III. Hoocmôn ức chế:
1. Êtilen
- Đặc điểm của êtilen:
+ Êtilen đợc sinh ra ở lá già, hoa già, quả chín
- Êtilen điều chỉnh quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
- Vai trò sinh lí của êtilen: điều chỉnh sự chín, sự rụng lá, kích thích ra hoa, tác động lên sự phân hóa giới tính.
10 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 2032 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 Bài 35: Hoocmôn thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT TỈNH QUẢNG NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Lớp: 11/7 Ngày soạn: 28/02/2018
SVTT: Lê Thị Thu Hiếu Ngày dạy: 02/03/2018
Tiết:
GIÁO ÁN
***
BÀI 35: HOOCMÔN THỰC VẬT
( Sinh học 11 – Cơ bản)
I - Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm hoocmôn thực vật, kể tên được năm loại hoocmôn thực vật và tác dụng của từng loại hoocmôn.
- Phân loại nhóm hoocmôn ức chế và kích thích sinh trưởng.
- Mô tả được ứng dụng trong nông nghiệp đối với từng loại hoocmôn thuộc nhóm chất kích thích.
- Trình bày mối tương quan giữa các loại hoocmôn thực vật.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, vận dụng thực tế, so sánh và phân tích.
- Hình thành được kĩ năng tự học, làm việc theo nhóm và kĩ năng trình bày.
3. Thái độ
- Yêu thích môn học, tích cực học tập, yêu thích khoa học.
- Có ý thức trong việc sử dụng trực tiếp các sản phẩm hoomôn nhân tạo đối với các sản phẩm dùng làm thức ăn để bảo vệ sức khỏe của bản thân và mọi người.
4. Tư duy
- Tư duy logic, liên kết kiến thức.
II - Phương pháp dạy học:
- Phương pháp thảo luận nhóm kết hợp với hỏi đáp tìm tòi.
- Phương pháp quan sát tranh vẽ tìm tòi.
III - Phương tiện dạy học:
- Sử dụng hình vẽ 35.1, 35.2, 35.3, 35.4 SGK và phiếu học tập.
Phiếu học tập:
Hoocmôn kích thích
Nơi sản sinh
Tác động sinh lí
Ứng dụng
Auxin(AIA)
Gibêrelin(GA)
Xitôkinin
IV - Nội dung trọng tâm của bài:
- Hoocmôn kích thích
- Hoocmôn ức chế
V - Tiến trình bài giảng:
1.Ổn định lớp:(1’)
2.Kiểm tra bài cũ: (4’)
- GV: Em hãy cho cô biết sinh trưởng ở thực vật là gì và sinh trưởng chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào ?
- HS: trả lời
- GV: Nhận xét và cho điểm.
3. Đặt vấn đề:(1’)
- Ta biết rằng sự sinh trưởng của thực vật chịu ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài cũng như nhân tố bên trong. Hoocmôn thực vật cũng là một nhân tố bên trong có tác động rất lớn đế sự sinh trưởng của thực vật. Vậy hoocmôn thực vật là gì? Tác dụng của nó ra sao? Nó có ứng dụng gì trong thực tế? Để tìm hiểu các vấn đề đó chúng ta sẽ cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
4.Tiến trình bài giảng:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của hoocmon.
4’
- GV nêu những ví dụ về tác dụng của hoocmôn đến sinh trưởng của thực vật:
+ Cây mọc hướng về phía ánh sáng.
+ Rễ mọc hướng về nguồn nước.
+ Các loài cây dây leo có tua quấn hướng tiếp xúc vào giá thể.
Tất cả các hoạt động trên của cây đều liên quan đến hoocmôn .
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và những ví dụ vừa đưa ra trả lời câu hỏi:
+ Hooc môn thực vật là gì? Nêu các đặc điểm chung của hoocmôn thực vật?
- GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
- GV giải thích từng đặc điểm.
- GV phân tích các ví dụ chứng minh.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi.
I.Khái niệm:
1.Khái niệm:
-Là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.
2. Đặc điểm chung:
+ Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây.
+ Với nồng độ rất thấp nhưng gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
+ Tính chuyên hoá thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các hoocmon kích thích - Thảo luận nhóm.
15’
- GV yêu cầu học sinh đọc SGK và quan sát hình 35.1, 35.2, 35.3 chia lớp thành 3 nhóm -thảo luận nhóm trả lời các câu lệnh SGK và hoàn thiện phiếu học tập.
- GV điều khiển các nhóm thảo luận.
- Yêu cầu nhóm 1 đọc kết quả PHT phần Auxin.
- Yêu cầu các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét và đưa ra đáp án PHT phần Auxin
+ Giới thiệu thêm về auxin
- Hỏi thêm một số câu hỏi:
+ Yêu cầu HS giải thích hiện tượng hướng động của mầm cây.
+ GV nhận xét sự giải thích của HS.
- Giải thích các tác dụng:
+ Nếu cắt bỏ lá và không xử lý bằng auxin thì sau một thời gian cuống lá sẽ bị rụng. Ngược lại, nếu cắt lá và xử lý auxin ở chố bị cắt thì lá không bị rụng do auxin ngăn cản sự xuất hiện tầng rời ở cuống.
- Đưa ra một số ứng dụng:
+ Ứng dụng auxin trong tạo quả không hạt
+ Ứng dụng auxin trong nuôi cấy mô
- Lưu ý học sinh phải thận trọng khi sử dụng các chất auxin nhân tạo.
- Mời nhóm 2 đọc kết quả PHT phần Gibêrelin.
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét kết quả của nhóm.
- GV nhận xét và đưa ra kết quả PHT phần Gibêrelin.
- Hỏi thêm một số câu hỏi:
+ Yêu cầu HS nhận xét sự tác động của GA đối với sự sinh trưởng của TV (Hình 35.2. Ảnh hưởng của GA đối với sự sinh trưởng của cây ngô lùn).
+ Nhận xét câu trả lời của HS.
- GV giải thích thêm
+ GA kích thích sự tổng hợp enzim amylase để phân giải tinh bột thành đường cung cấp cho hạt, củ nảy mầm.
-Trong công nghiệp rượu ,bia người ta dùng GA để tăng quá trình phân giải đường thành mạch nha.
- Yêu cầu nhóm 3 đọc kết quả PHT phần Xitôkinin.
- Yêu cầu các nhóm nhận xét
- GV nhận xét và đưa ra kết quả PHT phần Xitôkinin.
- GV phân tích lại hình 35.3 SGK để nhấn mạnh xitokinin là thành phần hoocmôn bắt buộc cùng với auxin trong công nghệ nuôi cấy tế bào và mô thực vật. Đó là công nghệ sinh học đang ngày càng được sử dụng phổ biến trong công tác nhân giống sinh dưỡng để bảo tồn giống cây quý,tạo giống sạch virut, phục chế các giống cây quý bị thoái hóa.Và nó chỉ được thể hiện tác động kích thích phát triển chồi trong nuôi cấy mô khi có mặt auxin.
- Bên cạnh nhóm hoocmon kích thích sinh trưởng còn có nhóm kìm hãm sinh trưởng của cây.
- HS thảo luận nhóm trong thời gian 7 phút để hoàn thiện phiếu học tập.
- Đại diện nhóm 1 đọc kết quả PHT của mình.
- Các nhóm nhận xét và bổ sung.
- Đối chiếu với PHT của GV và hoàn thành và vở.
- Dựa vào kiến thức cũ để giải thích hiện tượng hướng động của mầm cây.
- HS lắng nghe và ghi bài.
- Đại diện nhóm 2 đọc kết quả
- Các nhóm nhận xét và bổ sung
- Đối chiếu PHT của GV và ghi bài vào vở
- HS nghiên cứu và trả lời.
- HS lắng nghe và ghi bài vào vở.
- Đại diện nhóm 3 đọc kết quả của nhóm
- Các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung
- Đối chiếu với kết quả của GV và ghi bài.
II. Hoocmôn kích thích:
1. Auxin
2. Gibêrilin
3. Xitôkinin
Theo nội dung đáp án phiếu học tập.
Đáp án phiếu học tập:
Hoocmôn kích thích
Nơi sản sinh
Tác động sinh lí
Ứng dụng
Auxin(AIA)
- Đỉnh của thân và cành
- Ở mức tế bào, AIA kích thích quá trình nguyên phân và sinh trưởng dãn dài của tế bào.
- Ở mức cơ thể: AIA tham gia nhiều hoạt động sống của cây như hướng động, ứng động, kích thích nảy mầm của hạt, chồi, kích thích ra rễ phụ.
- Auxin nhân tạo có cấu trúc và tính chất giống với AIA, nhưng không có enzim phân giải, tích lũy trong nông phẩm sẽ gây hại cho người và động vật.
- Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết.
Gibêrelin(GA)
- Chủ yếu ở lá và rễ, có nhiều trong lá, hạt, củ, chồi đang nảy mầm.
- Ở mức tế bào, GA tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng dãn dài của mỗi tế bào.
- Ở mức cơ thể: Kích thích nảy mầm cho hạt, chồi, củ; kích thích sinh trưởng chiều cao cây; tạo quả không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột.
- Kích thích nảy mầm; kích thích chiều cao sinh trưởng của cây lấy sợi; tạo quả nho không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột
Xitôkinin
- Xitôkinin là một nhóm các chất tự nhiên (ví dụ, zeatin) và nhân tạo (ví dụ, kinetin) có tác dụng gây ra sự phân chia tế bào.
- Ở mức tế bào, xitôkinin kích thích sự phân chia tế bào, làm chậm quá trình già của tế bào.
- Mức cơ thể: hình thành các bộ phận của cây khi kết hợp với auxin ở nồng độ thích hợp.
- Sử dụng trong nuôi cấy mô, tế bào thực vật.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các hoocmôn ức chế.
10’
- GV đặt câu hỏi: Êtilen có những đặc điểm cơ bản nào? Êtilen có vai trò sinh lí như thế nào đối với cây trồng?
- GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
-Yêu cầu HS quan sát tranh hình 35.4 và cho biết tại sao người ta xếp quả chín cùng với quả xanh để làm gì?
- GV: Axit abxixic có những đặc điểm cơ bản nào? Axit abxixic có vai trò sinh lí như thế nào đối với cây trồng?
- GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
- Qua nghiên cứu thấy rằng khi gặp điều kiện bất lợi (hay các stress môi trường) như: mặn, lạnh, hạn,úng,cây tăng hàm lượng AAB để thích nghi những thay đổi môi trường ,nên còn gọi nó là hoocmon stress.
Tác dụng của nó ngược với Gibêrelin.
- HS: Nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhanh và trả lời.
- HS tự nghiên cứu và trả lời.
- HS: Nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhanh và trả lời.
III. Hoocmôn ức chế:
1. Êtilen
- Đặc điểm của êtilen:
+ Êtilen đợc sinh ra ở lá già, hoa già, quả chín
- Êtilen điều chỉnh quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
- Vai trò sinh lí của êtilen: điều chỉnh sự chín, sự rụng lá, kích thích ra hoa, tác động lên sự phân hóa giới tính.
2. Axit abxixic (AAB).
- Đặc điểm của ABA:
+ ABA được sinh ra ở trong lá, chóp rễ hoặc các cơ quan đang hoá già.
- ABA kìm hãm quá trình trao đổi chất, giảm súc các hoạt động sinh lí và chuyển cây vào trạng thái ngủ nghỉ.
- Vai trò sinh lí của ABA: Gây nên sự rụng lá, ức chế nảy mầm, điều chỉnh sự đóng mở khí khổng, giúp cây chống chọi với điều kiện môi trường bất lợi.
Hoạt động 4: Tìm hiểu tương quan hoocmôn thực vật.
5’
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi
+ Trình bày mối tương quan giữa hoocmôn điều tiết sinh trưởng và hoocmôn điều tiết phát triển.
- GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
- GV đưa ra VD về tương quan giữa các hoocmon kích thích.
+ Trong nuôi cây mô, người ta sử dụng 2 loại hoocmôn là auxin và xitôkinin, nếu sử dụng auxin với hàm lượng lớn hơn thì rễ được hình thành trước, ngược lại, nếu hàm lượng xitôkinin lớn hơn thì chồi được hình thành trước.
- GV yêu cầu HS nêu thêm ví dụ.
- HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe và ghi bài vào vở.
- HS nêu ví dụ.
III. Tương quan hoocmôn thực vật
- Tương quan giữa hoocmôn điều tiết sinh trưởng và hoocmôn điều tiết phát triển của thực vật gồm:
+ Tương quan của hoocmôn kích thích so với hoocmôn ức chế sinh trưởng là ABB và Gibêrêrin.
+ Tương quan giữa các hoocmôn kích thích với nhau: Auxin/Xitôkinin.
3. Củng cố (4’):
- GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm về khái niệm, phân loại, vai trò, ứng dụng của các loại hoomôn. Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi củng cố.
- Chọn ý kiến đúng nhất cho các câu sau đây:
1.Ở thực vật, giberelin có tác dụng:
A. Tăng số lần nguyên phân,kích thích tăng trưởng chiều cao của cây
B. Kích thích nảy mầm của hạt
C. Kích thích phân chia tế bào và kích thích sinh trưởng chồi bên
D. Kích thích ra rễ phụ
2.Ở thực vật,hoocmon có vai trò thúc quả chóng chín:
A. Axit abxixic
B. Xitokinin
C. Êtilen
D. Auxin
3. Điều cần tránh trong sử dụng hoocmon thực vật:
A. Sử dụng các hoocmon điều hóa sinh trưởng nhân tạo và các sản phẩm có liên quan khác để trực tiếp làm thức ăn.
B. Sử dụng chất tăng sinh trưởng quả và hạt để đảm bảo được chất lượng sản phẩm
C. Không sử dụng các chất hóa học độc hại thay cho hoocmon sinh trưởng
D. Sử dụng các hoocmon sinh trưởng nhân tạo để tăng các sản phẩm của những cây lấy gỗ,sợi.
- ĐÁP ÁN : 1-A , 2-C , 3-A.
4. Dặn dò (1’):
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Trong sản xuất nông nghiệp, người nông dân cần phải sử dụng hoocmôn thực vật như thế nào để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?
- Đọc trước bài mới: bài 36 – Sự phát triển của thực vật có hoa.
VI. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG
VII. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Tam Kỳ, ngày 28 tháng 02 năm 2018
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC TẬP
Nguyễn Thị Hoa Lê Thị Thu Hiếu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai 35 Hoocmon thuc vat_12387602.docx