I. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ: (BĐSLCT)
1. Biến động theo chu kì:
- Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là biến động xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường.
- VD: SGK
2. Biến động không theo chu kì.
- Biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì là biến động mà số lượng cá thể của quần thể tăng hay giảm một cách đột ngột do điều kiện bất thường của thời tiết như lũ lụt, bão, cháy rừng, dịch bệnh
- VD: SGK
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 12 Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 39. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ
CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
I. Mục tiêu bài học:
1/Kiến thức:
-Nắm được các hình thức biến động số lượng của quần thể- nêu được vd minh họa.
-Nắm được nguyên nhân gây biến động số lượng và nguyên nhân quần thể tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng.
-Nắm được cách quần thể điều chỉnh số lượng cá thể.
2/Kỹ năng: vận dụng để giải thích các vấn đề liên quan trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường.
3/Thái độ: xây dựng ý thức bảo vệ môi trường.
4/ Phát triển năng lực
- Năng lực tự học
- Năng lực hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự quản lý
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực giao tiếp
II. Trọng tâm bài học:
-Cần giải thích cho học sinh rõ quần thể là đơn vị tiến hóa và quan niệm về tiến hóa nhỏ của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
-Cần làm rõ cho học sinh khái niệm nhân tố tiến hóa là nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
III. Phương pháp:
Vấn đáp- Nghiên cứu SGK thảo luận nhóm- diễn giảng.
IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1)Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo viên: tranh vẽ 39.1à 39.3, PHT bài giảng.
PHT số 1:
Biến động
Theo chu kỳ
Không theo chu kỳ
Ví dụ
Tính chất
Nguyên nhân
PHT số 2:
Phiếu học tập
Quần thể
Nguyên nhân gây biến động
Cáo ở đồng rêu p. Bắc
Sâu hại mùa màng
Cá cơm ở vùng biển pê-ru
Chim cu gáy
Muỗi
Ếch nhái
Bò sát, ếch nhái
Bò sát, gặm nhấm
Thỏ ở Ôxtrâylia
Tờ nguồn:PHT số 1
Biến động
Theo chu kỳ
Không theo chu kỳ
Ví dụ
- Số lượng ếch tăng mạnh vào mùa mưa.
- Số lượng muỗi tăng vào mùa hè.
- Số lượng mèo rừng tăng giảm theo chu kỳ 9-10 năm.
- Biến động số lượng cá cơm ở biển Peru 10-12
- Số lượng nấm men tăng mạnh trong vại dưa.
- Số lượng cây dương xỉ giảm mạnh do cháy rừng.
- Số lượng gà ở Thái Nguyên giảm mạnh do dịch cúm gia cầm H5N1.
- Số lượng cá thu giảm mạnh do sự đánh bắt quá mức của ngư dân ven biển.
Tính chất
Số lượng cá thể của quần thể biến động theo chu kỳ.
Số lượng cá thể của quần thể biến động một cách đột ngột.
Nguyên nhân
Do những thay đổi có chu kỳ của điều kiện môi trường.
Sự thay đổi bất thường của điều kiện môi trường.
-Hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người.
2)Chuẩn bị của học sinh:
Nghiên cứu bài và chuẩn bị các lệnh trong SGK
V. Chuỗi các hoạt động học:
A. KHỞI ĐỘNG:
Dựa vào hình ảnh dưới đây, cho biết biến động số lượng cá thể là gì?
Ếch, nhái tăng số lượng vào mùa mưa mmưa
Rét đậm, rét hại làm chết hàng loạt gia súc ở Miền Bắc
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động dạy và học
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự biến động số lượng cá thể.
GV: yêu cầu HS hoạt động độc lập, khái quát lại khái niệm BĐSLCT.
HS: Thực hiện nhiệm vụ.
GV: cho HS theo dõi các ví dụ về sự BĐSLCT: mùa rét đậm kéo dài ở 2017 ở miền Bắc trâu bò chết hàng loạt; Ếch, nhái tăng số lượng vào mùa mưa
Yêu cầu HS thảo luận theo bàn cho biết sự khác nhau về sự BĐSLCT ở 2 VD đó?
HS: Thực hiện nhiệm vụ
HS: Trình bày hoạt động thảo luận
GV: phân tích, nhận xét, chính xác hóa kiến thức.
GV: Yêu cầu HS theo dõi các VD về sự BĐSLCT, hoạt động theo nhóm (2-3 bàn/ nhóm) trong 4 phút theo sự chuyển giao nhiệm vụ của GV:
. Chỉ ra các VD theo sự BĐSLCT phù hợp từ đó cho VD tương tự.
. Cho biết tính chất, nguyên nhân của kiểu biến động đó. Theo mẫu PHT số 1.
Sau khi hoàn thành nội dung, các nhóm thuộc dãy 1&2 sẽ báo cáo nội dung BĐSLCT theo chu kì, các nhóm thuộc dãy 3&4 sẽ báo cáo nội dung BĐSLCT không theo chu kì
HS: Thực hiện nhiệm vụ
HS: báo cáo kết quả hoạt động thảo luận theo nhóm.
GV: phân tích, nhận xét, chính xác hóa kiến thức.
GV: Dựa vào H39.1 cho biết vì sao số lượng thỏ và mèo rừng lại tăng và giảm theo chu kì gần giống nhau?
HS: Nghiên cứ thông tin SGK và quan sát hình 39.2 SGK để trả lời.
GV: Dựa vào câu trả lời của HS dẫn dắt sang phần II.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
GV: Chuyển giao nhiệm vụ cho HS hoạt động theo nhóm ( 2 HS )
Hãy nêu những nguyên nhân gây nên sự biến động số lượng cá thể của các quần thể theo chu kì và không theo chu kì trong các ví dụ đã nêu ở phần I theo gợi ý ở bảng 39? Từ đó cho biết các nguyên nhân đó thuộc nhóm nhân tố gì?
Lưu ý: bàn nào hoàn thành trước à trình bày ghi điểm.
HS: báo cáo kết quả hoạt động thảo luận theo nhóm.
GV: phân tích, nhận xét, chính xác hóa kiến thức.
GV: Nêu tình huống:
Khi khảo sát thực tế, người ta thấy số lượng cá thể của quần thể Hươu sao trong rừng đang bị giảm đi từng ngày. Có ý kiến cho rằng nên thả bổ sung thêm một số cá thể vào quần thể đó để quần thể này trở lại kích thước ban đầu với mật độ cá thể đông.
Theo em, giải pháp này có hợp lí không? Vì sao?
HS: Tư duy trả lời.
GV: Giải pháp này không hợp lý, bởi mỗi quần thể sinh vật trong tự nhiên đều có cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể. Vì vậy, trước khi đưa ra giải pháp, chúng ta cần nghiên cứu rõ nguyên nhân, nếu không sẽ làm mất cân bằng sinh thái.
GV: Quần thể điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể theo cơ chế nào?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK và thảo luận để trả lời câu hỏi.
GV: Phân tích, Nhận xét,
Chính xác hoá kiến thức.
GV:Giáo viên treo tranh 39.3 yêu cầu học sinh hoạt động độc lập, nhận xét hình vẽ?
Gợi ý: khi nào quần thể đạt mức cân bằng?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK, hoạt động độc lập và trả lời.
LG,LH: - Các nhân tố sinh thái trong môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến SV, gây biến động số lượng cá thể của quần thể và điều chỉnh về trạng thái cân bằng.
GV liên hệ sử dụng biện pháp IPM bảo vệ đồng ruộng
- Giải thích các vấn đề liên quan trong sản xuất nông nghiệp. Khai thác, đánh bắt hợp lí, đảm bảo độ đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái
- Xác định được nguyên nhân gây biến động do mật độ quá cao, ý nghĩa của sự biến động trên cơ sở đó HS tự liên hệ vào thực tế giúp khai thác có hiệu quả nguồn sống.
I. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ: (BĐSLCT)
1. Biến động theo chu kì:
- Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là biến động xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường.
- VD: SGK
2. Biến động không theo chu kì.
- Biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì là biến động mà số lượng cá thể của quần thể tăng hay giảm một cách đột ngột do điều kiện bất thường của thời tiết như lũ lụt, bão, cháy rừng, dịch bệnh
- VD: SGK
I. NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN ĐỘNG SỰ ĐIỀU CHỈNH SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ.
1. Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể.
a/ Do thay đổi của các NTVS.
-Không bị chi phổi bởi mật độ
-Trong số những NTVS thì nhân tố khí hậu ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất
-Nhân tố sinh thái vô sinh ảnh hưởng tới trạng thái sinh lí của cơ thể
b/Do thay đổi của các nhân tố sinh thái hữu sinh
-Phụ thuộc vào mật độ quần thể
-Do sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng 1 đàn
-Số lượng kẻ thù ăn thịt mùa sinh sản, mức độ tử vong, sự phát tán của các cá thể trong quần thể.
2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
- Trong điều kiện môi trường sống thuận lợi, nguồn thức ăn dồi dào, ít kẻ thùmức sinh sản tăng, mức tử vong giảm, nhập cư tăng
Số lượng cá thể của quần thể tăng lên.
- Ngược lại, khi số lượng cá thể tăng lên cao, nguồn sống trong môi trường trở lên thiếu hụt, cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể, làm mức độ tử vong tăng và mức sinh sản giảm, xuất cư tăng Số lượng cá thể của quần thể lại được điều chỉnh giảm đi.
3. Trạng thái cân bằng:
- Khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể khi số lượng cá thể của quần thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao, dẫn tới trạng thái cân bằng của quần thể.
- Quần thể câng bằng khi số lượng cá thể ổn định và phù hợp với cung cấp nguồn sống của môi trường.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái của quần thể: nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh
C. LUYỆN TÂP:
1. Trạng thái cân bằng của quần thể đạt được khi:
có hiện tượng ăn lẫn nhau.
số lượng cá thể nhiều thì tự chết.
số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
tự điều chỉnh.
2. Nhân tố sinh thái hữu sinh
A. Khí hậu, thổ nhưỡng
B. Nhiệt độ,ánh sáng, số lượng kẻ thù ăn thịt
C. Là nhóm nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể
D. Là nhóm nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể
3. Trường hợp nào sau đây cho thấy sinh vật biến động không theo chu kì?
Một số loài chim di trú mùa đông.
Động vật biến nhiệt ngủ đông.
Số lượng ruồi muỗi nhiều vào các tháng xuân hè.
Số lượng thỏ ở Australia giảm vì bệnh u nhầy.
D. VẬN DỤNG TÌM TÒI:
Việc duy trì trạng thái cân bằng trong quần thể có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Ý nghĩa:
+ Sinh học: Đảm bảo cân bằng sinh thái
+ Thực tiễn: Ứng dụng trong việc nuôi trồng và khai thác tài nguyên sinh vật hợp lí để đạt hiệu quả kinh tế cao.
V. RÚT KINH NGHIỆM
......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sinh hoc 12 day theo huong PTNL bai 39_12304139.doc