Giáo án Sinh học 11 Bài 32: Tập tính của động vật

4. Học ngầm

-K/n:Học ngầm là kiểu học ko có ý thức,ko biết rõ là mình đã học đc,khi có nhu cầu thì kiến thức đã học tái hiện lại giúp ĐV giải quyết đc những vấn đề t.tự dễ dàng

-VD: Tập tính kiếm ăn và tránh kẻ thù ở ĐV.

-V/trò: Giúp ĐV nhận thức môi trường xung quanh mau chóng tìm đc thức ăn và trốn tránh kẻ thù.

 

 

doc11 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 3021 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 Bài 32: Tập tính của động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ môn: Sinh học 11 GVHD: Nguyễn Thị Thu Hương Người soạn: Thân Thị Kim Phượng Tiết dạy (Theo PPCT): 35 Ngày soạn: 11/3/2018 BÀI 32: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT I.Mục tiêu: Sau khi học xong bài học sinh phải: 1. Kiến thức: Nêu được một số hình thức học tập và 1 số dạng tập tính phổ biến ở động vật (ĐV) Trình bày được một số ứng dụng về tập tính vào đời sống và sản xuất. Nêu được 1 số tập tính động vật thông qua các ví dụ tự chọn, qua các ví dụ liên quan đến nó (tập tính kiếm ăn – săn mồi, tập tính sinh sản, tập tính bảo về lãnh thổ, tập tính di cư) từ đó nêu định nghĩa ngắn gọn về các tập tính của động vật. - Nêu được 1 số tập tính ở người. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan hình ảnh, nghiên cứu SGK tìm ra kiến thức. Phân tích được ý nghĩa của tập tính đối với đời sống của động vật và cơ sở thần kinh của các tập tính động vật. Rèn luyện cho HS khả năng tư duy logic, liên hệ thực tiễn. 3. Thái độ: Thông qua kiến thức về tập tính của động vật giáo dục cho HS ý thức bảo vệ các loài ĐV trong tự nhiên. Biết được tập tính của động vật trong sản xuất nông nghiệp và đời sống. 4. Năng lực - Năng lực tự học, hợp tác, giao tiếp II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sưu tầm các hình ảnh, đoạn phim và tìm hiểu thêm tập tính của động vật trong đời sống thực tiễn. Chuẩn bị phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu bài mới. Chuẩn bị phiếu học tập III. Hoạt động dạy học: Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ: lồng ghép nội dung kiểm tra bài cũ vào bài mới. Giảng bài mới: Đặt vấn đề: Ở bài trước chúng ta đã nghiên cứu thế nào là tập tính, phân loại tập tính cũng như đã tìm hiểu về cơ sở thần kinh của tập tính. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một số hình thức học tập ở động vật, 1 số dạng tập tính phổ biến ở động vật và ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1: Một số hình thức học tập ở ĐV( 5 phút) - Dựa vào SGK cho biết ĐV có những hình thức học tập nào? -Y/cầu HS xem VD trong SGK và trả lời: + Tại sao lúc đầu gà chạy đi ẩn nấp nhưng lúc sau lại ko chạy đi ẩn nấp nữa? + VD ở gà vừa rồi chính là hình thức học tập quen nhờn ở ĐV. Vậy quen nhờn là gì? - GV n/xét. - Ngoài vd ở gà thì quen nhờn còn thấy ở đâu nữa? - Trong môi trường sống có rất nhiếu kích thích tác động đến đời sống của ĐV. Vậy việc ĐV luôn trả lời bất kỳ kích thích nào tác động đến chúng có đem lại lợi ích gì ko? -Quen nhờn có vai trò ntn đối với đời sống ĐV? - GV n/xét. -Y/cầu HS xem VD. - Vịt con khi mới nở có biêu hiện gì? -Ngoài ra, vịt con còn có thể đi theo những khác ko? - Tại sao lại có hiện tượng vịt con nhận loài khác làm bố mẹ? - Hiện tượng này là hình thức in vết ở ĐV, vậy in vết là gì? - In vết có ở nhiều loại ĐV, dễ nhận thấy nhất là ở vịt, ngang, gà In vết còn thấy ở ĐV nào? - In vết có vai trò như thế nào đối với đời sống ĐV? * Lưu ý: In vết hiệu quả nhất ở giai đoạn ĐV mới được sinh ra vài giờ đến 2 ngày, sau đó in vết thấp hẳn. - Dựa vào SGK cho biết ĐK hóa có mấy hình thức, đó là những hình thức nào? - Hãy mô tả thí nghiệm của Paplop? -Tại sao thí nghiệm lại có kết quả như vậy? - Yêu cầu HS nhắc lại cơ sở thần kinh của tập tính? -Trong thí nghiệm của Paplop có những kích thích nào? - Hãy phân tích cơ sở thần kinh của từng kích thích đó? Quay đầu nhìn Tiếng chuông → tai → thùy chẩm Thức ăn → mắt → vùng Ăn uống ở Vỏ não tiết nước bọt -Nếu chỉ tác động liên tục 1 trong 2 kích thích hoặc tác động đồng thời cả 2 kích thích nhưng không liên tục thì kết quả có tương tự ko? Vì sao? - Vậy điều kiện hóa đáp ứng là gì? -GV n/xét. -Y/c HS nêu VD. - Hãy trình bày thí nghiệm? - Tại sao lại xảy ra hiện tượng trên? -ĐKHHĐ là 1hình thức học tập kiểu liên kết nhưng đây là sự liên kết giữa hành vi của ĐV vs 1 phần thưởng hoạc hình phạt - Vậy điều kiện hóa hành động là gì? -GV n/xét -Y/c HS nêu VD. - Vai trò của hình thức học tập ĐKH là gì? * Lưu ý: cách học tập theo kiểu “thử và sai” cũng thuộc hình thức học tập điều kiện hóa. Ví dụ: Chim ăn côn trùng sẽ nhanh chóng phân biệt được côn trùng nào ăn được và côn trùng nào ăn sẽ bị ngộ độc. - Hãy trình bày nội dung thí nghiệm về hình thức học ngầm ở chuột? - Tại sao con chuột ở TN1 lại tìm thức ăn nhanh hơn con chuột ở TN2? - Chúng có ý thức được việc học tập đường đi không? - Khi có nhu cầu về thức ăn thì chúng làm gì? - Qúa trình học tập như vậy gọi là học ngầm, vậy học ngầm là gì? - Học ngầm có vai trò gì? Cho 1 số ví dụ? - Hãy cho biết tinh tinh trong hình 32.2 đang làm gì? - Tại sao tinh tinh biết cách để lấy thức ăn thì phải xếp chồng các thùng lên nhau? - Vậy cách lấy thức ăn của tinh tinh trong vd trên có sự vận dụng kinh nghiệm cũ hay không? - Đây chính là hình thức học khôn ở ĐV, vậy hình thức học khôn ở ĐV là gì? - Hình thức này có ở những loài ĐV nào? Vì sao? - Học khôn có vai trò gì đối với đời sống ĐV? Cho 1 số ví dụ? - TL câu hỏi lệnh/129. - Có 5 hình thức: + Quen nhờn + In vết + ĐK hóa + Học ngầm + Học khôn + Lúc đầu: gà nghĩ bóng đen là mối đe dọa cho chúng =>chạy đi ẩn nấp. Lúc sau: do bóng đen lặp lại nhiêu lần mà ko kèm theo sự nguy hiểm nào => gà ko sợ, ko chạy đi ẩn nấp. + HS dựa vào SGK trả lời. + Chó và mèo khi sống chung nhà trong thời gian dài thì giữa chúng ko còn xung đột nữa mà chúng trở nên gần gũi, thân quen với nhau hơn vì sau nhiều lần tiếp xúc với nhau chúng thấy ko có nguy hiểm gì mà còn có thể vui đùa cùng nhau. - không. Vì sẽ tốn năng lượng cho những kích thích không có ý nghĩa (ko có giá trị). - Bơi theo mẹ để kiếm ăn. -có.VD: chạy theo chó, mèo và nhận chúng làm bố,mẹ. - Vịt con có tính bám và đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên và nhân vật mà chúng nhận thấy đầu tiên làm mẹ khi chúng nở ra. - Vịt, ngỗng, trâu, bò,sư tử,hổ,báo,.. -Nhờ “in vết”, con non di chuyển theo bố mẹ =>đc bố mẹ chăm sóc nhiều hơn. - 2 hình thức: đk hóa đáp ứng và đk hóa hành động. -Dựa vào SGK trả lời. -Do TWTK đã hình thành mối liên hệ TK mới dưới tác động của 2 kích thích đồng thời. - Kích thích ngoài/trong à cơ quan thụ cảm à HTK à cơ quan thực hiện. -2: tiếng chuông và t/ăn. -TH1: ko. Vì ko có sự hình thành mối liên hệ TK mới giữa tai và vùng an uống trên vỏ não. TH2: ko.Vì tuy có sự hình thành mối liên hệ TK mới nhưng ko bền vững. -Trả lời -Trả lời -HS dựa vào SGK trình bày thí nghiệm. - Vì sau nhiều lần gặp tình huống trên thì chuột biết khi chạm vào bàn đạp thì nó được an toàn và có thức ăn. -Trả lời -Dựa vào SGK trình bày. - Vì nó đã học được đường đi khi chúng chạy trong khu vực thí nghiệm, khi cho thức ăn vào thì chúng xác định được đường đi ngay. - không - Vận dụng điều mình học để tìm thấy chỗ để thức ăn. - Trả lời -trả lời - Tinh tinh đang xếp các thùng xung quanh đó chồng lên nhau rồi leo lên lấy thức ăn. - Trong đời sống hoang dã chúng thường leo lên lưng nhau để lấy thức ăn nên chúng mới biết cách xếp các thùng như vậy, có ở cả sói. - có Trả lời - Chỉ có ở 1 số loài thuộc bộ linh trưởng vì HTK của chúng rất phát triển - Trả lời - 1B, 2D, 3B I. Một số hình thức học tập ở ĐV: 1. Quen nhờn: -K/n: Quen nhờn là h/thức học tập đơn giản nhất.ĐV phớt lờ, ko trả lời những k/thích lặp lại nhiều lần nếu những kích thích đó ko kèm theo sự nguy hiểm nào. - VD: Chó và mèo khi sống chung nhà trong thời gian dài thì giữa chúng ko còn xung đột nữa mà chúng trở nên gần gũi, thân quen với nhau hơn vì sau nhiều lần tiếp xúc với nhau chúng thấy ko có nguy hiểm gì mà còn có thể vui đùa cùng nhau. - V/trò: Giúp ĐV bỏ qua những kích thích ko có gía trị hay lợi ích đáng kể vs chúng => thích nghi vs môi trường sống luôn thay đổi. 2. In vết: - K/n: In vết là hiện tượng con non mới ra đời có tính “bám” và d/chuyển theo những vật mà chúng nhìm thấy đầu tiên. -VD: Vịt mới nở đi theo ông chủ lò ấp, ... -Vai trò: Tạo mối liên kết giữa con mẹ và con non nhờ đó con non được chăm sóc và bảo vệ tốt hơn. 3. Điều kiện hóa: a. Điều kiện hóa đáp ứng (điều kiện hóa kiểu Paplop) -K/n: ĐKHĐƯ là sự hình thành mối quan hệ mới trong TWTK dưới tác động của các kích thích đồng thời. -VD: nghe tiếng vỗ tay cá ngoi lên mặt nc đẻ nhận thức ăn; gà, vịt tụ tập về nơi có tiếng kẻng để lấy thức ăn. b. Điều kiện hóa hành động (điều kiện hóa kiểu Skinno) -K/n: ĐKHHĐ là kiểu liên kết một hành vi của ĐV vs 1 phần thưởng sau đó ĐV chủ động lặp lại các hành vi đó. -VD: Tập cho lợn uống nc bằng các vòi nc đặc biệt, khi lợn cắn vào vòi thì nc sẽ chảy ra. -V/trò: Giúp ĐV học đc bài học kinh nghiệm trong đời sống. 4. Học ngầm -K/n:Học ngầm là kiểu học ko có ý thức,ko biết rõ là mình đã học đc,khi có nhu cầu thì kiến thức đã học tái hiện lại giúp ĐV giải quyết đc những vấn đề t.tự dễ dàng -VD: Tập tính kiếm ăn và tránh kẻ thù ở ĐV. -V/trò: Giúp ĐV nhận thức môi trường xung quanh mau chóng tìm đc thức ăn và trốn tránh kẻ thù. 5.Học khôn: -K/n: Học khôn là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết tình huống mới. -VD: Tinh tinh biết xếp các thùng gỗ chồng lên nhau để lấy t/ăn; tinh tinh biết dung que chọc tổ mối để lấy t/ăn; rái cá dùng đá đập vỏ sò để lấy t/ăn bên trong; gấu xám biết đắp đập,ngăn suối để bắt cá, -V/trò: Giúp ĐV t/nghi cao độ vs mt sống luôn t/đổi. Hoạt động 2: Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật. PP: PHT - Tập tính của ĐV gồm những dạng phổ biến nào? - Để tìm hiểu đặc điểm của các dạng tập tính chúng ta tìm hiểu PHT. - Lớp chia thành 4 nhóm: + N1: tập tính kiếm ăn + N2: tập tính bảo vệ lãnh thổ + N3” tập tính sinh sản và di cư + N4: tập tính xã hội - Mỗi nhóm hoàn thành trong 2 phút, cử đại diện trả lời, kết hợp trả lời câu hỏi lệnh/131. -Tất cả các tập tính ở ĐV đc thẻ hiện là do đâu? -Vậy những tập tính trên có ý nghĩa gì đv bản thân ĐV? + Tập tính kiếm ăn + Tập tính bảo vệ lãnh thổ + Tập tính sinh sản + Tập tính di cư + Tập tính xã hội -kích thích bên ngoài hoặc bên trong -Giúp ĐV thích nghi tốt với MT sống. II. Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật PHT: Tìm hiểu 1 số dạng tập tính phổ biến ở ĐV. *Tất cả những tập tính ở ĐV đc biểu hiện là do kích thích bên ngoài cũng như bên trong cơ thể t/dụng tạo nên. * Ý nghĩa: Giúp cơ thể ĐV thích nghi và tồn tại. Hoạt động 3: Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất. Sau khi đã tìm hiểu về các tập tính của động vật chúng ta cùng tìm hiều thực tế ứng dụng hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất GV: Em hãy nêu một số ví dụ về ứng dụng hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất àgiáo viên giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời và phân loại các ứng dụng - Hãy nêu một số tập tính chỉ có ở người - Tại sao con người lại có những tập tính đó? -Giải trí -Săn bắn -Bảo vệ mùa màng -Chăn nuôi -Trả lời - con người có hệ thần kinh phát triển cao nên có tư duy, ý thức III. Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xất. - Giải trí: dạy hổ, voi, khỉ làm xiếc; dạy cá heo lao qua vòng tròn trên mặt nước. (đk hóa hành động) - Săn bắn: dạy chó, chim ưng săn mồi - Bảo vệ mùa màng: + Làm bù nhìn đuổi chim, dạy chó bắt chuột (quen nhờn). + Dùng thiên địch để tiêu diệt sâu hại( bọ rùa diệt rệp hại cam,ong mắt đỏ diệt sâu đục thân ). + Ứng dụng tập tính g/phối của các loài côn trùng gây hại để tạo ra con đực bất thụ => hạn chế sự phá hoại của chúng. - Chăn nuôi: + Nghe tiếng kẻng, trâu bò nuôi trở về chuồng; luyện vịt đẻ 2 trứng/ngày, luyện rắn, ếch ăn mồi tĩnh + Chọn lọc, thuần dưỡng những ĐV hoang dã trở thành các gia súc, gia cầm phục vụ cho mục đích con người. - An ninh quốc phòng: dạy chó truy đuổi tội phạm, tìm bom – mìn, ma túy * Một số tập tính chỉ có ở người: - Đánh răng và tập thể dục buổi sáng - Rửa tay trước khi ăn - Tuân thủ luật pháp. - Tránh dây điện đường bị đứt khi có bão, không tiểu tiện trên đường phố Củng cố bài học: Đọc nội dung tóm tắt/132 Kể tên các hình thức học tập chủ yếu và 1 số tập tính phổ biến ở ĐV. Hướng dẫn học ở nhà Trả lời câu hỏi, bài tập/132. Học bài cũ. Nghiên cứu bài mới. * ĐÁP ÁN: PHT: “Tìm hiểu một số dạng tập tính phổ biến ở động vật” Dạng TT Đặc điểm Ví dụ 1.Kiếm ăn a).Ở ĐV có HTK chưa phát triển: chủ yếu là tập tính bẩm sinh. - Nhện giăng lưới bẫy côn trùng. - Đỉa bám vào các loài ĐV khác hút máu. b). Ở ĐV có HTK phát triển do học tập từ bố mẹ, đồng loại hoặc do kinh nghiệm bản thân. - Hổ, báo săn mồi, vồ mồi. - Gà bới đất tìm ăn. 2.Bảo vệ lãnh thỗ - Chống lại cá thể cùng loài để bảo vệ nguồn thức ăn và nơi ở, sinh sản. - Phạm vi lãnh thổ bảo vệ tùy loài. - Đàn ong tấn công kẻ thù dám chọc phá tổ chúng. - Chó sói đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu. Chúng đe dọa và tấn công kẻ thù xâm hại lãnh thổ của chúng. 3.Sinh sản - Là tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng. - Gồm tập tính giao phối và tập tính đẻ trứng, ấp trứng, chăm sóc con. - Ếch phát ra tiếng kêu gọi bạn tình. - Vào mùa sinh sản, hươu đực húc nhau, con thắng trận sẽ giao phối với con cái... 4.Di cư - Thay đổi nơi sống theo mùa. - Động vật di chuyển quãng đường dài có thể hai chiều (đi và về) hoặc một chiều (chuyển hẳn tới nơi ở mới). - Động vật định hướng nhờ vào mặt trời, trăng sao, từ trường, thành phần hóa học, hướng dòng nước chảy. - Cá hồi di cư từ biển vào sông để đẻ trứng còn cá chình thì di cư ngược lại. - Chim én, chim hạc di cư về phương nam tránh rét. 5.Xã hội a). Tập tính thứ bậc: phân công con đầu đàn nhiệm vụ bảo vệ đàn và được ưu tiên về th.ăn và con cái trong mùa sinh sản. - Trong một đàn sư tử, linh cẩu, chó sói, dê bao giờ cũng có con đầu đàn. - Trâu rừng con đầu đàn là con cái có kinh nghiệm, dẫn dắt đàn b). Tập tính vị tha: hy sinh quyền lợi, tính mạng bản thân cho lợi ích của bầy đàn. - Ong thợ, kiến lính lao động cần mẫn và sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ lãnh thổ . IV. Rút kinh nghiệm: Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 32 Tap tinh cua dong vat tiep theo_12517398.doc
Tài liệu liên quan