Giáo án sinh hoạt chủ nhiệm lớp

+ Ưu điểm:

. Thực hiện tốt kế hoạch của liên đội như: Kí kết không tàng trữ mua bán trái phép chât cháy nổ (học sinh thực hiện tốt), tham gia ATGT(Không có học sinh vi phạm).

. Quyên góp được 420.000 đồng giúp học sinh nghèo ăn tết (trong đó em quyên góp 100.000 đồng).

. Học sinh giỏi tích cực ôn thi (Tiêu biểu như em )

. Học sinh tích cực tham gia trên trang trường học kết nối.

+ Tồn tại:

. Cuối giờ học (đặc biệt sau những tiết cuối một số em còn xả rác ra lớp)

. Trong giờ học, học sinh còn chưa phát huy được tính tích cực đặc biệt là trong các hoạt dộng tập thể.

. Một số em còn chưa chịu khó tham gia vào trang trường học kết nối như em: .

2.2.Phương hướng nhiệm vụ tuần tiếp theo (GVCN)

- Yêu cầu : + Phát huy những ưu điểm đã đạt được trong tuần vừa qua.

+ Khắc phục những hạn chế, tồn tại, tất cả những học sinh thực hiện chưa tốt trong tuần qua cần khắc phục sửa chữa khuyết điểm,

- Duy trì tốt sĩ số, nề nếp lớp học

- Học chính khoá và phụ đạo theo lịch

- Học sinh giỏi tích cực ôn thi đạt kết quả cao

 

doc11 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 2078 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án sinh hoạt chủ nhiệm lớp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày day: GIÁO ÁN SINH HOẠT CHỦ NHIỆM Lớp: Tháng 2 Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết: - Hình thức dạy: hoạt động tập thể, cá nhân - Thành phần tham dự: Giáo viên chủ nhiệm, Ban chỉ huy chi đội và tập thể chi đội (Có thể mời BGH, GVBM phụ trách của lớp, PHHS và tổng phụ trách tham dự.) - Thời gian: 45 phút - Địa điểm tổ chức : Phòng học của lớp - Chuẩn bị của GV và HS: 1. Giáo viên: - GV xây dựng kế hoạch nội dung của buổi sinh hoạt. - Các slide trình chiếu về biển đảo, bài kiểm tra trắc nghiệm 2. Học sinh: - Các nhóm chuẩn bị nội dung , kết quả thực hiện các nề nếp quy định của lớp, đội, trường đề ra. - Các nhóm chuẩn bị nội dung thảo luận theo chủ đề GVCN lớp đã đưa ra từ tuần sinh hoạt trước. Bước 2: Xác định nội dung - chủ đề bài học: Sinh hoạt lớp và chủ đề “Ngày thành lập Quân đội nhân Việt Nam 22/12” Bước 3: Xác định mục tiêu bài học: 1. KiÕn thøc: - Giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản về lịch sử Ngày thành lập Quân đội nhân Việt Nam 22/12 2. KÜ n¨ng : - Kĩ năng làm việc theo nhóm - Tự tin khi trình bày một vấn đề trước tập thể 3. Gi¸o dôc : - Thái độ cộng tác của từng thành viên trong tập thể, ý thức xây dựng tập thể của mỗi cá nhân. -Phát huy tính chủ động, tự giác của học sinh trong sinh hoạt. -Đảm bảo kỷ cương, công bằng, khách quan và nghiêm minh. - Giáo dục tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc. - Tinh thần trách nhiệm và tự học 4. Các năng lực hướng tới hình thành - Năng lực hợp tác, năng lực tổ chức, năng lực lắng nghe và ghi chép tổng hợp - Năng lực tự học, năng lực tư duy, thuyết trình - Năng lực giao tiếp: nghe, nói, đọc viết. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực sử dụng CNTT: mạng Internet khai thác tư liệu hình ảnh. Bước 4: Tiến trình bài học: ổn định tổ chức: (5 phút) - Kiểm diện - Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (nếu có) - Mời ban cán sự lớp, thư ký lên bàn làm việc 2. Nội dung: 40 ph 2.1. Báo cáo hoạt động tuần qua (chi đội trưởng chủ trì dẫn dắt) - Mỗi nhóm truởng báo cáo tình hình hoạt động của nhóm trong tuần theo các nội dung sau : * Về nề nếp +Thực hiện giờ giấc của mỗi nhóm; +Tác phong : quần áo, đầu tóc, khăn quàng, phù hiệu, giày dép... +Trực nhật vệ sinh ở trường, lớp (nếu có), giữ gìn vệ sinh lớp học,... +Giữ gìn trật tự trong giờ học. +Thái độ hợp tác giữa các thành viên trong nhóm +Nền nếp sinh hoạt tự quản của nhóm +Nêu những đề nghị với nhóm, lớp (nếu có),.... * Về lao động: Trong tuần chi đội trực tuần (Nhóm trưởng nhận xét về hoạt động lao động của nhóm) theo hình thức. + Lao động tốt, tích cực (đúng giờ, đủ dụng cụ lao động, vệ sinh sạch sẽ). + Lao động chưa tích cực (thành viên nhóm đi muộn, thiếu dụng cụ lao động.) * Về học tập: Nhóm trưởng nhận xét theo các khía cạnh + Học tập tích cực + Học tập chưa tích cực +Thái độ học tập của tổ viên đối với các môn học trong tuần-báo cáo đánh giá của giáo viên bộ môn trong tuần. Nêu gương tốt hoặc hs bị nhắc nhở phê bình trong giờ học. * Nhận xét: (Lớp trưởng- chi đội trưởng) -Nêu những ưu điểm, khuyết điểm chung của từng nhóm và cá nhân về các mặt : + Nề nếp: thực hiện giờ giấc; tác phong; trật tự; thái độ học tập; sinh hoạt tự quản và đánh giá được kết quả hoạt động của lớp trong tuần của mỗi nhóm, mỗi thành viên trong ban cán sự lớp. + Học tâp: Kết quả học tập trong các môn học, thái độ học tập tích cực hay chưa đượ tích cực. Nhận xét đánh giá của giáo viên bộ môn theo từng môn học. -Đề nghị lớp tuyên dương khen thưởng những thành viên tích cực , thành viên xuất sắc trong hoạt động hoặc thành viên khắc phục tốt khuyết điểm, nhất là thành viên có tiến bộ trong học tập và sinh hoạt (nếu có). - Đề nghị lớp (GVCN) phê bình những thành viên vi phạm nội quy hoặc chưa chấp hành tốt nền nếp sinh hoạt của lớp hoặc những thành viên lơ là trong học tập hoặc tham gia chơi game, trốn học, đánh nhau... *Thảo luận phản hồi ý kiến - Sau khi các cán sự báo cáo xong, yêu cầu các học sinh trong từng nhóm có ý kiến về các báo cáo như : Báo cáo chưa đúng, báo cáo sai, hoặc nêu thêm ý kiến khác của cá nhân. - Yêu cầu chi đội phải trật tự và làm việc nghiêm túc; GVCN phải theo dõi và nhắc nhở kịp thời có thể gợi ý cho HS đóng góp ý kiến * GVCN lớp nhận xét tình hình hoạt động lớp trong tuần: - Đánh giá kết quả hoạt động của lớp trong tuần (Chỉ đánh giá các mặt mà chi đội trưởng, nhóm chưa chưa nhận xét đến để giáo viên bổ sung). Giáo viên bổ sung: + Ưu điểm: . Thực hiện tốt kế hoạch của liên đội như: Kí kết không tàng trữ mua bán trái phép chât cháy nổ (học sinh thực hiện tốt), tham gia ATGT(Không có học sinh vi phạm). . Quyên góp được 420.000 đồng giúp học sinh nghèo ăn tết (trong đó em quyên góp 100.000 đồng). . Học sinh giỏi tích cực ôn thi (Tiêu biểu như em) . Học sinh tích cực tham gia trên trang trường học kết nối. + Tồn tại: . Cuối giờ học (đặc biệt sau những tiết cuối một số em còn xả rác ra lớp) . Trong giờ học, học sinh còn chưa phát huy được tính tích cực đặc biệt là trong các hoạt dộng tập thể. . Một số em còn chưa chịu khó tham gia vào trang trường học kết nối như em: . 2.2.Phương hướng nhiệm vụ tuần tiếp theo (GVCN) - Yêu cầu : + Phát huy những ưu điểm đã đạt được trong tuần vừa qua. + Khắc phục những hạn chế, tồn tại, tất cả những học sinh thực hiện chưa tốt trong tuần qua cần khắc phục sửa chữa khuyết điểm, - Duy trì tốt sĩ số, nề nếp lớp học - Học chính khoá và phụ đạo theo lịch - Học sinh giỏi tích cực ôn thi đạt kết quả cao - - Em Nguyễn chuẩn bị chuyện kể về Bác Hồ trong buổi chào cờ thứ 2 đầu tuần. - Lao động vệ sinh chào mừng Ngày thành lập Quân đội nhân Việt Nam 22/12 (vào chiều thứ tư, sau 16h) . Nhóm 1+4: mang chổi, quyét khu vực cổng trường . Nhóm 2: Mang sô, chậu tưới toàn bộ cây ngoài cổng trường và trong sân trường. . Nhóm 3: Quyét vôi các gôc cây (vôi, chổi nhà trường đã có sẵn học sinh không phải mang) 2.3. Sinh hoạt theo chủ đề: “Ngày thành lập Quân đội nhân Việt Nam 22/12” * Hoạt động 1(khởi động): (lớp phó phụ trách văn nghệ điều hành): chi đội hát bài hát tập thể bài (bài hát đã được chi đội học trong giờ nhạc) * Hoạt động 2: Nội dung chủ đề (Học sinh đã được giao nhiệm vụ từ tuần sinh hoạt trước) Giáo viên chủ nhiệm dẫn dắt vấn đề: Trong giờ sinh hoạt trước chi đội đã tìm hiểu chủ đề :. Trong giờ sinh hoạt tuần này, chi đội sẽ tiếp tục tìm hiểu về chủ đề: Ngày thành lập Quân đội nhân Việt Nam 22/12. Trong nội dung tuần trước qua việc tham gia trò chơi nhóm 2 đã làm việc rất tốt, tuần này đề nghị các nhóm phát huy hơn nữa. Nội dung: Cho học sinh chia thành các nhóm lên hái hoa dân chủ. Các nhóm hội ý trả lời, cử đại diện nhóm lên thuyết trình. 1. Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (Tiền thân của QĐNDVN) ra đời vào ngày tháng năm nào? Ở đâu? Lúc đó gồm bao nhiêu người và do ai chỉ huy? Ngày 22 / 12 / 1944, tại khu rừng nằm giữa hai tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám, thuộc huyện Nguyên Bình, Tỉnh Cao Bằng. Ban đầu gồm 34 chiến sỹ. Do đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung . 2. Ai là vị tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam? Võ Nguyên Giáp 3. Anh hùng LLVT nào trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã lấy thân mình lấp lỗ Châu mai? Phan Đình Giót 4. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc vào ngày, tháng, năm nào? Ngày 7 tháng 5 năm 1954 5. Chiến dịch thành cổ Quảng Trị diễn ra bao nhiêu ngày đêm? 81 ngày đêm 6. Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là ngày tháng năm nào? Ngày 30 tháng 4 năm 1975 7. Bộ trưởng Bộ quốc phòng của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay là ai? Ông Ngô Xuân Lịch Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam  tuyên thệ nhậm chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trước Quốc hội Việt Nam ngày 9 tháng 4năm 2016. 8. Ngày 22/12 năm nào được Ban Bí thư T.Ư Đảng quyết định lấy ngày thành lập QĐND Việt Nam (22-12) là ngày hội Quốc phòng toàn dân? Ngày 22/12/1989 9. Tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam? Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân 10. Quân kỳ của QĐND Việt Nam có dòng chữ gì? Quyết thắng 11. Ngày đầu thành lập VNTTGPQ có bao nhiêu chiến sĩ? 34 Chiến sĩ 12. Chiến dịch nào chấm dứt Chiến tranh Đông Dương? Điện Biên Phủ 13. Trận Điện Biên Phủ trên không diễn ra trong thời gian nào? 1972 14. Cấp tổ chức cao nhất của QĐND Việt Nam? Quân đoàn 15. Người được gọi là cha đẻ của ngành quân giới? Đại tướng Trần Đại Nghĩa 16. Các quân chủng của QĐND Việt Nam gồm? Lục quân, hải quân, phòng không quân 17. Chiến dịch nào chấm dứt cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Việt Nam? Chiến dịch Hồ Chí Minh 18. Cấp tổ chức thấp nhất của QĐND Việt Nam? Tiểu đội 19. Vị Đại tướng nào đã từng giữ chức chủ tịch nước? Lê Đức Anh 20. Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22.12.1944 21. Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không diễn ra trong thời gian bao lâu? 12 ngày đêm 22. Hãy cho biết cơ quan ngôn luận chính thức của QĐND Việt Nam? Báo quân đội nhân dân 23. Hệ thống quân hàm sĩ quan QĐND Việt Nam có những cấp nào? Tướng, Tá, Úy 24. Pháp xâm lược Việt Nam vào năm nào? 1858 25. Tên gọi “Quân đội nhân dân Việt Nam” là do ai đặt? Hồ Chí Minh 26. Chiến sĩ có mấy cấp? Gồm những cấp nào? 2 cấp: Binh nhất, binh nhì 27. Người duy nhất nắm giữ chức “Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang”? Đại tướng Võ Nguyên Giáp 28. Chiến dịch nào còn được gọi là “Chiến dịch giải phóng Sài Gòn Gia Định”? Chiến dịch Hồ Chí Minh 29. Em hãy cho biết quê hương đại tướng Võ Nguyên Giáp? Quảng Bình 30. Hai mốc lịch sử oai hùng trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ? Chiến dịch Điện Biên Phủ và Đại thắng mùa Xuân năm 1975. 31. Nước ta có những vị tướng nào được chọn là danh tướng thế giới? Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Võ Nguyên Giáp. 3. Sơ kết, nhắc nhở (2 phút) Bước 1: Bước 2+3: Các nhóm trao đổi làm việc và báo cáo kết quả Bước 4: GVCN nhận xết đánh giá theo hình thức: Kết quả chuẩn bi (Tốt, chưa tốt) Năng lực hợp tác giữa các thành viên trong nhóm(Tích cực hay chưa tích cực) Kết quả bài làm, nhận xét GVCN kết luận: -Từ việc tìm hiểu chủ đề trên, giúp cho các em hiểu được . *Hoạt động 3: (Mở rộng) - Đưa thêm thông tin về Truyền thống lịch sử của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 22-12-1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo thuộc huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã chính thức làm lễ thành lập, gồm 3 tiểu đội với 34 chiến sĩ được lựa chọn từ những chiến sĩ Cao-Bắc-Lạng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 22-12-1944 được xác định là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của một tổ chức quân sự mới của dân tộc ta. Một quân đội của dân, do dân, vì dân; luôn gắn bó máu thịt với dân, luôn luôn được dân tin yêu, đùm bọc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, kế thừa truyền thống đấu tranh anh dũng, kiên cường, bất khuất của dân tộc, ngay từ ngày đầu thành lập với 34 chiến sĩ, được trang bị "gậy tầm vông, súng kíp, súng trường,", Quân đội ta đã mưu trí, dũng cảm chiến đấu, lập nên chiến công tiêu diệt các đồn Phay Khắt, Nà Ngần của giặc Pháp, để rồi ngày càng phát triển, lớn mạnh nhanh chóng, cùng toàn dân tiến hành thành công cuộc khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, giành chính quyền về tay nhân dân, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, trường kỳ, gian khổ với tinh thần "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", Quân đội ta đã cùng nhân dân cả nước chiến đấu giành nhiều thắng lợi vang dội, mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phát huy sức mạnh tổng hợp, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, Quân đội ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ hi sinh, lập nên nhiều chiến công nối tiếp chiến công, giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975 lịch sử, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh, hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; ngay sau đó tiếp tục chống lại quân xâm lược ở cả hai đầu biên giới phía Bắc và phía Tây Nam của đất nước, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc thân yêu và làm tròn nhiệm vụ Quốc tế. Tự hào về những chiến công vĩ đại và truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam, trải qua 72 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, có thể khẳng định Quân đội nhân dân Việt Nam là một quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng, xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng". Hiện nay, Quân đội nhân dân Việt Nam có lực lượng thường trực gồm bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương với tổng quân số khoảng 450.000 người và lực lượng quân dự bị khoảng 5 triệu người. Bộ đội chủ lực là thành phần nòng cốt của Quân đội nhân dân Việt Nam gồm lực lượng cơ động của các quân đoàn, quân chủng, binh chủng, bộ đội chủ lực của quân khu và bộ đội chuyên môn kỹ thuật. Bên cạnh các đơn vị huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu còn có hệ thống hoàn chỉnh các đơn vị bảo đảm hậu cần, kỹ thuật; các học viện, viện nghiên cứu, các trường đào tạo sĩ quan và trường nghiệp vụ các cấp Khẩu hiệu Khẩu hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội; nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” *Hoạt động 4+5: Chuyển giao nhiệm vụ tuần sau: Tìm hiểu tiếp chủ đề với nội dung BIÊN BẢN SINH HOẠT LỚP Sĩ số : / Nữ I/ NỘI DUNG SINH HOẠT : 1/ Tổng số học sinh vắng : (Họ tên học sinh vắng, số buổi ) - Biện pháp đối với học sinh vắng nhiều buổi(đặc biệt những học sinh vắng không có lý do): 2/ Nề nếp, lao động: * Tác phong : (Họ tên học sinh vi phạm tác phong, số lượt vi phạm ) - Biện pháp đối với học sinh vi phạm tác phong: * Kỷ luật : (Họ tên học sinh vi phạm kỷ luật, số lượt vi phạm ) - Biện pháp đối với học sinh vi phạm :: * Trật tự: (Họ tên học sinh vi phạm, số lượt ) - Biện pháp đối với học sinh vi phạm :: * Lao động : (Họ tên học sinh vi phạm, số lượt ) - Biện pháp đối với học sinh vi phạm :: 3/ Học tập : * Tổng số học sinh đạt điểm cao : .. (họ và tên học sinh đạt điểm cao ) * Tổng số học sinh không thuộc bài : (họ và tên học sinh không thuộc bài ) -Biện pháp đối với học sinh vi phạm 4/ Những vấn đề khác : (nếu có ) II/ KẾ HOẠCH TUẦN QUA ĐÃ THỰC HIỆN : III/ KẾ HOẠCH TUẦN TỚI : IV/ NHẬN XÉT CHUNG CỦA GVCN : IV/ Ý KIẾN ĐỀ NGHỊ : (Nếu có ) Giáo viên chủ nhiệm Thư ký TRƯỜNG THCS BẢN TỰ ĐÁNH GIÁ MỘT HỌC SINH TRONG MỘT TUẦN NĂM HỌC : 20 – 20 (GVCN tham khảo xây dựng lịa phù hợp tình hìh của lớp) MỤC ĐIỀU NỘI DUNG ĐIỂM TRỪ I/ VỀ Ý THỨC HỌC TẬP 1 Đi học trễ - 2đ/ lần 2 Bỏ giờ (kể cả tiết chào cờ hàng tuần ) - 10đ/ lần 3 Nghỉ học không phép - 4đ/ lần 4 Nghỉ học có phép - 1đ/ lần 5 Không thuộc bài (dưới 5 điểm ) - 2đ/ lần 6 Không làm bài tập, không soạn bài, không chép bài. - 2đ/ lần 7 Nói chuyện hoặc làm việc riêng trong giờ học - 2đ/ lần 8 Quay cóp trong kiểm tra - 5đ/ lần 9 Kiểm tra miệng đạt điểm 9,10 + 2đ/ lần 10 Tích cực xây dựng bài mới + 1đ/ lần II/ VỀ Ý THỨC RÈN LUYỆN HẠNH KIỂM 1 Vô lễ với thầy,cô, nhân viên, người lớn tuổi - 20đ/ lần 2 Nói tục chửi thề - 10đ/ lần 3 Không xếp hàng vào lớp - 2đ/ lần 4 Không thực hiện đồng phục đúng quy định. - 3đ/ lần 5 Không làm vệ sinh lớp, trường - 10đ/ lần 6 Xả rác trong và ngoài lớp - 2đ/ lần 7 Mang quà bánh lên lớp ăn uống - 10đ/ lần 8 MTT trong giờ chào cờ - 5đ/ lần 9 Mất trật tự trong lớp, ngoài lớp, nhất là vào giờ chuyển tiết . - 2đ/ lần 10 Xếp hàng TD chậm, hoặc tập TD sai động tác - 2đ/ lần 11 Phá tài sản nhà trường (bàn ghế,bảng điện, cây xanh ..vv ) - 10đ/ lần 12 Đánh nhau, hoặc tiếp tay cho người ngoài đánh bạn - 20đ/ lần 13 Nhặt của rơi trả lại cho người bị mất + 5đ/ lần 14 Phát hiện học sinh và kể xấu vào trường quạy phá + 5đ/ lần 15 Có tinh thần giúp đỡ bạn trong học tập ngày càng tiến bộ + 5đ/ lần III/ CÁC MẶT KHÁC 1 Không tham gia lao động, bảo vệ, chăm sóc cây xanh , bồn hoa - 2đ/ lần 2 Không thực hiện theo sự phân công của GV , cán sự lớp giao - 10đ/ lần 3 Không tham gia đầy đủ các đợt sinh hoạt tập thể, Đoàn đội - 5đ/ lần 4 Cán sự lớp không hoàn thành nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm: không mang sổ đầu bài đến giờ học..v..v - 10đ/ lần 5 Không tham gia các phong trào do trường, Liên đội phát động - 10đ/ lần 6 Vi phạm an toàn giao thông, các TNXH, uống rượu, bia - 20đ/ lần 7 Tham gia xuất sắc các phong trào do trường , Liên đội phát động + 5đ/ lần 8 Đạt các giải nhất, nhì, ba, khuyến khích trong các phong trào, hội thi do trường, Liên đội, ngành phát động. + 5đ/ lần * THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI HS TRONG TUẦN Điểm xuất phát cho mỗi em Học sinh là 100 điểm Cách tính: (Lấy 100đ + điểm thưởng) – Điểm vi phạm = Điểm xếp loại XẾP LOẠI - Có từ 103 điểm trở lên xếp loại tốt (khống chế mục I: điều 2,3,8; mục II: điều 1,,4,12; mục III: điều 2,4,6). Xếp loại được hạ xuống một bật nếu vi phạm một trong các điều trong mục khống chế ) - Từ 100 điểm đến 102 điểm xếp loại khá (khống chế mục I: điều 2, 8; mục II: điều 1, 8; mục III: điều 2, 4, 6). Xếp loại được hạ xuống một bật nếu vi phạm một trong các điều trong mục khống chế . - Từ 70 đến 99 điểm xếp loại Đạt yêu cầu - Dưới 70 điểm xếp loại không đạt yêu cầu . * Ghi chú: - Tùy theo tình hình thực tế của lớp. GVCN có thể thêm nội dung kể cả thang điểm. - Tiết sinh hoạt chủ nhiệm phải thực hiện đầy đủ các bước theo quy định, phải có bảng tổng kết của từng tổ (bảng phụ) treo lên bảng và phải xếp được hạnh kiểm của từng học sinh trong tuần. BẢNG THEO DÕI XẾP LOẠI HẠNH KIỂM HỌC SINH THÁNG ../ 20. TT Họ và tên Tổ Tuần I Tuần II Tuần III Tuần IV Tuần V THÁNG Ghi chú

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCD Thang 12 Uong nuoc nho nguon_12330315.doc