Tiết 15 – Bài 16:
TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT ( tiếp theo )
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mô tả được cấu tạo của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật phù hợp với chức năng khác nhau.
- Hiểu được ở ĐV ăn thịt xảy ra TH hoá học và tiêu hoá cơ học; ở thú ăn TV xảy ra TH cơ học, hoá học và sinh học.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin có liên quan.
- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hóa.
3. Thái độ: Bồi dưỡng quan điểm tiến hóa và thống nhất giữa các sự vật hiện tượng.
- Sử dụng kiến thức đã học để bảo vệ hệ tiêu hoá làm việc tốt.
- Bảo vệ động vật là các mắt xích trong chuỗi và lưới thức ăn, đảm bảo dòng tuần hoàn vật chất và năng lượng, sự cân bằng sinh thái, sự phát triển bền vững.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: - Tranh vẽ phóng to: H 16.1: Hệ tiêu hóa của thú ăn thịt; H 16.2: HTH của thú ăn thực vật.
- Bảng phụ: Bảng 16: đặc điểm cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa.
HS: Kẻ sẵn bảng 16 vào vở. Ôn lại kiến thức về cấu tạo hệ tiêu hóa ở người.
63 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học 11 cơ bản học kì 1 – Trường THPT Trưng Vương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giai đoạn đường phân.
2- Trong trường hợp nào thì diễn ra lên men ở rễ cây? cách khắc phục?
Gợi ý trả lời: Trường hợp diễn ra lên men ở rễ cây là khi thiếu oxi như khi cây bị ngâp úng, Cần làm đất tơi xốp, thoáng khí
3- Tại sao TV C3 có quá trình hô hấp sáng còn TV C4 và CAM không có hô hấp sáng ?
5. Dặn dò( 1’):
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK, làm bài tập trong SGK.
- Hãy phân biệt quá trình đường phân, chu trình Crep, chuỗi truyền điện tử bằng cách điền vào phiếu học tập:
Điểm phân biệt
Đường phân
Chu trình Crep
Chuỗi truyền điện tử
Nơi xảy ra
Tế bào chất
Chất nền ti thể
Màng trong ti thể
Nguyên liệu
Glucôzơ
Axit pyruvic
NADH2, FADH.
Sản phẩm
Axit pyruvic
CO2, NADH2, FADH.
CO2, H2O.
Năng lượng giải phóng
2ATP
2ATP
34 ATP
- Chuẩn bị nội dung thực hành: Lá dâm bụt, lá khoai lang; quả hồng (màu vàng đỏ); củ cà rốt, củ nghệ (màu đỏ vàng).
IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung:
Cho học sinh tính năng lượng tạo ra trong hô hấp hiếu khí và lên men.
Ngày soạn: 05/09/2018
Tiết 12 – Bài 13:
THÖÏC HAØNH: PHAÙT HIEÄN DIEÄP LUÏC VAØ CAROÂTENOÂIT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Tiến hành được các thí nghiệm về phát hiện diệp lục và carôtenôit
- Xác định được diệp lục trong lá, carotenoit trong lá già, trong quả và trong củ.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin có liên quan.
- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hóa.
3. Thái độ: Thực hành thí nghiệm, đúng quy trình, giữ gìn vệ sinh môi trường.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Mỗi nhóm một bộ dụng cụ:
+ Cốc thuỷ tinh 20 – 50ml. + Hoá chất. + Ống đong 20 – 50 ml.
+ Nước sạch. + Ống nghiệm: 4 ống. + Cồn 90o.
+ Kéo học sinh.
HS: - Mẫu thực vật chuẩn bị theo nhóm. - Kẻ sẵn bảng thu hoạch.
+ Lá có màu xanh, màu vàng.
+ Các loại quả có màu vàng đỏ: hồng, gấc, cà chua
+ Các loại củ có màu vàng đỏ: cà rốt, nghệ
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp (1’): Kiểm tra sĩ số HS.
2. Kiểm tra bài cũ (5’): Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm học sinh
3. Giảng bài mới:
Tiến trình bài dạy:
Hoạt động 1: (2’) Tổ chức tiết học
- Chia lớp thành 6 nhóm.
- Sắp xếp chỗ ngồi các nhóm và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
- Nhận khay dụng cụ, gồm:
+ Cốc thuỷ tinh 20 – 50ml. + Hoá chất.
+ Ống đong 20 – 50 ml. + Nước sạch.
+ Ống nghiệm. + Cồn 90o. + Kéo học sinh.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm HS.
- GV nêu mục đích yêu cầu của bài thực hành: phát hiện các sắc tố quang hợp cà xác định được các loại sắc tố trong các đối tượng khác nhau.
- Nhắc nhở ý thức tổ chức kỉ luật, vệ sinh trong phòng thực hành.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
5’
5’
Hoạt động 2: Thí nghiệm chiết rút Diệp lục
- GV yêu cầu đại diện nhóm 1 nêu các bước tiến hành thí nghiệm: Chiết rút diệp lục.
- Nhóm yêu khoa học đồng thời tiến hành mẫu các bước.
- GV lưu ý cho HS:
+ Các lát cắt ngang phải tránh đường gân lớn của lá.
+ Cắt thành những lát cắt thật mỏng để có nhiều tế bào bị hư hại → chiết rút được nhiều diệp lục.
+ Đổ nước và cồn phải vừa ngập mẫu vật thí nghiệm.
Hoạt động 3: Thí nghiệm chiết rút Carotenoit
- GV yêu cầu đại diện nhóm 3 nêu các bước tiến hành thí nghiệm chiết rút carôtenôit.
- HS nêu được các bước tiến hành thí nghiệm phát hiện diệp lục trong lá xanh.
- Đại diện nhóm trình bày cách chiết rút diệp lục từ lá xanh. Các nhóm khác bổ sung để nêu rõ các bước.
- Cả lớp theo dõi cách tiến hành.
- HS nêu được các bước tiến hành thí nghiệm phát hiện carôtenôit trong lá, củ, quả.
I- Thí nghiệm chiết rút Diệp lục
- Dùng kéo cắt ngang 20 – 30 lát cắt mỏng của lá (không có gân chính).
- Gắp bỏ các mảnh lá vừa cắt vào 2 cốc thí nghiệm (với khối lượng lát cắt tương đương nhau..
- Dùng ống đong lấy 20ml cồn rót vào cốc thí nghiệm; Cốc còn lại rót 20ml nước sạch là đối chứng.
- Để các cốc chứa mẫu trong 20’ – 25’.
- Quan sát.
II- Thí nghiệm chiết rút Carotenoit
- Các thao tác tương tự như chiết rút diệp lục.
- Sau 20 – 25 phút, chắt dịch vào ống nghiệm trong suốt quan sát màu.
Hoạt động 4: (22’) Tổ chức tiến hành thí nghiệm
Yêu cầu: HS tiến hành được thí nghiệm chiết rút diệp lục và carôtenôit thành công. Các nhóm bắt đầu làm thí nghiệm. GV theo dõi các nhóm làm thí nghiệm, hướng dẫn, chỉnh sửa những sai sót.
- Nhóm 1 và 2 tiến hành trên lá xanh và lá vàng - Nhóm 3 và 4 tiến hành trên 2 loại quả.
- Nhóm 5 và 6 tiến hành trên 2 loại củ.
4- Thu hoạch: (10’) - Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
- Mỗi HS ké vào vở bảng thu học và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng (nếu đúng màu ghi trên đầu cột thì điền dấu (+); Nếu không đúng màu ghi trên đầu cột thì điền dấu (-)
Cơ quan chiết rút
Dung môi chiết rút
Màu sắc dịch chiết
Xanh lục
Đỏ, da cam, vàng
Lá
Xanh tươi
Nước (đối chứng)
Cồn (thí nghiệm)
Vàng
Nước (đối chứng)
Cồn (thí nghiệm)
Quả
Hồng
Nước (đối chứng)
Cồn (thí nghiệm)
Cà chua
Nước (đối chứng)
Cồn (thí nghiệm)
Củ
Cà rốt
Nước (đối chứng)
Cồn (thí nghiệm)
Củ nghệ
Nước (đối chứng)
Cồn (thí nghiệm)
- Dựa trên kết quả hãy rút ra nhận xét về:
+ Độ hoà tan của các sắc tố trong các dung môi: nước và cồn.
+ Trong mỗi mẫu thực vật có sắc tố gì.
+ Vai trò của lá xanh và các loài rau, quả, của trong dinh dưỡng của con người.
5. Dặn dò(1’):
- Chuẩn bị cho bài thực hành sau:Ủ hạt đậu (lúa, ngô) nảy mầm như hướng dẫn thí nghiệm.
- Ôn lại kiến thức về hô hấp ở thực vật. Viết bài thu hoạch.
IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung:
Cho học sinh làm trên nhiều loại lá, củ, quả khác nhau → so sánh kết quả.
Ngày soạn: 06/09/2018
Tiết 13 – Bài 14:
THÖÏC HAØNH: PHAÙT HIEÄN HOÂ HAÁP ÔÛ THÖÏC VAÄT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Phải thực hiện được thí nghiệm:
- Phát hiện hô hấp của thực vật qua sự thải CO2.
- Phát hiện hô hấp ở thực vật qua sự hút O2.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin có liên quan.
- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hóa.
3. Thái độ:
- Có tinh thần tự giác, yêu thích nghiên cứu khoa học.Ý thức vệ sinh phòng thí nghiệm.
- Thích nghiên cứu tìm tòi, chứng minh các vấn đề.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: - Dạy học theo nhóm. Mỗi nhóm một khay dụng cụ gồm:
+ Bình thuỷ tinh có dung tích 1 lít có nút cao su khoan lỗ vừa khít với óng thuỷ tinh hình chữ U.
+ Bình thuỷ tinh cỡ trung có nút cao su không khoan lỗ.
+ Ống nghiệm. + Phểu thuỷ tinh. + Cốc thuỷ tinh có mỏ. + Hộp diêm
+ Hoá chất: Nước bari Ba(OH)2 hay nước vôi trong Ca(OH)2.
- Tranh vẽ phóng to H 14.1: Phát hiện hô hấp qua sự thải CO2; H 14.2: Phát hiện hô hấp qua sự hút O2.
HS: - Ôn lại kiến thức về quá trình hô hấp.
- Ủ hạt mới nhú mầm. Đọc nội dung và cách tiến hành thí nghiệm.
- Tiến hành trước các bước cần thiết theo hướng dẫn của sgk.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp (1’): Kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ (5’): Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
Câu hỏi: - Hô hấp ở thực vật là gì? Viết phương trình hô hấp tổng quát. Để phát hiện khí CO2 thường sử dụng hóa chất gì?
Trả lời: - Khái niệm hô hấp:
- Phương trình hô hấp tổng quát: C6H12O6 + 6O2 ® 6CO2 + 6H2O + năng lượng (nhiệt + ATP)
- Để phát hiện khí CO2 thường sử dụng nước vôi trong hoặc dung dịch Ba(OH)2
3. Giảng bài mới:
Tiến trình bài dạy:
Hoạt động 1: (2’) Tổ chức tiết học
- Chia lớp thành 6 nhóm.
- Sắp xếp chỗ ngồi các nhóm và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
- Nhận khay dụng cụ, gồm:
+ Bình thuỷ tinh có dung tích 1 lít có nút cao su khoan lỗ vừa khít với óng thuỷ tinh hình chữ U.
+ Bình thuỷ tinh cỡ trung có nút cao su không khoan lỗ.
+ Ống nghiệm. + Phểu thuỷ tinh. + Cốc thuỷ tinh có mỏ. + Hộp diêm
+ Hoá chất: Nước bari Ba(OH)2 hay nước vôi trong Ca(OH)2.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm HS về chất lượng hạt nảy mầm.
- GV nêu mục đích yêu cầu của bài thực hành: Phát hiện quá trình hô hấp ở thực vật qua sự thải CO2 và hút O2. Và GV chỉ rõ các mẫu vật, dụng cụ, hoá chất cho từng thí nghiệm.
- Nhắc nhở ý thức tổ chức kỉ luật, vệ sinh trong phòng thực hành.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
13’
12’
Hoạt động 2: Thí nghiệm phát hiện hô hấp qua sự thải CO2
- GV giới thiệu tranh H 14.1. yêu cầu đại diện nhóm nêu các bước tiến hành thí nghiệm.
- GV ván đáp:
H: Vì sao phải tiến hành thí nghiệm trước ít nhất 2 giờ?
H: Tại sao khí CO2 được tạo ra không thể bay ra ngoài lọ thủy tinh.
+ Rót nước vào bình thí nghiệm nhằm mục đích gì?
H: Để chứng minh khí làm vẫn đục nước vôi trong là CO2 ta bố trí thí nghiệm đối chứng như thế nào?
- GV cho HS tiến hành thí nghiệm, yêu cầu phải cẩn thận khi lắp đặt.
Hoạt động 3: Thí nghiệm phát hiện hô hấp qua sự hút O2
- GV giới thiệu H 1402, yêu cầu HS nêu các bước tiến hành thí nghiệm.
- GV vấn đáp:
H: Tại sao phải đổ nước sôi để giết chết 1 phần hạt?
H: Vì sao phải bỏ hạt vào bình trước 2 giờ khi thí nghiệm?
- GV lưu ý cho HS: Mở nút bình nào phải đưa nhanh chóng ngọn nến vào ngay bình đó.
- GV cho HS tiến hành thí nghiệm.
- HS đại diện nhóm trình bày cách tiến hành thí nghiệm trên tranh.
- Các HS khác hướng lên sơ đồ minh hoạ thí nghiệm, nghe diễn giải và bổ sung thiếu sót.
- HS nghiên cứu sgk trả lời:
+ Bước 1 tiến hành trước 2 giờ. Trong thời gian 2 giờ, hạt hô hấp thải CO2 thích luỹ lại trong bình.
+ CO2 nặng hơn không khí nên không thể khuếch tán qua ống và phểu ra môi trường ngoài.
+ Khi rót nước vào bình chứa hạt, nước sẽ đẩy không khí ra ngoài bình và đi vào ống nghiệm.
+ Lấy một ống nghiệmc ó chứa nước vôi trong và thở bằng miệng vào đó qua ống thuỷ tinh. Nước vôi cũng bị vẫn đục.
- HS các nhóm bắt đầu tiến hành thí nghiệm, lắp đặt thí nghiệm theo hướng dẫn và quan sát hiện tượng.
- HS quan sát tranh, nghiên cứu thông tin sgk và trình bày các bước tiến hành.
- HS nắm kiến thức và trả lời:
+ Hạt chết để làm đối chứng.
+ Hạt hô hấp tạo khí CO2.
- HS tiến hành thí nghiệm nhanh chóng.
I- Thí nghiệm phát hiện hô hấp qua sự thải CO2
- Cho 50g hạt mới nhú mầm vào bình thuỷ rinh. Nút chặt bình bình bằng nút cao su đã gắn ống thuỷ rinh chữ U và phểu thuỷ tinh. (tiến hành trước)
- Cho đầu ngoài của ống chữ U vào ống nghiệm chứa nước vôi trong.
- Rót nước từ từ qua phểu vào bình chứa hạt.
- Quan sát hiện tượng.
II- Thí nghiệm phát hiện hô hấp qua sự hút O2
- Lấy 100g hạt mới nhú mầm, chia thành 2 phần bằng nhau.
- Đổ nước sôi lên 1 phần hạt để giết chết mầm.
- Cho mỗi phần hạt vào một bình và nút chặt. (tiến hành trước).
- Mở nút bình chứa hạt và đưa nhanh ngọn nến đang cháy vào bình (lần lược từng bình).
- Quan sát hiện tượng.
4. Kiểm tra – đánh giá (5’):
- GV cho HS các nhóm lần lược trình bày kết quả thí nghiệm. Nhận xét, chỉnh lí, bổ sung các báo cáo của HS.
- Yêu cầu các nhóm vệ sinh lớp học, trả dụng cụ.
- Nhận xét giờ học về: chuẩn bị, thao tác, kỉ luật, kết quả thí nghiệm.
- Vệ sinh phòng học sạch sẽ. Rửa dụng cụ thí nghiệm, xếp ngay ngắn.
5. Dặn dò(1’): Mỗi HS viết tường trình các thí nghiệm đã làm và rút ra nhận xét từ mỗi thí nghiệm và nhận xét chung cho cả hai thí nghiệm.
- Ôn lại kiến thức về tiêu hoá ở trùng dày, thuỷ tức và ở người.
IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung:
Học sinh cần chuẩn bị hạt giống hay mẫu vật khác trước.
Ngày soạn: 08/09/2018
A - CHUYEÅN HOAÙ VAÄT CHAÁT VAØ NAÊNG LÖÔÏNG Ở ĐỘNG VẬT
Tiết 14 – Bài 15:
TIEÂU HOÙA ÔÛ ÑOÄNG VAÄT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phân biệt được TĐC và năng lượng giữa cơ thể với môi trường với chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào.
- Trình bày được mối quan hệ giữa quá trình trao đổi chất và quá trình chuyển hoá nội bào.
- Phân biệt được tiêu hoá nội bào và tiêu hoá ngoại bào.
- Nêu được những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan tiêu hoá ở các nhóm động vật khác nhau trong điều kiện sống khác nhau.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin có liên quan.
- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hóa.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ ĐV và môi trường sống của chúng, đặc biệt ĐV hoang dã quý hiếm, bảo tồn đa dạng sinh học.
- Xây dựng khẩu phần ăn hợp lí, cân đối từng nhóm ĐV.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: - Tranh phóng to H 15.1: Tiêu hoá nội bào ở trùng giày; H 15.2: Tiêu hoá thức ăn trong túi tiêu hoá của thuỷ tức;
H 15.3: Ống tiêu hoá của giun đất; H 15.4: Ống tiêu hoá của côn trùng;
H 15.5: Ống tiêu hoá của chim; H 15.6: Hệ tiêu hoá của người.
- Bảng phụ. Học tập theo góc: hoạt động 3, 4 và 5 chia thành 4 góc học tập (hoạt động 5 có 2 góc tham gia).
HS: Đọc trước nội dung bài 15. Kẻ sẵn bảng 15 vào vở. Ôn lại kiến thức về tiêu hóa ở lớp 8.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp (1’): Kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ (5’): Thu bài tường trình của học sinh.
3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: GV nêu vấn đề: Người, động vật, thực hiện trao đổi chất với môi trường như thế nào? Sự tiêu hóa diễn ra như thế nào giữa các lớp động vật ?
Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
8’
7’
8’
12’
Hoạt động 1: Tìm hiểu về TĐC và NL giữa cơ thể với môi trường; chuyển hoá vật chất và NL trong TB
GV vđáp HS tái hiện kiến thức.
H: Các chất dinh dưỡng trong thức ăn của động vật được chuyển hoá như thế nào trong cơ thể?
GV chuyển ý: Như vậy khởi nguồn của sự chuyển hoá vật chất trong cơ thể ĐV là từ QT tiêu hoá.
- GV cho HS đọc bài tập đánh dấu vào câu trả lời đúng về tiêu hoá.
H: Từ đó hãy cho biết: tiêu hoá là gì?
- GV chuyển ý: Quá trình tiêu hoá ở các nhóm ĐV khác nhau là không giống nhau. Tại sao vậy?
Hoạt động 2: Tìm hiểu tiêu hóa ở ĐV chưa có cơ quan tiêu hóa
- GV giới thiệu H 15.1: Tiêu hoá nội bào ở trung gíày.
H: Thế nào là tiêu hóa nội bào?
H: Sự tiêu hóa ở trùng đế giày diễn ra như thế nào ?
Hoạt động 3: Tìm hiểu tiêu hóa ở ĐV có túi tiêu hóa
- GV cho HS quan sát H 15.1.
H: Hãy mô tả quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn ở thủy tức.?
H: Tiêu hóa ngoại bào ?
H: Tiêu hóa trong túi tiêu hóa có ưu điểm gì ?
H: Vì sao thủy tức vừa tiêu hóa ngoại bào và nội bào ?
Hoạt động 4: Tìm hiểu tiêu hóa ở ĐV có ống tiêu hóa
- GV giới thiệu H: 15.3, 15.4,15.5, 15.6. Yêu cầu HS quan sát các tranh, trả lời câu hỏi:
H: Cấu tạo của ống tiêu hóa ở người ?
H: Sự tiêu hóa ở đây diễn ra theo hình thức nào ?
H: Quá trình gồm những biến đổi nào? Kết quả ?
H: Ống tiêu hóa của một số ĐV như giun đất, châu chấu, chim có bộ phận nào khác với ống tiêu hóa của người?
- Yêu cầu HS làm bài tập trong bảng 15.
- GV cùng HS thống nhất ý trả lời đúng.
- GV giáo dục ý thức trong ăn uống: nhai kĩ, nuốt chậm
- HS nhớ kiến thức và nêu được:
+ Chất dinh dưỡng trong thức ăn (Pr, Lipit và cacbohiđrat) trải qua QT biến đổi trong hệ tiêu hoá ® chất dinh dưỡng đơn giản cơ thể hấp thụ được ® Tham gia vào QT chuyển hoá nội bào ® các sản phẩm phân huỷ được thải ra ngoài nhờ hệ bài tiết, hệ hô hấp ...
- HS nhớ lại kiến thức, đọc nội dung câu hỏi, chọn câu trả lời đúng.
- 1 – 2 HS trả lời: đáp án D
- 1 HS nhắc lại khái niệm:
- HS quan sát tranh.Thảo luận nhóm thực hiện lệnh trong sgk.
- 1 HS nêu đáp án: B
- Đại diện nhóm lên trên bảng trình bày trên tranh, các nhóm khác chý ý bổ sung:
+ Tiêu hóa nội bào.
+ Mô tả quá trình tiêu hóa ở trùng đế giày.
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm, mô tả được:
+ Thức ăn từ môi trường qua miệng vào túi tiêu hóa → tiêu hóa ngoại bào → tiêu hóa nội bào.
+ Thức ăn tiêu hóa ngoại bào mới tiêu hóa dở dang, cơ thể chưa hấp thụ được → tiếp tục tiêu hóa nội bào tạo thành các chất dinh dưỡng đơn giản cơ thể hấp thụ được.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm. Yêu cầu nêu được:
+ K/ niệm tiêu hóa ngoại bào.
+ Mô tả quá trình tiêu hóa trong túi tiêu hóa → ưu điểm.
+ Cấu tạo túi tiêu hóa còn đơn giản.
- HS quan sát lần lược các tranh hình. Nhớ lại kiến thức cũ.
- Thảo luận nhóm, tìm câu trả lời:
+ Cấu tạo ống tiêu hóa ở người gồm: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.
+ Tiêu hóa ngoại bào.
+ Biến đổi cơ học và hóa học.
- HS quan sát tất cả các hình để so sánh: Đó là diều (giun đất và côn trùng), diều và dạ dày cơ (chim).
+ Diều là phần lớn của thực quản biến đổi thành, có chức năng chứa và làm mềm thức ăn.
+ Dạ dày cơ (mề) của chim rất khỏe, có chức năng nghiền nát thức ăn dạng hạt. Trong dạ dày cơ có những viên sỏi (do động vật nuốt vào) để làm tăng hiệu quả tiêu hóa.
- TĐC giữa cơ thể với MT giúp lấy các chất cần thiết từ MT ngoài (chất phức tạp ® hệ tiêu hoá ® chất đơn giản) cung cấp cho chuyển hoá nội bào.
- Quá trình chuyển hoá nội bào tạo ra NL cho hoạt động sống (có hoạt động TĐC), tổng hợp các chất xây dựng TB, cơ thể
- Các sản phẩm không cần thiết, thừa thải ra ngoài qua hệ bài tiết, hô hấp
I- Tiêu hóa là gì?
Là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn → những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
II- Tiêu hóa ở ĐV chưa có cơ quan tiêu hóa
- Đại diện: ĐV đơn bào.
- Cơ quan tiêu hoá: chưa có.
- Hình thức: Tiêu hoá nội bào nhờ các enzyme từ lizôxôm vào không bào tiêu hóa thủy phân chất hữu cơ có trong thức ăn → các chất dinh dưỡng đơn giản → TB sử dụng trong các hoạt động sống.
III- Tiêu hóa ở ĐV có túi tiêu hóa
- Đại diện: ruột khoang, giun dẹp.
- Cơ quan: túi tiêu hoá.
- Hình thức:
+ Tiêu hoá ngoại bào.
+ Thức ăn được tiêu hóa nhờ enzyme trong lòng túi tiết ra từ các tế bào tuyến trên thành túi và sau đó tiếp tục tiêu hoá nội bào.
IV- Tiêu hóa ở ĐV có ống tiêu hóa
- Đại diện: ĐVCXS và 1 số loài ĐVKXS
- Cơ quan tiêu hoá: ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hóa.
- Hình thức: tiêu hóa ngoại bào.
+ Biến đổi cơ học: diễn ra nhờ bộ hàm và cơ ở thành dạ dày.
+ Biến đổi hóa học: chủ yếu ở ruột non.
- Sản phẩm của quá trình tiêu hóa được hấp thụ ở ruột non và cung cấp cho nhu cầu của cơ thể. Các chất không được tiêu hóa thải ra ngoài.
STT
Bộ phận
Tiêu hóa cơ học
Tiêu hóa hóa học
Chức năng
1
Miệng
´
´
Nghiền nhở thức ăn, thấm nước bọt chứa ezim amilaza.
2
Thực quản
´
Co bóp đẩy thức ăn xuống dạ dày.
3
Dạ dày
´
´
Co bóp nghiền thức ăn thấm dịc vị chứa pepsin.
4
Ruột non
´
´
Co bóp thấm enzim tiêu hóa hoàn toàn thức ăn thành chất đơn giản và hấp thụ.
5
Ruột già
´
Co bóp, hấp thu lại nước, muối khoáng, co bóp tống phân ra ngoài.
4. Củng cố(5’): GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy rút ra chiều hướng tiến hoá của hệ tiêu hoá ở động vật?
Gợi ý: - Cấu tạo ngày càng phức tạp (không bào tiêu hoá ® Túi tiêu hoá ® ống tiêu hoá).
- Hình thức tiêu hóa: Tiêu hoá nội bào ® ngoại bào Þ thức ăn có kích thước lớn hơn.
- Chuyên hoá về chức năng càng rõ rệt: phân hóa cao các bộ phận của ống tiêu hoá làm tăng hiệu quả tiêu hoá.
GV cho HS thực hiện bảng so sánh:
Nội dung
Túi tiêu hóa
Ống tiêu hóa
Mức độ trộn lẫn thức ăn với chất thải
Nhiều
Không
Mức độ hòa loãng của dịch tiêu hóa
Nhiều
Ít
Mức độ chuyên hóa của các bộ phận
Thấp
Cao
Chiều đi của thức ăn
Thức ăn và chất thải vào ra cùng chiều
Một chiều
5. Dặn dò(1’):
- Đọc bài 16 và giải thích sự khác nhau giữa cơ quan tiêu hóa của động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật.
- Làm phiếu học tập: Phân biệt cấu tạo các bộ phận tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
- Kẻ sẵn bảng 16 vào vở.
IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung:
GV cần cho HS phân biệt 2 hình thức tiêu hóa nội bào và ngoại bào để thấy sự tiến hóa.
Trả lời: - Tiêu hóa nội bào: xảy ra trong tế bào, tiêu hóa thức ăn có kích thước nhỏ.
- Tiêu hóa ngoại bào: xảy ra ngoài tế bào, trong túi, ống tiêu hóa; tiêu hóa thức ăn có kích thước lớn
BẢNG TÓM TẮT QUÁ TRÌNH TIÊU HÓA Ở CÁC NHÓM ĐV
Đặc điểm
ĐV chưa có cơ quan tiêu hóa
ĐV có cơ quan tiêu hóa
Có túi tiêu hóa
Có ống tiêu hóa
Đại diện
Động vật đơn bào .
Ruột khoang và giun dẹp
Từ giun → thú
Hình thức
Tiêu hóa nội bào
Tiêu hóa ngoại bào.
Tiêu hóa nội bào .
Tiêu hóa ngoại bào
Cơ quan
Chưa có
-Túi tiêu hóa: là khoang cơ thể, có 1 lỗ thông với bên ngoài.
- Có nhiều tế bào tuyến → Enzim tiêu hóa
- Có ống TH cấu trúc phân hóa.
- Có tuyến TH → Enzym tiêu hóa.
Quá trình
- TĂ → cơ thể (nhập bào) tạo không bào tiêu hóa
- Không bào TH + lizôxôm → enzym TH → chất dd đơn giản.
- Chất dd thì hấp thụ, chất bã thải ra ngoài.
TĂ → túi tiêu hóa ó tiêu hóa ngoại bào → TĂ kích thước nhỏ hơn → tiêu hóa nội bào → Chất dd cơ thể sử dụng được.
- TĂ đi theo một chiều trong ống tiêu hóa → Biến đổi cơ học, hóa học → chất dinh dưỡng đơn giản → hấp thụ vào máu.
- Các chất không TH → phân, bài tiết
Ngày soạn: 10/09/2018
Tiết 15 – Bài 16:
TIEÂU HOÙA ÔÛ ÑOÄNG VAÄT ( tieáp theo )
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mô tả được cấu tạo của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật phù hợp với chức năng khác nhau.
- Hiểu được ở ĐV ăn thịt xảy ra TH hoá học và tiêu hoá cơ học; ở thú ăn TV xảy ra TH cơ học, hoá học và sinh học.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin có liên quan.
- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hóa.
3. Thái độ: Bồi dưỡng quan điểm tiến hóa và thống nhất giữa các sự vật hiện tượng.
- Sử dụng kiến thức đã học để bảo vệ hệ tiêu hoá làm việc tốt.
- Bảo vệ động vật là các mắt xích trong chuỗi và lưới thức ăn, đảm bảo dòng tuần hoàn vật chất và năng lượng, sự cân bằng sinh thái, sự phát triển bền vững.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: - Tranh vẽ phóng to: H 16.1: Hệ tiêu hóa của thú ăn thịt; H 16.2: HTH của thú ăn thực vật.
- Bảng phụ: Bảng 16: đặc điểm cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa.
HS: Kẻ sẵn bảng 16 vào vở. Ôn lại kiến thức về cấu tạo hệ tiêu hóa ở người.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp (1’): Kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ (5’): Quá trình tiêu hóa quan trọng nhất xảy ra ở đâu trong các cơ quan tiêu hóa ? Vì sao ?
3. Giảng bài mới: GV nêu vấn đề: Sự khác nhau cơ bản trong cấu tạo ống tiêu hóa ở động vật ăn TV và động vật ăn thịt biểu hiện như thế nào ?
Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
20’
15’
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt
- GV giới thiệu tranh H: 16.1 và 16.2. Yêu cầu đọc thông tin trong bài. Làm bài tập điền các đặc điểm cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa vào bảng 16.
+ Nhóm 1 và 2: tìm hiểu răng
+ Nhóm 3 và 4: tìm hiểu dạ dày.
+ Nhóm 5 và 6: tìm hiểu ruột non.
+ Nhóm 7 và 8: tìm hiểu manh tràng
- GV gợi ý:
H: Nêu đặc điểm thức ăn của thú ăn thịt ?
H: Nêu đặc điểm cấu tạo cơ quan tiêu hóa ?
H: Quá trình tiêu hóa gồm những biến đổi nào ?
+ So sánh hình dạng, cấu tạo, kích thước.
+ Rút ra những đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng.
- GV đưa đáp án các nội dung điền trong bảng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật
H: Nêu đặc điểm thức ăn của thú ăn thực vật ?
H: Nêu đặc điểm cấu tạo cơ quan tiêu hóa ?
H: Quá trình tiêu hóa gồm những biến đổi nào ?
- GV lưu ý HS trình bày điểm khác nhau, kết hợp phân tích cấu tạo phù hợp với chức năng.
- GV khai thác thêm kiến thức:
H: Tại sao ruột non của thú ăn thực vật dài hơn rất nhiều so với thú ăn thịt?
H: Tại sao ruột tịt ở thú ăn thịt không phát triển trong khi manh tràng ở thú ăn TV rất phát triển?
GV giới thiệu cho HS quá trình biến đổi thức ăn ở ĐV có dạ dày 4 ngăn: thức ăn vào dạ cỏ ( trộn với nước bọt và vi sinh vật ) → dạ tổ ong, ợ lên nhai lại → nuốt xuống dạ lá sách → dạ múi khế.
- Cá nhân HS quan sát tranh.
- Đọc thông tin trong sgk. Phân tích.
- Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập.
- Đại diện của mỗi nhóm lên trình bày một bộ phận.
- HS chú ý làm bài theo hướng dẫn của GV.
+ Thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa.
+ Đặc điểm bộ răng, dạ dày, ruột của ĐV ăn thịt thích nghi với nguồn thức ăn.
+ Gồm quá trình biến đổi cơ học và hóa học.
- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Thức ăn nghèo Pr, Li, giàu xenlulôzơ, khó tiêu hóa.
+ Đặc điểm bộ răng, dạ dày, ruột của ĐV ăn thực vật thích nghi với nguồn thức ăn.
+ Gồm quá trình biến đổi cơ học, hóa học và sinh học.
+ Dài giúp đủ thời gian tiêu hóa và hấp thụ. vì thức ăn TV khó tiêu hóa và nghèo chất dinh dưỡng
+ Manh tràng là nơi VSV cộng sinh tiêu hóa thức ăn TV có xenlulôzơ. Thức ăn của thú ăn thịt mềm, giàu chất dinh dưỡng dễ tiêu hóa và hấp thụ, không cần tiêu hóa VSV.
V- Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật
1- Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt:
- Đặc điểm thức ăn: giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa.
- Cấu tạo cơ quan tiêu hóa:
+ Răng nanh, răng trước hàm phát triển dùng cắt, xé nhỏ thức ăn.
+ Dạ dày đơn to.
+ Ruột ngắn.
- Quá trình tiêu hóa gồm biến đổi cơ học và biến đổi hóa học.
2- Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật:
- Đặc điểm thức ăn: thức ăn nghèo Pr, Li, giàu xenlulôzơ, khó tiêu hóa.
- Cấu tạo cơ quan tiêu hóa:
+ Răng dùng nhai, nghiền thức ăn.
+ Dạ dày đơn hay 4 ngăn.
+ Ruột dài, manh tràng phát triển.
- Quá trình tiêu hóa gồm: Biến đổi cơ học, biến đổi hóa học và biến đổi sinh học nhờ VSV cộng sinh.
Bộ phận
Thú ăn thịt
Thú ăn thực vật
Răng
Răng cửa lấy thịt ra khỏi xương.
Răng nanh nhọn, dài cắm, giữ chặt mồi.
Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn, cắt thịt nhỏ để dể nuốt.
Răng hà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GA SINH 11 HK 1- 18-19 GIANG mới.doc