Giáo án Sinh học 10 - Chuyên đề 2: Thành phần hóa học của tế bào

IV. AXITNUCLEIC

 1. Axit đêôxiribônuclêic: (ADN)

1.1. Cấu trúc của ADN:

*Thành phần cấu tạo:

- ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân,mỗi đơn phân là 1 nuclêôtit.

- 1 nuclêôtit gồm- 1 phân tử đường C5H10O4

 - 1 nhóm phôtphat( H3PO4)

 - 1 gốc bazơnitơ(A,T,G,X)

- Lấy tên bazơnitơ làm tên gọi nuclêôtit.

- Các nuclêôtit liên kết với nhau theo 1 chiều xác định tạo thành chuỗi pôlinuclêôtit.

* Cấu trúc:

- Gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit xoắn đều quanh 1 trục( xoắn ngược chiều nhau).

- Giữa 2 mạch các bazơnitơ liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung:

 NuA mạch này liên kết với Nu T của mạch kia bằng 2 liên kết hyđrô và NuG mạch này liên kết với Nu X của mạch kia bằng 3 liên kết hyđrô.

1.2. Chức năng của ADN:

- Mang thông tin di truyền là số lượng, thành phần, trình tự các nuclêôtit trên ADN.

- Bảo quản thông tin di truyền là mọi sai sót trên phân tử ADN hầu hết đều được các hệ thống enzim sửa sai trong tế bào sửa chữa.

- Truyền đạt thông tin di truyền(qua nhân đôi ADN) từ tế bào này sang tế bào khác.

 

doc15 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 2966 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Chuyên đề 2: Thành phần hóa học của tế bào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số tiết: 10 (4,5,6,7,8,9,10,11,12,13) CHUYÊN ĐỀ 2: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 1. Mô tả chuyên đề Chuyên đề này gồm các bài trong chương I, thuộc Phần 2. Sinh học Tế bào – Sinh học 10 THPT. Bài 3. Các nguyên tố hóa học và nước Bài 4: Cacbohidrat và lipit Bài 5: Protein Bài 6: Axit nucleic Bài 8,9,10: Tế bào nhân thực 2. Mạch kiến thức của chuyên đề: 1. Các nguyên tố hóa học 2. Nước và vai trò của nước trong tế bào 2.1. Cấu trúc và đặc tính lí hóa của nước 2.2. Vai trò của nước đối với tế bào 3. Cacbohidrat 3.1. Cấu trúc hóa học của cacbohidrat 3.2. Chức năng của cacbohidrat 4. Lipit 4.1. Đặc điểm của lipit 4.2. Mỡ (lipit đơn giản) 4.3. Lipit phức tạp 5. Protein 5.1. Cấu trúc của protein 5.2. Chức năng của protein 6. Axitnucleic 6.1. Axit deoxiribonucleic (AND) 6.1.1. Cấu trúc AND 6.1.2. Chức năng của AND 6.2. Axit ribonucleic ( ARN) 6.2.1 Cấu trúc ARN 6.2.2. Chức năng của ARN 1.3. Thời lượng Số tiết học trên lớp: 4 tiết II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ: 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức - Nêu được các thành phần hoá học của tế bào -Kể tên được các nguyên tố cơ bản của vật chất sống, phân biệt được nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng. - Kể tên được các vai trò sinh học của nước đối với tế bào. - Nêu được cấu tạo hoá học của cacbohiđrat, lipit, prôtêin, axit nuclêic và kể được các vai trò sinh học của chúng trong tế bào - So sánh được sự giống nhau và khác nhau trong cấu trúc của cacbohiđrat, lipit, prôtêin, axit nuclêic 1.2. Kỹ năng - Quan sát tranh, hình vẽ SGK để thu nhận thông tin - Học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống như ăn uống khoa học, bổ sung năng lượng hợp lí ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG CHUYÊN ĐỀ: STT Tên năng lực Các kĩ năng thành phần 1 Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề Năng lực vận dụng những hiểu biết về thành phần hóa học của tế bào như nguyên tố đại lượng, vi lượng, chất đường, chất béo, chất đạm..để vận dụng vào thực tiễn. Nêu được vai trò của các CHC trong tế bào 2 Năng lực thu nhận và xử lý thông tin Quan sát tranh, đọc các bảng biểu. Lập dàn ý, các sơ đồ, lập bảng so sánh cấu trúc các chất hữu cơ 3 Năng lực nghiên cứu khoa học Tìm mối quan hệ giữa các thành phần hóa học trong tế bào Đưa ra các tiên đoán khi có sự thay đổi một thành phần nào đó của tế bào; Hình thành nên các giả thuyết khoa học; 4 Năng lực tính toán Có khả năng tính toán, lựa chọn các thực phẩm để thu được các chất dinh dưỡng cần thiết đấp ứng nhu cầu cơ thể Có kĩ năng giải một số bài tập về cấu trúc Axitnucleic 5 Năng lực tư duy Phát triển tư duy phân tích so sánh thông qua việc so sánh các thành phần hóa học của tế bào.. Có khả năng suy luận từ lí thuyết để hình thành một số công thức vận dụng giải bài tập 6 Năng lực ngôn ngữ Phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thông qua trình bày, tranh luận, thảo luận nội dung bài học . 7 Năng lực hợp tác HS tranh luận, thảo luận về thành phần hóa học của tế bào; Đưa ra các ý kiến, đề xuất các giải pháp 2. Chuẩn bị 2.1. Giáo viên Chia học sinh theo nhóm mỗi nhóm số học sinh tùy thuộc vào sĩ số lớp ( nên chia theo tổ đã được phân chia trong lớp) Khai thác các thông tin liên quan trên mạng Thu thập một số sản phẩm trên thị trường có liên quan đến bài học - Phiếu học tập PHT 1: Các nhóm nguyên tố Đặc điểm Vai trò Đa lượng Vi lượng PHT 2 Cấu trúc hóa học Chức năng của Cacbohidrat Thành phần nguyên tố Đường đơn VD Đường đôi VD Đường đa VD PHT 3: CÁC BẬC CẤU TRÚC CỦA PRÔTÊIN Loại cấu trúc Đặc điểm Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 PHT 4:CHỨC NĂNG CỦA PRÔTÊIN Loại prôtêin Chức năng Ví dụ PHT 5. CẤU TRÚC CHỨC NĂNG CÁC LOẠI ARN Các loại ARN CẤU TRÚC CHỨC NĂNG mARN tARN rARN PHT 6; PHÂN BIỆT AND VÀ ARN Giống nhau Khác nhau CẤU TRÚC 2.2. Học sinh - Nghiên cứu SGK trước nôi dung bài học - Thực hiện theo phân công của GV, nhóm để hoàn thành nhiệm vụ - Chuẩn bị các thông tin theo yêu cầu 3. Phương pháp dạy học Dạy học hợp tác nhóm nhỏ 4. Tiến trình dạy học chuyên đề: Nội dung hoạt động Mục tiêu Hoạt động 1: Tìm hiểu về các nguyên tố hóa học và nước của tế bào, cấu trúc chức năng của cacbohidrat (1 tiết) 1. GV. Nêu tình huống( 5 phút) Theo kết quả nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Lancet ra ngày 29/4/2014, nghiên cứu trên 188 quốc gia, Việt Nam là nước có tỷ suất thừa cân và béo phì ở Việt Nam trong nhóm thấp nhất thế giới, nhưng tốc độ gia tăng nhanh chóng. Trong giai đoạn từ năm 1980-2013, tỷ suất thừa cân và béo phì ở người trưởng thành trên thế giới tăng từ 30% lên 37%. Tại Việt Nam, tỷ suất này tăng từ 5% lên 13%. So sánh theo giới, thì tỷ suất này khác biệt không nhiều ở Việt Nam với 14% nam giới và 12% nữ giới trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì. Theo các em đâu là nguyên nhân của tình trạng trên HS huy động kiến thức đã có để trả lời GV. Dựa vào câu trả lời của hs để giới thiệu về nội dung chuyên đề 2. GV yêu cầu học sinh cùng nghiên cứu theo nhóm 2 bàn để hoàn thành PHIẾU HỌC TẬP 1. GV. Gợi ý để học sinh nhanh hoàn thành PHT Tỉ lệ nguyên tố đa lượng, vi lượng trongg tế bào? Những nguyên tố nào là nguyên tố đa lượng chính ? Vì sao Nguyên tố đa lượng nào có vai trò quan trọng nhất ? Vì sao Nguyên tố vi lượng chủ yếu cấu tạo nên những chất nào ? Các chất đó có vai trò gì ? HS. Khái quát vai trò của từng nhóm nguyên tố 3. Tìm hiểu về nước và vai trò của nước trong tế bào Tranh H 3.1 và 3.2 *HS. Nghiên cứu sách giáo khoa và hình 3.1, 3.2 em hãy nêu cấu trúc và đặc tính lý hoá của nước? Hỏi: Em nhận xét về mật độ và sự liên kết giữa các phân tử nước ở trạng thái lỏng và rắn?(khi cho nước đá vào cốc nước thường) Điều gì xảy ra khi ta đưa các tế bào sống vào trong ngăn đá tủ lạnh? G. thích Nước có vai trò như thế nào đối với tế bào, cơ thể sống?( Điều gì xảy ra khi các sinh vật không có nước?) GV: Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe, và nguồn nước - Uống đủ nước, uống đúng cách - Bảo vệ nguồn nước là bảo vệ sự sống 4. Tìm hiểu cấu trúc chức năng của Cacbohidrat GV. Yêu cầu hs nghiên cứu SGK theo nhóm hoàn thành PHT 2. Nhóm nào nhanh lên bảng điền vào PHT gv đã kẻ sẵn. Mỗi nhóm có thể chỉ điền một nội dung không nhất thiết hoàn thành cả phiếu Sau khi hoàn thành các nhóm quan sát tổng thể để hoàn thiện kiến thức GV và học sinh cùng đánh giá GV. Gợi ý để học sinh thấy vai trò của cacbohidrat đồng thời thấy hậu quả của việc ăn quá nhiều các chất đường bột ( đặc biệt liên hệ việc các em ăn vặt các loại thực phẩm giàu chất đường, không rõ nguốn gốc. - Giúp HS huy động kiến thức cũ, những hiểu biết sẵn có về nội dung bài học. - Kỹ năng làm việc nhóm - Hoàn thành PHT 1 HS có kiến thức về cấu trúc,đặc tính lí hóa của nước, và chức năng của nước HS nhận biết được cấu trú c các loại đường và chức năng của đường Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu trúc, chức năng của Lipit và Protein ( tiết 2) - GV giao bài tập về nhà cho hs từ tiết trước - Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của lipit và cấu trúc, chức năng của mỡ (lipit đơn giản) - Nhóm 2: Nêu và tìm hiểu chức năng của các loại lipit phức tạp ( Photpholipit, Steroit, sắc tố vitamin) - Nhóm 3: Tìm hiểu cấu trúc của protein theo PHT 3 - Nhóm 4: Tìm hiểu chức năng của protein theo PHT 4 - Sản phẩm hoàn thành: Bài trình bày dưới dạng thuyết trình hoặc bảng phụ - Thời gian trình bày: 35 phút - Các sản phẩm sẽ được đánh giá, được chia sẻ với tất cả các nhóm Gv: Có thể dùng các câu hỏi để mở thêm nội dung hs thảo luận - Tại sao dầu thực vật, mỡ cá thường có dạng lỏng còn mỡ động vật khác dặng đặc - Ăn nhiều các món chiên xào thường gây hậu quả gì ? - Tại sao phải ăn protein từ các nguốn thực phẩm khác nhau ? - Ăn nhiều chất đạm ( thịt) thường gây nên bệnh gì - Hậu quả của việc ăn kiêng không đúng cách ? - HS tìm kiến thức mới đồng thời huy động những kiễn thức thực tế để rút ra bài học chobanr thân - Rèn luyện kỹ năng hợp tác, tìm hiểu, khai thác, xử lý thông tin, trình bày dữ liệu, thuyết trình. - Giúp học sinh hứng thú hơn với bài học. - Hình thành tư duy tổng hợp: về sự hợp lí giữa dinh dưỡng và sức khỏe bản thân Hoạt động 3: Tìm hiểu về cấu trúc chức năng của Axitnucleic và kiểm tra đánh giá (2 tiết) 1. GV: dùng mô hình AND với màu sắc được thiết kế để kích thích tính tò mò của học sinh tìm ra cấu trúc của ADN Đây là nội dung khó trừu tượng nên GV chia nhở bài học cùng với HS tìm hiểu từng nội dung qua các câu hỏi khám phá *Tìm hiểu cấu trúc chức năng AND Hỏi: - Nguyên tắc cấu tạo AND ? - Cấu tạo của mỗi đơn phân ? ( Gv có thể dùng 1 đơn phân trên mô hình để hs nhận thấy ) - Tại sao tên các nu lại được gọi theo tên các bazo ? - Những nguyên tố nào tham gia cấu tạo AND ? ( HS phải quan sát thật kĩ tranh 6.1) - Mô tả cấu trúc vật lí ( không gian ) của AND ( dựa trên mô hình hs mô tả) - Khắc sâu kiến thức: GV có thể chiếu hoặc cho từng nhóm xem mô hình động trên máy tính về cấu trúc AND - AND ở Sv nhân thực, nhân sơ khác nhau như thế nào ? + Ở các tế bào nhân sơ, ptử ADN thường có dạng vòng còn sinh vật nhân thực có dạng mạch thẳng. * Tìm hiểu chức năng của AND Hỏi: Chức năng mang thông tin di truyền của phân tử ADN thể hiện ở điểm nào? Chức năng bảo quản thông tin di truyền của ptử ADN thể hiện ở điểm nào? Chức năng truyền đạt thông tin di truyền của ptử ADN thể hiện ở điểm nào? GV: Nhấn mạnh tầm quan trọng của AND trong tế bào: Sự đa dạng của ADN chính là đa dạng di truyền (đa dạng nguồn gen) của sinh giới. Sự đặc thù trong cấu trúc ADN tạo cho mỗi loài sinh vật có nét đặc trưng phân biệt với các loài khác, tạo nên sự đa dạng cho thế giới sinh vật. BĐKH dẫn đến thay đổi môi trường sống của nhiều loài sinh vật, đặc biệt là các sinh vật đất → suy giảm số lượng, tuyệt chủng. 2. Tìm hiểu cấu trúc, chức năng của ARN GV yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ cấu trúc các loại ARN và nghiên cứu nội dung sách giáo khoa để hoàn thành phiếu học tập số 5 trong vòng 7 phút. Các nhóm thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 3, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên nhận xét, bổ sung hoàn thiện kiến thức. GV bổ sung kiến thức: Đơn phân cấu tạo ARN gồm 4 loại A,U,G,X Mỗi nu gồm 3 thành phần: đường ribozo ( C5H10o5), axit và bazơ nitơ. Như vậy : Nuclêôtit cấu tạo nên ADN và nuclêôtit cấu tạo nên ARN khác nhau ở đặc điểm loại bazơ nitơ khác nhau là T và U. -Đường khác nhau là đêoxiribo và đường ribô. -mARN có rất nhiều loại, tuy nhiên trong tế bào, mARN chỉ chiếm khoảng 5 – 10% tổng số ARN của tế bào vì ở mỗi thời điểm, trong mỗi tế bào chỉ một số ít gen đang hoạt động mới tổng hợp ra mARN tương ứng. -tARN có khoảng 50 loại. tế bào chỉ có khoảng 20 loại axit amin, mỗi tARN vận chuyển một loại axit amin tương ứng. -rARN là thành phần cấu tạo nên ribôxôm. Một tế bào vi khuẩn có tới 350.000 ribôxôm, vì vậy rARN chiếm tới 80% ARN của tế bào. Trong tế bào nhân thực có 4 loại rARN, khác nhau ở hệ số lắng: 18S gồm 1900 đơn phân, 28S gồm 4500 đơn phân; 5,8S gồm 200 đơn phân; 5S gồm 200 đơn phân. S là đơn vị đo hệ số lắng (Svedberg unit), 1S = 10-13 - HS rèn luyện kỹ năng quan sát để rut ra kiến thức Nêu được cấu trúc hóa học của AND Mô tả được cấu trúc không gian của AND Nêu được điểm khác nhau giữa AND ở SV nhân thực, nhân sơ ? HS rèn luyện kĩ năng tìm kiếm thông tin, suy luận logic về chức năng AND Học sinh phân biệt được cấu trúc, chức năng của các loại ARN, so sánh được điểm giống nhau, khác nhau giữa AND và ARN PHỤ LỤC I. CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC CỦA TẾ BÀO Trong cơ thể sống có khoảng vài chục nguyên tố hóa học cần thiết, các nguyên tử của các nguyên tố tương tác đặc biệt với nhau tạo nên sự sống 1.Các nguyên tố đa lượng và vi lượng: Các nhóm nguyên tố Đặc điểm Vai trò Đa lượng - Các nguyên tố có tỷ lệ > 10 - 4 ( 0,01%): VD C, H, O, N, S, P, K C,H,O là những nguyên tố đa lượng chính C là nguyên tố quan trọng nhất + Tham gia xây dựng nên cấu trúc tế bào: Nguyên tố đa lượng Vi lượng - Các nguyên tố có tỷ lệ < 10 - 4 ( 0,01%) -VD: F, Cu, Fe, Mn, Mo, Se, Zn, Co, B, Cr + Thành phần cơ bản của enzim, vitamin 2.. Nước và vai trò của nước trong tế bào: 2.1. Cấu trúc và đặc tính lý hoá của nước: - Phân tử nước được cấu tạo từ 1 nguyên tử ôxy với 2 nguyên tử hyđrô bằng liên kết cộng hoá trị. - Phân tử nước có tính phân cực. - Giữa các phân tử nước có lực hấp dẫn tĩnh điện( do liên kết hyđrô) tạo ra mạng lưới nước. 2.2.Vai trò của nước đối với tế bào: - Là thành phần cấu tạo và dung môi hoà tan và vận chuyển các chất cần cho hoạt động sống của tế bào. - Là môi trường và nguồn nguyên liệu cho các phản ứng sinh lý, sinh hoá của tế bào. - Tham gia điều hoà, trao đổi nhiệt của tế bào và cơ thể II. Cacbohyđrat: ( Đường) 1)Cấu trúc hoá học: Cấu trúc hóa học Chức năng của Cacbohidrat Thành phần nguyên tố C,H,O - Là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào. -Tham gia cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể Đường đơn:(monosaccarit) - Gồm các loại đường có từ 3-7 nguyên tử C. VD: Đường 5 C (Ribôzơ,đeôxyribôzơ), đường 6 C (Glucôzơ, Fructôzơ, Galactôzơ). Đường đôi (Disaccarit) -Gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glucôzit. VD: Mantôzơ(đường mạch nha) gồm 2 phân tử Glucôzơ, Saccarôzơ(đường mía) gồm 1 ptử Glucôzơ và 1 ptử Fructôzơ, Lactôzơ (đường sữa) gồm 1 ptử glucôzơ và 1 ptử galactôzơ. Đường đa(polisaccarit) - Gồm nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glucôzit VD: Glicôgen, tinh bột, xenlulôzơ, kitin III. Lipit: ( chất béo) 1) Cấu tạo của lipit: a. Lipit đơn giản: (mỡ, dầu, sáp):Gồm1phân tử glyxêrol và 3 axit béo b.Phôtpholipit:(lipit đơn giản) - Gồm 1 phân tử glyxêrol liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phôtphat(alcol phức). c. Stêrôit:- Là Colesterôn, hoocmôn giới tính ơstrôgen, testostêrôn. d. Sắc tố và vitamin:- Carôtenôit, vitamin A, D, E, K 2) Chức năng: - Cấu trúc nên hệ thống màng sinh học. - Nguồn năng lượng dự trữ. - Tham gia nhiều chức năng sinh học khác. III. PROTEIN: 1. CẤU TRÚC CỦA PROTEIN Thành phần nguyên tố gốm : C, H, O , N, một số có thêm S Phân tử prôtêin có cấu trúc đa phân mà đơn phân là các axit amin. - Là đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là hơn 20 loại a.a ( Khối lượng và kích thước nhỏ hơn AND) -Mỗi a.a có đặc điểm: Kt 3A0, kl 110 đvc, +Có 3 thành phần : nhóm amin (NH2),nhóm các booxyl –COOH, gốc hiđrocacbon (- R ) liên kết với nguyên tử các bon ở vị trí trung tâm, câc a.a chỉ khác nhau bởi gốc R Các a.a liến kề nhau liên kết với nhau bằng liên kết peptit tạo nên chuỗi polipeptit: Liên kết peptit được hình thành giữa nhóm amin của a.a này với nhóm cacboxyn của a.a bên cạnh và giải phóng 1 phân tử nước PHT Loại cấu trúc Đặc điểm Bậc 1 -Các axit amin nối với nhau bằng liên kết peptit (cấu trúc bậc 1 của prôtêin là trình tự sắp xếp của các axit amin trong chuỗi polypeptit) -Ví dụ: prôtêin enzim Bậc 2 -Là cấu hình của mạch polipeptit trong không gian, được giữ vững nhờ các liên kết hydrô giữa các axit amin gần nhau. Có dạng xoắn a hay gấp nếp b. -Ví dụ: prôtêin tơ tầm. Bậc 3 -Là hình dạng của phân tử prôtêin trong không gian 3 chiều, tạo khối hình cầu. Cấu trúc này phụ thuộc tính chất của các nhóm (-R) trong mạch polipeptit. -Ví dụ: protêin hoocmon insulin Bậc 4 -Gồm 2 hay nhiều chuỗi polipeptit khác nhau phối hợp với nhau tạo phức hợp protêin lớn hơn. -Ví dụ: Hêmoglobin. 2. Chức năng của protein PHT 4: Loại prôtêin Chức năng Ví dụ Prôtêin cấu trúc -Cấu trúc nên nhân, mọi bào quan, hệ thống màng sinh học có tính chọn lọc cao. -Kêratin: Cấu tạo nên lông, tóc, móng. -Sợi Côlagen: cấu tạo nên mô liên kết, tơ nhện. Prôtêin enzim -Xúc tác các phản ứng sinh học. -Lipaza thủy phân lipit, amilaza thủy phân tinh bột chín. Prôtêin hoocmon -Điều hòa quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể. -Insulin điều hòa lượng glucôzơ trong máu. Prôtêin dự trữ -Dự trữ axit amin. -Albumin, protêin sữa, prôtêin dự trữ trong hạt cây. Prôtêin vận chuyển -Vận chuyển các chất trong cơ thể -Hêmôglobin vận chuyển oxy và CO2. -Các chất mang vận chuyển các chất qua màng. Prôtêin thụ thể -Giúp tế bào nhận biết tín hiệu hóa học -Các prôtêin thụ thể trên màng sinh chất. Prôtêin vận động -Co cơ, vận chuyển -Actin và miozin trong cơ, các prôtêin cấu tạo nên đuôi tinh trùng. Prôtêin bảo vệ -Chống bệnh tật -Các kháng thể, các inteferon chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virut. 3Các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của prôtêin: - Nhiệt độ cao, độ pHphá huỷ cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin làm cho chúng mất chức năng( biến tính). IV. AXITNUCLEIC 1. Axit đêôxiribônuclêic: (ADN) 1.1. Cấu trúc của ADN: *Thành phần cấu tạo: - ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân,mỗi đơn phân là 1 nuclêôtit. - 1 nuclêôtit gồm- 1 phân tử đường C5H10O4 - 1 nhóm phôtphat( H3PO4) - 1 gốc bazơnitơ(A,T,G,X) - Lấy tên bazơnitơ làm tên gọi nuclêôtit. - Các nuclêôtit liên kết với nhau theo 1 chiều xác định tạo thành chuỗi pôlinuclêôtit. * Cấu trúc: - Gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit xoắn đều quanh 1 trục( xoắn ngược chiều nhau). - Giữa 2 mạch các bazơnitơ liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: NuA mạch này liên kết với Nu T của mạch kia bằng 2 liên kết hyđrô và NuG mạch này liên kết với Nu X của mạch kia bằng 3 liên kết hyđrô. 1.2. Chức năng của ADN: - Mang thông tin di truyền là số lượng, thành phần, trình tự các nuclêôtit trên ADN. - Bảo quản thông tin di truyền là mọi sai sót trên phân tử ADN hầu hết đều được các hệ thống enzim sửa sai trong tế bào sửa chữa. - Truyền đạt thông tin di truyền(qua nhân đôi ADN) từ tế bào này sang tế bào khác. 2.. Axit Ribônuclêic (ARN) *Thành phần cấu tạo: - Cấu tạo theo nguyên tắc da phân mà đơn phân là nuclêôtit. - Có 4 loại nuclêôtit A, U, G, X. - 1 nuclêôtit gồm- 1 phân tử đường C5H10O5 - 1 nhóm phôtphat( H3PO4) - 1 gốc bazơnitơ(A,U,G,X) 2) Cấu trúc Chức năng của ARN: Đáp án phiếu học tập 5: Loại ARN CẤU TRÚC CHỨC NĂNG mARN Là một mạch polinuclêôtit (gồm hàng trăm – hàng ngàn đơn phân) sao chép từ ADN trong đó U thay cho T. Truyền đạt thông tin di truyền theo sơ đồ: ADN à ARN à Prôtêin tARN Là một mạch polinuclêôtit có cấu trúc ba thùy có những đoạn các cặp bazơ nitơ liên kết theo nguyên tắc bổ sung (A – U; G – X), một đầu mang axit amin, một đầu mang bộ ba đối mã. Vận chuyển các axit amin tới ribôxôm để tổng hợp prôtêin. rARN Là mạch polinuclêôtit xoắn cục bộ có tới 70% số ribônuclêôtit có liên kết bổ sung. Là thành phần chủ yếu của ribôxôm. Đáp án PHT 6 Giống nhau -Đều là những đại phân tử hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. -Mỗi đơn phân đều được cấu tạo từ 3 thành phần. -Giữa các đơn phân đều có liên kết chính là liên kết photphodieste. -Đều có tính đa dạng và đặc trưng do số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các đơn phân quy định. -Đều tham gia vào chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Khác nhau ADN ARN CẤU TRÚC -Đơn phân là nuclêôtit với 3 thành phần là đường đêôxiribô (C5H10O4), axit photphoric và bazơ nitơ (A, T, G hoặc X) -Có kích thước và khối lượng phân tử lớn hơn ARN. -Có hai mạch polinuclêôtit vừa song song vừa xoắn lại với nhau. -Đơn phân là nuclêôtit với 3 thành phần là đường ribô (C5H10O5), axit photphoric và bazơ nitơ (A, U, G hoặc X) -Có kích thước và khối lượng phân tử nhỏ hơn ADN. -Có một mạch polinuclêôtit không xoắn cuộn hay cuộn 1 đầu. III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 1. Bảng ma trận kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực: Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thâp Vận dụng cao Năng lực hướng tới 1. Các nguyên tố hóa học và nước - Nêu được một số nguyên tố đa lượng, vi lượng và vai trò của từng nhóm nguyên tố - Giải thích được tại sao C,H,O là nguyên tố đa lượng chính - Giải thích được đặc tính của nước -Giải thích được tại sao khi ăn uống thiếu chất lại gây nhiều hậu quả nghiêm trọng Vận dụng đặc tính của nước để giải thích vai trò của nước Liên hệ, đưa giải phấp áp dụng vào thực tiễn phòng tránh thiếu vi chât sdinh dưỡng - Năng lực giải quyết vấn đề, tra cứu thông tin. 2. Cacbohidrat và lipit - Trình bày được cấu trúc và chức năng của Cacbohidrat và lipit So sánh được cấu trúc chức năng của đường và lipit Phân biệt được mỡ và dầu Giải thích được tại sao ăn nhiều chất đường bột, chất béo gây nhiều bệnh nguy hiểm Lấy được ví dụ cụ thể một số loại bệnh liên quan đến chuyển hóa đường, lipit - Kỹ năng liên hệ thực tế, tìm kiễm thông tin, suy luận 3. Protein Trình bày được đặc điểm cấu trúc của Protein Nêu được chức năng của các loại protein Giải thích được tính đa dạng đặc thù của protein Lấy được ví dụ về chức năng của Protein Trình bày một số nguyên nhân gây biễn tính Protein Giải thích được cơ sở khoa học của việc ăn đa dạng các loại protein Lấy một số vi dụ về bệnh do rói loạn chuyển hóa Protein Vận dụng kiến thức để giải thích tại sao protein bị biến tính và hậu quả của việc biến tính protein Kĩ năng quan sát thực tế Kí năng quan sát hìn vẽ 4. Axitnucleic Trình bày được cấu trúc , chức năng của AND, ARN Giải thích được cấu trúc xoắn kép của AND Gải thích được tính đa dạng, đặc thù của ADN Giải thích đươc ý nghĩa của liên kết hidro trong cấu trúc AND Som sánh được AND và ARN Giải được một số bài tập về cấu trúc AND và ARN Kĩ năng timh toán, Kĩ năng quan sát mô hình, liên hệ thực tế 2. Câu hỏi kiểm tra đánh giá 2.1 Câu hỏi tự luận 1. Tại sao các vi sinh vật sống được ở suối nước nóng gần 100 0C (prôtêin có cấu trúc đặc bịêt không biến tính). 2. Phân biệt CACBOHIDRAT VÀ LIPIT Cacbohydrat Lipit Cấu trúc hóa học Tỷ lệ C, H, O là khác nhau Tính chất -Tan nhiều trong nước. -Dễ phân hủy. -Kị nước, tan trong dung môi hữu cơ. -Khó phân hủy. Vai trò -Đường đơn: Cung cấp năng lượng, cấu trúc nên đường đa. -Đường đa: dự trữ năng lượng, tham gia cấu trúc tế bào, kết hợp với protein, -Tham gia cấu trúc màng sinh học, là thành phần của các hoocmon, vitamin, dự trữ năng lượng, .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCD 2 THÀNH PHẦN CẤU TRÚC TẾ BÀO.doc
Tài liệu liên quan