Giáo án Sinh học 10 Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

Câu 1. Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật đối với nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu, người ta phân chia làm mấy nhóm vi sinh vật ?

 A. 1 B. 2

 C. 3 D. 4

Câu 2. Các vi sinh vật có hình thức quang tự dưỡng là :

A. Tảo, các vi khuẩn chứa diệp lục

 B. Nấm và tất cả vi khuẩn

 C. Vi khuẩn lưu huỳnh

 D. Cả a,b,c đều đúng

Câu 3. Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cacbon chủ yếu là CO2, và năng lượng của ánh sáng được gọi là:

 A. Hoá tự dưỡng C. Quang tự dưỡng

 B. Hoá dị dưỡng D. Quang dị dưỡng

 

docx8 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/02/2017 Ngày dạy: 16/02/2017 Lớp: 10/5 Tuần: 4 Họ và tên giáo viên hướng dẫn: BÙI THỊ KIM DUNG Họ và tên sinh viên: HIÊN TỆNH Bài dạy : Bài 22: DINH DƯỠNG, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT I.Mục tiêu 1. Kiến thức: - Hiểu rõ khái niệm vi sinh vật, kiểu dinh dưỡng. - Phân biệt được các loại môi trường nuôi cấy cơ bản của vi sinh vật. - Phân biệt được 4 kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon. - Phân biệt được các kiểu lên men và hô hấp ở vi sinh. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát thông qua việc quan sát bảng biểu và nghiên cứu SGK rút ra kiến thức mới. - Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp qua việc phân biệt 3 loại môi trường nuôi cấy, các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật. 3. Thái độ -Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ sinh môi trường sống để tránh lây lan bệnh tật thông qua kiến thức về môi trường sống của vi sinh vật. Biết tác động tích cực và tác động tiêu cực của vi sinh vật đối với đời sống con người. II. Trọng tâm bài giảng -Trình bày được khái niệm vi sinh vật, môi trường và các kiểu dinh dưỡng. III. Phương pháp dạy học: -Phương pháp đặt vấn đề. - Phương pháp làm việc nhóm. VI. Phương tiện dạy học 1.Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa - Phiếu học tập: “PHÂN BIỆT HÔ HẤP HIẾU KHÍ VÀ HÔ HẤP KỊ KHÍ” Kiểu hô hấp Chất nhận electron Sản phẩm Mức năng lượng Ví dụ Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí Lên men 2.Học sinh: - Sách giáo khoa và chuẩn bị bài trước ở nhà V.Tiến trình tiết dạy: 1.Ổn định lớp:2 phút 2.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ 3.Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Vì sao rau, củ, quả, bị mốc, thức ăn bị ôi thiu.Nước chấm từ đậu tương, nem chua từ thịt.Để làm rõ vấn đề này chúng ta sẽ tìm hiểu sang phần mới PHẦN BA: SINH HỌC VI SINH VẬT CHƯƠNG I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật * Các hoạt động Hoạt động 1:Tìm hiểu khái niệm vi sinh học. (10 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Nghiên cứu SGK, cho biết kích thước, cấu tạo cơ thể và đặc điểm khác của vi sinh vật ? - VSV có ở những giới nào ? nêu một số đại diện ở mỗi giới? - Kích thước: Rất nhỏ, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi. - Cấu tạo: Đơn bào hoặc tập đoàn đơn bào. - Đặc điểm: Hấp thụ và chuyển hóa vật chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng và sinh sản rất nhanh. - Thuộc 3 giới: + Giới khởi sinh: Vi khuẩn và vi khuẩn cổ. + Giới nguyên sinh: Động vật nguyên sinh, vi tảo, nấm nhầy. + Giới nấm: Nấm men, nấm sợi. I. Khái niệm Vi Sinh Vật 1.khái niệm: - Vi sinh vật không phải là đơn vị phân loại, mà là tập hợp một số sinh vật thuộc nhiều giới có chung những đặc điểm: + Kích thước: Rất nhỏ, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi. + Cấu tạo: Phần lớn là cơ thể đơn bào (, một số là tập hợp đơn bào) nhân sơ hoặc nhân thực. + Đặc điểm khác: Hấp thụ nhiều, chuyển hóa vật chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng, sinh sản nhanh, khả năng thích ứng với môi trường cao. 2. Ví dụ: - Giới khởi sinh: Vi khuẩn và vi khuẩn cổ. - Giới nguyên sinh: Động vật nguyên sinh, vi tảo, nấm nhầy. - Giới nấm: Nấm men, nấm sợi. Hoạt động 2: Tìm hiểu môi trường và các kiểu dinh dưỡng (10 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Nghiên cứu SGK em hãy cho biết có mấy loại môi trường? - Trong phòng thí nghiệm có những loại môi trường nào ? Nêu đặc điểm của mỗi loại ? - Có mấy kiểu dinh dưỡng? - Dựa vào đâu để phân biệt 4 kiểu dinh dưỡng trên? -Nguồn năng lượng vi sinh vật quang tự dưỡng là gì? - Nguồn Cacbon chủ yếu của vi sinh vật quang tự dưỡng là gì? - Cho ví dụ -Nguồn năng lượng vi sinh vật hóa tự dưỡng là gì? - Nguồn Cacbon chủ yếu của vi sinh vật hóa tự dưỡng là gì? - Cho ví dụ -Nguồn năng lượng vi sinh vật quang dị dưỡng là gì? - Nguồn Cacbon chủ yếu của vi sinh vật quang dị dưỡng là gì? - Cho ví dụ -Nguồn năng lượng vi sinh vật hóa dị dưỡng là gì? - Nguồn Cacbon chủ yếu của vi sinh vật hóa dị dưỡng là gì? - Cho ví dụ Căn cứ vào nguồn năng lượng, nguồn cacbon, vi sinh vật quang tự dưỡng khác với vi sinh vật hóa dị dưỡng ở chổ nào? - Có 2 môi trường: + Môi trường tự nhiên. + Môi trường trong phòng thí nghiệm. - Có 3 môi trường: + Môi trường dùng chất tự nhiên . + Môi trường tổng hợp. + Môi trường bán tổng hợp. - Có 4 kiểu: + Quang tự dưỡng + Hóa dị dưỡng + Quang dị dưỡng + Hóa dị dưỡng - Dựa vào nhu cầu của VSV về nguồn năng lượng và nguồn cacbon. - Ánh sáng - CO2 - Ví dụ: Vk lam, tảo đơn bào, vk lưu huỳnh màu tía và màu lục. - Chất vô cơ hoặc chất hữu cơ. - CO2 ví dụ: VK nitrat hóa, vk ôxi hóa hidro, vk ôxi hóa lưu huỳnh. - Ánh sáng. - Chất hữu cơ - Ví dụ:VK không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía. - Chất hữu cơ - Chất hữu cơ ví dụ : Nấm, ĐVNS, Phần lớn là vk không quang hợp - Quang tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn cacbon là CO2, - Hóa dị dưỡng sử dụng nguồn năng lượng và nguồn cacbon là chất hữu cơ II. Môi trường và các kiểu dinh dưỡng 1. Các loại môi trường cơ bản - Trong tự nhiên: VSV có mặt khắp nơi. - Trong phòng thí nghiệm có các loại môi trường: + Môi trường dung chất tự nhiên gồm các chất tự nhiên. + Môi trường tổng hợp: Môi trường gồm các chất đã biết thành phần hóa học và số lượng. + Môi trường bán tổng hợp: Gồm các chất tự nhiên và các chất hóa học. 2.Các kiểu dinh dưỡng - Dựa vào nhu cầu của VSV về nguồn năng lượng và nguồn cacbon, người ta chia các hình thức dinh dưỡng thành 4 kiểu: +Quang tự dưỡng + Hóa dị dưỡng + Quang dị dưỡng + Hóa dị dưỡng Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lượng Nguồn Cacbon chủ yếu Ví dụ Quang tự dưỡng Ánh sáng CO2 VK lam, tảo đơn bào,VK lưu huỳnh màu tía và màu lục Hóa tự dưỡng Chất vô cơ hoặc chất hữu cơ. CO2 VK Nitrat hóa, VK ôxi hóa hidro, VK ôxi hóa lưu huỳnh Quang dị dưỡng Ánh sáng Chất hữu cơ VK không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía. Hóa dị dưỡng Chất hữu cơ Chất hữu cơ Nấm, ĐVNS, Phần lớn là VK không quang hợp Hoạt động 3: Tìm hiểu hô hấp và lên men (15 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập: Bảng phân biệt hô hấp kị khí, hô hấp hiếu khí và lên men Kiểu hô hấp Chất nhận electron Sản phẩm Mức năng lượng Ví dụ Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí Lên men - Nhận xét, thông báo đáp án đúng - Thảo luận, thống nhất và đại diện nhóm trình bày. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung III. Hô hấp và lên men Đáp án phiếu học tập: Bảng phân biệt các kiểu hô hấp và lên men ở vi sinh vật Kiểu hô hấp Chất nhận electron Sản phẩm Mức năng lượng Ví dụ Hô hấp hiếu khí Chất nhận electron cuối cùng là ôxi phân tử. CO2, H2O Khoảng 40 % Trùng dày Hô hấp kị khí Chất nhận electron cuối cùng là ôxi lien kết(ví dụ: hô hấp nitrat thì ôxi kết trong hợp chất NO3-). Chất hữu cơ không được ôxi hóa hoàn toàn tạo ra sản phẩm trung gian. Khoảng 20-30% Vi khuẩn phản nitrat hóa Lên men Chất nhận electron cuối cùng là chất hữu cơ đơn giản (ví dụ: chất nhận electron là axêtalđêhit đối với lên men rượu êtanol). Chất hữu cơ không được ôxi hóa hoàn toàn (ví dụ: rượu êtanol..) Khoảng 2% Nấm men rượu (saccaromyces..) 4. Củng cố:6 phút - HS đọc phần kiến thức ghi nhớ SGK trang 90 và đọc phần “em có biết” - Câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1. Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật đối với nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu, người ta phân chia làm mấy nhóm vi sinh vật ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2. Các vi sinh vật có hình thức quang tự dưỡng là : A. Tảo, các vi khuẩn chứa diệp lục B. Nấm và tất cả vi khuẩn C. Vi khuẩn lưu huỳnh D. Cả a,b,c đều đúng Câu 3. Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cacbon chủ yếu là CO2, và năng lượng của ánh sáng được gọi là: A. Hoá tự dưỡng C. Quang tự dưỡng B. Hoá dị dưỡng D. Quang dị dưỡng Câu 4. Vi khuẩn lam tổng hợp chất dinh dưỡng dựa vào nguồn nào sau đây ? A. Ánh sáng và chất hữu cơ B. CO2 và ánh sáng C. Chất vô cơ và CO2 D. Ánh sáng và chất vô cơ Câu 5. Quang dị dưỡng có ở : A. Vi khuẩn màu tía C. Vi khuẩn sắt B. Vi khuẩn lưu huỳnh D. Vi khuẩn nitrat hoá Câu 6. Vi sinh vật vào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại ? A. Tảo đơn bào B. Vi khuẩn nitrat hoá C. Vi khuẩn lưu huỳnh D. Vi khuẩn sắt Câu 7. Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn cacbon CO2, được gọi là : A. Quang dị dưỡng B. Hoá dị dưỡng C. Quang tự dưỡng D. Hoá tự dưỡng Câu 8. Tự dưỡng là : A. Tự dưỡng tổng hợp chất vô cơ từ chất hữu cơ B. Tự dưỡng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ C. Tổng hợp chất hữu cơ này từ chất hữu cơ khác D. Tổng hợp chất vô cơ này từ chất vô cơ khác Câu 9.Vi sinh vật sau đây có lối sống tự dưỡng là : A. Tảo đơn bào B. Vi khuẩn lưu huỳnh C. Vi khuẩn nitrat hoá D. Cả a,b,c đều đúng Câu 10. Vi sinh vật sau đây có lối sống dị dưỡng là : A. Vi khuẩn chứa diệp lục C. Tảo đơn bào B. Vi khuẩn lam D. Nấm 5. Hướng dẫn học ở nhà: 2 phút - Cho HS làm câu 3 SGK trang 91 - Học bài, trả lời câu hỏi SGK - Đọc trước bài mới. Tam kỳ, ngày.....tháng......năm 2017 Duyệt của GVHD Sinh viên thực tập (Ký tên) (Ký tên) Bùi Thị Kim Dung Hiên Tệnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 22 Dinh duong chuyen hoa vat chat va nang luong o vi sinh vat_12297045.docx
Tài liệu liên quan