CHỦ ĐỀ 4: TRƯỜNG HỌC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ em có quyền được học tập và Nhà nước đảm bảo cho mọi trẻ em được học tập để phát triển tài năng, phát triển tinh thần, thể chất ở mức tốt nhất.
- Bổn phận của trẻ em phải chăm chỉ học tập, rèn luyện mọi mặt từ khi còn nhỏ để trở thành người công dân tốt, tạo đời sống hạnh phúc và góp phần xây dựng đất nước.
2. Kĩ năng
- Học sinh có thái độ tôn trọng các quy định của nhà trường.
- Biết thụ hưởng các quyền mà nhà trường và thầy cô mang lại.
3. Thái độ
- Biết thực hiện các quy định của nhà trường.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Tranh.
14 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 5088 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Quyền và bổn phận trẻ em lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 1: TÔI LÀ MỘT ĐỨA TRẺ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được trẻ em là công dân tương lai có quyền được chăm sóc, bảo vệ để phát triển toàn diện.
- Trẻ em được đối xử bình đẳng không phân biệt đối xử, không bị lăng mạ xúc phạm.
- Trẻ em có bổn phận thực hiện các quy định chung trong gia đình nhà trường và xã hội.
2. Kĩ năng
- Có thái độ tôn trọng danh dự, đặc điểm riêng, tài sản riêng của người khác, có thái độ nhân ái, chan hòa với tất cả mọi người không phân biệt đối xử.
3. Thái độ
- Biết giao tiếp với mọi người xung quanh, biết thực hiện các quy định của gia đình, nhà trường và xã hội.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Phiếu thảo luận.
- Học sinh: Phục trang để đóng vai.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài
- GV cho lớp hát bài “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Nhạc và lời: Lê Mây.
2. Bài mới
* Hoạt động 1: Đóng vai câu chuyện “Đứa bé không tên”.
- GV chia HS thành các nhóm, các nhóm đọc câu chuyện“ Đứa bé không tên”.
- Yêu cầu HS lên trình bày tiểu phẩm.
- Các em biết được điều gì qua tiểu phẩm này?
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- Chia lớp thành các nhóm.
- Yêu cầu HS đọc các câu chuyện trong phiếu và thảo luận xem các em biết được những quyền gì qua các câu chuyện..
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Kết luận: Câu chuyện 1 nói đến quyền có họ tên. Câu chuyện 2 nói đến quyền có giấy khai sinh. Câu chuyện 3 nói đến quyền được giữ tiếng nói ngôn ngữ riêng.
* Hoạt động 3: Xây dựng câu chuyện cho tranh.
- GV kết luận: Trẻ em là một công dân tương lai, được quyền bảo vệ chăm sóc để phát triển toàn diện. Trẻ em không phân biệt màu da, giàu nghèo, giới tính, dân tộc đều được đối xử bình đẳng. Do vậy, chúng ta có bổn phận tôn trọng các đặc điểm riêng, các sở thích riêng của mỗi người.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- HS chia nhóm đọc truyện.
- HS trình bày các nhóm khác nhận xét tiểu phẩm.
- HSTL.
- Chia nhóm.
- Đọc và trao đổi.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi.
- Tranh 1: Em bé mới sinh, bố mẹ bàn nhau đặt tên cho bé.
- Tranh 2: Bố đi làm giấy khai sinh cho bé.
- Tranh 3: Em tự hào vì mình có một cái tên.
- Tranh 10: Mẹ em lén đọc nhật kí của em.
- Tranh 15: Em đã 6 tuổi, bắt đầu học lớp 1.
CHỦ ĐỀ 2: GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được trẻ em không phân biệt con trai hay gái, bình thường hay khuyết tật đều được quyền sống với cha mẹ, có quyền bình đẳng trong sự yêu thương, chăm sóc, nuôi dạy của ga đình.
- Trẻ em không nơi nương tựa có quyền được Nhà nước và xã hội chăm sóc, nuôi dạy.
- Các em cần có bổn phận chăm sóc giúp đỡ gia đình.
2. Kĩ năng
- Học sinh yêu quý và tôn trọng những quyền trẻ em được hưởng.
3. Thái độ
- Biết làm các việc phù hợp sức mình để giúp đỡ cha mẹ.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Phiếu thảo luận.
- Học sinh: Phục trang để đóng vai.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài
- GV cho lớp hát bài “Em là bông hồng nhỏ” Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn.
2. Bài mới
* Hoạt động 1: Kể chuyện “Bé trai không ngưng khóc”.
- GV chia HS thành các nhóm, các nhóm đọc câu chuyện“ Bé trai không ngưng khóc”.
- Yêu cầu HS thảo luận theo các câu hỏi:
+ Câu chuyện gồm những nhân vật nào?
+ Vì sao em bé đã được ăn no mà vẫn khóc?
+ Em có đồng ý với ý kiến của bác Cú không? Tại sao?
+ Ai có trách nhiệm nuôi đứa bé?
+ Em biết được điều gì qua câu chuyện trên?
- GV chốt.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- Chia lớp thành các nhóm.
- Yêu cầu HS đọc các câu chuyện trong phiếu và thảo luận theo các câu hỏi:
+ Câu chuyện kể về điều gì?
+ Câu chuyện liên quan đến các quyền nào thuộc về chủ đề Gia đình?
+ Em suy nghĩ gì khi đọc các câu chuyện trên?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Kết luận: Các em có quyền được cha mẹ yêu thương chăm sóc bình đẳng. Nếu các em gặp hoàn cảnh không may mắn không còn cha mẹ, hoặc bố mẹ quá nghèo thì các em sẽ được Nhà nước và các tổ chức xã hội quan tâm chăm sóc.
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
- Yêu cầu HS viết về một kỉ niệm đáng ghi nhớ nhất mà em đã làm để thể hiện sự yêu thương chăm sóc bố mẹ hoặc bố mẹ đã quan tâm chăm sóc em.
- Gọi HS lên kể lại cho cả lớp nghe.
- GV kết luận.
* Hoạt động 4: Tiểu phẩm: “Bé trai không ngưng khóc”.
- Yêu cầu HS đọc lại câu chuyện, viết lời thoại, phân công đóng vai.
- Gọi các nhóm lên trình diễn tiểu phẩm.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- HS chia nhóm đọc truyện.
- Thảo luận.
- Chia nhóm.
- Đọc và trao đổi.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi.
- Viết bài.
- Kể lại.
- Thực hiện.
- Trình diễn tiểu phẩm.
CHỦ ĐỀ 3: ĐẤT NƯỚC VÀ CỘNG ĐỒNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được trẻ em là thành viên của cộng đồng, em có quyền được bảo vệ tránh khỏi các tệ nạn xã hội, không bị bóc lột lao động.
- Trẻ em được đảm bảo để phát triển toàn diện.
2. Kĩ năng
- Học sinh biết cảm thông chia sẻ với các bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Biết tự bảo vệ mình không bị xâm phạm.
3. Thái độ
- Biết thực hiện các quy định của cộng đồng.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Tranh. Phiếu học tập.
- Học sinh: Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài
- GV cho lớp hát bài “Trái đất này là của chúng mình” Nhạc và lời: Trương Quang Lục. Lời thơ: Đình Hải.
2. Bài mới
* Hoạt động 1: Cộng đồng nơi em sinh sống.
- GV vẽ sơ đồ về các cơ quan nằm trên địa phương hoặc xã, phường nơi em sống:
+ Ủy ban nhân dân xã, phường.
+ Đồn công an.
+ Trường Tiểu học.
+ Chợ, cửa hàng bách hóa.
+ Bệnh viện, trạm y tế.
+ Doanh trại quân đội.
+ Công viên, trung tâm văn hóa.
- GV thảo luận cùng HS về nhiệm vụ của các cơ quan đó:
+ Cơ quan đó tên là gì? Ở đâu?
+ Nhiệm vụ của cơ quan đó là gì?
+ Cơ quan đó có cần cho cuộc sống của mọi người không? Có quan hệ đến bản thân em không?
- GV chốt.
* Hoạt động 2: Quan sát tranh. Đàm thoại.
- Yêu cầu HS quan sát bức tranh: “Các em bé lang thang kiếm sống trên đường phố”.
- Yêu cầu HS thảo luận theo các câu hỏi:
+ Bức tranh nói về điều gì?
+ Tại sao em bé lại đi bới rác?
+ Em bé đó không được hưởng các quyền gì?
+ Hai em bé ngủ trên ghế đá sẽ gặp các nguy cơ gì?
+ Cộng đồng có thể làm gì để giúp đỡ các em bé đó?
- Kết luận.
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm trên phiếu học tập.
- Yêu cầu HS đánh dấu X vào ô trống trước những ý kiến em cho là đúng.
Trẻ en có quyền được cộng đồng chăm sóc sức khỏe khi đau ốm.
Nhà nước không có trách nhiệm chăm sóc trẻ em.
Trẻ em được quyền ăn no mặc ấm, được học hành.
Việc bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em là việc của:
Gia đình.
Nhà trường.
Các tổ chức xã hội.
- GV kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- Theo dõi.
- Thảo luận.
- Quan sát.
- Thảo luận.
- Thực hiện.
Trẻ en phải lao động nặng nhọc như người lớn.
Trẻ em hư phải bị hành hạ, đánh đập tàn nhẫn.
Trẻ em được quyền hưởng sự bảo vệ an toàn của xã hội.
CHỦ ĐỀ 4: TRƯỜNG HỌC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ em có quyền được học tập và Nhà nước đảm bảo cho mọi trẻ em được học tập để phát triển tài năng, phát triển tinh thần, thể chất ở mức tốt nhất.
- Bổn phận của trẻ em phải chăm chỉ học tập, rèn luyện mọi mặt từ khi còn nhỏ để trở thành người công dân tốt, tạo đời sống hạnh phúc và góp phần xây dựng đất nước.
2. Kĩ năng
- Học sinh có thái độ tôn trọng các quy định của nhà trường.
- Biết thụ hưởng các quyền mà nhà trường và thầy cô mang lại.
3. Thái độ
- Biết thực hiện các quy định của nhà trường.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Tranh.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài
- GV cho lớp chơi trò chơi “Chanh chua cua kẹp”.
2. Bài mới
* Hoạt động 1: Quan sát tranh. Đàm thoại.
- GV chia nhóm, yêu cầu HS thảo luận theo một vấn đề của tranh thể hiện.
+ Bức tranh nói lên điều gì?
+ Bức tranh liên quan đến những quyền cơ bản nào của chủ đề nhà trường?
- Gọi các nhóm giới thiệu kết quả làm việc của nhóm.
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận: Trường học là nơi em được học tập, vui chơi và tham gia những hoạt động để phát triển tài năng.
* Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm.
- Yêu cầu HS thảo luận nội dung câu chuyện ghi trong phiếu.
+ Câu chuyện trên liên quan đến những quyền nào của chủ đề nhà trường?
+ Ai sẽ là người có trách nhiệm giúp bạn Tuấn được đi học?
- Gọi HS lên trình bày.
- Kết luận: Mọi trẻ em cần được quan tâm để được hưởng quyền học tập của mình.
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
- Yêu cầu HS viết ý kiến của mình về một mái trường mơ ước.
- Gọi HS đọc bài.
- GV kết luận: Mọi trẻ em đều có quyền được hưởng sự giáo dục trong điều kiện tốt nhất nếu có thể có được.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Chơi trò chơi.
- Chia nhóm, thảo luận.
- Giới thiệu.
- Thảo luận.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Viết bài.
- Đọc.
CHỦ ĐỀ 5: Ý KIẾN CỦA EM
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ em có quyền có ý kiến riêng, có quyền bày tỏ ý kiến của mình.
- Ý kiến các em sẽ được tôn trọng.
- Các em cần phải tôn trọng ý kiến của bạn bè và mọi người.
- Trẻ em có quyền tìm kiếm, thu nhận và chia sẻ thông tin, được quyền kết giao bạn bè, tham gia hội họp.
2. Kĩ năng
- Học sinh có thái độ, tự tin khi trình bày ý kiến riêng của mình trước tập thể tổ, lớp, trong gia đình một cách rõ ràng, đúng mực.
- Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
3. Thái độ
- Biết tìm kiếm, thu nhận thông tin từ các báo, tạp chí, các chương trình truyền thanh, truyền hình dành riêng cho thiếu nhi và biết chia sẻ các thông tin đó với bạn bè, người thân trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Phiếu ghi các thông tin để chơi trò chơi “Truyền tin bí mật”.
- Học sinh: Các bài thơ, bài hát, truyện kể có liên quan tới chủ đề.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
* Hoạt động 1: Trò chơi “Truyền tin bí mật”.
- GV hướng dẫn cách chơi: Chí lớp thành hai đội khoảng 10 bạn, đứng thành hàng một. Người điều khiển trò chơi chuẩn bị trước hai thông tin viết sẵn ra từng tờ giấy nhỏ, giao cho người thứ nhất của mỗi đội đọc và ghi nhớ trong một phút. Sau đó người thứ nhất sẽ quay xuống nói thầm với người thứ hai, người thứ hai lại quay xuống nói với người thứ ba...Cứ thế tới người cuối cùng của mỗi đội. Người này sẽ nói to tin mình nhận được để so sánh với tin phát ra ban đầu. Đội nào truyền chính xá, đội đó thắng cuộc.
- Cho HS chơi trò chơi.
- Yêu cầu HS thảo luận:
+ Để giành được thắng lợi trong trò chơi vừa rồi, mỗi người cần phải làm gì khi nhận tin? Khi truyền tin?
- GV chốt: Phải chú ý lắng nghe khi nhận một thông tin hay khi nghe người khác phát biểu ý kiến. Phải nói rành rọt, rõ ràng, chính xác khi truyền tin hay phát biểu ý kiến của mình với ai đó.
* Hoạt động 2: Trò chơi: “Diễn tả”.
- GV hướng dẫn cách chơi: HS ngồi thành vòng tròn, lần lượt từng người sẽ diễn tả bằng lời nói, cử chỉ, điệu bộ,...phản ứng của mình trước các tình huống phổ biễn của cuộc sống.
- Yêu cầu HS thảo luận:
+ Em cảm thấy thế nào khi được tự do bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm của mình?
+ Em cảm thấy thế nào khi không được bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm, nguyện vọng của mình?
- GV chốt: Trẻ em có quyền bày tỏ hững suy nghĩ, tình cảm, nguyện vọng của mình về tất cả những vấn đề có liên quan. Ý kiến của các em sẽ được tôn trọng.
* Hoạt động 3: Trò chơi: “Trả lời phỏng vấn”.
- GV hướng dẫn cách chơ: Một HS đóng vai phóng viên báo TNTP và phỏng vấn các bạn trong lớp về các vấn đề có liên quan đến bản thân mỗi HS, đến lớp, trường, quê hương, đất nước.
- Yêu cầu HS thảo luận:
+ Các em cảm thấy thế nào khi trả lời phỏng vấn?
- GV kết luận: Mỗi người đều có ý kiến riêng về những vấn đề có liên quan và có quyền bày tỏ những ý kiến đó. Chúng ta cần tự hào về quyền đó và mạnh dạn, tự tin khi trình bày ý kiến của mình.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Theo dõi.
- Chơi trò chơi.
+ Trả lời.
- Nghe.
- Theo dõi.
- Thảo luận.
- Theo dõi.
- Thảo luận.
+ Trả lời.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- UYEN VA BON PHAN TRE EM LOP 4_12432222.doc