Giáo án Sinh học 10 Bài 25 +26: Sinh trưởng của vi sinh vật và các hình thức sinh sản

II. Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn

1.Nuôi cấy không liên tục.

-Môi trường nuôi cấy không liên tục : Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hoá trong quá trình nuôi cấy.

- Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, quần thể vi sinh vật sinh trưởng theo 4 pha: Pha tiềm phát, pha luỹ thừa, pha cân bằng và pha suy vong

 a. Pha tiềm phát: Vi khuẩn thích nghi với môi trường, không có sự gia tăng số lượng tế bào, enzim cảm ứng hình thành để phân giải các chất.

 

doc10 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 Bài 25 +26: Sinh trưởng của vi sinh vật và các hình thức sinh sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM ------------------ GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Trường : THPT Nguyễn Thông Họ & tên GSh : Võ Nguyễn Anh Thư Lớp : 10A12 Mã số SV: B1407038 Môn: Sinh học Ngành học: Sư phạm sinh học Tiết thứ: 4 Họ & tên GVHD: Lê Kim Loan Ngày : 12 tháng 3 năm 2018 BÀI 25 +26 SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT VÀ CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này học sinh (HS) có khả năng: Kiến thức cơ bản: Định nghĩa được sự sinh trưởng của vi sinh vật. Phát biểu khái niệm thời gian thế hệ và tính được thời gian thế hệ. Trình bày được đặc điểm chung của sự sinh trưởng ở vi sinh vật và giải thích được sự sinh trưởng của chúng trong điều kiện nuôi cấy liên tục và không liên tục. Trình bày được đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn. Trình bày được khái niệm sinh sản của vi sinh vật. Trình bày được các hình thức sinh sản của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực. Lấy được các ví dụ về sự sinh trưởng của các quần thể sinh vật ngoài thực tế. Phân biệt được giữa nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục. Phân biệt được điểm khác nhau ở sinh sản ở sinh vật nhân sơ và sinh sản ở sinh vật nhân thực. Vận dụng phương pháp nuôi cấy liên tục vào trong sản xuất và đời sống tạo sản phẩm hữu ích. Kỹ năng: Quan sát, nhận xét Tư duy và trả lời câu hỏi. Lắng nghe, tiếp nhận và hệ thống hóa lại kiến thức kiến thức. Làm việc nhóm, tự học. Áp dụng công thức để làm bài tập. Thái độ: Phát huy tính tích cực trong giờ học. Ý thức được những lợi ích của vi khuẩn đối với con người. Hình thành ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh các bệnh về đường tiêu hóa. Năng lực hướng tới: Năng lực chung: Tự chủ và tự học. Giao tiếp và hợp tác. Giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực riêng: Tính toán. Tìm hiểu tự nhiên, xã hội và khoa học. II. PHƯƠNG PHÁP & PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Phương pháp: Vấn đáp Trực quan Diễn giảng Hoạt động nhóm Phương tiện: SGK 10 Cơ bản Giáo án Bảng, phấn Phiếu học tập: Điền đặc điểm của các pha sinh trưởng. Pha tiềm phát Pha lũy thừa Pha cân bằng Pha suy vong Kết quả phiếu học tập: Pha tiềm phát Pha lũy thừa Pha cân bằng Pha suy vong - Số lượng trong quần thể chưa tăng - Vi khuẩn thích nghi với môi trường - Enzim cảm ứng hình thành để phân giải các chất. - Số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân - Tốc độ sinh trưởng cực đại. - Trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ - Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt cực đại và không đổi theo thời gian. - Số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi. - Số lượng giảm dần - Dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc sinh ra và số lượng tế bào chết càng nhiều. Hình 25, hình 26.2, hình 26.3 SGK và hình phân đôi ở vi khuẩn (GV vẽ) NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định lớp (2 phút) Kiểm tra bài cũ Giới thiệu bài mới: (3 phút) GV: Từ 1 cá thể ban đầu có thể tạo ra cá thể mới, quá trình đó được gọi là gì? HS: Quá trình sinh sản? GV: Ở THCS ta đã học thực vật động vật đều có quá trình sinh sản để duy trì nòi giống. Vậy ở vi sinh vật (VSV) quá trình sinh sản cũng để duy trì nòi giống. Vậy sinh sản của VSV là gì? Muốn VSV sinh sản thì chúng phải trải qua quá trình sinh trưởng rồi mới sinh sản được. Vậy thì ở đây chúng ta có 2 vấn đề là sinh trưởng VSV là gì? Và VSV sinh sản như thế nào? Dạy bài mới Nội dung lưu bảng Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS Chương II: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT Bài 25 + 26 Sinh trưởng của vi sinh vật và các hình thức sinh sản. I. Khái niệm về sinh trưởng Sinh trưởng của vi sinh vật là sự gia tăng số lượng tế bào vi sinh vật của quần thể. Định nghĩa: Thời gian thế hệ là thời gian từ khi sinh ra từ một tế bào VSV cho đến khi tế bào đó phân chia xong hoặc thời gian cần thiết để cả quần thể tăng gấp đôi. Công thức + Thời gian thế hệ: g=t/n n: số lần phân chia của 1 tế bào t: thời gian phân chia g: thời gian thế hệ + Số lượng tế bào của quần thể sau thời gian t: Nt = N0 * 2n Nt: số lượng cá thể trong quần thể sau phân chia N0: số lượng cá thể trong quần thể lúc ban đầu Lưu ý: t và g phải cùng đơn vị thời gian. II. Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn 1.Nuôi cấy không liên tục. -Môi trường nuôi cấy không liên tục : Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hoá trong quá trình nuôi cấy. - Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, quần thể vi sinh vật sinh trưởng theo 4 pha: Pha tiềm phát, pha luỹ thừa, pha cân bằng và pha suy vong a. Pha tiềm phát: Vi khuẩn thích nghi với môi trường, không có sự gia tăng số lượng tế bào, enzim cảm ứng hình thành để phân giải các chất. b. Pha luỹ thừa: Trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân, tốc độ sinh trưởng cực đại. c. Pha cân bằng: Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian (số lượng tế bào sinh ra tương đương với số tế bào chết đi). d. Pha suy vong: Số lượng tế bào trong quần thể giảm dần (do chất dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt, chất độc hại tích luỹ ngày càng nhiều) 2. Nuôi cấy liên tục: Là môi trường nuôi cấy được bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng và loại bỏ không ngừng các chất thải trong quá trình nuôi cấy. 10 phút 15 phút - Ở nhà các em có nuôi chó hoặc mèo, hay trồng cây. Vậy em có nhận xét sự thay đổi của động vật, thực vật sau một thời gian nuôi, trồng? - Khi quan sát sự sinh trưởng của động thực vật, cần phải dựa vào những yếu tố nào? - Đó là ở động vật và thực vật, còn ở vi sinh vật sẽ như thế nào? - Nếu cô có một mẫu bánh mì mốc. Bằng mắt thường em có thể đếm được bao nhiêu VSV hay không? Vì sao? - Vì VSV có kích thước rất nhỏ. Như vậy chúng ta không thể dựa vào sự lớn lên (kích thước hay khối lượng) của từng tế bào VSV mà xác định được. Mà chúng ta phải dựa vào sự gia tăng số lượng tế bào trong quần thể VSV. - Vậy sinh trưởng của vi sinh vật là gì? - Nhấn mạnh và lưu bảng sinh trưởng VSV là sự sinh trưởng của cả quần thể. - Yêu cầu HS quan sát sơ đồ sinh trưởng của VK E.Coli bảng và diễn giảng: Ban đầu VK E. Coli có 1 tế bào, sau 20’ phân chia thành 2 tế bào, thêm nữa 20’ phân chia thành 4 tế bào VK E. Coli. Như vậy, các em thấy, cứ sau 20’ VK E. Coli sẽ phân chia 1 lần. Khoảng thời gian 20’ đó gọi là thời gian thế hệ. Vậy em nào khái niệm lại cho cô Thời gian thế hệ là gì? - Vậy ở đây tổng thời gian để tạo ra 4 tế bào E. coli là 40 phút (t) và số lần phân chia (n) 2 lần nên có thời gian thế hệ (g) là 20 phút. - Nêu cho cô công thức tính thời gian thế hệ? - Lưu bảng. - Từ sơ đồ sinh sản của E. coli ở trên ta có thể viết ngắn gọn: 1 TB n lần phân chia 2n N0 n lần phân chia Nt? Theo phương thức tăng suất em sẽ có Nt là gì? à Nt = N0 * 2n - Chuyển ý: Trong thực tế đời sống, con người đã vận dụng đặc điểm sinh trưởng của chúng để nuôi cấy và thu sinh khối mang lại nhiều lợi ích. Đặc điểm các hình thức nuôi cấy đó là gì? Chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời ở mục II. - Có mấy kiểu nuôi cấy VSV? - Ví dụ: làm cải ngâm giấm để khoảng 1 -2 ngày cải không chua, và độ chua tăng nhanh dần đến rất chua. Một thời gian lâu không sử dụng thì có mùi hôi và cải bị hư. => Đây là ví dụ cho môi trường nuôi cấy không liên tục. - Qua ví dụ hãy cho biết môi trường nuôi cấy không liên tục là gì? - Nhận xét và lưu bảng. - Các em quan sát hình 25/tr.100 đường cong tăng trưởng của quần thể vi khuẩn. Hoàn thành phiếu học tập trong vòng 2 phút. - Chia lớp 2 bàn thành 1 nhóm và phát phiếu học tập. - Sửa phiếu học tập và rút ra đặc điểm của các pha sinh trưởng. - Lấy ví dụ về sinh trưởng không liên tục mà em biết? - Nhận xét. - Chuyển ý: Giấm là 1 gia vị thường được sử dụng. Để nuôi được giấm thì khi lấy đi nước giấm chua người ta sẽ bỏ thêm rượu hoặc nước dừa vô. Quá trình này sẽ được lập đi lập lại. - Đó là ví dụ điển hình của môi trường nuôi cấy liên tục. - Vậy môi trường nuôi cấy không liên tục là gì? - Môi trường Nuôi cấy không liên tục có mấy pha? Kể tên? - Vậy tại sao môi trường nuôi cấy không liên tục không có pha suy vong? - VK E.Coli có nhiều trong đường ruột người, đó là môi trường nào? Vì sao? - GV nhận xét, bổ sung (mở rộng): Dạ dày luôn được cung cấp thức ăn từ miệng và lấy đi sản phẩm (đưa thức ăn xuống ruột) nên nó được xem là nơi nuôi cấy liên tục đối với VSV ở dạ dày. Cũng chính vậy, chúng ta phải rèn luyện thói quen ăn chín uống sôi, thực phẩm thì phải rửa sạch, nấu chín trước khi ăn, nếu không khi ăn VSV vào gặp môi trường thuận lợi sẽ phát triển nhanh chóng gây ra bệnh đường ruột như đau bụng, tiêu chảy, dịch tả,... - Quan sát và trả lời: Sau một thời gian, chó mèo lớn lên, cây cũng lớn lên. - Trả lời: Kích thước và khối lượng Không Vì VSV có kích thước rất nhỏ. - Trả lời: là sự tăng số lượng tế bào trong quần thể - Lắng nghe và ghi nhận - Quan sát, lắng nghe - Trả lời: thời gian từ 1 tế bào sinh ra đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi (ký hiệu g) - g =t/n - Ghi nhận. - Nt = N0 * 2n - Lắng nghe. - Có 2 kiểu: nuôi cấy không liên tục và nuô cấy liên tục. - Lắng nghe. - Trả lời: Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hoá trong quá trình nuôi cấy. - Ghi nhận - Lắng nghe. - Hoàn thành phiếu học tập. - HS lắng nghe và ghi nhận. - HS lắng nghe - Sữa chua, dưa cải chua. - Lắng nghe. - HS lắng nghe - Là môi trường nuôi cấy được bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng và loại bỏ không ngừng các chất thải trong quá trình nuôi cấy . 2 pha: pha lũy thừa và pha cân bằng. Vì môi trường được bổ sung chất dinh dưỡng liên tục. Là môi trường nuôi cấy không liên tục. Vì thức ăn (chất dinh dưỡng) được cung cấp liên tục từ miệng và chất thải cũng được lấy ra. Lắng nghe Chuyển ý: Chúng ta vừa tìm hiểu xong phần sinh trưởng của vi sinh vật. Vậy vi sinh vật sẽ sinh sản như thế nào? Có mấy hình thức sinh sản ở vi sinh vật thì chúng ta sẽ tìm hiểu phần III: sinh sản của vi sinh vật. sinh sản của vi sinh vật 1. sinh sản ở VSV nhân sơ - Phân đôi - Nảy chồi - Sinh sản bằng bào tử 2. Sinh sản ở VSV nhân thực - Phân đôi : Nấm men rượu rum - Nảy chồi: Nấm men rượu - Sinh sản bằng bào tử: + vô tính bằng bào tử kín hay bằng bào tử trần + hữu tính bằng cách tiếp hợp như nấm sợi 15 phút - Sinh sản ở VSV là sự tăng số lượng cá thể của VSV. - Nhắc lại kiến thức cũ: Có mấy loại tế bào VSV? - Do sự khác biệt về cấu tạo tế bào nên sinh sản ở nhân sơ và nhân thực cũng có những nét khác nhau. - Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ. - Dựa vào SGK cho cô biết có mấy hình thức sinh sản ở VSV nhân sơ? - Cho HS quan sát hình ảnh vi khuần phân đôi. Giáo viên và HS cùng phân tích hình. - Phân đôi là hình thức sinh sản chủ yếu của vi khuẩn. - Đầu tiên thì VSV sẽ hấp thu và đồng hóa chất dinh dưỡng (tăng lên về kích thước. Ở giai đoạn này (đạt được kích thước) VSV sẽ gấp nếp màng sinh chất tạo thành mêzôxôm. - Mêzôxôm này có chức năng gì? - Nếu so sánh với phân bào (Nguyên phân) ở nhân thực thì em thấy mêzôxôm giống phần nào của nguyên phân? - Tiếp theo tế bào sẽ tạo vách để tạo 2 tế bào VSV. - Nảy chồi là hình thức sinh sản của một số vi khuẩn sống trong nước. Các em quan sát hình 26.2b. Đây là một hình thức sinh sản nảy chồi ở VSV quang dưỡng màu tía. Ban đầu sẽ hình thành 1 chồi nhỏ ở cực sau đó lớn dàn và tách ra tạo thành 1 cá thể vi khuẩn mới. - Quan sát SGK và trả lời cho cô có mấy kiểu sinh sản bằng bào tử? - Lắng nghe và lưu bảng - Nội bào tử có phải là một hình thức sinh sản không? Vì sao? - Nhận xét: đây không phải là hình thức sinh sản. mà Khi gặp điều kiện bất lợi tế bào sinh dưỡng bên trong hình thành nội bào tử - Chuyển ý: Vậy sinh sản của VSV nhân thực như thế nào? - Cũng tương tự nhân sơ nhân thực cũng có sinh sản bằng bào tử, phân đôi và nảy chồi - Quan sát hình 26.3. Có mấy loại sinh sản bằng bào tử? - Nhận xét và lưu bảng. - Ngoài ra VSV nhân thực có hình thức sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp như ở trùng đế giày. - Hình thức nảy chồi cũng như ở nhân sơ ban đầu sẽ tạo thành 1 chồi nhỏ sau đó có thể tách ra khỏi tế bào mẹ. Ví dụ như nảy chồi ở nấm men rượu rum. - Phân đôi ở nhân thực cũng tương tự như ở nhân sơ. Ví dụ phân đôi ở nhân thực là nấm men rượu. - HS lắng nghe - Có 2 loại: VSV nhân sơ và nhân thực - Phân đôi, nảy chồi và tạo bào tử. - Điểm tựa dính vào để nhân đôi ADN - Thoi vô sắc - Lắng nghe - Ngoại bào tử và bào tử đốt (hoặc Ngoại bào tử, bào tử đốt và nội bào tử) - Không. Vì đó chỉ là một dạng nghỉ của tế bào. - Bào tử kín và bào tử trần - Lắng nghe và ghi nhận. HS lắng nghe HS lắng nghe Củng cố kiến thức: Câu 1: Sinh trưởng vi sinh vật được xét ở cấp độ.(1), sinh trưởng của động, thực vật xét ở cấp độ.(2) A. (1)quần thể, (2)cá thể B. (1)cá thể, (2)quần thể C. (1)cá thể, (2)cá thể D. (1)quần thể, (2)quần thể Câu 2: Để thu được số lượng vi sinh vật tối đa ta nên dừng lại ở pha nào? A. Pha tiềm phát B. Pha lũy thừa C. Pha cân bằng D. pha suy vong Câu 3: Nuôi cấy liên tục là hình thức nuôi cấy: A. Rút các sản phẩm chuyển hóa, bổ sung chất dinh dưỡng mới B. Rút các sản phẩm chuyển hóa, không bổ sung chất dinh dưỡng C. Không rút các sản phẩm chuyển hóa, không bổ sung chất dinh dưỡng D. Cả 3 đều sai Câu 4: Nếu số lượng ban đầu là 104 tế bào thì sau 2h số lượng tế bào trong bình là bao nhiêu? (g = 20’) A. 26.103 B. 26.104 C. 26.102 D. 25.104 Câu 5: Hoàn thành bảng sau: Hình thức sinh sản Đặc điểm của hình thức sinh sản Nhân sơ Nhân thực Cơ chế Ví dụ điển hình Cơ chế Ví dụ điển hình Phân đôi Nảy chồi Bằng bào tử Vô tính Hữu tính Bài tập về nhà: Về nhà đọc bài và trẩ lời câu hỏi SGK trang 105. Đọc trước bài 27: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT Giáo viên hướng dẫn Ngày soạn: 5/3/2018 Ngày duyệt:.................... Người soạn Chữ ký Lê Kim Loan Võ Nguyễn Anh Thư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 25 Sinh truong cua vi sinh vat_12315495.doc
Tài liệu liên quan