Giáo án Sinh học 10 - Chủ đề: Virus và bệnh truyền nhiễm

 Chủ đề : VIRUS VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM

2. Hình thành kiến thức :

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo và hình thái của Virus:

- GV mô tả thí nghiệm của Ivanopski về việc phát hiện ra virus khảm thuốc lá.

Thông qua thí nghiệm kết luận về virus và các đặc điểm của virus như: chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu nhỏ, kí sinh nội bào bắt buộc.

- GV yêu cầu HS lấy ví dụ về virus và phân loại thành virus DNA và RNA

- GV sử dụng tranh hình 29.1 trang 115 SGK yêu cầu HS quan sát và nêu cấu tạo cơ bản của virus

- GV sử dụng thí nghiệm của Franken và Conrat (SGK trang 116) để hướng dẫn HS xác định chức năng của lõi acid nucleic

 

docx11 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 2724 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Chủ đề: Virus và bệnh truyền nhiễm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Top of Form Bottom of Form Chủ đề : VIRUS VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM Giáo án Sinh học 10 Phần : Sinh học Vi sinh vật Chủ đề : VIRUS VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM I.          Mô tả chuyên đề Chuyên đề này gồm các bài trong chương 3, thuộc phần 3, sinh học vi sinh vật – sinh học 10 THPT Bài 29: Cấu trúc các loại virut. Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ. Bài 31: Virut gây bệnh. Ứng dụng của virut trong thực tiễn. Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch. II.      Thời lượng: -         Số tiết học trên lớp: 4 tiết -         Thời gian học ở nhà: 2 tuần làm dự án III.   Mạch kiến thức 1.      Khái niệm, cấu tạo, hình thái các loại virus 2.      Sự nhân lên của virus trong tế bào chủ 3.      Vai trò và tác hại của virus 4.      Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch 4.1    Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp do virus ở người và động vật 4.2    Miễn dịch IV.    Mục tiêu chủ đề 1.      Kiến thức -         Phát biểu và trình bày được đặc điểm của Virus -         Trình bày được khái niệm và đặc điểm của bệnh truyền nhiễm -         Trình bày được khái niệm miễn dịch -         Phân tích được đặc điểm của các nhóm Virus gây bệnh -         Phân biệt được Miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu; miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào -         Giải thích được vì sao Virus chỉ được xếp là dạng sống chứ không được xếp vào nhóm sinh vật cụ thể -         Giải thích được quá trình nhân lên của Virus trong tế bào chủ -         Giải thích tại sao mỗi loại Virus chỉ xâm nhập được vào 1 số loại tế bào nhất định -         Giải thích được sự nguy hiểm của các bệnh truyền nhiễm -         Đề xuất được các biện pháp phòng tránh các bệnh truyền nhiễm -         Đưa ra 1 vài ứng dụng cụ thể của Virus gây bệnh trong thực tế và phân tích cơ sở sinh học của ứng dụng đó -         Kiểm tra tính đúng đắn và hoàn chỉnh được các biện pháp phòng chống các bệnh truyền nhiễm đã đưa ra 2.      Kĩ năng -         Nhóm kĩ năng tư duy: Phân tích, tổng hợp, so sánh, sơ đồ hóa, giải thích, hệ thống hóa -         Nhóm kĩ năng học tập: tự học, làm việc nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề, thu thập thông tin, lập bảng hệ thống -         Nhóm kĩ năng sinh học: Định nghĩa, quan sát, sử dụng các thuật ngữ khoa học 3.      Thái độ -         Có ý thức vệ sinh chung nơi công cộng: trường học, bệnh viện, khu dân cư... Tránh tiếp xúc với nguồn bệnh -         Tuyên truyền cho mọi người biết cách phòng tránh bệnh truyền nhiễm: có ý thức vệ sinh môi trường sạch sẽ, loại trừ, hạn chế các ổ vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm -         Tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu vi sinh thay thế thuốc trừ sâu hóa học V.       Tổ chức dạy học 1.      Khởi động: -          GV chia lớp thành 4 – 6 nhóm, yêu cầu các nhóm theo dõi video và ghi nhớ thật nhanh -         GV chiếu 1 video (hoặc 1 loạt ảnh kèm thuyết minh của giáo viên) về 1 danh sách các bệnh truyền nhiễm thường gặp (khoảng 10 – 15 bệnh tại Việt Nam hoặc trên thế giới; mỗi bệnh có kèm hình ảnh về bệnh nhân và virus gây ra bệnh đó) à yêu cầu HS theo dõi và thi kể tên -         Dẫn vào chủ đề: Các bệnh trên đều do Virus gây ra và chúng được gọi là bệnh truyền nhiễm. Tất cả đều gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Vậy Virus là gì? Bệnh truyền nhiễm là gì? Tại sao chúng lại nguy hiểm như vậy? à Chủ đề : VIRUS VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM 2.      Hình thành kiến thức : Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo và hình thái của Virus: -         GV mô tả thí nghiệm của Ivanopski về việc phát hiện ra virus khảm thuốc lá. Thông qua thí nghiệm kết luận về virus và các đặc điểm của virus như: chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu nhỏ, kí sinh nội bào bắt buộc. -         GV yêu cầu HS lấy ví dụ về virus và phân loại thành virus DNA và RNA -         GV sử dụng tranh hình 29.1 trang 115 SGK yêu cầu HS quan sát và nêu cấu tạo cơ bản của virus -         GV sử dụng thí nghiệm của Franken và Conrat (SGK trang 116) để hướng dẫn HS xác định chức năng của lõi acid nucleic -         GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 – 6 người (phụ thuộc vào số loại Virus mà GV chuẩn bị được) -         GV cắt lại những hình ảnh (kèm tên) về Virus gây những bệnh trên (hình Virus dưới kính hiển vi, hình cắt ngang, cắt dọc) in thành ra trên tờ A4 phát cho mỗi nhóm 1 loại Virus à Yêu cầu mỗi nhóm tìm hiểu thông tin về đặc điểm cấu tạo (lõi và vỏ) và đặc điểm hình thái của Virus đó trong vòng 5 phút -         Chuẩn bị 1 tờ A0 kẻ sẵn bảng : Tên Virus Đặc điểm cấu tạo Lõi Vỏ Đặc điểm hình thái Và các mẩu giấy có điền sẵn: ADN đơn, AND kép, ARN đơn, ARN kép, có vỏ ngoài, không có vỏ ngoài, xoắn, khối, hỗn hợp à Yêu cầu HS gắn các mẩu giấy thích hợp với đặc điểm của Virus mình tìm hiểu vào vị trí tương ứng trong đó tên Virus là hình ảnh của Virus mà mình được phát (trong 2 phút) -         Yêu cầu HS rút ra các đặc điểm của Virus và giải thích tại sao chỉ xếp Virus là dạng sống chứ không xếp được vào nhóm sinh vật. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự nhân lên của Virus trong tế bào chủ -         GV chiếu một đoạn video về sự nhân lên của virus trong tế bào chủ, yêu cầu HS hoạt động nhóm dựa vào nội dung video kết hợp với hình 30 SGK trang 119 hãy sơ đồ hóa chu trình nhân lên của virus -         Sau 5 phút gọi các nhóm mang dán sơ đồ của nhóm lên bảng. -         Chọn 1 – 4 nhóm trình bày ý tưởng của nhóm mình, yêu cầu các nhóm khác nhận xét cho quy tắc 3 2 1 và nhóm sau không trùng nhận xét trước -         Đánh giá sản phẩm các nhóm. Chiếu nội dung chính xác của chu trình. Yêu cầu học sinh sơ đồ hóa nội dung đó vào vở -         GV sử dụng các câu hỏi để khắc sâu kiến thức như: Câu 1: Tại sao mỗi loại virus lại chỉ tấn công vào một loại tế bào nhất định? Câu 2: Hãy giải thích tại sao virus chỉ có thể nhân lên trong tế bào chủ Câu 3: Vì sao nói đặc tính xâm nhập và lây lan của virut vào côn trùng là cơ sở để sản suất thuốc trừ sâu sinh học? Câu 4: Hãy giải thích tại sao gọi là sự nhân lên của virus mà không gọi là sinh sản? Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò và tác hại của Virus v Sau khi đã đủ số lượng và các điều kiện thì chúng sẽ bắt đầu gây bệnh. Vậy chúng sẽ gây bệnh ở những đối tượng nào? Đặc điểm gây bệnh của chúng là như thế nào? à Đặc điểm gây bệnh. à Cách sử dụng thuốc trừ sâu trong đời sống. Nhận thức đúng về thực phẩm sạch (không phải không sử dụng thuốc trừ sâu là rau sạch, mà sử dụng đúng cách đúng liều lượng) -         Giữ nguyên nhóm như cũ -         Chiếu các hình ảnh về triệu chứng, quá trình gây bệnh của một số bệnh trên các đối tượng khác nhau. Yêu cầu HS rút ra những nhận xét về các Virus gây bệnh trên các đối tượng trên và đưa ra các ý tưởng về việc ứng dụng điều đó vào thực tế phòng chống (trong 10 phút) -         Gọi các nhóm trình bày ý tưởng của nhóm -         Đánh giá kết quả thảo luận và thống nhất lại nội dung ghi vở Hoạt động 4: Tìm hiểu bệnh truyền nhiễm và hệ miễn dịch  (Phương pháp : Dạy học dự án) v Trong các bệnh do virus gây ra thì nguy hiểm nhất là bệnh truyền nhiễm à dẫn ý sang phần mới Câu hỏi củng cố và chuyển: Vì sao con người sống trong môi trường có nhiều virut gây bệnh nhưng hầu hết chúng ta đều khỏe mạnh. Trừ những người sống trong các vùng virut nhất định? v Ý tưởng dự án: Hiện nay các bệnh truyền nhiễm do Virus gây ra mức độ nguy hiểm ngày càng tăng. Việc phòng chống không chỉ một người có thể thực hiện được mà cần sự chung sức của mọi người à Tên dự án: Chung tay về một thế giới không còn bệnh truyền nhiễm Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bước 1. Lập kế hoạch (Thực hiện trên lớp) Nêu tên dự án -    Nêu tình huống có vấn đề về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch để dẫn đến tên dự án. Ví dụ như ADIS, Ebola, SARS, Cúm H5N1... -    Nhận biết chuyên đề dự án Xây dựng các tiểu chuyên đề/ ý tưởng -    Tổ chức cho HS phát triển ý tưởng, hình thành các tiểu chuyên đề -    Thống nhất ý tưởng và lựa chọn các tiểu chuyên đề -    Hoạt động theo nhóm, chia sẻ các ý tưởng của nhóm mình -    Cùng GV thống nhất các tiểu chuyên nhỏ. ·   Bệnh Ebola ·   HIV/AIDS ·   Bệnh cúm ·   SARS ·   Bệnh Sởi Lập kế hoạch thực hiện dự án -    Yêu cầu HS nêu các nhiệm vụ cần thực hiện của dự án. -    GV gợi mở bằng các câu hỏi về nội dung cần thực hiện. ·      Nguyên nhân gây bệnh là gì? ·      Tình hình bệnh hiện nay như thế nào? ·      Triệu chứng bệnh ·      Các con đường lây truyền ·      Các biện pháp phòng và điều trị ·      Miễn dịch là gì? ·      Các loại miễn dich -    Từ đó gợi ý cho HS các nhiệm vụ cần thực hiện -   Căn cứ vào chuyên đề học tập và gợi ý của GV, HS nêu ra các nhiệm vụ phải thực hiện -   Thảo luận và lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ (nhiệm vụ, người thực hiện, thời lượng, phương pháp, phương tiện, sản phẩm) ·   Thu thập thông tin ·   Điều tra, khảo sát hiện trạng (nếu có thể) ·   Thảo luận nhóm để xử lí thông tin ·   Viết báo cáo ·   Lập kế hoạch tuyên truyền bảo vệ môi trường và phòng chống bệnh Bước 2. Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm (2 tuần) (Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp) -    Thu thập thông tin -    Điều tra, khảo sát hiện trạng -    Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm (xây dựng câu hỏi phỏng vấn, câu hỏi trong phiếu điều tra, cách thu thập thông tin, kĩ năng giao tiếp...) -    Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch -    Thảo luận nhóm để xử lý thông tin và lập dàn ý cho báo cáo -    Hoàn thành báo cáo của nhóm -    Theo dõi, giúp đỡ các nhóm (xử lí thông tin, cách trình bày sản phẩm của các nhóm) -    Từng nhóm phân tích kết quả thu thập được và trao đổi về cách trình bày sản phẩm -    Xây dựng báo cáo sản phầm nhóm Bước 3. Báo cáo kết quả và nêu ý tưởng về chiến lược tuyên truyền phòng tránh các bệnh truyền nhiễm ở địa phương Báo cáo kết quả -    Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và phản hồi -    Gợi ý các nhóm nhận xét, bổ sung cho các nhóm khác -    Các nhóm báo cáo kết quả -    Treo poster -    Các nhóm tham gia phản hồi về phần trình bày của nhóm bạn -    Học sinh trả lời câu hỏi dựa vào các kết quả thu thập được từ mỗi nhóm và ghi kiến thức cần đạt vào vở Nhìn lại quá trình thực hiện dự án -    Tổ chức các nhóm đánh giá, tuyên dương nhóm hoàn thành tốt -    Các nhóm tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau Nêu ý tưởng về chiến lược tuyên truyền bảo vệ môi trường, phòng tránh các bệnh truyền nhiễm ở địa phương -    Yêu cầu HS nêu ý tưởng của nhóm mình -    GV cho các nhóm thảo luận và lựa chọn một ý tưởng tốt nhất, phù hợp nhất -    Nhóm trưởng báo cáo kết quả tổng hợp ý tưởng của nhóm mình 3.      Luyện tập vận dụng Yêu cầu HS giải thích một số câu hỏi sau : -         Các điểm khác biệt giữa Virus và Vi khuẩn (sử dụng bảng so sánh trong sgk cho hs hoàn thành) -         Phân tích diễn biến của bệnh truyền nhiễm trong một số ví dụ cụ thể -         Hãy nêu vai trò quan trọng của đấu tranh sinh học trong việc xây dựng một nền nông nghiệp an toàn và bền vững? -         Vì sao con người sống trong môi trường có nhiều virus gây bệnh nhưng hầy hết chúng ta đều vẫn khỏe mạnh? 4.      Tìm tòi mở rộng -         Khẳng định trong các bệnh truyền nhiễm do Virus gây ra thì bệnh HIV/AIDS là một bệnh cực kì quan trọng mà cả thế giới đã đang quan tâm -         Yêu cầu HS giải thích vì sao HIV/AIDS là bệnh cơ hội từ kiến thức đã học 5.      Khái quát lại nội dung chủ đề : chiếu lại mạch nội dung và nói tóm tắt VI.    Kiểm tra đánh giá 1.      5 dạng trắc nghiệm khách quan Câu 1: Ghép nối nội dung ở cột A và cột B Giai đoạn ( cột A) Diễn biến ( cột B ) Kết quả 1.      Hấp phụ 2.      Xâm nhập 3.      Sinh tổng hợp 4.      Lắp ráp 5.      Phóng thích a.       Virut phá vỡ tế bào chui ra ngoài. b.      Lắp acid nucleic vào protein vỏ c.       Virut gắn acid nucleic vào hệ gen của tế bào chủ d.      Gai glycoprotein hoặc protein bề mặt gắn đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào chủ e.       Virut đưa nucleo capsit hoặc acid nucleic vào tế bào chất f.       Tổng hợp acid nucleic và protein của virut g.      Tổng hợp vỏ ngoài   Câu 2: Trả lời câu hỏi: “ Bệnh Ebola lây truyền qua những con đường nào?” Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống 1)     Virut là thực thể .. , có kích thước siêu nhỏ. 2)     Hệ gen của virut có thể là .., .. 3)     Virut không có vỏ ngoài gọi là . 4)     Vỏ.được cấu tạo từ các đơn vị protein gọi là Câu 4 : Thành phần cấu tạo đơn giản của virut là : A.    Vỏ là acid nucleic, lõi là protein B.     Lõi là acid nucleic, vỏ là protein C.     Lõi là acid nucleic, vỏ là lipid D.    Vỏ là acid nucleic, lõi là lipid Câu 5 : Điền đúng hay sai vào đằng sau những thông tin sau : 1)     Virut có cấu tạo tế bào 2)     Các virut có khả năng biến tính và biến thể 3)     Virut có thể nhân lên độc lập trong tế bào 4)     Các virut có đời sống kí sinh nội bào bắt buộc 5)     Hệ gen trong cơ thể virut là ADN 2.      Một số câu hỏi tự luận 1)     Thế nào là bệnh truyền nhiễm ? Vi sinh vật gây bệnh có thể lây truyền qua những con đường nào ? 2)     Phân tích việc sử dụng virut ở động vật để hạn chế sự phát triển quá mức ở một số loài đảm bảo việc cân bằng của hệ sinh thái ? 3)     Vì sao nói đặc tính xâm nhập và lây lan của virut vào các loài côn trùng và 1 số loài động vật đất là cơ sở sản xuất thuốc trừ sâu sinh học ? 3.      Câu hỏi tình huống  "Ebola là bệnh sốt xuất huyết đã giết chết gần 1000 người trên Thế giới, là một đại dịch bùng phát trở lại vào năm 2014. Bệnh do virut Ebola Bờ Biển Ngà gây nên. Đối với những ai nhiễm virut Ebola, thời gian ủ bệnh thường từ 2-21 ngày. Các triệu chứng như sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau họng kéo dài, nôn mửa, tiêu chảy, phát ban, suy thận, suy gan, chảy máu nội tạng và chảy máu ngoài.....Virut Ebola lây từ người sang người thông qua tiếp xúc máu, chất tiết, bộ phận cơ thể, dịch thể của động vật hay người nhiễm bệnh". v Câu hỏi:( HS thảo luận và trả lời câu hỏi) 1)     Ăn động vật nhiễm virut Ebola đã được làm chín có nguy cơ bị lây nhiễm hay không? 2)     Qua những kênh thông tin khác nhau và thông tin được cung cấp, theo em người nhiễm virut Ebola chết do vi khuẩn hay chết do những bệnh triệu chứng?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxChủ đề virus và bệnh truyền nhiễm.docx
Tài liệu liên quan