sau đó báo cáo kết quả. - Lớp và GV nhận xét, chữa bài: Những sự vật được so sánh với nhau trong bài là: a) lá chuối rách tướp ra - chiếc lược thưa b) Tàu thuyền trên sông ở phía xa - chiếc lá cây nhỏ xíu. c) hoa súng nở dưới ao - những chiếc đèn bằng thuỷ tinh nhiều màu. d) Lá me vàng bay trên các mái ngói - vô số đồng tiền vàng. - Gv củng cố kiến thức qua bài tập: Hỏi: Thế nào là biện pháp so sánh? ( là sự đối chiếu 2 đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy nhằm làm rõ đặc điểm của một trong hai đối tượng đó). Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS làm bài. Làm mẫu câu a) Lũ bướm vàng xinh xinh thì rụt rè nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra đến bờ sông. Hỏi: Câu văn trên có sự vật nào được nhân hoá?( bướm vàng) Chúng được nhân hoá bằng cách nào? ( Được gọi và tả như con người). - HS làm bài theo nhóm đôi , 1 nhóm làm phiếu học tập lớn. - Các nhóm báo cáo kết quả. GV chốt các câu trả lời đúng - Gv củng cố kiến thức qua bài tập: Hỏi: Thế nào là biện pháp nhân hoá? Tác dụng của biện pháp nhân hoá? Bài tập 3: Học sinh đọc các câu văn của bài tập rồi trả lời các câu hỏi: + Câu văn nào chỉ sử dụng biện pháp so sánh? ( câu b, c, d) + Câu nào chỉ sử dụng biện pháp nhân hoá? ( câu e) + Câu nào sử dụng cả 2 biện pháp nhân hoá và so sánh? ( câu a) HS chữa bài vào vở. - Gv củng cố kiến thức qua bài tập. 3. Củng cố, dặn dò - GV tổng kết bài. - Nhận xét giờ học và dặn dò HS. __________________________________________ Tiết 4: Tiếng Việt ôn tập văn kể chuyện ( tiết 1) I. Mục tiêu : - Củng cố các kiến thức về văn kể chuyện ( các sự việc trong câu chuyện; nhân vật trong truyện; cốt truyện; ...) - Rèn kĩ năng xây dựng cốt truyện, viết bài văn kế chuyện. * Học sinh làm các bài tập 1,2- sách ôn hè - trang 29, 30, 31. II. Đồ dùng dạy học - Sách ôn hè. III. Hoạt động dạy - học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh ôn tập Bài tập 1: Học sinh đọc câu chuyện Vì sao nước biển mặn?- sách ôn hè.( 2-3 lượt). Gv hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi: * Câu a) Trong câu chuyện có những sự việc nào? Học sinh làm việc nhóm đôi, ghi các sự việc của câu chuyện ra phiếu học tập, sau đó báo cáo trước lớp. Cả lớp và Gv nhận xét, bổ sung( nếu cần). Gv chốt các sự việc trong câu chuyện: + Ông lão mang lưới ra biển đánh cá và bắt được một con cá nhỏ. + Cá van nài ông xin được sống, đổi lại cá tặng ông 1 cối xay muối. + Nhờ có cối, ông lão đã có đủ muối ăn và cho dân làng. + Lão nhà giàu muốn chiếm đoạt chiếc cối của ông lão. + Nhân lúc ông lão ngủ say, lão ta đánh cắp chiếc cối của ông lão bỏ lên thuyền trong lúc cối đang xay muối. + Muối trong thuyền đầy dần, nặng quá và chìm xuống biển cùng với lão nhà giàu. * Câu b): Dựa vào những sự việc trong câu chuyện, học sinh nêu những sự việc nào xảy ra trước, sự việc nào xảy ra sau, những sự việc nào xảy ra cùng lúc? - Gv củng cố kiến thức qua bài tập: Hỏi: Thế nào là văn kể chuyện? Câu chuyện trên có mấy nhân vật? Bài tập 2: Học sinh đọc nội dung của bài. - GV hướng dẫn HS làm bài. - HS làm bài theo nhóm đôi , 1 nhóm làm phiếu học tập lớn. - Các nhóm báo cáo kết quả. GV chốt các câu trả lời đúng: a) Nhân vật được kể trong câu chuyện là người bà. b) - Sự việc có thực: Hoa vẫn được nghe bà kể chuyện cổ tích; Đêm ngủ, Hoa đặt thị thơm bên má; Hoa thầm gọi bà, nước mắt lăn trên gối. - Sự việc trong mơ: Bà đứng dưới gốc thị, mỉm cười với Hoa. 3. Củng cố, dặn dò - GV tổng kết bài. - Nhận xét giờ học và dặn dò HS. ____________________________________________________________ Tiết 5 Tiếng Việt Ôn tập văn miêu tả I. Mục tiêu. - Giúp HS ôn tập, củng cố các kiến thức đã học về thể loại văn miêu tả với các kiểu bài đã học ở lớp 4 ( tả đồ vật, tả con vật, tả cây cối); làm quen với kiểu bài tả cảnh. - Vận dụng làm tốt các bài tập có liên quan. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập. 2.1 Nhắc lại kiến thức: - Gv hỏi: Em đã được học những kiểu bài nào của thể loại văn miêu tả? ( tả đồ vật, tả con vật, tả cây cối). - GV yêu cầu học sinh nêu lại cấu tạo của mỗi kiểu bài miêu tả đã kể trên. 2.2 Hướng dẫn HS làm các bài tập Bài 1: Học sinh đọc nội dung bài tập. Xác định các câu hỏi của bài. 4 học sinh nối tiếp đọc bài văn đã cho trong sách ôn. Cả lớp đọc thầm theo bạn để nắm nội dung bài văn. Học sinh làm bài theo nhóm đôi. GV yêu cầu 1 nhóm làm vào phiếu học tập lớn. Chữa bài trên phiếu học tập của học sinh. Gv chốt các câu trả lời đúng: a) Bài văn trên có 5 đoạn văn. b) Phần thân bài có 3 đoạn: + Đoạn 1: Tả bao quát ngôi chùa + Đoạn 2: Tả vẻ đẹp trang nghiêm, cổ kính của mái chùa. + Đoạn 3: Tả các pho tượng với nghệ thuật kiến trúc độc đáo, tinh xảo. ý c) của bài tập, học sinh trả lời theo cảm nhận của từng em. GV khen ngợi những học sinh có cảm thụ tốt. GV chốt kiến thức. Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu bài tập. Đọc bài văn đã cho trong sách ôn. Học sinh làm bài cá nhân: trả lời các câu hỏi của bài. Thảo luận cả lớp: báo cáo kết quả. GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng: a) Đoạn văn trên tả chú cá đuôi cờ. b) Tác giả miêu tả nó theo trình tự : Tả đặc điểm hình dáng ; Tả hoạt động, thói quen sinh hoạt và ích lợi của cá Đuôi Cờ. c) Cách tả của tác giả rất độc đáo: Với nghệ thuật nhân hoá và so sánh, tác giả làm cho hình ảnh của chú cá cờ đẹp một cách sinh động, gần gũi, đáng yêu; ở đoạn văn tả hoạt động, tác giả đã khéo léo đưa hình ảnh cá đuôi cờ tung mình bơi lượn trước con mắt thèm muốn của những loài vật khác để ta càng thấy được vẻ đẹp của nó. Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu bài tập. Đọc đoạn mở bài đã cho. Học sinh làm bài cá nhân: trả lời các câu hỏi của bài. Thảo luận cả lớp: báo cáo kết quả. GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng: Đoạn văn giới thiệu về cây khế. Đó là cách mở bài gián tiếp. Để giới thiệu về cây khế, người viết đã bắt đầu từ chuyện kể về một giấc mơ. 3. Củng cố dặn dò GV tổng kết bài; yêu cầu học sinh đọc phần Ghi nhớ trong sách ôn. Nhận xét, dặn dò.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG A HE MON TIENG VIET 5 (1).doc