Giáo án phụ đạo Văn 8 - Buổi 1 + 2: Ôn tập tiếng việt

V Trường từ vựng

 I. Khái niệm: là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

 Vd: Hoạt động của tay:nắm ,xé ,đấm ,tát,đập, .

II. Bài tập.

1.Cho các đoạn văn sau :

a. Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ. Nhưng không phải vì thấy mợ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà chữa đẻ với người khác mà tôi có cản giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ, tôi căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi để sinh nở một cách dấu diếm.

 Tìm các từ cùng trường nghiã với từ đau đớn. Gọi tên cho những từ này.

b. Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà quét sân. Mẹ lại đựng hạt giống đầy nón lá cọ treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại đan cả mành cọ và bán cọ xuất khẩu. Chiều chiều chăn trâu chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc cọ về om.

 Tìm các từ ngữ thuộc hai trường nghĩa : cây cọ và vật dụng làm từ cây cọ.

c. Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió buốt làm tôi rối lên hoa cả mắt. Mỗi lúc lại nghe rõ từng tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xoá trên những cây chà là chim cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh, chim gà đẩy đầu hói như những ông thầy tu trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân .nhiều con chim lạ rất to đậu đến quằn nhánh cây .

 

doc10 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 832 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án phụ đạo Văn 8 - Buổi 1 + 2: Ôn tập tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5 /10/2018 Buổi 1 +2 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT A. Môc tiªu cÇn ®¹t: 1. Kiến thức : ¤n tËp l¹i c¸c kiÕn thøc vÒ phần tiếng Việt đã học trong thời gian qua nhằm cũng cố nâng cao tầm hiểu biết cho học sinh. 2. Kĩ năng : - Rèn kĩ năng nhận biết từ ngữ nghĩa rộng, từ nghữ nghĩa hẹp 3. Thái độ : Có ý thức sử dụng từ ngữ phù hợp khi diễn đạt. B ChuÈn bÞ: GV: C¸c d¹ng bµi tËp HS: ¤n tËp . TiÕn tr×nh d¹y vµ häc: 1. Ổn định: 2. KiÓm tra: sù chuÈn bÞ của hs 3. ¤n tËp Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Ôn tập cấp độ khái quát của nghĩa tư ngữ ? ThÕ nµo lµ tõ ng÷ nghÜa réng, tõ ng÷ nghÜa hÑp? ? C¸c tõ lóa, hoa, bµ cã nghÜa réng ®èi víi tõ nµo vµ cã nghÜa hÑp ®èi víi tõ nµo? - GV hướng dẫn hs lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong mỗi nhóm từ SGK ? Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm trong SGK ? ? Yêu cầu của bài tập 3 là gì ? ? Tìm các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ sau ? a, Xe cộ b, Khi loại c, Hoa quả ? Chỉ ra những từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ ? I,Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ - Mét tõ ®­îc coi lµ cã nghÜa réng khi ph¹m vi nghÜa cña tõ ®ã bao hµm ph¹m vi nghÜa cña mét sè tõ ng÷ kh¸c. - Mét tõ ®­îc coi lµ cã nghÜa hÑp khi ph¹m vi nghÜa cña tõ ®ã ®­îc bao hµm trong ph¹m vi nghÜa cña mét tõ ng÷ kh¸c. Bài tập: * Lóa: - Cã nghÜa réng ®èi víi c¸c tõ : lóa nÕp, lóa tÎ, lóa t¸m... - Cã nghÜa hÑp ®èi víi c¸c tõ : l­¬ng thùc, thùc vËt,... * Hoa - Cã nghÜa réng ®èi víi c¸c tõ : hoa hång, hoa lan,... - Cã nghÜa hÑp ®èi víi c¸c tõ : thùc vËt, c©y c¶nh, c©y cèi,.. * Bµ - Cã nghÜa réng ®èi víi c¸c tõ : bµ néi, bµ ngo¹i,... - Cã nghÜa hÑp ®èi víi c¸c tõ : ng­êi giµ, phô n÷, ng­êi ruét thÞt,... HS làm lại bài tập trong SGk BT 1: Y phục Áo Quần quần đùi quần dài 2. Bài 2 : - Các từ ngữ có nghĩa rộng a, Từ “ chất đốt” b, Từ “nghệ thuật” c, Từ “ thức ăn” d, Từ “ nhìn “ e, Từ “ đánh” 3. Bài tập 3 a, “xe cộ” : bao hàm : xe đạp, xe máy, xe hơi b, “kim loại” bao hàm : sắt, đồng, nhôm c, “hoa quả” bao hàm “ chanh, cam, chuối 4. Bài tập 4 - Những từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của nhóm a. Thuốc lào b. Thủy quỹ c. Bút điện d. Hoa tai - GV có thể hướng dẫn HS làm bài tập 5 + động từ có nghĩa rộng : khóc + động từ có nghĩa hẹp : nức nở II. Chủ đề và tính thống nhất về chủ đề của các văn bản. 1. Chủ đề: - Chủ đề: Là đối tượng, vấn đề chính mà văn bản muốn biểu đạt. VD: + Chủ đề trong văn bản: “ Tôi đi học”: Tâm trạng hồi hộp, cảm giác ngỡ ngàng và niềm hạnh phúc của nhân vạt “ tôi” trong ngày đầu tiên đi học. + Chủ đề trong văn bản: “ Trong lòng mẹ”: Nỗi đau và lòng yêu thương vô bờ bến của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh. + Chủ đề trong văn bản: “ Tức nước vỡ bờ” Vạch trần bộ mặt ác nhân, tàn ác của XHTDPK. Tình cảnh cực khổ của người nông dân khi bị dồn vào bước đường cùng. Vẻ đẹp tâm hồn và sức mạnh của người nông dân (khi bị dồn vào bước đường cùng). III. Bố cục. 1. Khái niệm: Bố cục văn bản là sự tổ chức các đoạn văn thể hiện chủ đề. 2. Bố cục thông thường: a. Mở bài: Giới thiệu chủ đề. b. Thân bài:Triển khai các chủ đề ( qua các đoạn văn). c. Kết luận: Tổng kết chủ đề. * Lưu ý: Trình tự phần thân bài theo một số trình tự sau: Không gian, thời gian, mạch cảm xúc hoặc sự phát triển của sự việc. * Bài tập: Bài tập 1: Có một bạn được phân công báo cáo kinh nghiệm học tập tại hội nghị học tốt của trường. Bạn ấy dự định theo bố cục sau: Mở bài: chào mừng các đại biểu, các thầy cô và các bạn dự hội nghị. Thân bài: Nêu rõ bản thân đã học như thế nào ở lớp. Nêu thành tích hoạt động Đội và thành tích văn nghệ của bản thân. Nêu rõ bản thân học ở nhà thế nào. Nêu rõ bản thân học trong cuộc sống. Kết bài: Chúc sức khoẻ mọi người, chúc các bạn học tốt. Bố cục trên đã rành mạch và hợp lí chưa? Vì sao? Theo em có thể bổ sung thêm điều gì? Gợi ý: Bố cục trên chưa rành mạch vì: Mở bài: Chưa nêu ra chủ đề mà văn bản đề cập. Thân bài: Trình bày chưa dày đủ, rõ ràng. Kết luận chưa tổng kết chủ đề. Bố cục trên chưa rành mạch hợp lí vì bố cục chưa có sự thống nhất về chủ đề, ý thứ 2 không nói về học tập ( lạc chủ đề). Phần mở bài chưa giới thiệu phần mình định báo cáo. Bổ sung ý 2: Nêu thành tích, kinh nghiệm học tập. Bài tập 2: Hãy tìm chủ đề cho đề bài sau: “ Phân tích lòng thương mẹ của chú bé Hồng trong đoạn trích : Trong lòng mẹ”. Gợi ý: MB: Giới thiệu và khái quát tình cảm của chú bé Hồng đối với mẹ. TB: - Cảnh ngộ đáng thương của chú bế Hồng. - Nỗi nhớ nhung và sự khát khao gặp mẹ. - Phản ứng quyết liệt của chú trước bà cô, hủ tục PK nghiệt ngã. - Niềm vui sướng tột cùng của cậu bé Hồng khi đang trong lòng mẹ. KL: Khái quát lại tình mẫu tử thiêng liêng và nêu cảm nghĩ của bản thân. IV. Xây dựng đoạn văn trong văn bản. 1. Đoạn văn: Là phần văn bản được bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng cho đến chỗ chấm xuống dòng, diễn đạt một nội dung tương đối hoàn chỉnh. 2. Trong đoạn văn: + Từ ngữ chủ đề: + Câu chủ đề: Cách trình bày nội dung trong đoạn văn. Dựng đoạn diễn dịch ( là cách thức trình bày ý đi từ ý chung, khái quát đến các ý cụ thể chi tiết. Đoạn diễn dịch thì câu chốt đứng đầu đoạn, các câu đi kèm sau nhằm minh hoạ câu chốt. * Mô hình: (1) (câu chốt) (2) (3) (4) (n) VD: Em rất kính yêu mẹ. Bố thì nghiêm, mẹ thì hiền. Mẹ giống bà ngoại, từ nét mặt, nụ cười đôn hậu đến đôi bàn tay nhỏ nhắn, khéo léo. Mẹ đã về hưu được vài năm nay. Mẹ thức khuya, dậy sớm lo cho các con được ăn ngon, mặc đẹp, được học hành giỏi giang. Đứa con nào bị ốm, mẹ thở dài lo lắng, chăm sóc từng viên thuốc, từng bát cháo Mẹ luôn dặn các con: “nhà ta còn khó khăn, các con phải ngoan và chăm chỉ học hành”. Mỗi lần đi xa một hai ngày, em nhớ mẹ lắm! Dựng đoạn quy nạp ( là cách trình bầy nội dung đi từ các ý chi tiết, cụ thể đến ý chung khái quát. Trong đoạn quy nạp, các câu mang ý chi tiết, cụ thể đứng trước, câu chủ đề đứng cuối đoạn. * Mô hình : 1 (a) (b) (c) (d) (n) (câu chốt) Chú ý: đoạn diễn dịch có thể đảo lại thành đoạn quy nạp, hoặc ngược lại VD: Tình bạn phải chân thành, tôn trọng nhau, hết lòng yêu thương, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Lúc vui, lúc buồn, khi thành đạt, khi khó khăn, bạn bè phải san sẻ cùng nhau. Có bạn chí thiết, có bạn tri âm, tri kỉ Nhân dân ta có nhiều câu tục ngữ rất hay nói về tình bạn như : “giàu vì bạn, sang vì vợ” hay “Học thầy không tày học bạn”, nhà thơ Nguyễn Khuyến có bài “bạn đến chơi nhà” được nhiều người yêu thích. Trong đời người, hầu như ai cũng có bạn. Bạn học thời tuổi thơ, thời cắp sách là trong sáng nhất, hồn nhiên nhất. Thật vậy, tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp của chúng ta. - Dựng đoạn song hành (là đoạn văn được sắp xếp các ý ngang nhau, bổ sung cho nhau, phối hợp nhau để diễn tả ý chung. Đoạn song hành không có câu chủ đề. *Mô hình: (1) ---- (2) ---- (3) ---- (4) ----- ----- (n) VD: Đi giữa Hạ Long vào mùa sương, ta cảm thấy những hòn đảo vừa xa lạ, vừa quen thuộc, mờ mờ, ảo ảo. Chung quanh ta, sương buông trắng xoá. Còn thuyền bơi trong sương như bơi trong mây. Tiếng sóng vỗ loong boong trên mạn thuyền. Tiếng gõ thuyền lộc ộc của bạn chài săn cá, âm vang mặt vịnh. Thỉnh thoảng mấy con hải âu đột ngột hiện ra trong màn sương. (Vịnh Hạ Long) - Dựng đoạn móc xích là đoạn văn trong đó cách sắp xếp ý nọ tiếp theo ý kia theo lối móc nối vào ý trước (qua những từ ngữ cụ thể) để bổ sung, giải thích cho ý trước. * Mô hình : (1) (2) (3) (n) VD: Muốn xây dưng chủ nghĩa xã hội thì phải tăng gia sản xuất. Muốn tăng gia sản xuất tốt thì phải có kĩ thuật cải tiến. Muốn sử dụng tốt kĩ thuật cải tiến thì phải có văn hoá. Vậy, việc bổ túc văn hoá là cực kì cần thiết. 3. Củng cố. - Bố cục của văn bản là gì? - Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài, Xây dựng đoạn văn trong văn bản, Cách trình bày nội dung trong đoạn văn ntn? V Trường từ vựng I. Khái niệm: là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. Vd: Hoạt động của tay:nắm ,xé ,đấm ,tát,đập,. II. Bài tập. 1.Cho các đoạn văn sau : Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ. Nhưng không phải vì thấy mợ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà chữa đẻ với người khác mà tôi có cản giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ, tôi căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi để sinh nở một cách dấu diếm. Tìm các từ cùng trường nghiã với từ đau đớn. Gọi tên cho những từ này. Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà quét sân. Mẹ lại đựng hạt giống đầy nón lá cọ treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại đan cả mành cọ và bán cọ xuất khẩu. Chiều chiều chăn trâu chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc cọ về om. Tìm các từ ngữ thuộc hai trường nghĩa : cây cọ và vật dụng làm từ cây cọ. Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió buốt làm tôi rối lên hoa cả mắt. Mỗi lúc lại nghe rõ từng tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xoá trên những cây chà là chim cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh, chim gà đẩy đầu hói như những ông thầy tu trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân .nhiều con chim lạ rất to đậu đến quằn nhánh cây . Tìm các từ thuộc trường nghĩa chỉ hoạt động của chim. 2. Đặt tên cho các trường từ vựng sau: sách, vở, bút, giấy, mực, thước, com-pa, êke,.. hiền, lành, hiền lanh, độ lượng, tốt, tốt bụng, ác, ác độc, hẹp hòi, ích kỉ, xấu, xấu bụng,.. Bài làm 1.Tìm các từ cùng trường nghĩa Các từ cùng trường nghĩa với từ đau đớn là: sợ hãi, thương, căm tức - trường tâm trạng, tình cảm của con người . Các từ cùng trường nghĩa cây cọ là: Chổi cọ, nón lá cọ, mành cọ, lán cọ Các từ thuộc trường nghĩa hoạt động của loài chim là: Bay, kêu, đậu, chen, vươn, rụt cổ, nhìn, đứng 2.Đặt tên cho các trường từ vựng: -Đồ dùng học tập -Tính cách con người. 3.Cho các từ sau xếp chúng vào các trường từ vựng thích hợp? - nghĩ, nhìn, suy nghĩ, ngẫm, nghiền ngẫm, trông, thấy, túm, nắm, húc, đá, đạp, đi, chạy, đứng, ngồi, cúi,suy, phán đoán, phân tích, ngó, ngửi, xé, chặt, cắt đội, xéo, giẫm,... * Các từ đều nằm trong TTV chỉ hoạt động của con người. Chia ra các TTV nhỏ: - Hoạt động trí tuệ: nghĩ, suy nghĩ,phán đoán, ngẫm, nghiền ngẫm,phân tích, tổng hợp, suy,... - Hoạt động của các giác quan để cảm giác: nhìn, trông, thấy, ngó, ngửi,... - Hoạt động của con người tác động đến đối tượng: + Hoạt động của tay: túm, nắm, xé, cắt, chặt,... +Hoạt động của đầu: húc, đội,... + Hoạt động của chân: đá, đạp, xéo, giẫm,... - Hoạt động dời chỗ: đi, chạy, nhảy, trườn, di chuyển,... - Hoạt động thay đổi tư thế: đứng, ngồi, cúi, lom khom,... VI. Từ tượng thanh – Tượng hình. I. Kiến thức cơ bản cần nhớ. 1. Từ tượng thanh. - Là từ mô phỏng âm thanh của người và tự nhiện. VD: ầm, ào ào, the thé... 2. Từ tượng hình. - Là từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái SV, con người. VD: lom khom: gợi dáng đi chậm, cúi đầu ( gù lưng) sừng sững: gợi hình ảnh sự vật rất to lớn ở trạng thái đứng im II. Bài tập. Bài tập 1. Hãy miêu tả hình ảnh, âm thanh cụ thể do các từ tượng thanh, tượng hình sau đây gợi ra. - mấp mô: chỉ sự không bằng phẳng ( tượng hình ) miêu tả âm thanh tiếng ho cụ già. - lụ khụ : gợi tả hình ảnh yếu ớt, tiều tuỵ. - réo rắt : âm thanh trầm bổng ngân xa. - ú ớ : Chỉ âm thanh giọng nói không rõ ràng, đứt quãng. - thườn thướt: chỉ vật dài. - gập ghềnh : chỉ sự bằng phẳng, lúc xuống lúc lên khó đi. - lanh lảnh : âm thanh trong, kéo dài, sắc. - the thé : âm thanh cao, chói tai. - gâu gâu: âm thanh tiếng chó sủa. Bài tập 2. Tìm từ tượng hình thích hợp gợi tả dáng đi của người dựa vào những gợi ý sau: GV hướng dẫn HS làm bài tập 2,4 Sách kiến thức cơ bản nâng cao Ngữ văn 8. C. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. I. Kiến thức cơ bản cần nhớ. 1. Từ ngữ địa phương. - Là từ ngữ dùng ở một hoặc một số địa phương nhất định. VD: - O ( Nghệ Tĩnh) => cô gái. - keo ( Miền Nam ) => lớn. - hỉm ( Thanh Hoá ) => bé gái. * Các kiểu các từ địa phương : + Từ địa phương chỉ sự vật hiện tượng chỉ riêng địa phương đó ( khi được phổ biến rộng sẽ nhập vào vốn từ toàn dân ) VD: - sầu riêng, măng cụt ( Nam Bộ ) - chẻo: nước mắm trộn với vừng , mật ( Nghệ Tĩnh) - nhút: thường là mít non băm trộn với hoa chuối, cà, măng, cua cáy. + Từ ngữ địa phương tương ứng với từ ngữ toàn dân. VD: - Nghệ Tĩnh: bọ- cha; hòm – quan tài; mô - đâu - Nam Bộ : ghe- thuyền; chén - - bát; heo – lợn 2. Biệt ngữ xã hội. - Là những từ ngữ chỉ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. VD: - Tầng lớp thượng lưu, thị dân Tư sản thời Pháp thuộc: gọi cha mẹ là cậu, mợ - Thời phong kiến : vua => trẫm; phụ nữ => thiếp - HS, SV : xơi gậy, lệch tủ, trúng tủ 3. Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. - Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ XH phải thực sự phù hợp với tình huống giao tiếp => biểu cảm. VD: O du kích nhỏ dương cao súng. - Trong sáng tác văn học : Không nên lạm dụng quá mức ->khó hiểu. - Sử dụng tạo màu sắc địa phương, biệt ngữ XH. D.Nói quá. 1. Khái niệm. Nói quá => phép tu từ phóng đại, mức độ, qui mô, tình cảm của SV, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Nói quá: ngoa dụ, phóng đại, thậm xưng, khoa trương. VD: Con rận bằng con ba ba Đêm nằm nó ngáy cả nhà đều kinh. 2. Tác dụng. - Nói quá có chức năng nhận thức làm rõ hơn bản chất của đối tượng ( không phải nói sai sự thật, nói dối- Biện pháp tu từ ) VD: Trên đầu những rác cùng rơm, Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu. => Nói quá: Nhằm thể hiện một sự thật: sự đam mê mù quáng đã làm cho con người nhìn nhận sự việc không chính xác, thậm chí làm cho con người ta có cách nhìn, hành động khác người. - Nói quá tác dụng nhấn mạnh, gây ấn tượng, xúc cmả và ý chí. VD: Chí ta lớn như biển rộng trước mặt ( Tố Hữu) 3. Một số biện pháp nói quá. a, Nói quá kết hợp so sánh tu từ. b, Dùng từ ngữ phóng đại khác. * Bài tập áp dụng. Bài tập 1: Xác định các biện pháp nói quá. * Đều sự dụng 2 biện pháp tu từ: so sánh tu từ và từ ngữ phóng đại. - Nghệ thuật so sánh là chính. Bài tập 2 a, Ngàn cân treo sợi tóc : hình ảnh phi thực tế => mức độ nguy hiểm một cách cụ thể. b, Hẹn chín quên mười: Nhấn mạnh sự trách móc tính hay quên của người hẹn. c, Diễn tả sự lạc quan niềm tin sự sống, sự chiến thắng vượt lên gian khổ, hy sinh chiến đấu. * BÀI TẬP NÂNG CAO Câu 1. Nhà thơ Vũ Đình Liên đã viết: “ Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu...” (Ông đồ) a. Phương thức biểu đạt của đoạn thơ ? b. Xác định các trường từ vựng có trong đoạn thơ ? c. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ. Phân tích giá trị biểu đạt của chúng ? Câu 2: Vận dụng các kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ sau: Áo đỏ em đi giữa phố đông Cây xanh như cũng ánh theo hồng Em đi lửa cháy trong bao mắt Anh đứng thành tro,em biết không? (Vũ Quần Phương – Áo đỏ) Câu 3 .Cho đoạn văn: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”. (Trích Lão Hạc, Nam Cao) a. Tìm câu ghép trong đoạn văn trên. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu đó. b. Chỉ rõ từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích giá trị biểu hiện (tác dụng) của các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn đó. 4. Củng cố: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ là gì? 5. Dặn dò: Làm hoàn chỉnh các bài tập vào vở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphu dao van 8_12419476.doc