Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 - Học kì II

I. VĂN BẢN:

1. Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài

- Kể theo ngôi thứ nhất ( Dế Mèn kể )

- Bài học đầu tiên của Dế Mèn là không nên kiêu căng, xốc nổi làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời.

a) Nghệ thuật :

- Phương thức biểu đạt: kể chuyện + miêu tả

- X ây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ.

- Sử dụng hiệu quả các phép tu từ : so sánh, nhân hóa,

- Lời văn : giàu hình ảnh, cảm xúc

b) Ý nghĩa văn bản :

Văn bản miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết kiêu căng, xốc nổi nên đã gây ra cái chết của Dế Choắt.Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình : tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời.

 

doc91 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 - Học kì II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với nhiều cảnh đẹp thơ mộng như dòng sông, con đò nhỏ, luỹ tre xanh, đồng lúa chínNhưng có lẽ cảnh khu vườn nhà em vào buổi sáng đẹp trời còn in sâu trong kí ức em. Mỗi khi ngắm nhìn khu vườn ấy lòng em rộn lên bao cảm xúc khó tả. Em thường thức dậy khi trời còn đẫm ướt sương đêm, gió nhè nhẹ thổi, những ngôi sao thức muộn sực tỉnh giấc đang đua nhau hối hả chạy trốn. Trời chớm hè như mang lại lại vẻ đẹp và sức sống mới cho kkhu vườn. Cây lá um tùm và một mùi hương nồng nàn lan toả đâu đây. Khu vườn nhà em thật là đẹp. Tuy không rộng lắm nhưng được trồng đủ các loại cây nào hoa, cây cảnh, rau xanh và biết bao loài cây ăn trái. Ông mặt trời đã từ từ nhô lên, vén bức màn mây toả muôn vàn ánh hào quang xuống vạn vật, ánh hồng của buổi ban mai chen vào từng cành cây, kẽ lá làm cho khu vườn trở nên đẹp một cách kì diệu. Ngay sát phía đầu sân là mấy chậu cây cảnh được cắt tỉa khéo léo, trông thật đẹp mắt. Tiếp đến là những luống hoa đủ màu đua nhau khoe sắc, toả hương. Đẹp nhất là nàng hồng nhung kiều diễm đang chúm chím nở, trên cánh hoa còn vương lại những hạt sương long lanh bé xíu như những hạt ngọc. Mới sớm tinh mơ mà bao nhiêu là bướm, ong mật, ong vò vẽđã tụ tập về đây hút mật, đuổi nhau. Những chị bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao tìm một nơi yên bình khác. Bên kia những luống hoa là những luống rau xanh mơn mởn. Rau muống ngọn đều tăm tắp, rau đay mỡ màng, rau mồng tơi xanh non mềm mại, tất cả như đang tràn trề sức sống mãnh liệt. Sau những luống rau là vườn cây ăn quả lô nhô. Đây là cây khế mà tuổi em cũng bằng tuổi cây khế này. Nó được ông nội em trồng khi em chào đời. Ngắm nhìn cây, lắng nghe tiếng chim luyện giọng, truyền cành líu ríu em nhớ ông nội quá. Tận phía góc vườn kia là cây vải, loại vải thiều ngon nhất. Mùa vải chín cả cây đỏ rực như mâm xôi gấc. Mấy hôm nay tu hú kêu nhiều chắc là vải đã chín. Tu hú báo mùa vải chín đúng không sai một tẹo nào. Tiếng tu hú kêu thật tha thiết mà thân thương biết mấy. Mặt trời đã lên cao ánh nắng lan toả khắp không gian, gió vẫn thổi nhè nhẹ, cây lá lao xao. Từng đàn chim kéo nhau về khu vườn chuyền cành, tìm mồi hót râm ran. Những cây bưởi nghiêm trang tư lự bế lũ con đầu tròn trọc lóc. Ông Mít có tuổi năm nay vẫn cho bao nhiêu là quả. Mùi mít chín thơm lừng lan khắp vườn. Dạo bước trong khu vườn ngước mắt lên ngọn dừa nghe đôi chim gáy đang gù mới ngọt ngào tình tứ làm sao. Nắng vàng như rót mật xuống vườn, Những chiéc lá lao xao thì thầm mãi không thôi. Em thấy thật thú vị và yêu khu vườn biết mấy. Khu vườn nhà em thật sự cuốn hút và ghi lại bao kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu. Sau này dù có đi đâu xa em sẽ luôn nhớ về quê hương nơi ấy có khu vườn lưu giữ kỉ niệm êm đềm thời thơ ấu của em. Ngày tháng năm 2018 Kí duyệt của BGH Ngày soạn: 22/3/2018 BUỔI 27. ÔN TẬP VỀ CÂU A. Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức: - Củng cố và nâng cao kiến thức về các thành phần chính của câu: chủ ngữ và vị ngữ; câu trần thuật đơn có từ là và câu trần thuật đơn không có từ là 2. Kĩ năng: - HS làm các bài tập nhận diện và nâng cao về thành phần câu, câu trần thuật đơn - HS tạo lập, phân tích được các thành phần chính của câu cũng như câu trần thuật đơn. 3. Thái độ: Ý thức trong việc sử dụng câu B. Phương pháp: nêu vấn đề, thảo luận C. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, Đoạn văn mẫu.. - HS: Ôn tập về câu D. Tiến trình lên lớp 1. Tổ chức: Ngày dạy Lớp Sĩ số Học sinh vắng 2. Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của học sinh 3. Nội dung ôn tập: I. Phân loại câu chia theo mục đích nói: - Câu trần thuật dùng để kể, để miêu tả, để giới thiệu, - Câu nghi vấn dùng để hỏi và yêu cầu trả lời. - Câu cầu khiến dùng để yêu cầu, ra lệnh, chúc tụng, - Câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc. Câu trần thuật thường dùng trong văn tự sự và miêu tả II. Các thành phần câu: Chủ ngữ và vị ngữ 1. Chủ ngữ - Là một trong hai thành phần chính của câu - Nêu lên người, sự vật, sự việc được đưa ra xem xét đánh giá - Đứng trước vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: Ai? Cái gì? Việc gì? Con gì? 2. Vị ngữ - Là một trong hai thành phần chính của câu - Nêu lên hành động, trạng thái, tính chất, quan hệ của người, sự vật, sự việc nêu ở chủ ngữ - Đứng sau chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi Làm gì? Thế nào? Ra sao? Là ai? Là cái gì? Vị ngữ có thể là một từ, một cụm từ, một cụm chủ vị 3. Bài tập Bài 1: (trang 94) * Hướng dẫn + Tôi/đã trở thành CN(đại từ) - VN (cụm ĐT) + Những cái vuốt /cứ cứng dần CN- cụm DT VN -2 cụm TT +Đôi càng tôi /mẫm bóng CN - cụm DT VN - TT + Tôi /co cẳng.. CN - đại từ VN - 2 cụm ĐT + Những ngọn cỏ /gẫy rạp, y như CN - cụm DT VN - cụm ĐT Bài 2: (trang 94) * Hướng dẫn a) Trong giờ kiểm tra, em đã cho bạn mượn bút b) Bạn ấy rất chăm chỉ c) Bà đỗ Trần là người huyện Đông Triều. Bài 3: Xác định CN - VN và nêu cấu tạo của câu trong đoạn: Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở trắng muốt. Hoa dẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi. * Hướng dẫn: + Giời/ chớm hè DT 1cụm ĐT + Cây cối/ um tùm 1 DT 1 TT + Cả làng / thơm 1 cụm DT 1 TT + Cây hoa lan / nở hoa trắng xoá 1 cụm DT TT + Hoa dẻ từng chùm / mảnh dẻ 1 cụm DT TT + Hoa móng rồng / thơm như 1 cụm DT 1cụm TT + Ong vàng, ong vò vẽ / đánh lộn nhau 3 DT 1 cụm ĐT + Chúng / đuổi cả bướm 1 đại từ 1 cụm ĐT Bài tập 4. Xác định CN – VN trong đoạn văn sau: Nhưng mọi bí mật của Mèo cuối cùng cũng bị bại lộ. Hôm đó chú Tiến Lê- họa sĩ, bạn thân của bố tôi- đưa bé Quỳnh đến chơi. Vớ được bạn gái, nó mừng quýnh lên. Hai đứa lôi nhau ra vườn. Tại đây, Mèo đưa toàn bộ những bức tranh nó vẽ giấu ra cho bé Quỳnh xem. Chỉ thấy bé Quỳnh thỉnh thoảng lại reo lên khe khẽ. .. * Hướng dẫn - Nhưng mọi bí mật của Mèo ¤ cuối cùng cũng bị bại lộ CN (cụm DT) VN (cụm ĐT) - Chú Tiến Lê ¤ ¤ đưa theo bé Quỳnh đến chơi. cụm DT cụm ĐT - Vớ được bạn gái, nó ¤ mừng quýnh lên. Đại từ cụm ĐT - Hai đứa ¤ lôi nhau ra vườn. CN (CDT) VN (C ĐT) - Mèo ¤ đưa toàn bộ những bức tranh nó vẽ giấu ra cho bé Quỳnh xem. DT cụm ĐT - Chỉ thấy bé Quỳnh ¤ thỉnh thoảng lại reo... CĐT cụm ĐT III. Câu trần thuật đơn : 1. Câu trần thuật đơn : - Cấu tạo : Là loại câu do một cụm C – V tạo thành ( Câu đơn ) (Lưu ý: câu có 1 CN và nhiều VN hoặc câu có nhiều CN và 1 VN đều được xem là câu đơn ) - Chức năng : Dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến. 2. Câu trần thuật đơn có từ là : a. Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ “là”: - Vị ngữ thường do từ “là” kết hợp với danh từ (CDT) tạo thành. Ngoài ra, có thể kết hợp với động từ ( cụm động từ ), tính từ ( cụm tính từ ). - Khi biểu thị ý phủ định nó kết hợp với các cụm từ “không phải, chưa phải”. b. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là : Một số kiểu đáng chú ý - Câu định nghĩa - Câu miêu tả - Câu đánh giá - Câu giới thiệu 3. Câu trần thuật đơn không có từ là : a. Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ “là” : Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành. - Khi biểu thị ý phủ định, vị ngữ kết hợp với các từ không, chưa. b. Các kiểu câu trần thuật đơn không có từ “là”: - Câu miêu tả : CN - VN VD: Con chim / đang bay. - Câu tồn tại : VN - CN VD: Trên cành cây, nhú lên / những mầm non. VN CN 4. Bài tập Bài tập 1. Em hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ các câu trần thuật đơn trong đoạn trích dưới đây: "Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời, người dân cày VN dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, trúc, mai, vầu giúp người trăm công nghìn việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân." *Hướng dẫn (1) "Bóng tre// trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. (2)Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình,// mái chùa cổ kính. (3)Dưới bóng tre xanh, ta//gìn giữ một nền văn hoá lâu đời, người dân cày VN// dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. (4)Tre//ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp. (5)Tre, nứa, trúc, mai, vầu// giúp người trăm công nghìn việc khác nhau. (6)Tre// là cánh tay của người nông dân." * Câu 3 là câu trần thuật ghép Bài tập 2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ và cho biết đặc điểm của các câu trần thuật đơn sau? a. Xưa có một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề. b. Cầu Long Biên có một tuyến đường sắt chạy giữa. c. Cây tre là người bạn thân của người nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam. d. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. * Hướng dẫn: a. Dùng để giới thiệu người, vật trong văn tự sự miêu tả: Xưa có một người thợ mộc //dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề. CN VN b. Dùng để miêu tả đặc điểm của người, vật trong văn tự sự, miêu tả: Cầu Long Biên// có một tuyến đường sắt chạy giữa. CN VN c. Dùng để nêu một ý kiến: Cây tre// là người bạn thân của người nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân CN VN1 VN2 dân Việt Nam. d. Dùng để kể một sự việc như hoạt động của người, diễn biến của sự việc: Một đêm nọ, Thận //thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. CN VN Bài tập 3. Xác định câu miêu tả, câu tồn tại? a. Chim hót líu lo. b. Những đoá hoa thi nhau khoe sắc. c. Trên bầu trời vụt tắt một vì sao. d. Trên đồng ruộng, những cánh cò bay lượn trắng phau. d. Trên đồng ruộng, trắng phau những cánh cò. * Hướng dẫn: Câu miêu tả: a, b, d Câu tồn tại: c, đ Bài tập 4. Chuyển các câu sau thành câu miêu tả a. Trên bầu trời vẳng lại một tiếng kêu. b. Xa xa xuất hiện những đàn cò, đàn sếu đông nghịt. c. Sáng nay đã diễn ra một cuộc họp. d. Dưới gốc tre tua tủa những mầm măng. * Hướng dẫn: a. Trên bầu trời, một tiếng kêu vẳng lại. b. Xa xa, những đàn cò, đàn sếu đông nghịt xuất hiện. c. Sáng nay, một cuộc họp đã diễn ra. d. Dưới gốc tre, những mầm măng tua tủa. Bài tập 5: Hãy chuyển những câu miêu tả sau sang câu tồn tại. a. Cuối vườn, những chiếc lá khô rơi lác đác. b. Xa xa, một hồi trống nổi lên. c. Trước nhà, những hàng cây xanh mát. d. Buổi sáng, mặt trời chiếu sáng lấp lánh. * Hướng dẫn: a. Cuối vườn, rơi lác đác những chiếc lá khô. b. Xa xa, vang lên một hồi trống. c. Trước nhà. Xanh mát những hàng cây. d. Buổi sáng, chiếu sáng lấp lánh mặt trời. Bài tập 6. Đặt 5 câu miêu tả sau đó đổi thành câu tồn tại. => HS đặt câu Bài tập 6. a. Viết một đoạn văn ngắn miêu tả cảnh đẹp quê em trong đó có một câu trần thuật đơn giới thiệu và một câu trần thuật đơn miêu tả. b. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu` => HS luyện viết 4. Củng cố- Dặn dò. Nắm vững nội dung bài học; - Chuẩn bị: Ôn tập học kì II Ngày..tháng..năm 2018 Kí duyệt của BGH Ngày soạn: 25/3/2018 BUỔI 28. ÔN TẬP VỀ TRUYỆN- KÍ A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức - Giúp học sinh ôn tập hệ thống kiến thức về truyện - kí hiện đại 2. Kĩ năng: Rèn kỹ hệ thống tổng hợp kiến thức văn xuôi hiện đại 3. Thái độ: Ý thức học tập bộ môn B. Phương pháp: nêu vấn đề, thảo luận C. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, các văn bản.. - HS: Ôn tập hệ thống kiến thức D. Tiến trình lên lớp 1. Tổ chức: Ngày dạy Lớp Sĩ số Học sinh vắng 2. Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của học sinh 3. Nội dung ôn tập: I. Nội dung 1. Cô Tô – Nguyễn Tuân a) Nghệ thuật : - Khắc họa hình ảnh : tinh tế, chính xác, độc đáo - Sử dụng các phép so sánh mới lạ - Từ ngữ : giàu tính sáng tạo b) Ý nghĩa văn bản : Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô, vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo này. Qua đó, ta thấy tình cảm yêu quý của tác giả đối với mảnh đất quê hương. 2. Cây tre Việt Nam – Thép Mới a) Nghệ thuật : - Kết hợp giữa chính luận và trữ tình - Xây dựng hình ảnh : phong phú, chọn lọc, vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng - Sử dụng hiệu quả các phép tu từ : so sánh, nhân hóa, điệp ngữ - Lời văn : giàu nhạc điệu, có tính biểu cảm cao b) Ý nghĩa văn bản : Văn bản cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre với đời sống dân tộc ta. Qua đó, ta thấy tác giả là người có hiểu biết về cây tre, có tình cảm sâu nặng, có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre Việt Nam. II. Luyện tập Bài 1: Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp. Em hãy tìm những từ chỉ hình dáng, màu sắc, những hình ảnh mà tác giả đã dùng để vẽ nên cảnh đẹp rực rỡ ấy. Nhận xét về những hình ảnh so sánh mà tác giả sử dụng ở đây. * Gợi ý: - Phép so sánh: Chân trời ngấn bể - Tấm kính Mặt trời - Qủa trứng thiên nhiên - Tác dụng: + Cảnh mặt trời mọc được đặt trong một khung cảnh rộng lớn bao la, hết sức trong trẻo tinh khôi. + Cảnh mặt trời mọc trên biển là bức tranh tuyệt đẹp rực rõ và tráng lệ. => HS luyện viết đoạn: * Tham khảo Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ tráng lệ. Cảnh mặt trời mọc đặt trong một khung cảnh rộng lớn bao la và hết sức trong trẻo, tinh khôi: "Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi”. Tác giả đã dùng hình ảnh so sánh đặc sắc “Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả ttrứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mám bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửtig hồng ". Những so sánh thật bất ngờ, thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng sau đây thì mới thực sự tài hoa "Y như một mâm lễ tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông". Màu sắc hài hoà rực rỡ “đò hồng, bạc, ngọc trai”; chi tiết hình ảnh độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, đường bệ, tráng lệ của biển trời Cô Tô. Bài 2. Viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc (trên biển, trên sông, trên núi hay ở đồng bằng) mà em quan sát được. * Gợi ý: Khi miêu tả, cần tập trung vào các chi tiết sau (chú ý vào những nét riêng ở mỗi miền): -  Quang cảnh lúc mặt trời chưa lên - màu sắc cả không gian. -  Mặt trời nhú dần lên như thế nào - lựa chọn được những hình ảnh so sánh độc đáo. -   Không gian cảnh vật lúc mặt trời lên. => HS luyện viết Bài 3. Trong văn bản „Cây tre Việt Nam” Tác giả miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam. * Gợi ý: + Những phẩm chất của cây tre: - Tre vừa giản dị mộc mạc, vừa thanh cao chí khí. - Tre âu yếm chở che cho con người, làng, bản, xóm, thôn. - Tre người bạn chung thuỷ với mọi lứa tuổi. - Tre chia sẻ ngọt bùi cay đắng cùng người. - Tre là vũ khí chiến đấu với kẻ thù. - Tre làm cho đời sống sinh hoạt văn hoá nghệ thuật của con người trở nên phong phú. -> Với tất cả những phẩm chất trên của tre ta có thể nói rằng tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm bất khuất, là biểu tượng cho văn hoá Việt Nam. Một số câu tục ngữ, ca dao, thơ, truyện cổ tích Việt Nam có nói về cây tre. - Tục ngữ nói về cây tre: Tre già măng mọc, bắn bụi tre, đè bụi hóp - Ca dao nói về tre: Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá đan sàng nên chăng - Thơ: Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường. (Nguyễn Duy) Quê hương tôi có con sông xanh biếc, Nước gương trong soi tóc những hàng tre. (Tế Hanh) +Làng tôi sau luỹ tre mờ xa Tình quê yêu thương những nếp nhà. (Hồ Bắc) - Bài hát: + Làng tôi xanh bóng tre, từng tiếng chuông ban chiều, Tiếng chuông nhà thờ rung ... (Văn Cao) Bài 4. Cho đoạn văn sau: Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ rộng, khai hoang. a) Đoạn văn sử dụng phép tu từ gì? b) Nêu tác dụng. * Gợi ý đáp án: a) Nhân hoá: Bóng tre - âu yếm b) Tác dụng: + Sự gắn bó gần gũi của tre với con người Việt Nam. + Tre như người mẹ tình cảm che chở yêu thương đối với người nông dân Việt Nam. Bài 5. Viết đoạn văn cảm nhận về cây tre Việt Nam? *Hướng dẫn: - Yêu cầu chỉ rõ: Vẻ đẹp của cây tre Cây tre là người bạn của con ngườ Việt Nam + Trong đời sống, sinh hoạt + Trong lao động + Trong chiến đấu + Trong hiện tại và tương lai =>HS luyện viết *Tham khảo      Tre xanh                          Xanh tự bao giờ?                          Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh Chẳng ai biết cây tre đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu đời của nhân dân Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi.... đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn”. Tre có mấy chục loài khác nhau, nhưng đều mọc từ một mầm măng non mọc thẳng mà thành. Tre không kén đất, vào đâu tre cũng mọc, cũng sinh sôi xanh tốt. Từ lúc còn là một mầm măng tre đã mọc thẳng, lớn lên tre cũng vươn thẳng, vững chắc, dẻo dai. Dáng tre vươn cao mà mộc mạc, màu tre tươi mà nhũn nhặn. Thế mới biết tre cũng thật khiêm tốn, nhún nhường như chí khí bất khuất của con người Việt Nam vậy. Từ thuở sơ khai, dưới bóng tre xanh, những người dân cày Việt Nam vỡ đất khai hoang, dựng nhà, cày cấy; dưới bóng tre xanh, nhân dân ta xây dựng và giữ gìn nền văn hoá lâu đời... “giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa”. Cứ thế, tre trở thành một người bạn thân thiết không thể thiếu của nông dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động. Những em bé với những que chuyền đánh chắt bằng tre, những cụ già bên chiếc chiếu tre... tất cả các hình ảnh đó đã trở nên quen thuộc, “tre với người, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ” vô cùng. Đến khi người phải đánh giặc bảo vệ quê hương, tre lại trở thành người bạn chiến đấu của con người. Buổi đầu kháng chiến, tre là tất cả, tre là vũ khí. Người lính chỉ cần một chiếc gậy tầm vông trong tay cũng dám xông pha vào giữa đám quân thù. Tre như tiếp thêm lòng dũng cảm cho người, giúp người dựng nên “thành đông Tổ quốc...”. Mai đây, trên đất nước ta, sắt thép có nhiều hơn tre nứa thì tre vẫn là người bạn chung thủy, sắt son. 4. Củng cố - hướng dẫn: Nhận xét giờ học, ưu điểm, nhược điểm trong kỹ năng viết bài - Viết hoàn chỉnh bài Ngày tháng năm 2018 Kí duyệt của BGH Ngày soạn: 04/4/2018 BUỔI 29. ÔN TẬP HỌC KÌ II A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức - Giúp học sinh ôn tập hệ thống kiến thức tổng hợp ba phân môn cuối học kì II 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng làm bài tổng hợp 3. Thái độ: Ý thức học tập bộ môn B. Phương pháp: nêu vấn đề, thảo luận C. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, đề bài - HS: Ôn tập hệ thống kiến thức D. Tiến trình lên lớp 1. Tổ chức: Ngày dạy Lớp Sĩ số Học sinh vắng 2. Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của học sinh 3. Nội dung ôn tập: I. VĂN BẢN: 1. Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài - Kể theo ngôi thứ nhất ( Dế Mèn kể ) - Bài học đầu tiên của Dế Mèn là không nên kiêu căng, xốc nổi làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời. a) Nghệ thuật : - Phương thức biểu đạt: kể chuyện + miêu tả - X ây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ. - Sử dụng hiệu quả các phép tu từ : so sánh, nhân hóa, - Lời văn : giàu hình ảnh, cảm xúc b) Ý nghĩa văn bản : Văn bản miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết kiêu căng, xốc nổi nên đã gây ra cái chết của Dế Choắt.Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình : tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời. 2. Sông nước Cà Mau – Đoàn Giỏi a) Nghệ thuật : - Phương thức biểu đạt: miêu tả + thuyết minh - Miêu tả từ bao quát đến cụ thể - Sử dụng hiệu quả các phép tu từ - Từ ngữ : gợi hình, chính xác b) Ý nghĩa văn bản: Văn bản miêu tả thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã; cuộc sống con người ở chợ Năm Căn tấp nập, trù phú, độc đáo. Văn bản là một đoạn trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau. 3. Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh - Nhân vật chính : người anh + Kiều Phương - Nhân vật trung tâm : người anh - Kể theo ngôi thứ nhất ( người anh kể ) - Cô em gái trong truyện có tài năng hội họa - Trong truyện người anh đã đố kị với tài năng của cô em gái nhưng nhờ tình cảm, tấm lòng nhân hậu của người em nên người anh đã nhận ra tính xấu đó. a) Nghệ thuật : - Phương thức biểu đạt : kể chuyện + miêu tả - Kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, chân thật - Miêu tả chân thật, tinh tế diễn biến tâm lí của nhân vật b) Ý nghĩa văn bản : Văn bản kể về người anh và cô em gái có tài hội họa. Văn bản cho thấy : tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở mình. Vì vậy, tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn lòng ghen ghét, đố kị. 4. Vượt thác – Võ Quảng - Nhân vật chính: Dượng Hương Thư - Phương thức biểu đạt: miêu tả a) Nghệ thuật : - Miêu tả: cảnh thiên nhiên + con người - Sử dụng hiệu quả các phép tu từ : so sánh, nhân hóa - Các chi tiết miêu tả: đặc sắc, tiêu biểu - Ngôn ngữ: giàu hình ảnh, biểu cảm, gợi nhiều liên tưởng b) Ý nghĩa văn bản: Văn bản miêu tả cảnh thiên nhiên trên sông Thu Bồn theo hành trình vượt thác vừa êm đềm vừa uy nghiêm. Nổi bật trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ ấy là hình ảnh dượng Hương Thư mạnh mẽ, hùng dũng khi đang vượt thác. “Vượt thác” là bài ca về thiên nhiên, đất nước quê hương, về lao động; từ đó đã nói lên tình yêu đất nước, dân tộc của nhà văn. 5. Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ - Nhân vật trung tâm : Bác Hồ - Bác Hồ được miêu tả qua cái nhìn của anh chiến sĩ. a) Nghệ thuật : - Thể thơ : thơ năm chữ - Phương thức biểu đạt : tự sự + miêu tả + biểu cảm - Lời thơ : giản dị, có nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm tự nhiên, chân thành - Sử dụng từ láy tạo giá trị gợi hình và biểu cảm, khắc họa hình ảnh cao đẹp của Bác Hồ b) Ý nghĩa văn bản : Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, văn bản thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân; tình cảm kính yêu, cảm phục của bộ đội, nhân dân ta với Bác. 6. Lượm – Tố Hữu a) Nghệ thuật : - Thể thơ : thơ bốn chữ - Phương thức biểu đạt : tự sự + miêu tả + biểu cảm - Sử dụng nhiều từ láy : gợi hình, giàu âm điệu - Cách ngắt dòng các câu thơ ( khi tác giả hay tin Lượm hy sinh) : thể hiện sự đau xót, nghẹn ngào - Kết cấu đầu cuối tương ứng khắc sâu hình ảnh nhân vật, làm nổi bật chủ đề tác phẩm : Lượm sống mãi trong lòng chúng ta. b) Ý nghĩa văn bản : Bài thơ khắc họa hình ảnh một chú bé hồn nhiên, dũng cảm hy sinh vì nhiệm vụ kháng chiến. Đó là một hình tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu. Đồng thời bài thơ đã thể hiện chân thật tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả dành cho Lượm nói riêng và những em bé yêu nước nói chung. 7. Cô Tô – Nguyễn Tuân a) Nghệ thuật : - Khắc họa hình ảnh : tinh tế, chính xác, độc đáo - Sử dụng các phép so sánh mới lạ - Từ ngữ : giàu tính sáng tạo b) Ý nghĩa văn bản : Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô, vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo này. Qua đó, ta thấy tình cảm yêu quý của tác giả đối với mảnh đất quê hương. 8. Cây tre Việt Nam – Thép Mới a) Nghệ thuật : - Kết hợp giữa chính luận và trữ tình - Xây dựng hình ảnh : phong phú, chọn lọc, vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng - Sử dụng hiệu quả các phép tu từ : so sánh, nhân hóa, điệp ngữ - Lời văn : giàu nhạc điệu, có tính biểu cảm cao b) Ý nghĩa văn bản : Văn bản cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre với đời sống dân tộc ta. Qua đó, ta thấy tác giả là người có hiểu biết về cây tre, có tình cảm sâu nặng, có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre Việt Nam. II. TIẾNG VIỆT : 1. Phó từ : a. Khái niệm phó từ : - Phó từ là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ, để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ b. Các loại phó từ: Có 2 loại lớn : - Phó từ đứng trước động từ, tính từ : Thường bổ sung ý nghĩa về quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến - Phó từ đứng sau động từ, tính từ : Bổ sung ý nghĩa về mức độ, khả năng, kết quả và hướng 2. So sánh : a. Khái niệm so sánh : So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. VD: Môi đỏ như son. 2. Cấu tạo của phép so sánh: Mô hình phép so sánh : gồm 4 phần Vế A (Sự vật được so sánh) Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B (Sự vật dùng để so sánh.) Môi đỏ như son VD: Da trắng như tuyết. (1) (2) (3) (4) c. Các kiểu so sánh : Căn cứ vào các từ so sánh ta có hai kiểu so sánh : - So sánh ngang bằng ( Từ so sánh : như, giống, tựa, y hệt, y như, như là, ) - So sánh không ngang bằng ( Từ so sánh : hơn, thua, chẳng bằng, khác hẳn, chưa bằng, ) d. Tác dụng: - Giúp sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động. - Giúp thể hiện sâu sắc tư tưởng tình cảm của tác giả. 3. Nhân hóa: a. Khái niệm nhân hóa: Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 2_12400980.doc