Giáo án ôn tập Vật lý 8

TIẾT 9

BÀI TẬP:ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - Củng cố kiến thức , rèn kỹ năng vận dụng công thức tính áp suất chất lỏng .

2. Kĩ năng

 - Ứng dụng nguyên tắc bình thông nhau để giải một số bài tập.

3. Thái độ

- Nghiêm túc trong học tâp.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

2. Học sinh

 - Sách bài tập vật lý 8.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc21 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án ôn tập Vật lý 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/08/2016 Ngày giảng: 16/08/2016 CHỦ ĐỀ 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ TIẾT 1 ÔN TẬP CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố khái niệm chuyển động cơ học, nêu ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày. 2. Kĩ năng - Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên. Nhận biết một số dạng chuyển động thường gặp. 3. Thái độ - Nghiêm túc trong học tâp. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Hệ thống kiến thức. 2. Học sinh - Sách bài tập vật lý 8. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết GV: Chuyển động cơ học là gì ? Nêu ví khác. GV: Vì sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối? Lấy ví dụ minh hoạ ? GV: Có những dạng chuyển động nào ? Lấy ví dụ ? A- Lý thuyết: - Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật mốc. - Một vật có thể là chuyển động so với vật mốc này nhưng lại là đứng yên so với vật khác. Ta nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối . - Các dạng chuyển động thường gặp : Chuyển động thẳng, chuyển động cong VD : Hoạt động 2: Vận dụng GV : Hãy chỉ các vật mốc khi nói: + Ô tô đang chuyển động. + Ô tô đang đứng yên? + Hành khách đang chuyển động? + Hành khách đang đứng yên ? GV : Khi nói Trái đất chuyển động quanh mặt trời ta đã chọn vật nào làm mốc ? khi nói Mặttrời mọc đằng đông, lặn đằng tây ta đã chọn vật nào làm mốc ? GV: Nêu dạng quỹ đạo và tên của những chuyển động sau ? B- Bài tập: Bài 1.3: Một ô tô chở khách đang chạy trên đường Ô tô đang CĐ so với đường Ô tô đứng yên so với hành khách Hành khách đang CĐ so với đường. Hành khách đang đứng yên so với ô tô. Bài 1.4 : + Mặt trời + Trái đất Bài 1.5 : Cây cối ven đường và tàu là chuyển động. Cây cối ven đường là đứng yên, tàu chuyển động Cây cối vên đường là chuyển động, tàu đứng yên. Bài 1.6 : CĐ tròn Dao động CĐ tròn CĐ cong Hoạt động 3: Dặn dò - Về nhà ôn tập lại toàn bộ kiến thức nội dung đã ôn tập Ngày soạn: 20/08/2016 Ngày giảng: 23/08/2016 TIẾT 2 ÔN TẬP VẬN TỐC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố lại khái niệm vận tốc, ý nghĩa ,công thức và đơn vị vận tốc. 2. Kĩ năng - Vận dụng giải một số bài tập có liên quan. - Rèn luyện kỹ năng giải bài tập vật lý. 3. Thái độ Nghiêm túc trong học tâp. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên 2. Học sinh - Sách bài tập vật lý 8. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết GV : Nêu một số câu hỏi giúp học sinh ôn lại kiến thức : - Vận tốc là gi ? - Viết công thức tính vận tốc và giải thích các kí hiệu trong công thức ? - Đơn vị hợp pháp của vận tốc là gì ? GV : Hướng dẫn cách đổi đơn vị vận tốc từ Km / h sang m / s và ngược lại . Muốn biết chuyển động nào nhanh hơn ta làm như thế nào ? A- Lý thuyết: + Vận tốc là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm cẩ chuyển động và được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. + Công thức : v = S / t (1) Trong đó : v là vận tốc S là quãng đường đi được t là thời gian đi hết quãng đường đó. Từ (1) suy ra : S = v.t (2) t = S /v (3) + Đơn vị hợp pháp của vận tốc là Km/h và m/s. 1Km/h = 0,28 m/s 1 m/s = 3,6 Km/h Hoạt động 2: Vận dụng - Giáo viên mời 1 học sinh lên bảng giải bài tập2.1. - GV : Yêu càu học sinh tóm tắt đề bài 2.5. - Đơn vị của các đại lượng đã cho trong bài đã phù hợp chưa ? cần đổi đơn vị nào ? - GV: Gọi HS lên bảng trình bày bài làm. Sau đó tổ chức cho lớp nêu nhận xét , gv chỉnh sửa ( nếu cần ). B- Bài tập: Bài 2.1: V1 = 1629 m/s V2 = 28800 Km/h Đổi 28800 Km/h = 8000m/s Vì v2 >v1 nên chuyển động của vệ tinh nhân tạo của trái đất nhanh hơn chuyển động của phân tử Hidrro. Bài 2.5. S1 = 300 m = 0,3 Km T1 = 60s = 1/ 60 h S2 = 7,5 Km T2 = 0,5 h a ) so sánh v1 và v2 ? b) t = 20 phút S = ? Bài giải : a) Vận tốc của người thứ nhất là : V1 = S1 / t1 = 0,3. 60 = 18 (km/h ) Vận tốc của người thứ hai là : V2 = S2 / t2 = 7,5 / 0,5 = 15 ( m/s) Vì v1> v2 nên người thứ nhất đi nhanh hơn. b) Sau thời gian 20 phút thì khoảng cách giũa hai người là : S = t (v1 – v2 ) = 1/3.( 18 – 15 ) = 1 (km ) ĐS: a) v1> v2 b) 1 km Hoạt động 3: Dặn dò - Về nhà ôn tập lại toàn bộ kiến thức nội dung đã ôn tập Ngày soạn: 27/08/2016 Ngày giảng: 30/08/2016 TIẾT 3 ÔN TẬP CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU – CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức về chuyển động đều , chuyển động không đều. 2. Kĩ năng - Vận dụng tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều 3. Thái độ - Nghiêm túc trong học tâp. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên 2. Học sinh - Sách bài tập vật lý 8. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết GV nêu một số câu hỏi: - Chuyển động đều là gì ? lấy ví dụ về chuyển động đều ? - Chuyển động không đều là gì lấy ví dụ ? - Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều ? A- Lý thuyết: + Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. + Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. + Vận tốc trung bình của chuyển động không đều : Vtb = S/ t. Hoạt động 2: Vận dụng GV gọi HS lên bảng làm bài tập3.6. GV kiểm tra một số HS dưới lớp . Tổ chức cho lớp nêu nhận xét. B- Bài tập: Bài 3.6 . Vận tốc trung bình trên quãng đường AB là : Vận tốc trung bình trên quãng đường BC là : Vận tốc trung bình trên quãng đường CD là : Vận tốc trung bình trên toàn bộ đường đua là : Đ/S: Hoạt động 3: Dặn dò - Về nhà ôn tập lại toàn bộ kiến thức nội dung đã ôn tập Ngày soạn: 03/09/2016 Ngày giảng: 06/09/2016 CHỦ ĐỀ 2: LỰC CƠ TIẾT 4 ÔN TẬP BIỂU DIỄN LỰC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức về các yếu tố của lực. 2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng biểu diễn vec tơ lực. 3. Thái độ - Nghiêm túc trong học tâp. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên 2. Học sinh - Sách bài tập vật lý 8. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết Vì sao nói lực là một đại lượng vectơ ? Trình bày cách biểu diễn lực ? Kí hiệu của vec tơ lực và cường độ lực như thế nào ? A- Lý thuyết: + Lực là một đại lượng vectơ vì có 3 yếu tố : Phương , chiều và độ lớn. + Cách biểu diễn lực : Dùng một mũi tên có - Gốc là điểm đặt của lực - Phương, chiều là phương và chiều của lực. - Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo tỉ xích cho trước. Hoạt động 2: Vận dụng - GV gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 4.4. - Tổ chức cho lớp nêu nhận xét, gv chốt lại đáp án . - GV gọi 2 học sinh lên bảng biểu diễn lực bài 4.5. - Tổ chức cho lớp nêu nhận xét. GVchốt lại đáp án và lưu ý những sai sót mà HS thường mắc. B- Bài tập: Bài 4.4. Diễn tả bằng lời các yếu tố của lực : Hình a : Vật chịu tác dụng của hai lực : + Lực kéo Fk có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 250N + Lực cản Fc có phương ngang , chiều từ phải sang trái, cường độ 150N. Hình b : Vật chịu tác dụng cử hai lực : + Trọng lực P có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, cường độ 200N. + Lực kéo Fk có phương nghiêng 300 so với phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải , cường độ 300N. Bài 4.5 : Trọng lực của một vật 1500N. Lực kéo của xà lan là 200N. Hoạt động 3: Dặn dò - Về nhà ôn tập lại toàn bộ kiến thức nội dung đã ôn tập Ngày soạn: 10/09/2016 Ngày giảng: 13/09/2016 TIẾT 5 ÔN TẬP LỰC CÂN BẰNG – QUÁN TÍNH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức về hai lực cân bằng, quán tính. 2. Kĩ năng - Vận dụng biểu biễn hai lực cân bằng tác dụng lên một vật, giải thích hiện tượng quán tính. 3. Thái độ - Nghiêm túc trong học tâp. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên 2. Học sinh - Sách bài tập vật lý 8. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết - Thế nào là hai lực cân bằng ? Nêu ví dụ ? - Vật đang chuyển động nếu chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ như thế nào ? - Quán tính là gì ? nêu ví dụ ? A- Lý thuyết: + Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt vào một vật , độ lớn bằng nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều . + Dưới tác dụng của hai lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, một vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều (vận tốc không đổi ). + Khi có lực tác dụng mọi vật không thể thay đổi vận tốc ngay được do có quán tính. Hoạt động 2: Vận dụng - GV nêu câu hỏi bài 5.4, gọi một số HS trả lời , HS khác nêu nhận xét , gv chốt lại đáp án . - Gv gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện câu a , b của bài 5.6. - GV tổ chức cho lớp nêu nhận xét , gv chỉnh sửa, bổ sung. - GV nêu câu hỏi 5.8 gọi học sinh đứng tại chỗ trả lời , học sinh khác nêu nhận xét, gv chốt lại đáp án . B- Bài tập: Bài 5.4. Có những đoạn đường dù đầu máy vẫn chạy để kéo tàu nhưng vận tốc của tàu không đổi điều này không mâu thuẩn với nhận định “ lực tác dụng làm thay đổi vận tốc”. Vì khi lực kéo của đầu máy cân bằng với lực cản tác dụng lên tàu thì vận tốc của tàu không đổi. Bài 5.6. Vật đứng yên vì 2 lực P và Q tác dụng lên vật cân bằng nhau.( hình a ). Vật chuyển động thẳng đều trên mặt sàn nằm ngang nhờ lực kéo có cường độ 2N → Fk cân bằng với Fc của mặt sàn tác dụng lên vật ( hình b ). Bài 5.8. Báo đuổi riết con linh dương, linh dương nhảy tạt sang một bên. Do quán tính báo lao về phía trước vồ mồi nhưng không kịp đổi hướng nên linh dương trốn thoát. Hoạt động 3: Dặn dò - Về nhà ôn tập lại toàn bộ kiến thức nội dung đã ôn tập Ngày soạn: 17/09/2016 Ngày giảng: 20/09/2016 TIẾT 6 ÔN TẬP LỰC MA SÁT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố, phân biệt ba loại lực ma sát. 2. Kĩ năng - Vận dụng kể và phân tích một số hiện tượng về lực ma sát, nêu được cách khắc phục tác hại của ma sát và vận dụng lợi ích của lực này. 3. Thái độ - Nghiêm túc trong học tâp. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên 2. Học sinh - Sách bài tập vật lý 8. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết Nêu đặc điểm của các loại lực ma sát ? Lấy ví dụ cho mỗi loại ? Lực ma sát có phương và chiều như thế nào so với chiều chuyển động của vật ? ( cùng phương nhưng ngược với chiều chuyển động của vật .) Cường độ của lực ma sát nghỉ phụ thuộc gì ? A- Lý thuyết: - Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt một vậtkhác. VD: - Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác. - Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật chịu tác dụng của lực khác. - Lực ma sát có thể có lợi hoặc có hại. + có lợi thì cần làm tăng lực ma sát bằng cách tăng độ nhám của bề mặt tiếp xúc. + Có hại thì cần làm giảm lực ma sát bằng cách tăng độ nhẵn của bề mặt tiếp xúc. Hoạt động 2: Vận dụng - GV nêu các câu hỏi 6.1, 6.2, 6.3 yêu cầu học sinh chọn phương án đúng. - Gọi học sinh lên bảng trình bày bài tập. - GV kiểm tra bài tập của các học sinh dưới lớp. - Tổ chức cho học sinh nêu nhận xét , giáo viên chốt lại đáp án. B- Bài tập: Bài 6.1 : C Bài 6.2 : C Bài 6.3 : D Bài 6.4 : a) Ô tô chuyển động thẳng đều khi lực kéo cân bằng với lực ma sát. Vậy lực ma sát: Fms = Fk = 800N. b)Lực kéo tăng : Fk > Fms thì ô tô chuyển động nhanh dần. Lực kéo giảm : Fk < Fms thì ô tô chuyển động chậm dần. Bài 6.5 : Khi bánh xe lăn đều trên đường sắt thì lực kéo cân bằng với lực cản : Fk = Kc = 5000N. So với trọng lượng đầu tàu , lực ma sát bằng : lần. Đoàn tàu khi khởi hành chịu tác dụng của hai lực cân bằng : Lực phát động và lực cản. Độ lớn của lực làm tàu chạy nhanh dần khi khởi hành bằng : Fk – Fms = 10000- 5000 = 5000N. Hoạt động 3: Dặn dò - Về nhà ôn tập lại toàn bộ kiến thức nội dung đã ôn tập Ngày soạn: 26/09/2016 Ngày giảng: 29/09/2016 CHỦ ĐỀ 3: ÁP SUẤT TIẾT 7 BÀI TẬP: ÁP SUẤT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố khái niệm áp lực, ý nghĩa của áp suất, công thức và đơn vị của áp suất. 2. Kĩ năng - Biết cách làm tăng và giảm áp suất trong đời sống và trong kỹ thuật. - Giải các bài tập có liên quan. 3. Thái độ - Nghiêm túc trong học tâp. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên 2. Học sinh - Sách bài tập vật lý 8. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết Áp lực là gì? lấy ví dụ về áp lực? Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào yếu tố nào ? Áp suất là gì ? công thức tính áp suất ? đơn vị của áp suất ? Nêu biện pháp tăng , giảm áp suất trong đời sống và trong kỹ thuật ? lấy ví dụ cụ thể ? A- Lý thuyết: 1. áp lực : là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép Tác dụng của áp lực càng lớn khi độ lớn của áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ. 2. áp suất : Là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. Công thức : 3. Cách tăng và giảm áp suất : Với cùng một áp lực : + Tăng P : giảm S + Giảm P : tăng S Hoạt động 2: Vận dụng - GV : Khi vật đặt vuông góc với mặt bị ép thì trọng lượng của vật chính là áp lực . - Gv ghi đề bài tập lên bảng , yêu cầu học sinh ghi vào vở - GV gợi ý cho học sinh : + Tính áp suất bằng công thức nào ? + Tìm áp lực của người lên mặt đất bằng cách nào ? + Áp dụng công thức tính áp suất để tính. B- Bài tập: Bài 7.4 : Áp lực ở cả 3 trường hợp đều bằng nhau vì trọng lượng của viên gạch không thay đổi. + Ở vị trí a áp suất của viên gạch lớn nhất vì diện tích bị ép nhỏ nhất. + Ở vị trí c : áp suất của viên gạch nhỏ nhất vì diện tích bị ép lớn nhất . Bài 7.5 : Trọng lượng của người là áp lực : Từ công thức : = 17000 . 0.003 = 510 (N) Khối lượng của người là : (kg) ĐS : 51 kg Bài 7.6 : Áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất : Đ/S : 2000000nNm2 Hoạt động 3: Dặn dò - Về nhà ôn tập lại toàn bộ kiến thức nội dung đã ôn tập Ngày soạn: 03/10/2016 Ngày giảng: 06/10/2016 TIẾT 8 BÀI TẬP:ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU (Tiết 1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức , rèn kỹ năng vận dụng công thức tính áp suất chất lỏng . 2. Kĩ năng - Ứng dụng nguyên tắc bình thông nhau để giải một số bài tập. 3. Thái độ - Nghiêm túc trong học tâp. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên 2. Học sinh - Sách bài tập vật lý 8. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết Viết công thức tính áp suất chất lỏng và giải thích các ký hiệu trong công thức? Nêu nguyên tắc của bình thông nhau? GV thông báo cho học sinh trường hợp bình thông nhau chứa hai chất lỏng không hoà tan. A- Lý thuyết: Công thức tính áp suất chất lỏng : P = d.h Nguyên tắc bình thông nhau : + Nếu bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực mặt thoáng ở các nhánh luôn bằng nhau. + Nếu bình thông chứa hai chất lỏng không hoà tan thì chất lỏng nào có trọng lượng riêng lớn hơn sẽ ở trên mặt phân cách, chất lỏng có trọng lượng riêng nhỏ hơn sẽ dưới mặt phân cách. Hoạt động 2: Vận dụng Cho học sinh lên bảng giải bài tập 8.4 và 8.5. GV tổ chức cho lớp nêu nhận xét , giáo viên bổ sung , rút kinh nghiệm những sai sót của học sinh. B- Bài tập: Bài 8.4: Cho biết : P1 = 2020000N/m2 P2 = 860N/m2 tàu nổi lên hay chìm xuống ? tìm h1, h2 , biết d = 10300N/m3 Giải: Áp suất tác dụng lên vỏ tàu giảm tức là cột nước phía trên tàu giảm. vậy tàu đã nổi lên. Độ sâu của tàu ngầm ở thời điểm trước : Độ sâu của tàu ngầm ở thời điểm sau : ĐS: 196m, 83,5m Hoạt động 3: Dặn dò - Về nhà ôn tập lại toàn bộ kiến thức nội dung đã ôn tập Ngày soạn: 28/09/2013 Ngày giảng: 01/10/2013 TIẾT 9 BÀI TẬP:ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU (Tiết 2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức , rèn kỹ năng vận dụng công thức tính áp suất chất lỏng . 2. Kĩ năng - Ứng dụng nguyên tắc bình thông nhau để giải một số bài tập. 3. Thái độ - Nghiêm túc trong học tâp. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên 2. Học sinh - Sách bài tập vật lý 8. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết Viết công thức tính áp suất chất lỏng và giải thích các ký hiệu trong công thức? Nêu nguyên tắc của bình thông nhau? GV thông báo cho học sinh trường hợp bình thông nhau chứa hai chất lỏng không hoà tan. A- Lý thuyết: Công thức tính áp suất chất lỏng : P = d.h Nguyên tắc bình thông nhau : + Nếu bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực mặt thoáng ở các nhánh luôn bằng nhau. + Nếu bình thông chứa hai chất lỏng không hoà tan thì chất lỏng nào có trọng lượng riêng lớn hơn sẽ ở trên mặt phân cách, chất lỏng có trọng lượng riêng nhỏ hơn sẽ dưới mặt phân cách. Hoạt động 2: Vận dụng GV hướng dẫn học sinh giải bài 8.6 + Vẽ hình. + Chất lỏng nào ở trên mặt phân cách? + So sánh áp suất tại 2 điểm A và B ? HS tự giải theo hướng dẫn của GV. GV ghi đề bài tập lên bảng, yêu cầu học sinh ghi vở và giải vào nháp. GV gợi ý : + áp suất tác dụng lên đáy bình gồm những áp suất nào ? Công thức tính ? B- Bài tập: Bài 8.6 : Giải : Xét hai điểm A,B trong hai nhánh nằm trong cùng một mặt phẳng nằm ngang trùng với mặt phân cách giữa xăng và nước. Ta có : pA = pB Mà : Pa = d1.h1 ; Pb = d2.h2 Nên: d1h1 = d2.h2 ( với h2 = h1 –h ) ↔ d1.h1 = d2 ( h1 – h) ( d2 –d1 ). h1 = d2.h Đ/S: 56 mm Hoạt động 3: Dặn dò - Về nhà ôn tập lại toàn bộ kiến thức nội dung đã ôn tập Ngày soạn: 17/10/2016 Ngày giảng: 20/10/2016 TIẾT 10 ÔN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Ôn tập , hệ thống các kiến thức đã được học từ bài 1 đến bài 8 để chuẩn bị cho tiết kiểm tra 2. Kĩ năng - Vận dụng các công thức để làm những bài toán định lượng về tính vận tốc , quãng đường, thời gian trong chuyển động, tính áp lực, tính áp suất. 3. Thái độ - Nghiêm túc trong học tâp. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên 2. Học sinh - Sách bài tập vật lý 8. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết GV nêu các câu hỏi giúp học sinh ôn lại kiến thức : + Chuyển động cơ học là gì ? Lấy ví dụ về chuyển động cơ học ? + Vận tốc là gì ? Công thức và đơn vị vận tốc ? + Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ ? Cách biểu diễn véc tơ lực ? + Thế nào là hai lực cân bằng ? Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động và một vật đang đứng yên ? + Áp lực là gì ? + Áp suất là gì ? Công thức và đơn vị áp suất ? + Áp suất của chất lỏng khác áp suất chất rắn ở điểm nào ? Công thức tính áp suất chất lỏng ? A- Lý thuyết: 1/ Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật so với một vật khác được chọn làm mốc. 2/ Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh, chậm của chuyển động. +Công thức : + Đơn vị : m/s và km/h . 3/ Lực là một đại lượng véc tơ được biểu diễn bằng một mũi tên có : + Gốc là điểm đặt của lực. + Phương , chiều là phương, chiều của lực. + Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo tỉ xích cho trước. 4/ Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt vào một vật , có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau . Dưới tác dụng của hai lực cân bằng một vạt đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều . 5/ Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. +Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị điện tích bị ép . Công thức : Đơn vị : N/m2 + Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình , thành bình và các vật trong lòng nó. Công thức tính áp suất chất lỏng : p = d.h Hoạt động 2: Vận dụng - GV cung cấp cho học sinh một số bài tập . - Yêu cầu học sinh tự lực giải bài tập . - GV gợi ý bài 3 : + Tìm áp lực của bình hoa lên bàn. + Tìm diện tích mặt bị ép . + Tính áp suất . - GV gợi ý bài 4 : + Tìm độ cao của cột thuỷ ngân . + Khi đổ rượu vào ống thì áp suất của cột rượu bằng áp suất của cột thuỷ ngân.Tìm độ cao của cột rượu . + So sánh hai áp suất , rút ra kết luận. B- Bài tập: Bài 1 : Vận tốc di chuyển của một cơn bão là 4,2 m/s. Trong một ngày đêm bão di chuyển được bao nhiêu km ? Vận tốc gió xoáy ở vùng tâm bão đó là 90 km/h. Vận tốc nào lớn hơn ? Bài 2 : Treo vật vào một lực kế thấy lực kế chỉ 30N . Hãy phân tích các lực tác dụng vào vật . Nêu rõ điểm đặt , phưng , chiều và độ lớn của các lực đó . Khối lượng của vật là bao nhiêu ? Bài 3 : Một bình hoa có khối lượng 2 kg đặt trên bàn . Biết đáy là một mặt hình vuông cạnh 5 cm. Tính áp suất của bình lên mặt bàn ? Bài 4 : Chiều cao tính từ đáy đến miệng ống nhỏ là 110 cm. Trong ống đựng thuỷ ngân , mặt thuỷ ngân cách miệng ống 102 cm . Tính áp suất của thuỷ ngân lên đáy ống . Có thể tạo áp suất như vậy ở đáy ống đó được không nếu bỏ thuỷ ngân trong ống đi và đổ rượu vào ống ? Biết trọng lượng riêng của thuỷ ngân và rượu lần lượt là 136000N/m3 và 8000N/m3 Hoạt động 3: Dặn dò - Về nhà ôn tập lại toàn bộ kiến thức nội dung đã ôn tập Ngày soạn: 24/10/2016 Ngày giảng: 27/10/2016 TIẾT 11 CHỮA BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức. - Củng cố các kiến thức đã học 2. Kĩ năng. - Rèn luyện tư duy và tính cẩn thận. 3. Thái độ. - Nghiêm túc làm bài, không quay cóp II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên. - Đề bài + đáp án và biểu điểm 2. Học sinh. - Kiến thức từ tiết 1 đến tiết 10 đã dặn trước. III. KIỂM TRA. 1. Đề kiểm tra:(Tự luận) Câu 1: (2 điểm) Thế nào là hai lực cân bằng? Lấy ví dụ? Câu 2: (2 điểm) Viết công thức tính áp suất và giải thích các đại lượng trong công thức? Câu 3: (1,5 điểm) Vì sao nói chuyển động chỉ mang tính tương đối? Câu 4: (2 điểm) Một người đi từ nhà đến trường với vận tốc là 30km/h. Tính khoảng cách từ nhà đến trường, biết người đó đi từ nhà đến trường hết thời gian là 30 phút Câu 5 : (2,5 điểm) Một bình thủy tinh cao 2 m đựng đầy nước. Tính áp suất tác dụng lên một vật ở đáy bình và ở điểm cách đáy bình 0,5m 2. Hướng dẫn chấm Câu Ý Hướng dẫn chấm Điểm 1 a b - Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau - Ví dụ: ( đúng) 1đ 1đ 2 * Công thức Tính áp suất: P = F/S Trong đó: P là áp suất (N/m2) F là lực tác dụng lên mặt bị ép (N) S là diện tích mặt bị ép (m2) 1,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 3 - Vì khi nói chuyển động ta phải xét đến vật chọn làm mốc có thể vật đang chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vận khác 1,5đ 4 Tóm Tắt V = 30km/h t = 30 phút = 1/2h S= ? Giải Quãng đường người đó đi từ nhà đến trường là: ADCT: V = S/t Suy ra S = v.t Thay số S = 30.1/2 = 15km Đáp Số: S = 15 km 1đ 5 Tóm tắt h = 2m h1 = (2m – 0,5m) = 1,5m D = 1000 kg/m3 P = ? P1 =? Giải: Trọng lượng riêng của nước là: ADCT: d = 10D = 10.1000 = 10000 (N/m3) Áp suất chất lỏng tác dụng lên vật ở đáy bình là: ADCT: P = d.h thay số P = 10000.2 = 200000 (N/m2) Áp suất chất lỏng tác dụng lên vật cách đáy bình 0,5 m là: ADCT: P = d.h suy ra P1 = d.h1 Thay số P1 = 10000.1,5 = 15000 (N/m2) Đáp số: P = 200000 (N/m2) P1 =15000 (N/m2) 0,5đ 1 đ 1đ 3. Dặn dò. - Trả lời lại các câu hỏi kiểm tra. Ngày soạn: 28/09/2013 Ngày giảng: 01/10/2013 TIẾT 1 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức 2. Kĩ năng 3. Thái độ Nghiêm túc trong học tâp. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên 2. Học sinh III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết A- Lý thuyết: Hoạt động 2: Vận dụng B- Bài tập: Hoạt động 3: Dặn dò - Về nhà ôn tập lại toàn bộ kiến thức nội dung đã ôn tập Ngày soạn: 28/09/2013 Ngày giảng: 01/10/2013 TIẾT 1 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức 2. Kĩ năng 3. Thái độ Nghiêm túc trong học tâp. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên 2. Học sinh III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết A- Lý thuyết: Hoạt động 2: Vận dụng B- Bài tập: Hoạt động 3: Dặn dò - Về nhà ôn tập lại toàn bộ kiến thức nội dung đã ôn tập Ngày soạn: 28/09/2013 Ngày giảng: 01/10/2013 TIẾT 1 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức 2. Kĩ năng 3. Thái độ Nghiêm túc trong học tâp. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên 2. Học sinh III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết A- Lý thuyết: Hoạt động 2: Vận dụng B- Bài tập: Hoạt động 3: Dặn dò - Về nhà ôn tập lại toàn bộ kiến thức nội dung đã ôn tập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docon thi ly 8_12405799.doc