- GVnhận xét:
+ Đối với động vật biến nhiệt: Nhiệt độ xuống thấp (trời rét) làm thân nhiệt của động vật giảm theo. Khi đó, các quá trình chuyển hóa trong cơ thể giảm, thậm chí bị rối loạn; các hoạt động của động vật như sinh sản, kiếm ăn, giảm.Vì thế, quá trình sinh trưởng và phát triển bị chậm lại.
+Đối với động vật hằng nhiệt: Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rét) do thân nhiệt cao hơn so với nhiệt độ môi trường nên động vật mất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh.Để bù lại số nhiệt lượng đã mất, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hóa ở tế bào tăng lên, các chất hữu cơ trong cơ thể bị oxi hóa nhiều hơn. Nếu không được ăn đầy đủ để bù lại các chất đã bị oxi hóa ( tăng khẩu phần ăn so với các ngày bình thường) thì động vật sẽ dễ bị sụt cân và dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết.Tuy nhiên, vào những ngày trời rét, nếu được ăn uống đầy đủ, động vật sẽ tăng cân do cơ thể tăng cường chuyển hóa và tích lũy các chất dự trữ để chống rét.
13 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1092 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA SINH HỌC
&
GIÁO ÁN
SINH HỌC 11
GVHD: TS. Phan Thị Thu Hiền
HVTH: Tô Ngọc Hân
Lớp: 42SINHA
Khoá:42
TP.HCM, 2018
Trường: THPT
Lớp: .
GIÁO ÁN
Tiết: .
Ngày: /./
Giáo viên:
BÀI 39. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT (Tiếp theo)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này, học sinh đạt được:
Kiến thức.
Nêu được vai trò một số nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
Phân tích được tác động của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
Trình bày được các biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người.
Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích tranh, lập sơ đồ.
Rèn luyện khả năng làm việc nhóm.
Phát triển kĩ năng so sánh, khái quát hóa, tổng hợp.
Ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn chăn nuôi.
Thái độ
Có chế độ ăn uống hợp lí, rèn luyện nâng cao sức khỏe cho bản thân mình.
Có biện pháp chăm sóc vật nuôi một cách phù hợp và hiệu quả nhất, tạo môi trường sống tốt cho vật nuôi sinh trưởng và phát triển.
Tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân về vấn đề bảo vệ môi trường sống, vấn đề dân số, kế hoạch hóa gia đình.
TRỌNG TÂM BÀI HỌC
Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở động vật và người.
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Tranh, ảnh về sự suy dinh dưỡng và béo phì của môt số loài động vật và con người.
Tranh, ảnh các nhân tố nhiệt độ, ánh sáng, chất độc hại, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Tranh, ảnh các biện pháp bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng sống.
Phiếu học tập nhóm.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Trực quan kết hợp với hỏi – đáp.
Phương pháp làm việc với sách giáo khoa
Giảng giải / Thuyết giảng.
Hoạt động theo nhóm nhỏ.
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
Ổn định tổ chức lớp (1’)
Ổn định trật tự.
Kiểm tra sĩ số lớp.
Kiểm tra bài cũ (5’)
Chọn các phương án ở cột A với các phương án ở cột B sao cho thích hợp nhất.
A
Các loại hoocmon
B
Ảnh hưởng của hoocmon
Đáp án
1.GH (Hoocmon sinh trưởng).
2. Tiroxin.
3.Ecdixon và juvenin.
4.Ơstrogen.
5.Testosteron
a.Do buồng trứng tiết ra, có tác dụng điều hòa các tính trạng sinh dục: vú phát triển, giọng thanh,
b.Do tinh hoàn tiết ra, điều hòa các tính trạng sinh dục: có râu, giọng nói trầm, cơ phát triển,
c.Điều hòa sự phát triển biến thái của sâu bọ.
d.Do tuyến yên tiết ra, kích thích phân chia tế bào, sự phát triển của xương và cơ.
e.Do tuyến giáp tiết ra, làm tăng tốc độ chuyển hóa cơ bản do đó tăng cường sinh trưởng.
1-d
2-e
3-c
4-a
5-b
Tiến trình bài mới (33’):
Mở bài (Đặt vấn đề) (1’):Sự sinh trưởng và phát triển ở động vật luôn tuân theo những quy luật nhất định.Ngoài việc nó chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong như di truyền, hoocmon, giới tính,mà các em đã học trong tiết trước thì trong thực tế, chúng ta thấy nhiều hiện tượng một số loài động vật bị chết do nhiệt độ xuống quá thấp vào mùa đông hay tình trạng khan hiếm thức ăn. Những hiện tượng đó là do tác động của các nhân tố từ môi trường như nhiệt độ, thức ăn. Vậy, các nhân tố bên ngoài đã tác động đến sinh trưởng và phát triển như thế nào ? Và dựa trên sự hiểu biết đó, con người đã ứng dụng các nhân tố đó như thế nào trong đời sống và sản xuất chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu bài học ngày hôm nay:
BÀI 39: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT (Tiếp theo)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến động vật. (15’)
GV cho HS quan sát hình ảnh về em bé suy dinh dưỡng, em bé béo phì và hình ảnh các động vật chết do đói.
> Nguyên nhân nào ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé và các động vật trên?
HS: Thức ăn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và động vật.
GV:Vì sao thức ăn có vai trò quan trọng như vậy?
HS: Các chất dinh dưỡng trong thức ăn là nguyên liệu được cơ thể sử dụng để tăng số lượng và tăng kích thước tế bào, hình thành các cơ quan . Các chất dinh dưỡng là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của động vật.
GV bổ sung và hoàn thiện kiến thức.
GV bổ sung kiến thức: Ở hình trên chúng ta có thể quan sát hình ảnh động vật ốm yếu do thiếu thức ăn. Nguyên nhân chính là do hiện tượng phá rừng làm nương rẫy cũng như nơi sống của nhiều loài động vật hoang dã trở nên khan hiếm.
Giáo dục: Như vậy, chúng ta cần phải biết bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn thức ăn cho nhiều loài động vật đang sinh sống ở đó. Việc làm này cũng chính là chúng ta đang bảo vệ cuộc sống của chính mình.
GV cho HS quan sát hình tháp thức ăn cần thiết cho con người.
GV: Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thức ăn có vai trò như thế nào đối với cơ thể con người?
>HS trả lời: Hàm lượng các chất dinh dưỡng như protein, lipit, vitamin, muối khoáng, có vai trò quan trọng. Thiếu hoặc thừa các chất đó trong khẩu phần ăn có thể dẫn đến bệnh tật.
+ Các thực phẩm giàu protein: Trứng. Trứng chứa nhiều loại acid amin do protein cung cấp.Sữa và các chế phẩm từ sữa. Sữa là nguồn protein tuyệt vời. Các loại hạt, hải sản, súp lơ xanh, quả chà là, chuối, ngô ngọt,
+Các thực phẩm giàu lipit tốt cho sức khỏe: bơ, pho mát, socola đen, trứng, mỡ cá, các loại hạt, hạt chia, dầu oliu, dầu dừa, sữa chua,
+Chất đạm cần thiết cho tốc độ phát triển cho trẻ vị thành niên, vì chất đạm giúp tạo nên cấu trúc của tế bào, tạo nên các nội tiết tố (hóc môn) và đáp ứng khả năng miễn dịch cơ thể.
+Nguồn đạm động vật cung cấp cho bữa ăn từ: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua,... nguồn đạm thực vật từ đậu đỗ, vừng, lạc,
+Nhu cầu chất béo hàng ngày mà trẻ vị thành niên cần là từ 40-50 gam, nguồn chất béo từ nguồn gốc động vật và thực vật với tỷ lệ cân đối là 70% và 30%. Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng, giúp hòa tan và hấp thu các loại vitamin tan trong dầu: vitaminA, E, D, K.
Thức ăn giàu sắt có nguồn gốc từ động vật như: thịt bò, tiết bò, trứng gà, trứng vịt,; có thể uống bổ sung thêm viên sắt hoặc viên đa vi chất hàng tuần.
* Vitamin A: Cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường, tăng cường khả năng miễn dịch, giảm tỷ lệ nhiễm trùng và tử vong. Nhu cầu vitamin A của lứa tuổi vị thành niên là 600 mcg/ngày.
* Canxi: Rất cần thiết cho tuổi vị thành niên, vì giai đoạn này tốc độ phát triển chiều cao rất nhanh, nhu cầu canxi nhiều, canxi cùng với photpho duy trì và hình thành bộ xương, răng vững chắc. Can xi có nhiều trong sữa, các loại thủy, hải sản.
* Vitamin C: Giúp hấp thu và sử dụng sắt, canxi và axit folic. Ngoài ra, vitamin C còn có chức năng chống dị ứng, tăng khả năng miễn dịch, kích thích tạo dịch mật, bảo vệ thành mạch. Vitamin C có nhiều trong rau xanh, quả chín. Nhu cầu vitamin C tuổi vị thành niên là 65 mg/ngày.
*Nhu cầu về chất đạm và nǎng lượng ở lứa tuổi này như sau:
Tuổi
Nǎng lượng (Kcalo)
Đạm (g)
HS Nữ:
13 – 15 tuổi
16 – 18 tuổi
2200
2300
55
60
HS Nam:
13 – 15 tuổi
16 – 18 tuổi
2500
2700
60
65
*Cụ thể lượng thực phẩm nên ǎn một ngày như sau:
Tên thực phẩm
Học sinh nam
Học sinh nữ
1.Gạo
400-500g
350-400g
2. Thịt(cá)
150g
100g
3.Trứng
1 quả
1 quả
4. Đậu phụ
200g
150g
5. Dầu(mỡ)
30g
25g
6. Đường
20g
20g
7. Rau
300-400g
300-400g
8. Quả chín
300g
300g
9. Sữa
250ml
250ml
Giáo dục: Lứa tuổi các em là tuổi ăn tuổi lớn, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh, cần nhiều năng lượng cho các hoạt động và nhiều chất dinh dưỡng giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh. Vì vậy, các em có chế độ ăn uống hợp lí, đầy đủ chất phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cơ thể, giới tính, lứa tuổi.
GV dẫn dắt:
Bên cạnh thức ăn, sự sinh trưởng và phát triển ở động vật còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như ánh sáng, nhiệt độ,... từ môi trường bao quanh chúng. Những nhân tố này cũng tác động rất mạnh mẽ đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
GV nêu câu hỏi: Tại sao nhiệt độ xuống thấp lại có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật?
HS trả lời.
GVnhận xét:
+ Đối với động vật biến nhiệt: Nhiệt độ xuống thấp (trời rét) làm thân nhiệt của động vật giảm theo. Khi đó, các quá trình chuyển hóa trong cơ thể giảm, thậm chí bị rối loạn; các hoạt động của động vật như sinh sản, kiếm ăn, giảm.Vì thế, quá trình sinh trưởng và phát triển bị chậm lại.
+Đối với động vật hằng nhiệt: Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rét) do thân nhiệt cao hơn so với nhiệt độ môi trường nên động vật mất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh.Để bù lại số nhiệt lượng đã mất, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hóa ở tế bào tăng lên, các chất hữu cơ trong cơ thể bị oxi hóa nhiều hơn. Nếu không được ăn đầy đủ để bù lại các chất đã bị oxi hóa ( tăng khẩu phần ăn so với các ngày bình thường) thì động vật sẽ dễ bị sụt cân và dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết.Tuy nhiên, vào những ngày trời rét, nếu được ăn uống đầy đủ, động vật sẽ tăng cân do cơ thể tăng cường chuyển hóa và tích lũy các chất dự trữ để chống rét.
GV liên hệ thực tiễn: Các em có thể quan sát hình ảnh trâu bò bị chết do thời tiết quá lạnh.
Vào mùa đông ở miền Bắc rất lạnh nên thường xảy ra hiện tượng gia súc chết hàng loạt. Vì vậy cần có một số biện pháp phòng tránh, đó là gì?
HS: Cần che chắn chuồng gia súc kín đáo khi trời rét, đặc biệt là với gia súc còn non do cơ chế chống lạnh của nó yếu.Ngoài ra còn đảm bảo chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và tăng khẩu phần ăn cho gia súc.
Giáo dục: Khi bệnh nhân đang lên cơn sốt:
- Để người bệnh nằm ở nơi thông thoáng khí, không có gió lùa và hạn chế nhiều người vây quanh.
- Cặp nhiệt độ: Có thể đặt nhiệt kế ở dưới nách hoặc ở hậu môn của bệnh nhân. Nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của bệnh nhân áp sát vào ngực.
- Nếu thân nhiệt của người bệnh không quá 39 độ C: Bệnh nhân cần được cởi quần áo ấm, mặc thoáng mát, không đắp chăn. Đặc biệt, theo dõi nhiệt độ của người bệnh thường xuyên, cứ khoảng 1-2 giờ đo 1 lần.
Chườm mát để hạ sốt bằng cách: lau người, hoặc tắm cho người bệnh bằng nước ấm. Dùng khăn bông mềm, sạch, nhúng vào chậu nước ấm, vắt hơi ráo rồi lau lên khắp thân mình, nhất là các vị trí như nách, bẹn, chờ bốc hơi thì lau tiếp cho tới khi thân nhiệt hạ xuống dưới 38 độ C, mặc lại quần áo cho người bệnh. Cần phải theo dõi nếu thân nhiệt lại tăng thì lại chườm tiếp.
- Nếu thân nhiệt bệnh nhân từ 39 độ C trở lên: Cần uống thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng, cân nặng và khoảng cách giữ hai lần uống thuốc ghi trong hướng dẫn sử dụng. Nếu bệnh nhân buồn nôn không uống được thuốc thì có thể dùng viên đạn nhét hậu môn.
- Cho người bệnh uống nhiều nước, nếu ở trẻ còn bú thì cho bú nhiều hơn. Bù nước và điện giải cho bệnh nhân bằng Oresol theo đúng hướng dẫn sử dụng.
- Cho bệnh nhân ăn uống bình thường bằng các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp, uống thêm các loại nước hoa quả như cam, chanh,
GV nêu câu hỏi: Tại sao cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm sẽ có lợi cho sinh trưởng?
HS trả lời: Vì tia từ ngoại tác dụng lên da biến tiền vitamin D thành vitamin D có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa canxi, hình thành xương qua đó ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật.
GV nhận xét và khái quát kiến thức.
+Trên da người có chứa một hợp chất được gọi là 7-dehydrocholesterol, có chức năng như là tiền thân của vitamin D. Hợp chất này cũng là tiền thân của cholesterol. Khi ánh nắng chiếu vào da, tia cực tím có trong ánh nắng có thể chuyển chất 7-dehydrocholesterol thành vitamin D3 bằng việc phá vỡ liên kết phân tử của chất này, giúp cơ thể có thể hấp thụ được hợp chất mới để điều tiết lượng calcium cần thiết.
GV liên hệ thực tế:
+ Trong chăn nuôi, cần xây dựng chuồng trại thoáng mát, đảm bảo ánh sáng để vật nuôi sinh trưởng, phát triển thuận lợi.
+ Đối với lứa tuổi các em nếu sáng sớm hay chiều tối dành ít thời gian phơi nắng, chỉ cần phơi nắng 10 phút là có thể có đủ 50 lần lượng vitamin D cần thiết cho một ngày.
+Nếu phơi nắng vào buổi trưa, Tia tử ngoại kích thích quá trình chuyển hóa Melanin (một loại sắc tố da), nguyên nhân làm cho da trở nên tối đi, tạo ra sự rám nắng. Nếu với cường độ cao, tia tử ngoại sẽ gây nên hiện tượng cháy nắng, làm tăng các nguy cơ bị ung thư da. Tia tử ngoại cũng gây nên các hiện tượng bị bạc màu da, các nếp nhăn và các dấu hiệu khác sớm trước tuổi.
+Thực tế ở mèo, tiền vitamin D ở trên lông.Vì thế nó thường phơi nắng vào buổi sáng, sau đó liếm lông để hấp thụ vitamin D cho cơ thể.
GV giới thiệu thêm một số nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
+Bà mẹ mang thai con dưới 3 tháng thì bị cảm cúm ảnh hưởng đến thai nhi .Khi người mẹ bị nhiễm cúm nặng thì dẫn đến tình trạng sốt cao, còn khi bị nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra thì có thể làm cho thai bị lưu và gây sảy thai. Vì thế ở bà mẹ mang thai nên chú ý sức khỏe, chế độ ăn uống tránh bị một số bệnh: bệnh trĩ, viêm gan siêu vi B, cúm, Bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục, Bệnh mụn rộp do virus Herpes simplex, thủy đậu, sốt phát ban, thiếu máu, Rulella, viêm cầu thận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số biện pháp điều khiển sinh trưởng – phát triển của động vật và người.
GV dẫn dắt: Để có thể nâng cao năng suất vật nuôi cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống, con người đã tìm ra nhiều biện pháp điều khiển sự sinh trưởng và phát triển.
GV yêu cầu HS tìm VD về thực tiễn cải tạo giống giống di truyền tạo ra giống vật nuôi có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao.
HS trả lời: Lai giữa giống địa phương và giống ngoại nhập có tốc độ sinh trưởng nhanh có kích thước lớn khi trưởng thành.
GV nhận xét và khái quát kiến thức.
+Ví dụ: Con lai kinh tế được tạo ra giữa bò vàng Thanh Hoá và bò Hônsten Hà Lan, chịu được khí hậu nóng, cho 1000 kg sữa/con/năm.
GV yêu cầu HS nêu các biện pháp kĩ thuật thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển tăng năng suất vật nuôi.
HS trả lời:Có chế độ ăn thích hợp cho vật nuôi trong giai đoạn phát triển khác nhau, chuồng trại sạch sẽ, ấm về mùa đông mát về mùa hè, tắm nắng cho gia súc non,
GV nêu câu hỏi: Nhằm cải thiện đời sống chúng ta nên có một số biện pháp gì?
HS trả lời: Nâng cao đời sống, cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao, tư vấn di truyền,
GV nhận xét và khát quát kiến thức.
Giáo dục: Các em cần ăn uống hợp lí, đầy đủ chất, khám sức khỏe hằng tháng.
+Trước khi kết hôn nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân. Nhằm phát hiện một số alen lặn mang bệnh, để tránh kết hôn với người đồng hợp lặn hay cả hai dị hợp về gen, khuyến khích kết hôn với người không mang alen lặn. Ví dụ: Bệnh mù màu, máu khó đông, bạch tạng, hội chứng Đao,
+ Khi có con bà mẹ nên khám thai định kì để biết được tình trạng của con và có thể sớm phát hiện một số dị tật bẩm sinh ở trẻ trong giai đoạn thai kì.
II. Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài.
Thức ăn.
Thức ăn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật qua các giai đoạn.
Là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của động vật.
VD: Thiếu thức ăn thì động vật chậm lớn, còi cọc, dễ bị bệnh.
2. Nhiệt độ.
- Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp.
- Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật.
3. Ánh sáng.
- Tia tử ngoại biến tiền vitamin D thành vitamin D có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa canxi, hình thành xương
- Ánh sáng ảnh hưởng đến nhiệt độ qua đó tác động đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
III. Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật.
Cải tạo giống.
Để tạo ra các giống vật nuôi có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao thích nghi với các điều kiện địa phương người ta áp dụng các phương pháp chọn lọc nhân tạo, lai giống, công nghệ phôi.
2. Cải thiện môi trường.
- Mục đích: Giúp vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt trong từng giai đoạn phòng được một số bệnh.
- Biện pháp:
+Cung cấp đầy đủ thức ăn, chất dinh dưỡng.
+ Cải thiện chuồng trại.
+ Sử dụng một số chất kích thích phù hợp, đúng liều lượng,
3. Cải thiện chất lượng dân số.
- Cải thiện đời sống kinh tế văn hóa
-Biện pháp:
+ Cải thiện chế độ dinh dưỡng.
+ Luyện tập thể dục thể thao.
+Nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho người dân.
+Áp dụng biện pháp tư vấn kĩ thuật y – sinh học hiện đại trong công tác bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
+Bảo vệ môi trường, giảm ô nhiễm môi trường.
+Chống sử dụng các chất kích thích.
+Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
Củng cố (5’).
Câu hỏi:
Câu 1: Tại sao tắm nắng lúc sáng sớm hay chiều tối thì có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ?
Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hóa Na để hình thành xương.
Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hóa K để hình thành xương.
Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hóa Ca để hình thành xương.
Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hóa Oxi để hình thành xương.
Câu 2: Nhân tố bên ngoài nào ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển ở động vật?
Yếu tố di truyền.
Giới tính.
Hoocmon.
Nhiệt độ.
Câu 3: Việc ấp trứng của hầu hết các loài chim có tác dụng gì?
Trả lời: Hợp tử chỉ phát triển trong điều kiện nhiệt độ thích hợp. Chim ấp trứng để tạo ra nhiệt độ thích hợp trong một thời gian nhất định giúp hợp tử phát triển bình thường.
Dặn dò (1’)
Các em về nhà học bài, làm bài tập SGK
Đọc em có biết và đọc bài 40.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 39 Cac nhan to anh huong den sinh truong va phat trien o dong vat tiep theo_12429241.docx