Giáo án Sinh học 10 Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân

3. Tiến trình bài mới (33’).

Mở bài( Đặt vấn đề): Tại sao khi ta bị đứt tay hay bị thương thì sau một thời gian vết thương đó lành lại (?) Tại sao cơ thể con người cũng như các loài sinh vật khác có thể thay đổi về kích thước, khối lượng hay nói cách khác là sinh trưởng và phát triển ? Đó là nhờ một cơ chế sinh học rất quan trọng trong tế bào cơ chế nguyên phân. Để tìm hiểu về quá trình nguyên phân, chúng ta đi tìm hiểu bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân.

 

docx6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA SINH HỌC —&– GIÁO ÁN SINH HỌC 10 GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Hiền HVTH: Tô Ngọc Hân Lớp: Sinh K42A Khóa: 42 TP.HCM, 2018 Trường: Lớp: Tiết: Ngày: Giáoviên: GIÁO ÁN Phần 2. SINH HỌC TẾ BÀO ChươngIV: PHÂN BÀO Bài 18: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này, học sinh đạt được: Kiến thức. Hiểu rõ khái niệm chu kì tế bào. Mô tả được các giai đoạn của chu kì tế bào. Trình bày được những diễn biến cơ bản của các kì trong nguyên phân, nêu được ý nghĩa của nguyên phân. Giải thích được sự phân chia tế bào một cách bất thường có thể dẫn đến ung thư. Trình bày được một số thông tin về bệnh ung thư ở Việt Nam. Nêu được một số biện pháp phòng tránh ung thư. Kỹ năng Phát triển khả năng phân tích, tư duy, so sánh, tổng hợp, đánh giá. Rèn luyện kĩ năng quan sát, tổng hợp kiến thức và kĩ năng làm việc nhóm. Thái độ Có ý thức bảo vệ sức khỏe và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Đặc điểm của các pha và các kì của quá trình nguyên phân Ý nghĩa của quá trình nguyên phân. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Bảng, phấn. Loa, micro. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Giảng giải. Hỏi đáp kết hợp với trực quan. Làm việc với SGK. Làm việc nhóm. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: Ổn định tổ chức lớp (1’) Ổn định trật tự. Kiểm tra sỉ số lớp. Kiểm tra bài cũ (5’) Trình bày những diễn biến trong pha sáng và pha tối của quang hợp. Phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp. Vai trò của quang hợp đối với tự nhiên và đời sống con người. Tiến trình bài mới (33’). Mở bài( Đặt vấn đề): Tại sao khi ta bị đứt tay hay bị thương thì sau một thời gian vết thương đó lành lại (?) Tại sao cơ thể con người cũng như các loài sinh vật khác có thể thay đổi về kích thước, khối lượng hay nói cách khác là sinh trưởng và phát triển ? Đó là nhờ một cơ chế sinh học rất quan trọng trong tế bào cơ chế nguyên phân. Để tìm hiểu về quá trình nguyên phân, chúng ta đi tìm hiểu bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu chu kì tế bào. GV: Cho học sinh quan sát hình 18.1 và yêu cầu các em tìm hiểu SGK, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: Chu kì tế bào là gì? Chu kì tế bào gồm những quá trình nào? HS: Quan sát hình, tìm hiểu SGK, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. GV nhận xét và bổ sung kiến thức. GV: Cho nhóm học sinh điền phiếu học tập dựa theo các câu hỏi sau: Kì trung gian gồm mấy pha? Đó là những pha nào? Nêu diễn biến cơ bản của các pha. Các pha Diễn biến HS: Trả lời câu hỏi và điền vào phiếu học tập. GV nhận xét và bổ sung kiến thức. Chu kì tế bào. 1.Khái niệm. - Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào. - Chu kì tế bào gồm 2 quá trình: Kì trung gian và quá trình nguyên phân. Các pha của kì trung gian Diễn biến Pha G1 Tế bào tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng. Pha S AND và nhiễm sắc thể nhân đôi. Pha G2 Tế bào tổng hợp tất cả những phần còn lại cần cho sự phân bào. Chu kì tế bào được điều khiển một cách chặt chẽ bằng một hệ thống điều hòa rất tinh vi. Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi có tín hiệu phân bào. Nếu cơ chế điều khiển phân bào bị hư hỏng hoặc trục trặc, cơ thể có thể bị lâm bệnh. VD: Bệnh ung thư. Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình nguyên phân. GV cho HS quan sát hình 18.2 SGK, thảo luận nhóm, điền vào bảng sau: Các kì Diễn biến GV bổ sung kiến thức. GV: Việc phân chia tế bào chất diễn ra trong kì nào của nguyên phân? HS: Trả lời câu hỏi GV bổ sung và hoàn thiện kiến thức. GV: Cho học sinh quan sát hình 18.2 trả lời câu hỏi (?) Tại sao nguyên phân lại có thể tạo ra được 2 tế bào con có bộ NST giống y hệt tế bào mẹ. HS trả lời. GV bổ sung kiến thức Hoạt động 3: Tìm hiều ý nghĩa của nguyên phân. GV: Vẽ sơ đồ một số lần nguyên phân từ 1 tế bào. GV: Quan sát số lượng tế bào sẽ như thế nào sau mỗi lần nguyên phân. GV đặt các câu hỏi: (?) Ở sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân giúp gì cho chúng? (?) Ở sinh vật đa bào nhân thực, nguyên phân có những vai trò gì? HS trả lời các câu hỏi GV bổ sung và mở rộng kiến thức. Mở rộng: -Con thằn lằn bị đứt đuôi sau một thời gian ta thấy nó mọc ra một cái đuôi khác. Hoặc khi bị thương thì sau một thời gian ta thấy vết thương lành lại. Hiện tượng này là do cơ chế tái sinh của cơ thể, khả năng tái sinh này là nhờ nguyên phân. Qúa trình nguyên phân. 1. Khái niệm nguyên phân: Là hình thức phân chia tế bào phổ biến ở các sinh vật nhân thực. Qúa trình gồm 2 giai đoạn : Phân chia nhân và phân chia tế bào chất. 2.Phân chia nhân. Gồm 4 kì: Các kì Diễn biến Kì đầu Các NST kép dần được co xoắn, màng nhân dần tiêu biến, thoi phân bào xuất hiện. Kì giữa Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành một hang ở mặt phẳng xích đạo. Thoi phân bào đính vào 2 phía của NST ở tâm động. Kì sau Các NST tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực tế bào. Kì cuối NST giãn xoắn dần và màng nhân xuất hiện. Phân chia tế bào chất. Kì sau hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền, tế bào chất bắt đầu phân chia thành 2 tế bào con. Ở tế bào động vật: Thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo. Ở tế bào thực vật: Tạo thành tế bào ở mặt phẳng xích đạo. Ý nghĩa của nguyên phân. Nguyên phân ở sinh vật nhân thực đơn bào là cơ chế sinh sản. Nguyên phân ở sinh vật nhân thực đa bào là làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển, cũng như giúp cơ thể tái sinh những phần bị tồn thương Ở sinh vật sinh sản sinh dưỡng, nguyên phân là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể con có kiểu gen giống kiểu gen của cá thể mẹ. . Củng cố: (5’) Yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức trong bài + Chu kì tế bào là gì? Có những giai đoạn nào? + Nguyên phân là gì? Gồm có mấy kì? +Ý nghĩa của quá trình nguyên phân? Yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm. Câu 1: Thứ tự các kì trong giai đoạn phân chia nhân là A. Kì đầu → kì sau → kì cuối → kì giữa B. Kì đầu → kì giữa → kì cuối → kì sau C. Kì đầu → kì sau→ kì giữa → kì cuối D. Kì đầu → kì giữa → kì sau → kì cuối Câu 2: Bệnh ung thư là 1 ví dụ về A. Sự điều khiển chặt chẽ chu kì tế bào của cơ thể B. Hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể C. Chu kì tế bào diễn ra ổn định D. Sự phân chia tế bào được điều khiển bằng một hế thống điều hòa rất tinh vi Câu 3: Trong nguyên phân, hiện tượng các NST kép co xoắn lại có ý nghĩa gì? A. Thuận lợi cho sự phân li B. Thuận lợi cho sự nhân đôi NST C. Thuận lợi cho sự tiếp hợp NST D. Trao đổi chéo NST dễ xảy ra hơn Dặn dò: (1’) Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK/75. Đọc mục “Em có biết”. Xem trước bài 19: Giảm phân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 18 Chu ki te bao va qua trinh nguyen phan_12431113.docx
Tài liệu liên quan