a. Chiến lược bảo vệ tuyệt đối.
- Ngân hàng sẽ duy trì chênh lệch thời lượng tài sản nợ và tài sản có gần bằng 0 để giảm thiểu sự tác động của lãi suất tới giá trị ròng của ngân hàng.
Khi DA – kDL gần bằng 0 => ∆E gần bằng 0. Chiến lược này thường áp dụng đối với những ngân hàng nhỏ, khả năng quản lý kém. Khi áp dụng chiến lược này ngân hàng không chịu rủi ro nhưng cũng không kiếm được lợi nhuận.
b.Chiến lược năng động
- Ngân hàng sẽ thường xuyên thay đổi chênh lệch thời lượng dựa trên mức độ tin cậy đối với các dự báo về lãi suất của ngân hàng.
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2582 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Quản trị ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổ trading book sẽ ghi CK KD và CK SSĐB.
- Sổ ngân hàng : banking book : ghi các công cụ tài chính còn lại trên bảng can đối của ngân hàng và được nắm giữ đến khi đáo hạn. Sổ bankingg book sẽ ghi CK GĐNĐH.
-Mục tiêu :
+ Quản tri các rủi ro trong BCĐ của ngân hàng : l/s, tỷ giá, …
+ Quản trị thanh khoản .
+ Bảo toàn và làm tăng giá trị ròng của ngân hàng.
+ Quản trị cơ cấu BCĐ của ngân hàng 1 cách chủ động và tối ưu.
Công việc phải làm : xây dựng danh mục sản phẩm tiền gửi, cho vay,…, thực hiện và định giá điều chuyển vốn nội bộ, lập các báo cáo ALM.
-Cơ chế điều chuyển vốn nội bộ : Cơ chế quản lý vốn tập trung FTP :
+ Các chi nhánh tự hoạt động và cho vay, nếu còn thừa thì điều chuyển lên hội sở. Vì trên thực tế có chi nhánh thuận lợi trong huy động, có chi nhánh thuận lợi trong cho vay, nếu thừa sẽ chuyển lên (bán) hội sở và nếu thiếu thì mua của hội sở. Chi nhánh nào hoạt động hiệu quả : huy động được với lãi suất thấp, thì hội sở mua với lãi suất thấp và ngược lại.
+ Như vậy các chi nhánh đã chuyển các rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá về hội sở, nhưng vẫn còn lại rủi ro tín dụng.
+ Đảm bảo cho sự an toàn của hệ thống
I/Rủi ro lãi suất
Khái niệm :
Rủi ro lãi suất là những tổn thất tiềm tàng mà ngân hàng phải gánh chịu khi lãi suất thị
trường biến động
Rủi ro lãi suất là nguy cơ biến độngthu nhập và giá trị ròng ( vốn tự có) của ngân hàng khio lãi suất thị trường biến động.
Rủi ro lãi suất xảy ra do sự không tương thích về kỳ hạn tài sản nợ và có, và do sự biens động của lãi suất thị trường.
VD : Ngân hàng huy động vốn ngắn hạn , VD huy động 6 tháng với lãi suất 8% nhưng cho vay 12 tháng với lãi suất 12%, do phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra vì mục tiêu lợi nhuận , ngân hàng có thể sử dụng 1 phần vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn ( vì chi phí thấp hơn). Nhưng sau đó lãi suất tăng lên, và khách hàng đòi rút tiền trước hạn, ngân hàng thiếu vốn phải tiếp tuc huy động hoặc đi vay trên thị trường với mức lãi suất cao hơn, ví dụ 10%. Lúc này ngân hàng đã gặp rủi ro lãi suất.
Nếu cân xứng về kỳ hạn, ngân hàng vẫn tiềm ẩn rủi ro lãi suất, do biên độ thay đổi của lãi suất huy động và lãi suất cho vay khác nhau. VD lãi suất huy động tăng nhanh hơn lãi suất cho vay.
Phân loại :
1.Rủi ro về thu nhập : Là khả năng suy giảm thu nhập lãi ròng của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động. Gồm 3 loại :
a.Rủi ro định giá lại : Gồm 2 loại :
*Rủi ro tái tài trợ TSN :
- gt TSC < gt TSN
+ I tăng : Tài sản có và tài sản nợ đều tăng , nhưng TSC tăng ít hơn TSN => thu nhập lãi thu nhập lãi ròng của ngân hàng giảm. Ngân hàng gặp rủi ro.
+ I giảm : Tài sản có và tài sản nợ đều giảm nhưng TSC giảm ít hơn TSN => thu nhập lãi > chi phí lãi => thu nhập lãi ròng tăng lên. Ngân hàng ko gặp RR
*Rủi ro tái đầu tư TSC :
- gt TSC > gt TSN.
+ I tăng : Tài sản có và tài sản nợ đều tăng, nhưng TSC tăng nhiều hơn TSN => thu nhập lãi > chi phí lãi => thu nhập lãi ròng tăng. NH kho gặp rủi ro.
+ I giảm : Tài sản có và tài sản nợ đều giảm, nhưng TSC giảm nhiều hơn TSN => thu nhập lãi thu nhập lãi ròng giảm. Ngân hàng gặp rủi ro.
Như vậy : Ngân hàng gặp rủi ro đinh giá lại khi :
Gt TSC < gt TSN và lãi suất tăng
Gt TSC > gt TSN và lãi suất giảm.
b. Rủi ro cơ bản
Ngay cả khi ngân hàng cân xứng về kỳ hạn, ngân hàng vẫn tiềm ẩn rủi ro lãi suất, do biên độ thay đổi của lãi suất huy động và lãi suất cho vay khác nhau. VD lãi suất huy động tăng nhanh hơn lãi suất cho vay.
c. Rủi ro lựa chọn : liên quan đến sự lựa chọn của khách hàng
VD : Khách hàng gửi với kỳ hạn dài 12 tháng, khi lãi suất tăng lên, khách hàng sẽ rút tiền về và gửi với kỳ hạn ngắn hơn => chi phí huy động của ngân hàng tăng lên.
2.Rủi ro giảm giá trị tài sản : Là khả năng giá trị ròng của ngân hàng bị suy giảm khi lãi suất thị trường biến động. Gồm
a. Rủi ro kỳ hạn :
- Là rủi ro giảm giá trị ròng của ngân hàng khi tồn tại sự không cân xứng về kỳ hạn của TSC và TSN
Giá trị tài sản ròng : vốn tự có
A (tài sản) = L (nợ) + E (VTC)
Khi lãi suất tăng, PV = FV/ (1+r)n giảm => A và L đều giảm, nhưng nếu A giảm nhiều hơn L thì E giảm, nếu A giảm ít hơn L thì E tăng.
- Kỳ hạn TSC < TSN thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi lãi suất thị trường giảm
Cụ thể : ta có PV = FV / (1+ r)n
Khi lãi suất giảm => PV của TSC và TSN đều tăng, nhưng n của TSC mức tăng của TSC E giảm.
VD : Ngân hàng duy trì tài sản có ngắn hơn tài sản nợ. Trước đây ngân hàng huy động vốn dài hạn, kỳ hạn 3 năm với lãi suất 15%, và cho vay ngắn hạn, kỳ hạn 1 năm với lãi suất cho vay 18%. Nhưng hiện tại lãi suất giảm. Lãi suất huy động hiện tại chỉ còn 8%, nhưng có những khách hàng gửi tiền kỳ hạn 3 năm với lãi suất huy động 15% vẫn chưa hết hạn, và ngân hàng vẫn tiếp tục phải trả lãi. Lãi suất cho vay hiện tại cũng chỉ ở mức 14%, 15%. Như vậy ngân hàng gặp phải rủi ro tái tài trợ TSN.
- Kỳ hạn TSC > TSN thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi lãi suất tăng.
Cụ thể khi lãi suất tăng => PV của TSC và TSN đều giảm, nhưng n của TSC > N của TSN => mức giảm của TSC > mức giảm của TSN => E giảm.
VD : Ngân hàng huy động vốn ngắn hạn , VD huy động 6 tháng với lãi suất 8% nhưng cho vay 12 tháng với lãi suất 12%, do phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra vì mục tiêu lợi nhuận , ngân hàng có thể sử dụng 1 phần vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn ( vì chi phí thấp hơn). Nhưng sau đó lãi suất tăng lên, và khách hàng đòi rút tiền trước hạn, ngân hàng thiếu vốn phải tiếp tuc huy động hoặc đi vay trên thị trường với mức lãi suất cao hơn, ví dụ 10%. Lúc này ngân hàng đã gặp rủi ro lãi suất.
b. Rủi ro đường cong lãi suất :
Là rủi ro của ngân hàng trước những thay đổi về độ dốc và hình dạng của đường cong lãi suất.
Nguyên nhân rủi ro lãi suất :
1.Sự biến động lãi suất thị trường :
Sự biến động của lãi suất thị trường là do sự biến động của cung và cần tín dụng.
Cung tín dụng
a.Lạm phát dự tính : lạm phát dự tính tăng => tỷ suất lợi tức dự tính của công cụ nợ giảm so với lãi suất dự tính của tài sản thực => lượng cầu công cụ nợ giảm => giảm cung tín dụng.
b. Rủi ro
- Mức độ rủi ro của công cụ nợ tăng lên => cầu mua công cụ nợ giảm đi =>cung tín dụng giảm
c. Tính lỏng công cụ nợ
- Tính lỏng của công cụ nợ càng cao thì tính hấp dẫn của công cụ nợ càng tăng, làm cầu công cụ nợ tăng lên => cung tín dụng tăng.
d. Chu kỳ kinh doanh
- Khi nền kinh tế đang tăng trưởng => tài sản và thu nhập của các chủ thể trong nền kinh tế tăng lên => tăng khả năng cung ứng vốn ở mọi mức lãi suất => tăng cung tín dụng.
Cầu tín dụng
a.Lạm phát dự tính :
- Lạm phát dự tính tăng => chi phí thực dự tính của việc vay tiền giảm, người vay vốn được lợi =>nhu cầu vay vốn của các chủ thể trong nền kinh tế tăng lên => cầu tín dụng tăng.
b. Chu kỳ kinh doanh
-Khi nền kinh tế tăng trưởng => có nhiều cơ hội đầu tư được trông đợi là có khả năng sinh lợi => tăng nhu cầu vay vốn để tài trợ cho các dự án của doanh nghiệp => cầu tín dụng tăng lên
c. Thâm hụt ngân sách nhà nước :
- Khi bội chi ngân sách nhà nước tăng lên, nhu cầu vay của nhà nước để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước làm tăng câu tín dụng.
2. Sự không cân xứng kỳ hạn
- do sự đa dạng về nhu cầu của khách hàng gửi tiền và vay tiền
- Các ngân hàng có khuynh hướng duy trì kỳ hạn của tài sản có lớn hơn tài sản nợ.
- Ngân hàng thường không bắt buộc khách hàng phải tôn trọng thời hạn tron hợp đồng.
Quản lý rủi ro lãi suất
Nhận biết rủi ro lãi suất
Dự báo lãi suất :
Căn cứ vào đường cong lãi suất đã được công bố
Đường cong lãi suất chính là tập hợp các mức lãi suất chiết khấu của các công cụ nợ có thời hạn khác nhau, được xác định căn cứ theo giá thị trường của các công cụ nợ đó tại mỗi thời điểm
Vd : tín phiếu 100k, 3 tháng, lãi suất 10%, hiện tại được bán với giá 95k. Để xác định lãi suất kỳ hạn 3 tháng ta tính như sau :
(100 + 100*10%*1/4)
PV = 95 = ----------------------------- . Từ đó suy ra i 3th. Từ các mức lãi suât 3th, 6th,…
(1 + i)1/4
Nối lại ta có đường cong lãi suất.
VD : Đường cong lãi suất công bố ngày 1/1//2003 ta có : lãi suất kỳ hạn 1 năm, 2 năm, 3 năm là : 8%, 8.5%,9%. Dự tính lãi suất ngắn hạn các năm 2004, 2005, 2006.
0R3 = 9%
0R2 = 8.5%
2003 04 05 06
0R1=8% 1R2=? 2R3 = ?
Dự tính lãi suất 04:
Có 2 cách đầu tư vào năm 2003:
Đầu tư vào TP kỳ hạn 2 năm với lãi suất 8.5% FV = 100(1+0.085)2
Đầu tư vào TP kỳ hạn 1 năm với lãi suât 8%, sau đó năm 2004 lại đầu tư tiếp TP kỳ hạn 1 năm, lãi suất i FV =100(1+0.08)(1+i)
Ta có : 100(1+0.085)2 = 100(1+0.08)(1+i) => I = 1R2
(1+ 0R2 )2 (1+ 0R3)3
1R2 = - 1 2R3 = -1
(1+ 0R1) (1+ 0R2)2
3.Đo lường rủi ro lãi suất : gồm 2 mô hình
Tổng tổn thất của ngân hàng được đo lường từ cả 2 mô hình
a.Mô hình đánh giá lại : Đo lường rủi ro thu nhập
* Mục đích : đo lường mức độ biến động của thu nhập lãi ròng của ngân hàng trước sự biến động của lãi suất thị trường
* Nội dung : phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị kế toán nhằm xác định chênh lệch giữa tiền lãi thu được từ tài sản có và lãi phải thanh toán cho tài sản nợ sau 1 thời gian nhất định
* Các bước :
- Phân loại TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất
Để phân loại TSC, TSN nhaỵ cảm với lãi suất và TSC,TSN không nhạy cảm với lãi suất, ta dựa vào mức độ biến động của thu nhập lãi (TSC) và chi phí lãi (TSN) khi lãi suất thị trường thay đổi
- Tính GAP : là chênh lệch giữa TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất :
GAP = RSA – RSL
+ GAP > 0 ó TSC nhạy cảm với lãi suất >TSN nhạy cảm với lãi suất. Khi i giảm => thu nhập lãi từ TSC và chi phí lãi từ TSN đều giảm, nhưng thu nhập lãi giảm nhiều hơn chi phí lãi nên thu nhập lãi ròng giảm => ngân hàng bị tổn thất.
+ GAP thu nhập lãi từ TSC và chi phí lãi từ TSN đều tăng nhưng chi phí lãi tăng nhanh hơn => thu nhập lãi ròng giảm => ngân hàng bị tổn thất.
Như vậy ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi
GAP >0 và i giảm
GAP <0 và i tăng
- Tính ∆NII : sự thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất
∆ NII = GAP × ∆I
+ Khi i giảm => ∆i ∆ NII <0 : ngân hàng gặp rủi ro thu nhập
GAP > 0 GAP và ∆i cùng
+ Khi i tăng => ∆I > 0 => ∆ NII < 0 : ngân hàng gặp rủi ro thu nhập dấu
GAP < 0
+ Khi i giảm => ∆i ∆ NII > 0 : có lợi cho ngân hàng
GAP < 0 GAP và ∆i trái dấu
+ Khi i tăng => ∆i > 0 => ∆ NII > 0 : có lợi cho ngân hàng
GAP > 0
VD :
stt
Kỳ hạn
TSC
TSN
Chênh lệch TSC và TSN
1
1 ngày
30
40
-10
2
1 ngày đến 90 ngày
40
60
-20
3
90 ngày đến 180 ngày
90
110
-20
4
180 ngày đến 360 ngày
100
70
30
5
360 ngày đến 5 năm
60
40
20
cộng
320
320
0
VD các TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất
tài sản có
GT
Tài sản nợ
GT
Tiền mặt tại quỹ
50
Tiền gửi không kỳ hạn
250
Tín phiếu kho bạc
160
Tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng
230
Chứng khoán dài hạn
120
Tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn
150
Tín dụng ngắn hạn
300
Tiền gửi tiết kiệm dài hạn
180
Tín dụng dài hạn lãi suất thả nổi 6 tháng/lần
200
trái phiếu 2 năm
270
Tín dụng dài hạn lãi suất cố định
310
tài sản cố định
40
Vốn tự có
42
Như vậy
RSA = 160 +300 + 200 = 660
RSL = 230 +150 = 380
GAP = RSA –RSL = 660 – 380 = 280
Ngân hàng chịu thiệt hại khi lãi suất giảm 2% sau 2 tháng
∆ NII = GAP ×∆i = 280 × (- 0.02) = - 5.6
* Ưu nhược điểm của mô hình định giá lại
- Ưu điểm
+ Dễ dàng xác định thay đổi của thu nhập lãi ròng
+ Đơn giản và trực quan
- Nhược điểm :
+ Mới chỉ đo lường được rủi ro thu nhập, chưa nói đến rủi ro giảm giá trị tài sản
+ Về tiêu chí đánh giá : mới chỉ đề cập đến thời hạn danh nghĩa mà không đề cập đến thời hạn thực tế của tài sản. VD khoản tín dụng 5 năm không được xếp vào những tài sản có nhạy cảm với lãi suất, nhưng thực tế khoản cho vay này có thể không được giải ngân 1 lần mà được chia thành nhiều đợt.
+ Về kỳ định giá tích lũy : Những tài sản có kỳ hạn khác nhau thì rủi ro khác nhau
+ Vấn đề tài sản đến hạn.
4.1 Chiến lược quản lý chênh lệch tài sản – nợ nhạy cảm :
a. Chiến lược quản lý mang tính bảo vệ :
- Ngân hàng thiết lập khe hở nhạy cảm lãi suất gần = 0 tới mức tối đa có thể để giảm thiểu sự bất ổn định trong thu nhập lãi ròng ngân hàng.
Ngân hàng điều chỉnh cho TSC nhạy cảm gần bằng TSN nhạy cảm (GAP gần = 0) nhằm mục đích bảo toàn vốn cho ngân hàng. Tuy nhiên ngoài việc bảo toàn vốn, ngân hàng còn cần phải có lợi nhuận. Chiến lược này chỉ áp dụng đối với những ngân hàng nhỏ, quản lý kém.
b. Chiến lược quản lý chênh lệch năng động :
- Ngân hàng sẽ thường xuyên tay đổi chênh lệch tài sản – nợ nhạy cảm dựa trên các dự báo tin cậy về lãi suất của ngân hàng. Chiến lược này áp dụng đối với những ngân hàng lớn, quản lý tốt.
- Nội dung :
Dự đoán sự biến động lãi suất
giá trị khe hở nhạy cảm lãi
suất tối ưu
Phản ứng của các nhà quản lý
I tăng => rủi ro khi GAP <0
Nên duy trì giá trị khe hở dương (GAP >0)
* Tăng TSC nhạy cảm với ls*Giảm TSN nhạy cảm với ls
I giảm => rủi ro khi GAP > 0
Nên duy trì khe hở âm (GAP < 0)
*Giảm TSC nhạy cảm với ls*Tăng TSN nhạy cảm với ls
-Để tăng TSC nhạy cảm với lãi suất ta có thể giảm các TSC ít nhạy cảm với lãi suất
+ Bán các khoản cho vay dài hạn. Nhưng việc này ít khả thi. Vì với các khoản tín dụng chất lượng tốt thì ngân hàng không muốn bán, còn những khoản tín dụng chất lượng xấu thì lại khó bán và bán được giá thấp.
+ Chứng khoán hóa các khoản cho vay dài hạn.
Người đi vay 1 Người mua A
Người đi vay 2 Người mua B
Ngân hàng Người đi vay 3 Tổ chức phát hành CK Người mua C
…… phí hh ……….
Người đi vay n ( chênh lệch lãi suất ) Người mua n
VD: Ngân hàng có khoản cho vay 5 năm, nhưng ngay sau đó, ngân hàng có thể chứng khoán hóa khoản vay này, thu hồi vốn và tiếp tục cho vay.Như vây ngân hàng có thể quay vòng vốn nhah hơn, và biến khoản vay dài hạn là TSC ko nhạy cảm với lãi suất thành 1 TSC nhạy cảm với lãi suất.
+ Bán bớt các GTCG dài hạn
- Giảm các TSN nhạy cảm với lãi suất : có thể tăng các TSN ít nhạy cảm
+ Tăng cường các khoản huy động vốn dài hạn, bằng cách tăng lãi suất huy động dài hạn
Như vậy nếu ngân hàng dự đoán đúng lãi suất thị trường trong tương lai thì ngân hàng sẽ thu lãi, ngược lại sẽ gặp rủi ro.
b. Mô hình thời lượng :
* Khái niệm : Là phương pháp đo lường sự nhạy cảm của giá của khoản đầu tư có thu nhập cố định với sự thay đổi của lãi suất thị trường. Phương pháp này dùng để đo lường rủi ro giảm giá trị tài sản.
*Xác định thời lượng của 1 tài sản :
∑( Pvi × t)
D = ∑ Pvi
D : thời lượng
PVi : giá trị hiện tại của luồng tiền i
t : thời gian tồn tại thực tế của các dòng tiền phát sinh của tài sản.
VD : Một trái phiếu 100, thời hạn 3 năm, lãi suất coupon 15%, gốc trả cuối kỳ. Tính thời lượng của trái phiếu biết lãi suất thị trường là 10%.
15 15 15+100
PV1 PV2 PV3
PV1 = 15 / (1+ 0.15) = 13.64
PV2 = 15 / (1+0.15)2 = 12.4
PV3 = (15 +100) / (1+0.15)3 = 86.4
Thay vào CT trên ta có :
PV1×1 +PV2×2 +PV3×3 13.64×1 + 12.4 ×2 + 86.4 ×3
D = = = 2.65 năm
PV1 +PV2+ PV3 13.64 +12.4 +86.4
Như vậy với tài sản như trên, thời gian danh nghĩa là 3 năm nhưng thời gian tồn tại thực tế chỉ là 2.65 năm
Sự ảnh hưởng của lãi suất tới giá trị tài sản
∆P = - P× D× ∆I = -P ×D* (1)
1+i
Như vậy với P, i đã biết trước thì ∆P phụ thuộc vào D
Mô hình thời lượng là phép đo trực tiếp độ nhạy cảm của giá trị tài sản đối với lãi suất
Nếu D* của tài sản là X thì khi lãi suất tăng 1%, giá trị hiện tại của tài sản sẽ giảm đi X%.
Ứng dụng của mô hình : đo lường thiệt hại của ngân hàng trước sự biến động của lãi suất
Tính toán thời lượng của TSC và TSN:
DA = ∑ XAi × DAi
DL = ∑ XLi × DLi
DAi :Thời lượng của TSC thứ i
XAi : tỷ trọng của TSC thứ i
Lượng hóa rủi ro của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động :
A = L + E
E = A- L
∆E = ∆A - ∆L . Từ CT (1)
∆E = - A × DA × ∆i - - L × DL × ∆i
1 + i 1+i
=> ∆E = - A × DA × ∆i + L × DL × ∆i = ∆i (- A ×DA + L × DL ) =
1 + i 1+ i
= - A × ∆i DA – L × DL = - A × ∆i ( DA – k DL )
1+ i A 1 + i
∆E = - A × ∆i ( DA – k DL )
1 + i
Như vậy ngân hàng gặp rủi ro khi :
- DA – k DL > 0 ó DA > kDL (TSC > TSN) => ∆E < 0
i tăng ó ∆i > 0
- DA – k DL ∆E < 0
i giảm ó ∆i < 0
4.2 Chiến lược quản lý chênh lệch thời lượng
a. Chiến lược bảo vệ tuyệt đối.
- Ngân hàng sẽ duy trì chênh lệch thời lượng tài sản nợ và tài sản có gần bằng 0 để giảm thiểu sự tác động của lãi suất tới giá trị ròng của ngân hàng.
Khi DA – kDL gần bằng 0 => ∆E gần bằng 0. Chiến lược này thường áp dụng đối với những ngân hàng nhỏ, khả năng quản lý kém. Khi áp dụng chiến lược này ngân hàng không chịu rủi ro nhưng cũng không kiếm được lợi nhuận.
b.Chiến lược năng động
- Ngân hàng sẽ thường xuyên thay đổi chênh lệch thời lượng dựa trên mức độ tin cậy đối với các dự báo về lãi suất của ngân hàng.
- Nội dung :
Thay đổi lãi suất dự tính
Duy trì (DA - kDL)
Chiến lược quản lý
Kết quả
Lãi suất tăng => ngân hàng gặp rủi ro khi (DA-kDL)>0
DA - kDL < 0
Giảm DA và tăng DL
E tăng
Lãi suất giảm => ngân hàng gặp rủi ro khi (DA - kDL)<0
DA - kDL > 0
Tăng DA và giảm DL
E tăng
Tăng DA : tăng cho vay và tăng đầu tư dài hạn
Giảm DL : tăng huy động ngắn hạn.
=>Những biện pháp này tác động trực tiếp lên BCĐ của ngân hàng. Tuy nhiên trong những biện pháp này, ngân hàng không thể chủ động hoàn toàn, mà còn phải phụ thuộc vào khách hàng.
Để phòng ngừa rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận, ngân hàng có thể sử sụng các công cụ khác không tác động trực tiếp tới BCĐ của ngân hàng, đó là các công cụ phái sinh.
5. Sử dụng các công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro lãi suất : 4 công cụ
5.1 Hợp đồng kỳ hạn :
Khái niệm : HĐKH là một thỏa thuận mua hoặc bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với 1 mức giá nhất định đã thỏa thuận từ hôm nay
Đặc điểm :
- Là thoa thuận song phương giữa hai bên về : loại hàng hóa, khối lượng, giá cả, thời gian,…
- Giao dịch trên thị trường phi tài chính (OTC).
- Bất kể chủ thể nào cũng có thể tham gia vào thị trường.
- Được các bên tham gia nắm giữ cho đến hết thời gian đáo hạn
- Kết quả được xác định vào thời điểm đáo hạn hợp đồng.
Ưu điểm :
- Linh hoạt.
- Không yêu cầu thế chấp.
Nhược điểm :
- Thanh khoản thấp . Do 2 bên phải nắm giữ đến hết thời hạn hợp đồng.
- Rủi ro cao .Do giao dịch trên thị trường phi chính thức, không có cơ quan nào giám sát nên có thể xảy ra trường hợp 1 trong 2 bên hủy ngang hợp đồng.
Nguyên tắc của ngân hàng khi sử dụng hợp đồng kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro lãi suất :
Ngân hàng sử dụng hợp đồng kỳ hạn để tìm kiếm lợi nhuận nhằm bù đắp thiệt hại do rủi ro lãi suất gây ra.
Ngân hàng có thể bán để phòng ngừa rủi ro hoặc mua để phòng ngừa rủi ro.
Các loại hàng hóa được lựa chọn là những loại hàng hóa mà khi lãi suất thay ddooiir sẽ tác động mạnh tới giá hàng hóa đó, ngân hàng sẽ lợi dụng điều này để kiêm slowij. VD như : trái phiếu, tiền gửi, lãi suất.
a. Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu
BCĐ
Khái niệm : Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu là 1 thỏa thuận mua hoặc bán 1 khối lượng trái phiếu vào 1 thời điểm cụ thể trong tương lai với 1 mức giá ấn định.
VD :
Huy động : 1000 tỷ
Thời hạn : 1 năm
Lãi suất : 10% năm
Cho vay : 1000 tỷ
Thời hạn : 3 năm
Lãi suất : 14% năm
Ngân hàng có thời hạn của TSC > thời hạn TSN => DA – kDL >0 => ngân hàng gặp rủi ro lãi suất khi lãi suất tăng. Nếu ngân hàng dự đoán lãi suất sẽ tăng trong tương lai : ngân hàng sẽ sử dụng hợp đồng kỳ hạn để bù lại khoản đã mất vì rủi ro lãi suất, ngoài ra ngân hàng còn có thể kiếm thêm lợi nhuận nếu dự đoán đúng.
Khi lãi suất tăng => giá TP giảm trong tương lai => Hôm nay ngân hàng sẽ ký 1 hợp đồng kỳ hạn bán TP với giá hôm nay => ngân hàng thu lợi nhờ chênh lệch giá.
VD :
NHTM có A = 100 tỷ, DA = 3nam
L = 80 Tỷ , DL = 2 năm
I = 10%
D trái phiếu CP = 2,5 năm, giá trị : 10 tr/ trp.
Dự đoán I thị trường tăng 2 %.
Ngân hàng có DA > DL => ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi lãi suất thị trường tăng.
* Tính thiệt hại của ngân hàng khi lãi suất tăng :
∆E = - A × ∆i ( DA – k DL ) = - 100 × (+2) × ( 3 – 80/100×2) = - 2.55 tỷ = - 2550 tr
1 + i 1 + 0.1
*Tính sự giảm giá của trái phiếu CP khi lãi suất tăng
Khi lãi suất tăng 2 % ta có
∆P = - P× D × ∆I = -10 × 2.5 × (+2) = - 0.45 tr
1+I 1 + 0.1
Vậy khi lãi suất tăng lên 2 % thì giá mỗi trái phiếu CP giảm 4.5 tr.
*Để bù đắp rủi ro, hôm nay ngân hàng phải ký hợp đồng kỳ hạn bán trái phiếu CP. Mỗi TPCP, ngân hàng được khoản lợi nhuận là 4.5 tr.
Lợi nhuận thu được từ hợp đồng này phải bằng số thiệt hại của ngân hàng do gặp rủi ro lãi suất
Lợi nhuận từ hợp đồng kỳ hạn bán TP = ∆P × N
Ta có ∆E = ∆P × N.
=> Số trái phiếu giao dịch = N = ∆E/ ∆P = 2550/ 0.45 = 5600 TP.
Công thức rút gọn
N = ∆E/ ∆P = A(DA – kDL) = 100000(3 – 80/100×2) = 5600TP.
P × D trái phiếu 10 × 2.5
- Nếu ngân hàng chỉ bán đúng 5600 TP thì mới chỉ bù đắp hết số thiệt hại do rủi ro lãi suất. Nếu ngân hàng muốn kiếm thêm lợi nhuận thì phải bán nhiều hơn. Tuy nhiên với điều kiện là lãi suất thị trường tăng đúng với dự đoán của ngân hàng.
- Nếu thực tế, lãi suất không tăng 2% mà lại giảm đi 1 %
+∆E = +1.2727 tỷ. Ngân hàng được lợi do lãi suất giảm
+Tuy nhiên I giảm lại làm NH thiệt hại do đã ký hợp đồng kỳ hạn bán TP.
∆P = +0.22727 tr/ TP. Giá TP tăng. Khi bán kỳ hạn TP => ngân hàng lỗ 0.22727/TP
=> Nếu ngân hàng bán 5660 Tp thì số thiệt hại do hợp đồng kỳ hạn đúng bằng ∆E => NH ko chịu rủi ro.
=> Nếu ngân hàng tin vào dự đoán của mình và bán nhiều hơn 5660 TP để kiếm thêm lợi nhuận, thì lúc này số lỗ từ hợp đồng kỳ hạn > ∆E. Lúc này ngân hàng chịu rủi ro.
- Tương tự nếu lãi suất giảm 2%
∆E = +2.54545 tỷ
∆P = + 0.4545 tr. Giá TP tăng . Khi bán kỳ hạn TP => ngân hàng bị lỗ 0.4545 tr/ TP.
=> Nếu ngân hàng tin vào dự đoán của mình và bán nhiều hơn 5660 TP để kiếm thêm lợi nhuận, thì lúc này số lỗ từ hợp đồng kỳ hạn > ∆E. Lúc này ngân hàng chịu rủi ro.
Vậy
-Nếu ngân hàng theo đuổi chiến lược thụ động : ngân hàng sẽ chỉ ký hợp đồng kỳ hạn bán đúng bằng mức đã tính toán. Khi đó mặc dù lãi suất thị trường có biến động như thế nào thì ngân hàng vẫn không chịu rủi ro.
-Nếu ngân hàng theo đuổi chiến lược năng động : ngân hàng sẽ ký hợp đồng kỳ hạn bán nhiều hơn mức đã tính toán để tranh thủ kiếm thêm lợi nhuận. Khi đó nếu lãi suất biến động đúng như dự đoán thì ngân hàng thu lợi, nhưng nếu lãi suất biến động ngược với dự đoán thì ngân hàng chịu thiệt hại
Như vậy tùy theo khẩu vị rủi ro của từng ngân hàng mà ngân hàng sẽ lựa chọn chiến lược của mình.
b.Hợp đồng kỳ hạn tiền gửi (Forward Forward Deposit – FFD)
- Khái niệm : HĐKHTG là sự thỏa thuận giữa hai bên tại thời điểm hiện tại, theo đó bên mua cam kết nhận và bên bán cam kết gửi 1 số tiền nhất định bằng một loại tiền nhất định trong 1 khoảng thời gian từ t1 đến t2 trong tương lai với mức lãi suất nhất định.
- Bao gồm mua HĐKH tiền gửi và bán HĐKH tiền gửi.
+ NH mua HĐKHTG để phòng ngừa rủi ro lãi suất
+ NH bán HĐKHTG để kiếm lợi nhuận
- VD1 : 1/2008
BCĐ (X)
NHX :
Huy động : 1000 tỷ
Thời hạn : 1 năm
Lãi suất : 10% / năm
Cho vay : 1000 tỷ
Thời hạn : 3 năm
Lãi suất : 14% / năm
Với BCĐ trên, ngân hàng X sẽ gặp rủi ro khi lãi suất tăng. Nếu trong tương lai, lãi suất tăng thì ngân hàng sẽ phải huy động tiền gửi mới với mức lãi suất cao hơn 10%, trong khi đã cho vay dài hạn với lãi suất 14%/năm.
Để phòng ngừa rủi ro này, hiện tại ngân hàng phải ký hợp đồng mua kỳ hạn tiền gửi.
NH X mua kỳ hạn tiền gửi của NHY với
+ số tiền 100 Tỷ,
+ lãi suất ghi trên HĐ là 10%.
+ Thời hạn của HĐ là từ : 1/ 2009 đến 1/2010.
=>NHX sẽ nhận và NHY sẽ gửi số tiền 100 tỷ, với mức lãi suất đã ấn định là 10%, cho dù lãi suất trên thị trường vào 1/2009 là bao nhiêu.
NHY :
Lãi suất 1/2008 : 10%
NHY dự đoán sau 12 tháng, lãi suất sẽ giảm xuống còn 8%.
Để kiếm lợi nhuận, hôm nay NHY sẽ ký hợp đồng bán kỳ hạn TG cho NHX với các điều khoản như trên.
Gửi tiền với lãi suất 10%
1/2008 1/2009 1/2010
VD2 :
NHTM có A = 100 tỷ.
L = 80 tỷ
DA = 3 năm
DL = 2 năm
I tt = 10% / năm
HĐKH TG ghi mức lãi suất = itt = 10%
Ngân hàng dự đoán lãi suất thị trường tăng lên 16%.
DA – kDL = 3 – 80/100 × 2 = 1.4 > 0 => NH gặp rủi ro nếu lãi suất tăng.
Nếu NH dự đoán lãi suất thị trường tăng lên 16%, để phòng ngừa rủi ro, hôm nay ngân hàng sẽ mua 1 HĐKGTG .
* Tính thiệt hại của NH nếu lãi suất thị trường tăng :
∆E = - 100 × (+0.06) × 1.4 = -7.636 tỷ
1 + 0.1
Để phòng ngừa rủi ro, hôm nay NH mua HĐKHTG để được nhận tiền gửi trong tương lai với mức lãi suất 10%.
Mức lợi nhuận NH sẽ nhận được nếu thực hiện HĐ là F = L × ( 0,16 – 0.1) . Với L là số tiền gửi NH sẽ được nhận
=>L = F / ( 0.16 – 0.1) . F = ∆E
=>L = ∆E/ 0.06 = 7.636 / 0.06 = 127 tỷ .
Vậy hôm nay NH sẽ mua HĐKHTG 127 tỷ
c. Hợp đồng kỳ hạn lãi suất ( Forward rate agreement : FRA)
Khái niệm : HĐKHLS là 1 HĐ trong đó thỏa thuận rằng 1 lãi suất nhất định sẽ áp dụng cho 1 khoản vốn trong 1 thời gian nhất định trong tương lai
Đây là thỏa thuận giữa 2 bên tại thời điểm To
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- RRLS.docx