I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày khái quát thí nghiệm của Menden.
- Trình bày được phương pháp giải thích kết quả thí nghiệm của Menden.
- Nêu được phương pháp giải các bài tập về lai hai cặp tính trạng di truyền độc lập.
2. Kĩ năng
- Áp dụng các phương pháp giải bài tập và hiểu biết về lai 1 cặp tính trạng để giải các bài tập lai hai cặp tính trạng.
II. Chuẩn bị
- GV: Hệ thống kiến thức, một số bài tập vận dụng
- HS: Ôn tập các kiến thức liên quan đến phép lai.
100 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 644 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án ôn tập môn Sinh học 9 (giành cho học sinh giỏi), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của môi trường.
· T mạch gốc với A của môi trường.
· G mạch gốc với X của môi trường.
· X mạch gốc với G của môi trường.
Diễn biến xảy ra trên suốt chiều dài mạch pôlinuclêôtit của gen dẫn đến kết quả các ribônuclêôtit sau khi tiếp xúc với mạch gốc, tự liên kết lại với nhau bằng các liên kết hóa trị, trở thành phân tử ARN và rời ADN, di chuyển ra ngoài, 2 mạch của gen xoắn lại như lúc đầu.
Quá trình tổng hợp phân tử ARN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu.
Hoạt động 4. Xây dựng các công thức tính toán về quá trình tự sao và quá trình sao mã (45 phút)
- GV yêu cầu HS viết lại các công thức tính toán về quá trình tổng hợp ADN và ARN, nêu cơ sở xây dựng các công thức
- HS viết các công thức, trình bày cơ sở xây dựng công thức:
1. Công thức tính toán quá trình tự sao
1.1. Qua một đợt tự nhân đôi:
* N tự do = N
* A tự do = T tự do = A gen = T gen; G tự do = X tự do = G gen = X gen
1.2. Qua nhiều đợt tự nhân đôi: (x đợt)
* Tính số AND con: Tổng số AND = 2x
* Dù ở đợt tự nhân đôi nào trong số các AND con tạo ra từ 1 AND ban đầu vẫn có 2 AND con mà mỗi AND con này có 1 mạch mới và 1 mạch cũ
* Số AND con có 2 mạch đều mới = 2x – 2
* Tổng số nu sau cùng trong các AND con = N. 2x
* Tổng số nu tự do cần dùng cho 1 AND qua x đợt tự nhân đôi:
N tựdo = N.2x – N = N(2x – 1)
* Số nu từng loại cần dùng cho 1ADN qua x đợt tự nhân đôi là:
A tự do = A(2x- 1) (hoặc T, X, G)
Tính số liên kết hyđrô hoặc số liên kết hoá trị đường- phôtpho được hình thành hoặc bị phá vỡ
1.3. Qua 1 đợt tự nhân đôi:
H (bị phá vỡ) = HADN
* H hình thành = 2HADN
* Số liên kết hoá trị được hình thành: HT hình thành = 2 ( - 1) = N – 2
1.4. Qua x đợt tự nhân đôi:
* Tính số liên kết hiđrô bị phá vỡ :
- Ở đợt nhân đôi thứ nhất = H
- Ở đợt nhân đôi thứ hai = 2H Số liên kết hiđrô bị đứt ở mỗi đợt
- Ở đợt nhân đôi thứ ba = 4H
→ tổng số LK hyđrô bị phá vỡ là tổng của dãy cấp số nhân: H + 2H + 4H.
→ ∑H bị phá vỡ = HADN (2x- 1)
* ∑H hình thành trong các AND con = HADN. 2x
* ∑HT được hình thành trong các AND con= (- 1)(2.2x – 2) = (N- 2) (2x- 1)
2. Công thức tính toán quá trình sao mã
Gọi số nu từng loại của ARN là rA, rU, rX, rG thì
- Theo NTBS:
rA = Tmạch gốc →% rA = % Tmạch gốc
rU = Amạch gốc → . % rU = % Amạch gốc
rX = Gmạch gốc→ % rX = % Gmạch gốc
rG = Xmạch gốc → % rG = % Xmạch gốc
Vì Amạch gốc + Tmạch gốc = Agen = Tgen
rA + rU = Agen = Tgen
rG + rX = Ggen = Xgen
rN = rA + r U + r G + r X = => N = rN x 2
Chiều dài phân tử ARN: L = rN x 3,4 (A0 )=> rN =
Số liên kết hoá trị (HT):
+ Giữa các ribonucleotit với nhau : rN - 1
+ Trong ribonucleotit : rN
=> Tổng số liên kết cộng hóa trị trong gen là : 2 rN – 1
Khối lượng phân tử ARN : M = 300 x rN => r N =
Tính số bộ ba mã hóa trên phân tử ARN là :
Trong phân tử ARN cứ 3 nucleotit liên kề nhau thì mã hóa cho 1 axit amin
Số bộ ba trên phân tử mARN : rN : 3 = N : ( 2 ×3 )
Số bộ ba mã hóa aa trên phân tử mARN là : (rN : 3) – 1
( bộ ba kết thúc không mã hóa axit amin)
Ngày soạn: 13/3/2018
Ngày dạy: 16/3/2018
Buổi thứ 17, tiết 66 đến 68: AXIT NUCLÊIC (tiếp theo)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được các khái niệm liên quan đến cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của ADN và ARN.
- Nêu được các kiến thức về quá trình tổng hợp ADN (quá trình tự tổng hợp - tự sao), quá trình tổng hợp ARN (quá trình sao mã).
- Xây dựng được các công thức tính toán liên quan đến cấu tạo và quá trình tổng hợp
2. Kĩ năng
- Vận dụng được các công thức tính toán để giải các bài tập
II. Chuẩn bị
- GV: Hệ thống kiến thức, một số bài tập và phương pháp giải.
III. Các hoạt động
1. Ổn định lớp
2. Bài mới
Hoạt động: Giải một số bài tập (đến hết buổi)
- Giáo viên yêu cầu HS giải các bài tập dưới đây
- HS hoạt động độc lập, giải bài tập.
- Giáo viên quan sát để đánh giá khả năng của học sinh, tổ chức cho HS chữa chung từng bài tập.
Bài 1: Hai gen dài bằng nhau:
- Gen thứ nhất có 3321 liên kết hyđrô và có hiệu số giữa Guanin với một loại nuclêôtit khác bằng 20% số nuclêôtit của gen.
- Gen thứ hai nhiều hơn gen thứ nhất 65 Ađênin.
Xác định:
a. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen thứ nhất.
b. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen thứ hai.
GIẢI
a.
* Ở gen 1, có:
3G + 2A = 3321 (*) (theo đề bài)
G - A = ó 5G - 5A = N (**) (theo đề bài)
- Trong gen, ta luôn có: 2G + 2A = N (***)
- Từ PT (**) và PT (***)
=> 5G - 5A = 2G + 2A
ó 3G = 7A
ó G = (****)
- Thay G = vào PT (*), ta được:
3x + 2A = 3321
ó 21A + 6A = 9963
ó A = 369 (nu) (=T)
=> G = X =
- Tổng số nu của gen thứ nhất là: N = 2 x 369 + 2 x 861 = 2460 (nu)
* Gen thứ hai
- Có tổng số nu bằng gen thứ nhất (theo đề bài)
- Số nu loại A = T = 369 - 65 = 304 (nu)
- Số nu loại G = X = 2460 : 2 - 304 = 926 (nu)
Bài 2: Một đoạn ADN chứa hai gen
- Gen thứ nhất dài 0,51 μm và có tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mạch đơn thứ nhất như sau: A : T : G : X = 1 : 2 : 3 : 4
- Gen thứ hai dài bằng phân nửa chiều dài của gen thứ nhất và có số lượng nuclêôtit từng loại trên mạch đơn thứ hai là: A = T/2 = G/3 = X/4
Xác định:
a. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của mỗi gen.
b. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen
c. Số liên kết hyđrô và số liên kết hóa trị của gen
GIẢI
a.
- Tổng số nu của gen thứ nhất:
=> N : 2 = 3000 : 2 = 1500 (nu) - Đây là số nu của 1 mạch đơn
- Trên mạch đơn thứ nhất, chia tổng số nu của mạch làm 10 phần (mỗi phần chiếm 1500 : 10 = 150 (nu))
=> - Số nu trên mỗi mạch là:
Mạch 1
A1 = 150
T1 = 150 x 2 = 300
G1 = 130 x 3 = 450
X1 = 150 x 4 = 600
Mạch 2
T2 = 150
A2 = 300
X2 =450
G2 = 600
b.
- Số nu mỗi loại trong gen là:
A = T = A1 + A2 = 150 + 300 = 450 (nu)
G = X = G1 + G2 = 300 + 600 = 900 (nu)
c.
- Số liên kết hóa trị trong gen là:
- Số liên kết hiđrô trong gen là:
Bài 3: Trên mạch thứ nhất của gen có tổng số ađênin với timin bằng 60% số nuclêôtit của mạch. Trên mạch thứ hai của gen có hiệu số giữa xitôzin với guanin bằng 10%, tích số giữa ađênin với timin bằng 5% số nuclêôtit của mạch (với ađênin nhiều hơn timin).
1. Xác định tỉ lệ % từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn và của cả gen .
2. Nếu gen trên 3598 liên kết hóa trị. Gen tự sao bốn lần. Xác định:
a. Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen tự sao.
b. Số liên kết hyđrô chứa trong các gen con được tạo ra.
GIẢI
1. Tỉ lệ từng loại nuclêôtit của mỗi mạch và của cả gen:
Theo đề bài, gen có:
+ A1 + T1 = 60% => T1 = 60% - A1
+ A1 x T2 = 5% => A1 x T1 = 5%
Vậy: A1 (60% - A1) = 5% → (A1)2 - 0,6A1 + 0,05 = 0
Giải phương trình ta được A1 = 0,5 hoặc A1 = 0,1.
Với A2 > T2 => A1 < T1
Nên:
+ A1 = T2 = 0,1 = 10%
+ T1 = A2 = 0,5 = 50%
Mạch 2 có:
X2 - G2 = 10%
Và X2 + G2 = 100% - (10% + 50%) = 40%
Suy ra: X2 = 25% và G2 = 15%
* Vậy, tỉ lệ từng loại nuclêôtit:
- Của mỗi mạch đơn :
+ A1 = T2 = 10%
+ T1 = A2 = 50%
+ G1 = X2 = 25%
+ X1 = G2 = 15%
- Của cả gen :
+ A = T = 10% + 50%/2 = 30%
+ G = X = 50% - 30% = 20%
2. a. Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp:
- Tổng số nuclêôtit của gen: (3598 + 2 )/2 = 1800 (nu)
+ A = T = 30% . 1800 = 540 (nu)
+ G = X= 20% . 1800 = 360 (nu)
- Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen tự sao bốn lần:
+ Amt = Tmt = (24 - 1) . 540 = 8100 (nu)
+ Gmt = Xmt = (24 - 1) . 360 = 5400 (nu)
b. Số liên kết hyđrô trong các gen con:
- Số liên kết hyđrô của mỗi gen: 2A + 3G = 2 . 540 + 3 . 360 = 2160
- Số liên kết hyđrô trong các gen con: 2160 x 24 = 34560 liên kết
Bài 4: Một gen chứa 1498 liên kết hoá trị giữa các nuclêôtit. Gen tiến hành nhân đôi ba lần và đã sử dụng của môi trường 3150 nuclêôtit loại ađênin. Xác định:
1. Chiều dài và số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
2. Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp, số liên kết hyđrô bị phá vỡ và số liên kết hoá trị được hình thành trong quá trình nhân đôi của gen
GIẢI
1. Chiều dài, số lượng từng loại nuclêôtit của gen:
- Gọi N là số nuclêôtit của gen.
Ta có: N - 2 = 1498 => N = 1500 (nu)
- Chiều dài của gen:
Ta có: L = N/2 . 3.4 Aº = 1500/2 . 3,4 AO = 2050 Aº
- Theo đề bài ta suy ra: (23 -1). A = 3150
- Vậy số lượng từng loại nuclêôtit của gen :
A = T = 3150/(23 -1) = 450 (nu)
G = X = N/2 - A = 1500/2 - 450 = 300 (nu)
2. Khi gen nhân đôi ba lần:
- Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp:
+ Amt = Tmt = 3150 (nu)
+ Gmt = Xmt = (23 - 1) .300 = 2100 (nu)
- Số liên kết hyđrô bị phá vỡ :
- Số liên kế hyđrô của gen :
Ta có: H = 2A + 3G = 2.450 + 3.300 = 1800 liên kết.
- Số liên kết hyđrô bị phá vỡ qua nhân đôi: ( 23 - 1 ).1800 = 12600 liên kết.
- Số liên kết hoá trị hình thành: ( 23 -1 ).1498 = 10486 liên kết.
Bài 5:
Một phân tử ARN có % từng loại Nu như sau: %A = 36%, %X =22%, %U = 34%.
a. Xác định % từng loại Nu của gen đã tổng hợp ARN đó?
b. Nếu khối lượng của ARN là 45.000 đvC, thì số lượng từng loại riboNucủa ARN là bao nhiêu? Suy ra số lượng từng loại Nu của gen. Biết khối lượng trung bình của 1 riboNu là 300 đvC.
GIẢI
a.
- Tỉ lệ % nu G của ARN là: %G = 100% - (36% + 22% + 34%) = 8%.
=> Tỉ lệ % các loại nu trên mỗi mạch của gen tổng hợp ra p.tử ARN là:
A
T
G
X
Mạch khuôn
34%
36%
22%
8%
Mạch BS
36%
34%
8%
22%
=> Tỉ lệ % mỗi loại nu của gen là:
% A = %T = ==35%
% G = %X = ==15%
b.
- Tổng số nu của ARN là
(nu)
- Số lượng mỗi loại nu của ARN là:
A = 36% x 300 = 108 (nu); U = 34% x 300 = 102 (nu); G = 8% x 300 = 24 (nu); X = 22% x 300 = 66 (nu);
- Số nu mỗi loại trên mỗi mạch của gen là:
A
T
G
X
Mạch khuôn
102
108
66
24
Mạch BS
108
102
24
66
- Số lượng nu mỗi loại của gen là:
A = T = 102 + 108 = 210 (nu); G = X = 66 + 24 = 90 (nu)
Bài 6: Hai gen dài bằng nhau bằng 0,255 micromet. Gen I tỷ lệ giữa A với một loại Nu khác là 2/3. Gen II có hiệu số gữa hai loại Nu là 30%. Gen I qua 3 đợt tự nhân đôi liên tiếp, gen II qua 4 đợt tự nhân đôi liên tiếp.
a. Tìm số Nu tự do mỗi loại cần dùng cho quá trình tự sao của gen I?
b. Tìm số Nu tự do mỗi loại cần dung cho quá trình tự sao của gen II. Biết rằng số Nu loại A của gen II nhiều hơn số Nu loại T của gen I.
c. Tìm số gen con tạo ra từ gen I và gen II. Trong số gen con đó, có bao nhiêu gen con mà mỗi gen con này còn chứa chuỗi polinuclêotit ban đầu. Tính số liên kết hoá trị đã liên klết các Nu nội bào thành chuỗi polinuclêotit mới.
GIẢI
a.
- Số nu của mỗi gen là:
- Ở gen I, có:
(*)
+ Trong gen luôn có: 2A + 2G = 1500 (**)
+ Thay (*) vào PT (**), ta được:
=> A= T = 1500 : 2 - 450 = 300 (nu)
- Số nu mỗi loại cần cung cấp cho gen I tự nhân đôi 3 lần là:
Atd = Ttd = (23 - 1) x 300 = 2100 (nu)
Gtd = Xtd = (23 - 1) x 450 = 3150 (nu)
b.
- Theo đề bài, ta có:
A - G = 30% = 450 (*)
- Trong gen, ta luôn có:
A + G = 750 (**)
- Giải HPT gồm PT (*) và PT (**) được:
A = 600 (nu) (=T); G = 150 (nu) (=X) (đảm bảo A của gen II nhiều hơn T gen I)
- Số nu mỗi loại cần cung cấp cho gen II tự nhân đôi 4 lần là:
Atd = Ttd = (24 - 1) x 600 = 9000 (nu)
Gtd = Xtd = (24 - 1) x 150 = 2250 (nu)
c.
- Số gen con do gen I tạo ra = 23 = 8 (gen); trong đó có 02 gen con có 1 mạch ban đầu.
- Số gen con do gen I tạo ra = 24 = 16 (gen); trong đó có 02 gen con có 1 mạch ban đầu.
- Số liên kết hóa trị được hình thành trong quá trình tự nhân đôi của gen I là:
- Số liên kết hóa trị được hình thành trong quá trình tự nhân đôi của gen I là:
Ngày soạn: 14/3/2018
Ngày dạy: 17/3/2018
Buổi thứ 18, tiết 69 đến 72: AXIT NUCLÊIC (tiếp theo)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được các khái niệm liên quan đến cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của ADN và ARN.
- Nêu được các kiến thức về quá trình tổng hợp ADN (quá trình tự tổng hợp - tự sao), quá trình tổng hợp ARN (quá trình sao mã).
- Xây dựng được các công thức tính toán liên quan đến cấu tạo và quá trình tổng hợp
2. Kĩ năng
- Vận dụng được các công thức tính toán để giải các bài tập
II. Chuẩn bị
- GV: Hệ thống kiến thức, một số bài tập và phương pháp giải.
III. Các hoạt động
1. Ổn định lớp
2. Bài mới
- GV tổ chức cho HS thực hiện tiếp yêu cầu của bài tập 3,5,6 của buổi thứ 17.
Sau khi HS hoàn thành các bài tập trên, giáo viên yêu cầu HS hoàn thành 02 bài tập dưới đây.
- HS: hoạt động độc lập, thực hiện các yêu cầu trong mỗi bài tập.
- GV: Quan sát, định hướng cho từng HS, đặc biệt là về cách trình bày lời giải ở mỗi bài tập. Cuối cùng GV chữa chung cho cả lớp.
Bài 1: Có 2 gen 1 và gen 2 cùng nằm trong tế bào. Chiều dài của gen 1 dài hơn gen 2 là 326,4A0. Hai gen đều trải qua 3 đợt tự sao liên tiếp đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 26544 Nu tự do. Trong số Nu này có G tự do = 7266.
a. Tìm chiều dài của mỗi gen?
b. Tính số Nu tự do mỗi loại cần dùng cho quá trình tự sao nói trên của mỗi gen. Biết rằng gen 1 có số lượng từng loại Nu bằng nhau.
GIẢI
a.
- Tổng số nu của 2 gen là:
=> Tổng chiều dài của 2 gen là:
- Theo đề bài, ta có:
L1 + L2 = 6446,4 (*)
L1 - L2 = 326,4 (**)
- Giải HPT gồm PT (*) và PT (**), được : L1 = 3386,4(Ao) ; L2 = 3060 (Ao)
b.
- Tổng số nu của gen 1 là:
- Tổng số nu của gen 2 là:
- Gen 1 có số nu mỗi loại là: A = T = G = X = 1992 : 4 = 498 (nu)
=> Số nu mỗi loại cần MT cung cấp là: Atd + Ttd + Gtd = Xtd = (23 - 1) x 498 = 3486(nu)
=> Số nu G của gen 2 là:
(=T)
=> Số nu A, T của gen 2 là:
A = T = (1800 : 2) - 540 = 360 (nu)
=> Số nu mỗi loại cần MT cung cấp là: Atd + Ttd = (23 - 1) x 360 = 2520(nu)
=> Số nu mỗi loại cần MT cung cấp là: Gtd = Xtd = (23 - 1) x 540 = 3780(nu)
Bài 2: Gen thứ 1 dài bằng ½ gen thứ 2. Hai gen này đều qua một số đợt tự nhân đôi bằng nhau đòi hỏi môi trường cung cấp 37800 Nu tự do. Tổng số Nu có trong tất cả các gen con sinh ra từ gen 1 và gen 2 là 43200.
a. Tìm số đợt tự nhân đôi và chiều dài của mỗi gen?
b. Các gen con sinh ra từ gen 1 chứa tất cả 16800 liên kết hiđrô, các gen con sinh ra từ gen 2 chứa tất cả 37440 liên kết hiđrô. Hãy tính
- Số Nu từng loại của mỗi gen
- Số liên kết hiđrô bị phá vỡ trong quá trình tự nhân đôi của mỗi gen.
GIẢI
a.
- Số nu của cả 2 gen là:
N = 43200 - 37800 = 5400 (nu)
=> N1 = 5400 : 3 = 1800 (nu); N2 = 1800 x 2 = 3600 (nu)
- Số lần tự nhân đôi của 2 gen là (giả sử số lần tự nhân đôi là x):
2x - 1 = => x = 3.
b.
- Ở gen 1, có:
+ Số liên kết hiđrô là:
=> 2A + 3G = 2100 (*)
+ Trong gen, luôn có: 2A + 2G = 1800 (**)
+ Giải HPT gồm PT (*) và PT (**), được: G = 300 (nu) (=X); A = 600 (nu) (=T)
=> Số nu mỗi loại cần MT cung cấp là:
Atd = Ttd = (23 - 1) x 600 = 4200 (nu)
Gtd = Xtd = (23 - 1) x 300 = 2100 (nu)
- Ở gen 2, có:
+ Số liên kết hiđrô là:
=> 2A + 3G = 4680 (*)
+ Trong gen, luôn có: 2A + 2G = 3600 (**)
+ Giải HPT gồm PT (*) và PT (**), được: G = 1080 (nu) (=X); A = 720 (nu) (=T)
=> Số nu mỗi loại cần MT cung cấp là:
Atd = Ttd = (23 - 1) x 720 = 5040 (nu)
Gtd = Xtd = (23 - 1) x 1080 = 7560 (nu)
Ngày soạn: 18/3/2018
Ngày dạy: 22/3/2018
Buổi thứ 22, tiết 85 đến 88: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI, BÀI TẬP DI TRUYỀN NGƯỜI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được phương pháp nghiên cứu di truyền người: nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu trẻ đồng sinh.
- Nêu được những khó khăn khi nghiên cứu di truyền người.
- Nêu được phương pháp giải bài tập về di truyền người.
2. Kĩ năng
- Giải được một số bài tập về di truyền người
II. Chuẩn bị
- GV: Hệ thống kiến thức, một số bài tập và phương pháp giải.
III. Các hoạt động
1. Ổn định lớp
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh, nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu phả hệ (30 phút)
- GV giải thích từ phả hệ.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK mục I và trả lời câu hỏi:
- Em hiểu các kí hiệu như thế nào?
- Giải thích các kí hiệu:
- Tại sao người ta dùng 4 kí hiệu để chỉ sự kết hôn giữa 2 người khác nhau về 1 tính trạng?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu VD1, quan sát H 28.2 SGK.
- GV treo tranh cho HS giải thích kí hiệu.
Thảo luận:
- Mắt nâu và mắt đen, tính trạng nào là trội? Vì sao?
- Sự di truyền màu mắt có liên quan tới giới tính hay không? Tại sao?
Viết sơ đồ lai minh họa.
- GV yêu cầu HS tiếp tục đọc VD2 và:
- Lập sơ đồ phả hệ của VD2 từ P đến F1?
- Bệnh máu khó đông do gen trội hay gen lặn quy định?
- Sự di truyền bệnh máu khó đông có liên quan tới giứoi tính không? tại sao?
Yêu cầu HS viết sơ đồ lai minh hoạ.
-Từ VD1 và VD2 hãy cho biết:
- Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì?
- Phương pháp nghiên cứu phả hệ nhằm mục đích gì?
- HS tự nghiên cứu thông tin SGK và ghi nhớ kiến thức.
- HS trình bày ý kiến.
- 1 HS lên giải thích kí hiệu.
Nam
Hai trạng thái đối lập của cùng một tính trạng
Nữ
+ Biểu thị kết hôn của cặp vợ chồng:
+ 1 tính trạng có 2 trạng thái đối lập " 4 kiểu kết hợp.
- HS quan sát kĩ hình, đọc thông tin và thảo luận nhóm, nêu được:
+ F1 toàn mắt nâu, con trai và gái mắt nâu lấy vợ hoặc chồng mắt nâu đều cho các cháu mắt nâu hoặc đen " Mắt nâu là trội.
+ Sự di truyền tính trạng màu mắt không liên quan tới giới tình vì màu mắt nâu và đen đều có cả ở nam và nữ.
Nên gen quy định tính trạng màu mắt nằm trên NST thường.
P:
+ Bệnh máu khó đông do gen lặn quy định.
+ Sự di truyền bệnh máu khó đông liên quan đến giới tính vì chỉ xuất hiện ở nam " gen gây bệnh nằm trên NST X, không có gen tương ứng trên Y.
+ Kí hiệu gen a- mắc bệnh; A- không mắc bệnh ta có sơ đồ lai:
P: XAXa x XAY
GP: XA, Xa XA, Y
Con: XAXA ;XAXa ;XAY (không mắc)
XaY (mắc bệnh)
- HS thảo luận, dựa vào thông tin SGK và trả lời.
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh và một số PP khác (45 phút)
? Thế nào là trẻ đồng sinh?
- Cho HS nghiên cứu H 28.2 SGK
- Giải thích sơ đồ a, b?
Thảo luận:
- Sơ đồ 28.2a và 28.2b giống và khác nhau ở điểm nào?
- GV phát phiếu học tập để HS hoàn thành.
- GV đưa ra đáp án.
- HS nghiên cứu SGK và trả lời.
- HS nghiên cứu kĩ H 28.2
- HS nghiên cứu H 28.2, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
So sánh sơ đồ 28.2a và 28.2b
+ Giống nhau: đều minh hoạ quá trình phát triển từ giai đoạn trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử, hợp tử phân bào phát triển thành phôi.
+ Khác nhau:
Đồng sinh cùng trứng
Đồng sinh khác trứng
- 1 trứng được thụ tinh với 1 tinh trùng tạo thành 1 hợp tử.
- Ở lần phân bào đầu tiên của hợp tử, 2 phôi bào tách rời nhau, mỗi phôi bào phát triển thành 1 cơ thể riêng rẽ.
- Đều tạo ra từ 1 hợp tử nên kiểu gen giống nhau, luôn cùng giới.
- Yêu cầu HS nêu các khó khăn khi nghiên cứu di truyền người
- 2 trứng được thụ tinh với 2 tinh trùng tạo thành 2 hợp tử.
- Mỗi hợp tử phát triển thành 1 phôi. Sau đó mỗi phôi phát triển thành 1 cơ thể.
- Tạo ra từ 2 hoặc nhiều trứng khác nhau rụng cùng 1 lúc nên kiểu gen khác nhau. Có thể cùng giới hoặc khác giới.
- Giới thiệu một số phương pháp nghiên cứu di truyền người khác:
Phương pháp nghiên cứu tế bào học.
a. Mục đích:
Tìm ra khuyết tật về kiểu nhân của các bệnh di truyền để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
b. Nội dung:
Quan sát, so sánh cấu trúc hiển vi và số lượng của bộ NST trong tế bào của những người mắc bệnh di truyền với bộ NST trong các tế bào của những người bình thường.
c. Kết quả:
Phát hiện được nguyên nhân 1 số bệnh di truyền:
- Bệnh NST thường:
+ 3 NST số 21: hội chứng Down
+ 3 NST số 13: hội chứng Patau
+ 3 NST số 18: hội chứng Etuot
- Bệnh NST giới tính:
+ 3 NST giới tính: XXX: hội chứng 3X - siêu nữ
+ 3 NST giới tính: XXY: hội chứng Claiphelter
+ 1 NST giới tính: XO: Hội chứng Tocno
d. Hạn chế:
- Tốn kém hóa chất, các phương tiện khác.
- Không giải thích được nguyên nhân phát sinh bệnh di truyền phân tử.
- Phương pháp này chỉ đề cập tới 1 cá thể cụ thể mà không thấy được mức độ nhiều ít của bệnh trong dân cư.
Phương pháp nghiên cứu di truyền học quần thể:
a. Mục đích:
Nhằm xác định hậu quả của việc kết hôn gần cũng như nghiên cứu nguồn gốc các nhóm tộc người.
b. Nội dung:
Dựa vào công thức định luật Hacdi - Vanbec để xác định tần số các kiểu hình, từ đó tính tần số các gen trong quần thể liên quan đến các bệnh di truyền.
c. Kết quả:
Tính được tần số những người mang gen gây 1 số bệnh di truyền trong quần thể người: bạch tạng, mù màu, máu khó đông..
d. Hạn chế:
Phương pháp này chỉ cho được kết quả tương đối tổng thể về 1 sự kiện (1 tính trạng) nào đó trong quần thể mà ít có hiệu quả đối với cá thể cụ thể.
Phương pháp nghiên cứu di truyền học phân tử:
a. Mục đích:
Xác định nguyên nhân gây ra các bệnh di truyền ở người ở cấp độ phân tử.
b. Nội dung:
Bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau ở cấp độ phân tử: phân tích hóa sinh, giải trình tự Nu, người ta đã biết được chính xác vị trí của từng Nu trên ADN. Điều này cho phép xác định cấu trúc từng gen tương ứng với mỗi tính trạng nhất định.
c. Kết quả:
Đã xác định chính xác nguyên nhân của từng bệnh như đột biến thay thế cặp T-A bằng cặp A-T của β-Hemoglobin dẫn đến thay thế glu bằng val.
d. Hạn chế:
Đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao, các phương tiện hiện đại, đắt tiền.
Theo dõi
Hoạt động 3. Tìm hiểu phương pháp giải bài tập di truyền người (25 phút)
- Giới thiệu phương pháp giải bài tập phả hệ
- Bước 1: Xác định gen gây bệnh là gen trội hay gen lặn (nếu đề bài chưa cho)
Dựa vào các dấu hiệu như quy luật phân li mà các em đã học: ví dụ như bố mẹ bình thường sinh con bệnh thì tính trạng bệnh là tính trạng lặn, tính trạng bình thường là trội
- Bước 2: Xác định gen gây bệnh do nằm trên NST thường hay giới tính
+ Nếu trên NST khi có tỷ lệ mắc bệnh đồng đều ở cả 2 giới hoặc mẹ mắc bệnh (tính trạng lặn) con trai lại không bị bệnh thì gen nằm trên NST thường
+ Nếu trên NST giới tính khi mang các đặc điểm của gen trên NST giới tính như: gen bị bệnh chỉ biểu hiện ở con trai, có sự di truyền chéo
Kết thúc bước này các em đã hoàn thành dạng bài thứ nhất. Như vậy nếu chỉ cần đi tìm kiểu gen các cá thể trong phả hệ thì không khó đúng không nào.
– Bước 3: Tính xác suất xuất hiện kiểu gen hoặc kiểu hình nào đó ở đời con (nếu đề bài yêu cầu)
Đây là phần dễ nhầm lẫn nhất, thí sinh dễ tính toán sai. Trong phả hệ luôn có những cá thể biết chắc chắn kiểu gen, và những cá thể chưa biết rõ kiểu gen mà mới chỉ biết kiểu hình nên chúng ta cần xác định rõ đó là những cá thể nào, tỉ lệ về kiểu gen là bao nhiêu. Công thức chung mà các em có thể áp dụng cho xác suất cần tìm trong phả hệ như sau:
Xác suất kiểu gen (kiểu hình) cá thể cần tìm = [tỉ lệ kiểu gen bố] x [tỉ lệ kiểu gen mẹ] x [tỉ lệ kiểu gen (kiểu hình) cần tìm trong phép lai] x [xác suất sinh trai (gái)] x [số trường hợp xảy ra]
Trong đó:
Tỉ lệ kiểu gen của bố (nếu có): xác suất bố mang kiểu gen nào đó là bao nhiêu (ví dụ bố bình thường kiểu gen có thể là AA hoặc Aa với xác suất mỗi loại là bao nhiêu)
Tỉ lệ kiểu gen của mẹ: xác suất mẹ mang kiểu gen nào đó là bao nhiêu (ví dụ mẹ bình thường kiểu gen có thể là AA hoặc Aa với xác suất mỗi loại là bao nhiêu)
Tỉ lệ kiểu gen (kiểu hình) cần tìm trong phép lai: ví dụ kiểu gen aa trong phép lai 2 bố mẹ Aa x Aa là 1/4
Xác suất sinh trai (gái): xác suất này cần linh hoạt nếu đề bài không yêu cầu thì chúng ta không tính, nếu đề bài yêu cầu thì phải xem tính trạng đang xét nằm trên NST thường thì cần nhân 1/2 ở mỗi lần sinh, còn nằm trên NST giới tính thì chúng ta không cần nhân thêm 1/2.
Số trường hợp xảy ra: khi đề bài hỏi xác suất của 2 cá thể sinh ra trở lên. (ví dụ đề bài chỉ nói sinh 1 trai, 1 gái thì có 2 trường hợp: sinh trai trước, gái sau hoặc sinh gái trước, trai sau)
Theo dõi
Hoạt động 4. Giải một số bài tập (80 phút)
- Giáo viên yêu cầu HS hoàn thành 02 bài tập dưới đây.
- HS: hoạt động độc lập, thực hiện các yêu cầu trong mỗi bài tập.
- GV: Quan sát, định hướng cho từng HS, đặc biệt là về cách trình bày lời giải ở mỗi bài tập. Cuối cùng GV chữa chung cho cả lớp.
Bài tập 1. Người ta điều tra một bệnh hiếm gặp ở người trên một gia đình và xây dựng được phả hệ như sau:
a. Bệnh trên do gen trội hay gen lặn quy định? Gen gây bệnh nằm trên NST thường hay giới tính?
b. Xác định kiểu gen của từng cá thể trong quần thể
GIẢI
a. Ta nhận thấy, cá thể II.6 và II.7 đều không bị bệnh kết hôn với nhau sinh ra con bị bệnh vậy bệnh này do gen lặn quy định.
Quy ước gen A không gây bệnh; a gây
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- HSG Sinh 9_12440632.doc