I. Chất hóa học.
1. Chất dinh dưỡng.
- Chất dinh dưỡng là những chất giúp vi sinh vật đồng hóa và tăng sinh khối hoặc thu năng lượng gồm các hợp chất hữu cơ và các chất vô cơ.
- Nhân tố sinh trưởng là một số chất hữu cơ (aa, VTM ) cần cho sự sinh trưởng của VSV nhưng một số VSV không tự tổng hợp được từ chất vô cơ.
- Dựa vào khả năng tổng hợp nhân tố sinh trưởng, VSV được chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm VSV nguyên dưỡng: tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng.
+ Nhóm VSV khuyết dưỡng: không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng.
6 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH PHÚ YÊN
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
---------- & ----------
GIÁO ÁN
Bài 27. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
( Sinh học 10 cơ bản )
GVHD : Lê Thị Kim Yến
SVTT : Trương Thị Kim Thoa
Năm học 2017-2018
Sở Giáo Dục Và Đào Tạo tỉnh Phú Yên
Trường THPT Nguyễn Trường Tộ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
GVHD : Lê Thị Kim Yến
SVTT : Trương Thị Kim Thoa
Bài 27. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
Mục tiêu bài học.
Học xong bài này học sinh phải:
Kiến thức.
- Nêu được đặc điểm của một số chất hóa học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.
- Trình bày ảnh hưởng của các yếu tố vật lý đến sinh trưởng của vi sinh vật.
- Nêu một số ứng dụng con người đã sử dụng các chất hóa học và các yếu tố vật lí để khống chế vi sinh vật có hại.
2. Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa.
- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ.
- Nhận thức được tầm quan trọng của vi sinh vật trong đời sống.
- Có nhận thức và hành động đúng đắn trong việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.
II. Chuẩn bị.
Chuẩn bị của GV.
Bảng SGK/106.
Phiếu học tập: “Tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố vật lí đến sinh trưởng của vi sinh vật”.
Các yếu tố vật lý
Ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV
Ứng dụng
Nhiệt độ
Độ ẩm
pH
Ánh sáng
Áp suất thẩm thấu
Chuẩn bị của GV: Xem trước bài.
III. Tiến trình bài học.
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
Hãy nêu đặt điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục?
Bài mới.
Vào bài: Trong môi trường thích hợp thì vi sinh vật sinh trưởng tăng theo cấp số nhân. Nhưng thực tế thì sự sinh trưởng của vi sinh vật không tăng theo cấp số nhân vì trong môi trường sống vi sinh vật chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Đó là những yếu tố nào và nó ảnh hưởng đến vi sinh vật như thế nào?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1. Tìm hiểu các chất hóa học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vsv
GV: Chất hóa học ảnh hưởng đến VSV theo hai hướng là chất dinh dưỡng và chất ức chế.
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, mục 1. Chất dinh dưỡng, trả lời câu hỏi:
+ Để VSV sinh trưởng bình thường thì cần phải có những chất nào?
+ Những chất này có vai trò gì đối với quá trình sinh trưởng của VSV?
+ Những chất này gọi là chất dinh dưỡng.Vậy chất dinh dưỡng là gì?
+ Một số chất hữu cơ (aa, VTM) cần cho sự sinh trưởng của VSV nhưng một số VSV không tự tổng hợp được từ chất vô cơ. Những chất hữu cơ đó gọi là gì?
+ Phân biệt VSV nguyên dưỡng và khuyết dưỡng?
+ Những VSV khuyết làm sao chúng có thể sinh trưởng được?
+ Để nuôi cấy VSV khuyết dưỡng thì môi trường nuôi cấy phải đạt yêu cầu gì?
+ Có thể dùng VSV khuyết dưỡng (E.coli tritophan âm) để kiểm tra thực phẩm có triptophan hay không? Tại sao?
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK mục 2. Chất ức chế sự sinh trưởng, trả lời câu hỏi:
+ Chất ức chế sinh trưởng là gì?
+ Hãy kể tên những chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình mà em biết?
+ Cơ chế diệt khuẩn của từng chất đó là gì?
+ Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không?
GV: Chú ý cho HS là các chất kháng sinh thường được dùng để chữa bệnh. Nếu sử dụng bừa bãi sẽ gây kháng thuốc và khó khăn cho chữa bệnh sau này. Bởi vậy khi sử dụng kháng sinh các em nên sử dụng đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
HS nghiên cứu thông tin SGK, mục 1. Chất dinh dưỡng, trả lời câu hỏi:
+ Cacbon hidrat, protein, lipit, một số chất vô cơ như Zn, Mnmột số chất hữu cơ với hàm lượng rất ít như axit amin, vitamin
+ Có vai trò trong quá trình thẩm thấu, hoạt hóa axit amin, cung cấp nguyên liệu, năng lượng,
+ Chất dinh dưỡng là những chất giúp vi sinh vật đồng hóa và tăng sinh khối hoặc thu năng lượng gồm các hợp chất hữu cơ và các chất vô cơ.
+ Nhân tố sinh trưởng.
+ VSV khuyết dưỡng: Không tự tổng tổng hợp được nhân tố sinh trưởng; VSV nguyên dưỡng: Tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng.
+ Chúng phải lấy các nhân tố sinh trưởng mà chúng không tự tổng hợp được từ môi trường sống.
+ Môi trường nuôi cấy phải có các NTST mà chủng VSV khuyết dưỡng đó không tự tổng hợp được.
+ Vì VSV khuyết dưỡng tryptophan nên nếu môi trường có tryptophan thì sinh vật mới snh trưởng được, còn không có tryptophan thì VSV sẽ chết.
HS nghiên cứu thông tin SGK mục 2. Chất ức chế sự sinh trưởng, trả lời câu hỏi:
+ Chất ức chế sinh trưởng là những chất làm vi sinh vật không sinh trưởng được hoặc làm chậm tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật.
+ Cồn, nước Giaven, iot, thuốc tím, oxy,
+ HS nêu cơ chế tác động của từng chất đó.
+ Nó không phải chất diệt khuẩn nhưng có tác dụng loại khuẩn vì xà phòng tạo bọt và khi rửa thì vi sinh vật trôi đi.
HS nghe giảng.
Chất hóa học.
Chất dinh dưỡng.
Chất dinh dưỡng là những chất giúp vi sinh vật đồng hóa và tăng sinh khối hoặc thu năng lượng gồm các hợp chất hữu cơ và các chất vô cơ.
Nhân tố sinh trưởng là một số chất hữu cơ (aa, VTM) cần cho sự sinh trưởng của VSV nhưng một số VSV không tự tổng hợp được từ chất vô cơ.
- Dựa vào khả năng tổng hợp nhân tố sinh trưởng, VSV được chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm VSV nguyên dưỡng: tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng.
+ Nhóm VSV khuyết dưỡng: không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng.
Chất ức chế sự sinh trưởng.
Hoạt động 2. Tìm hiểu các yếu tố hóa học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK. GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập, yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập.
+ Đáp án phiếu học tập.
HS nghiên cứu thông tin SGK, hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập.
Các yếu tố lý học.
Nhiệt độ, độ ẩm, pH, ánh sáng và áp suất thẩm thấu là các yếu tố vật lý ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.
Các yếu tố vật lý
Ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV
Ứng dụng
Nhiệt độ
- Ảnh hưởng lớn đến tốc độ các phản ứng sinh hoá trong TB -> VSV sinh sản nhanh, chậm.
-Nhiệt độ cao: thanh trùng.
-Nhiệt độ thấp: kìm hãm sinh trưởng của VSV.
Độ ẩm
- Nước là dung môi của các chất khoáng dinh dưỡng.
- Nước là yếu tố hóa học tham gia vào quá trình thuỷ phân các chất.
- Khống chế sự sinh trưởng của VSV.
pH
-Ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong TB, hoạt tính enzym, sự hình thành ATP
- Tạo điều kiện môi trường nuôi cấy thích hợp.
Ánh sáng
-Ảnh hưởng đến VK quang hợp.
-Tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố
- Tiêu diệt vsv bằng tia tử ngoại, hoặc ức chế VSV.
Áp suất thẩm thấu
-Áp suất thẩm thấu là sự chênh lệch nồng độ giữa 2 bên màng sinh chất.
-Mt ưu trương (nồng độ chất tan cao) → co NS→ TB không phân chia được.
- Bảo quản thực phẩm.
GV yêu cầu HS nghiên cứu, trả lời câu hỏi:
+ Dựa vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia VSV làm những nhóm nào
+Nhiệt độ nào thích hợp cho sự sinh trưởng của VSV kí sinh động vật?
+ Chúng ta thường lưu trữ thức ăn trong tủ lạnh và bảo quản được khá lâu, tại sao lại như vậy?
+ Tại sao phải ăn chín uống sôi?
GV lưu ý cho HS: Mỗi loài VSV sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định.
+ Vì sao thức ăn nhiều nước dễ bị nhiễm vi khuẩn?
+ Tại sao mứt, bánh kẹo khi để lâu thì nấm, mốc xuất hiện sớm hơn vi khuẩn?
+ Vậy để bảo quản nông sản, các loại thủy sản tươi ( như cá, mực,) người ta thường làm như thế nào?
GV lưu ý cho HS một số sản phẩm pH ảnh hưởng đến vi sinh vật như muối chua rau quả, nem chua, sữa chua,
+ Vì sao trong sữa chua hầu như không có VSV gây hại?
+ Khi phơi quần áo, chăn màn... ngoài tác dụng làm khô thì còn có tác dụng gì nữa?
GV lưu ý cho HS trị bệnh bằng ánh sáng tia lase trong y học hiện nay.
+ Ngâm rau trong nước muối loãng có tác dụng gì?
- Nghiên cứu thông tin, trả lời câu hỏi:
+ VSV ưa lạnh, ưa ấm, ưa nhiệt, ưa siêu nhiệt.
Lưu ý: VSV ưa lạnh sống ở nhiệt độ dưới 150C, VSV ưa ấm thích hợp ở nhiệt độ 20- 400C, VSV ưa nhiệt 55-650C, VSV ưa siêu nhiệt 85-1100C.
+ VSV kí sinh động vật thường là những vi sinh vật ưa ấm.
+ Nhiệt độ thấp ức chế sinh trưởng, sinh sản của VSV.
+ Vì ở nhiệt độ cao các vi sinh vật trong nước, và bám trên thức ăn gặp nhiệt nóng sẽ bị tiêu diệt, nước và thức ăn được thanh trùng, an toàn cho sức khỏe.
+ Vì vi khuẩn phá hủy thực phẩm thường ưa độ ẩm cao .
+ Vì nấm mốc phát triển ở độ ẩm thấp.
+ Phơi sấy khô nông thủy sản để bảo quản.
+ Sữa chua là một loại thực phẩm lên men có sản phẩm chuyển hóa là axit lactic tạo nên môi trường axit nên nó ức chế hầu như mọi loại vi sinh vật.
+ Tiêu diệt vsv bằng tia tử ngoại trên quần áo.
+ Gây co nguyên sinh làm cho vi sinh vật không phân chia được.
4. Củng cố.
Câu 1. Nhân tố sinh trưởng là:
Chất rất cần mà cơ thể không tự tổng hợp được, phải thu nhận từ môi trường.
Chất rất cần và cơ thể tự tổng hợp được.
Chất không cần nhưng cơ thể tự tổng hợp được.
Chất không cần và cơ thể không tự tổng hợp được.
Câu 2. Canh cá, cá ướp muối, cá khô, theo em phương pháp bảo quản nào có thể bảo quản cá được lâu hơn?
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài cũ.
- Xem trước bài 29: Cấu trúc các loại virut.
+ Xem trước bài.
+ Trả lời các câu hỏi lệnh qSGK, câu hỏi cuối bài.
BGH trường phê duyệt Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập
Lê Thị Kim Yến Trương Thị Kim Thoa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 27 Cac yeu to anh huong den sinh truong cua vi sinh vat_12307783.docx