Giáo án Sinh học 12 Bài 4: ARN và quá trình phiên mã

BÀI 4. PRÔTÊIN VÀ QUÁ TRÌNH DỊCH MÃ

I. PRÔTÊIN

 1. Cấu trúc hóa học

 - Là hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố cơ bản C, H, O, N thường có thêm S và đôi lúc có thêm P.

 - Thuộc loại đại phân tử, phân tử lớn nhất dài 0,1 micrômet, phân tử lượng có thể đạt tới 1,5 triệu đvC.

 - Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là các axit amin (110 đvC).

 - Có hơn 20 loại axit amin khác nhau tạo nên các prôtêin.

 - Mỗi axit amin có 3 thành phần

 + 1 gốc hiđrô cácbon (R)

 + 1 nhóm amin (-NH2)

 + 1 nhóm cacbôxyl (-COOH)

 - Các a.a có cấu tạo chỉ khác nhau bởi gốc R

 - Mỗi axit amin có kích thước trung bình 3

 - Trên phân tử các axit amin liên kết với nhau bằng các liên kết peptit tạo nên chuỗi pôlipeptit. Liên kết peptit được tạo thành do nhóm cacbôxyl của axit amin này liên kết với nhóm amin của axit amin tiếp theo và giải phóng 1 phân tử nước. Mỗi phân tử prôtêin có thể gồm 1 hay nhiều chuỗi pôlipeptit cùng loại hay khác loại.

 

doc17 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1025 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 12 Bài 4: ARN và quá trình phiên mã, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vC thực hiện phiên mã tạo nên một phân tử mARN với Am = 600, Um = 900, Xm = 500. a. Tính số ribônuclêôtit từng loại môi trường cung cấp cho quá trình phiên mã trên. b. Tính số nuclêôtit từng loại của mỗi mạch đơn và của cả gen trên. Bài 7. Một gen có 2400 nuclêôtit. Hiệu số phần trăm của nuclêôtit loại A với nuclêôtit không bổ sung với nó = 20%. Trên phân tử mARN tổng hợp từ gen đó có X = 120; A = 240. Xác định tỉ lệ % từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn gen đã tổng hợp nên mARN trên. Bài 8. Gen không phân mảnh tổng hợp 1 phân tử mARN trưởng thành có X = A + G và U = 25% = 300 nuclêôtit. Gen sinh ra mARN này có hiệu số giữa G với loại khác bằng 12,5% số nuclêôtit của gen. Trên mạch thứ nhất của gen có 25% G so với số nuclêôtit của mạch. a. Xác định khối lượng của gen. b. Xác định số nuclêôtit mỗi loại của ARN và số nuclêôtit của gen. TRẮC NGHIỆM ARN VÀ QUÁ TRÌNH PHIÊN MÃ 1. ARN Câu 1. Các loại bazơ nitơ có cấu trúc của phân tử ARN là: a. ađênin, timin, guanin, xitôzin. b. ađênin, uraxin, guanin, xitôzin. c. ađênin, timin, guanin, xitôzin, uraxin. d. ađênin, purin, guanin, xitôzin. Câu 2. Trong cấu trúc của ARN, đường (I) có công thức là (II). Vậy (I) và (II) lần lượt là: a. ribôzơ; C5H10O4. b. ribôzơ; C5H10O5. c. đêôxiribôzơ; C5H10O4. d. mantôzơ; C5H10O5. Câu 3. Sinh vật có ARN đóng vai trò vật chất di truyền là: a. vi sinh vật. b. sinh vật nhân thực c. vi khuẩn. d. một số loài virut. Câu 4. Khi nói về các loại ARN trong tế bào, đã có các nhận xét sau: 1. Tham gia vào quá trình tổng hợp prôtêin. 2. Có cấu trúc của một mạch đơn. 3. Có dạng mạch thẳng, không có liên kết hydro, làm khuôn để tổng hợp prôtêin. 4. Tham gia cấu tạo nên ribôxôm. 5. Được tạo ra từ quá trình phiên mã khuôn mẫu trên phân tử ADN. 6. Tham gia vận chuyển axit amin trong quá trình dịch mã. Có bao nhiêu nhận xét nói về sự giống nhau của cả 3 loại ARN trong tế bào? a. 2. b. 3. c. 4. d. 5. Câu 5. Kí hiệu của các loại ARN thông tin, ARN vận chuyển, ARN ribôxôm lần lượt là: a. tARN, rARN và mARN. b. mARN, tARN và rARN. c. rARN, tARN và mARN. d. mARN, rARN và tARN. Câu 6. Cho các phát biểu sau: 1. ADN và ARN đều là các đại phân tử. 2. Trong tế bào có 2 loại axit nuclêôtit là AND và ARN. 3. Kích thước phân tử của ARN lớn hơn ADN. 4. Đơn phân của ADN và ARN đều gồm có đường, axit, bazơ nitơ. Có bao nhiêu phát biểu đúng? a. 2. b. 3. c. 4. d. 1. Câu 7. Cấu trúc đơn phân của ADN cà ARN khác nhau ở thành phần: a. axit và đường. b. axit và bazơ nitơ. c. đường và bazơ nitơ. d. axit, đường và bazơ nitơ. Câu 8. ARN là vật chất di truyền của: a. virut. b. vi khuẩn. c. nấm. d. tảo đơn bào. Câu 9. Loại ARN nào mang bộ ba đổi mã (anticôđon)? a. mARN. b. tARN. c. rARN. d. ARN của virut. Câu 10. Anticôđon của phức hợp Met-tARN là gì? a. 5’AUX3’. b. 5’UAX3’. c. 3’UAX5’. d. 5’XUA3’. Câu 11. Loại ARN nào có cấu tạo mạch thẳng? a. tARN. b. rARN. c. mARN d. mARN, tARN. Câu 12. Loại ARN nào có tỉ lệ nhiều nhất trong tế bào? a. mARN. b. tARN. c. rARN. d. tARN và rARN. Câu 13. Dạng thông tin di truyền được sử dụng trực tiếp trong tổng hợp prôtêin là: a. mARN b. tARN. c. rARN. d. ADN. Câu 14. Loại ARN không phải thành phần cấu tạo của ribôxôm là: a. ARN thông tin và ARN ribôxôm. b. ARN ribôxôm và ARN vận chuyển. c. ARN vận chuyển và ARN thông tin d. Tất cả các loại ARN. Câu 15. Mô tả nào dưới đây về cấu trúc phân tử tARN là đúng nhất? a. tARN là một pôlinuclêôtit mạch thẳng, có số nuclêôtit tương ứng với số nuclêôtit trên mạch khuôn của gen cấu trúc. b. tARN là một pôlinuclêôtit, có dạng mạch thẳng, các nuclêôtit của phân tử liên kết trên cơ sở nguyên tắc bổ sung, có đoạn cuộn xoắn tạo nên các thùy tròn, một đầu mang axit amin đặc hiệu và một đầu mang bộ ba đối mã (anti côđon). c. tARN là một pôlinuclêôtit cuộn xoắn ở một đầu trên cơ sở nguyên tắc bổ sung ở tất cả các nuclêôtit của phân tử, có đoạn tạo nên các thùy tròn, một đầu mang axit amin đặc hiệu và một đầu mang bộ ba đối mã (anti côđon). d. tARN là một pôlinuclêôtit cuộn lại ở một đầu, có đoạn các cặp bazơ liên kết theo nguyên tắc bổ sung, có đoạn tạo nên các thùy tròn, một đầu mang axit amin đặc hiệu và một đầu mang bộ ba đối mã (anti côđon). Câu 16. Căn cứ vào tiêu chí nào để phân loại ARN thành 3 loại: mARN, tARN và rARN. a. cấu trúc không gian. b. chức năng của mỗi loại. c. khối lượng và kích thước. d. số loại đơn phân. Câu 17. Chức năng của mARN là: a. chứa thông tin để tổng hợp một loại chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ. b. chứa thông tin để tổng hợp một loại chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân thực hay một số chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân sơ. c. chứa thông tin để tổng hợp một loại chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân sơ hay một số chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân thực. d. chứa thông tin để tổng hợp một loại chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân sơ và nhân thực. Câu 18. Chức năng của ARN là: a. Làm khuôn mẫu cho dịch mã ở ribôxôm. b. Truyền đạt thông tin di truyền. c. Mang axit amin tới ribôxôm. d. Kết hợp với prôtêin tạo nên ribôxôm. Câu 19. Ở sinh vật nhân thực, các phân tử ARN đều được tổng hợp từ (I) và sau đó thực hiện chức năng ở (II). Vậy (I) và (II) lần lượt là: a. Nhân, nhân. b. Nhân, tế bào. c. Tế bào chất, tế bào chất. d. Tế bào chất, nhân. Câu 20. Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G-X, A-U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây? (1) Phân tử ADN mạch kép (2) phân tử tARN (3) Phân tử mARN (4) Quá trình phiên mã (5) Phân tử rARN a. (2) và (4). b. (1) và (2). c. (2) và (5). d. (3) và (5). 2. Quá trình phiên mã Câu 1. Nội dung nào sau đây không đúng về phiên mã? a. Sự truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn. b. Sự duy trì thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể. c. Sự truyền thông tin di truyền từ trong nhân ra ngoài nhân. d. Sự tổng hợp các loại ARN như mARN, tARN và rARN. Câu 2. Trên mạch tổng hợp ARN của gen, enzim ARN pôlimeraza đã di chuyển theo chiều: a. từ 3’ đến 5’. b. từ giữa gen. c. chiều ngẫu nhiên. d. từ 5' đến 3' Câu 3. mARN được tổng hợp theo chiều: a. từ 3’ đến 5’. b. mạch khuôn. c. từ 5’ đến 3’. d. ngẫu nhiên. Câu 4. Hoạt động nào không đúng đối với enzim ARN pôlimeraza thực hiện phiên mã? a. ARN pôlimeraza trượt dọc trên gen theo chiều 5’ đến 3’, tổng hợp mạch mARN theo chiều 3’ đến 5’. b. Mở đầu phiên mã là enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn. c. ARN pôlimeraza đến cuối gen gặp tín hiệu kết thúc thì dừng và phân tử mARN vừa tổng hợp được giải phóng. d. ARN pôlimeraza trượt dọc trên gen theo chiều 3’ đến 5’, tổng hợp mạch mARN theo chiều 5’ đến 3’. Câu 5. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là: a. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G. b. A liên kết với X, G liên kết với T. c. A liên kết với U, G liên kết với X. d. A liên kết với T, G liên kết với X. Câu 6. Sự hình thành phân tử mARN trong phiên mã được thực hiện theo cách: a. nhóm OH ở vị trí thứ 3’ của đường ribôzơ thuộc nuclêôtit trước gắn vào nhóm phôtphat ở vị trí 5’ của đường ribôzơ thuộc nuclêôtit sau. b. nhóm OH ở vị trí thứ 3’ của đường ribôzơ thuộc nuclêôtit sau gắn vào nhóm phôtphat ở vị trí 5’ của đường ribôzơ thuộc nuclêôtit trước. c. nhóm OH ở vị trí thứ 3’ của đường đêôxiribôzơ thuộc nuclêôtit trước gắn vào nhóm phôtphat ở vị trí 5’ của đường đêôxiribôzơ thuộc nuclêôtit sau. d. nhóm OH ở vị trí thứ 3’ của đường đêôxiribôzơ thuộc nuclêôtit sau gắn vào nhóm phôtphat ở vị trí 5’ của đường đêôxiribôzơ thuộc nuclêôtit trước. Câu 7. Trình tự nào sau đây phù hợp với trình tự nuclêôtit được phiên mã từ một gen có mạch bổ sung là AGX TTA GXA? a. TXG AAT XGT. b. UXG AAU XGU. c. AGX TTA GXA. d. AGX UUA GXA. Câu 8. Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã là: a. theo nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc bổ sung. b. thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN. c. đều có sự xúc tác của ADN pôlomeraza. d. thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung và khuôn mẫu. Câu 9. Sự tổng hợp ARN được thực hiện: a. theo nguyên tắc bổ sung chỉ trên một mạch của gen (mạch 3’ ® 5’). b. theo nguyên tắc bán bảo tồn. c. theo nguyên tắc bổ sung trên hai mạch của gen. d. theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn. Câu 10. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau: a. ở tế bào nhân sơ, sau khi phiên mã các đoạn intron sẽ bị loại bỏ. b. ở tế bào nhân chuẩn mARN vừa tổng hợp gọi là mARN sơ khai. c. trong phiên mã, mạch được chọn làm khuôn là mạch 3’ ® 5’. d. chiều tổng hợp của enzim ARN-pôlimeraza là chiều 5’ - 3’. Câu 11. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình phiên mã? a. phiên mã diễn ra trong nhân tế bào. b. quá trình phiên mã bắt đầu từ chiều 3’ của mạch gốc ADN. c. vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn đóng xoắn lại ngay. d. các nuclêôtit liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A-T; G-X. Câu 12. Trong quá trình phiên mã, enzim ARN – pôlimeraza có vai trò gì? 1 : xúc tác tách 2 mạch gen. 2 : xúc tác bổ sung các nuclêôtit vào liên kết với mạch khuôn. 3 : nối các đoạn okazaki lại với nhau. 4 : xúc tác quá trình hoàn thiện mARN. Phương án trả lời đúng là: a. 1 ; 2 ; 3 b. 1 ; 2 ; 4 c. 1 ; 2 ; 3 ; 4 d. 1 ; 2 Câu 13. Thứ tự chiều của mạch khuôn tổng hợp mARN và chiều tổng hợp mARN lần lượt là: a. 5’ ® 3’ và 5’ ® 3’ b. 5’ ® 3’ và 3’ ® 5’ c. 3’ ® 5’ và 3’ ® 5’ d. 3’ ® 5’ và 5’ ® 3’ Câu 14. Điền các kí hiệu 3’, 5’ vào các chỗ trống để mô tả chiều của quá trình sao mã: Chiều sao mã ® ADN : (1.) A T G X T T A X (..2) mARN : (3.) U A X G A A U G (..4) a. (1): 3’; (2): 5’; (3): 3’; (4): 5’ b. (1): 5’; (2): 3’; (3): 3’; (4): 5’ c. (1): 3’; (2): 5’; (3): 5’; (4): 3’ d. (1): 3’; (2): 3’; (3): 5’; (4): 5’ Câu 15. Giả sử một phân tử mARN gồm hai loại nuclêôtit A và U thì số loại côđon trong mARN tối đa có thể là: a. 6 b. 4 c. 8 d. 3 Câu 16. Một phân tử ADN có 6000 nuclêôtit tham gia phiên mã liên tục 5 lần, số phân tử ARN tạo thành và số nuclêôtit của mỗi ARN lần lượt là: a. 1 và 6000 b. 5 và 3000 c. 5 và 6000 d. 32 và 3000 Câu 17. Một phân tử ADN có 1200 nuclêôtit tham gia phiên mã liên tục 3 lần, số nuclêôtit môi trường nội bào cung cấp: a. 1200 b. 3600 c. 1800 d. 600 Câu 18. Một phân tử ADN có 1200 nuclêôtit tham gia phiên mã tạo ARN, phân tử ARN này có bao nhiêu cođon: a. 200 b. 600 c. 400 d. 1200 Câu 19. Hai phân tử ADN nhân đôi liên tục 4 lần, mỗi ADN con tạo ra tham gia phiên mã liên tục 5 lần, số phân tử mARN tạo thành: a. 120 b. 160 c. 150 d. 140 Câu 20. Trên mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có 300A; 600T; 400G; 200X. Gen phiên mã 5 lần, số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp cho gen phiên mã là: a. 3000A; 2000X; 1500U; 1000G. b. 3000U; 2000G; 1500A; 1000X. c. 18600A; 12400X; 9300U; 6200G. d. 600A; 400X; 300U; 200G. Câu 21. Cho các tương quan sau: (1) Am + Um + Gm + Xm = rN = . (2) %(Am + Um + Gm + Xm) = 100%. (3) A = T = Am = Um = A1 + T1 = A2 + T2. (4) G=X= Gm = Xm = G1 + G2 = X1 + X2. (5) %A = %T = . (6) 2%G = 2%X = %Gm + %Xm. Có bao nhiêu tương quang đúng? a. 4. b. 3. c. 5. d. 2. Câu 22. Các nhà khoa học tiến hành tổng hợp nhân tạo phân tử mARN từ hỗn hợp hai loại nuclêôtit Um và Am với tỉ lệ Am gấp ba lần Um. Phân tử mARN được tạo ra có thể chưa (1) loại bộ ba? Bộ ba (2) chiếm tỷ lệ cao nhất và tỷ lệ đó bằng (3)? Vậy (1); (2) và (3) lần lượt là: a. 8; AUA; 27/64. b. 8; AAA; 27/64. c. 6; AAU; 9/27. d. 16; UUU; 9/27. BÀI 4. PRÔTÊIN VÀ QUÁ TRÌNH DỊCH MÃ I. PRÔTÊIN 1. Cấu trúc hóa học - Là hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố cơ bản C, H, O, N thường có thêm S và đôi lúc có thêm P. - Thuộc loại đại phân tử, phân tử lớn nhất dài 0,1 micrômet, phân tử lượng có thể đạt tới 1,5 triệu đvC. - Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là các axit amin (110 đvC). - Có hơn 20 loại axit amin khác nhau tạo nên các prôtêin. - Mỗi axit amin có 3 thành phần + 1 gốc hiđrô cácbon (R) + 1 nhóm amin (-NH2) + 1 nhóm cacbôxyl (-COOH) - Các a.a có cấu tạo chỉ khác nhau bởi gốc R - Mỗi axit amin có kích thước trung bình 3 - Trên phân tử các axit amin liên kết với nhau bằng các liên kết peptit tạo nên chuỗi pôlipeptit. Liên kết peptit được tạo thành do nhóm cacbôxyl của axit amin này liên kết với nhóm amin của axit amin tiếp theo và giải phóng 1 phân tử nước. Mỗi phân tử prôtêin có thể gồm 1 hay nhiều chuỗi pôlipeptit cùng loại hay khác loại. - Từ 20 loại axit amin kết hợp với nhau theo những cách khác nhau tạo nên vô số loại prôtêin khác nhau (trong các cơ thể động vật, thực vật ước tính có khoảng 1014 - 1015 loại prôtêin). - Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử ® đa dạng và đặc thù của prôtêin. 2. Cấu trúc không gian Prôtêin có 4 bậc cấu trúc cơ bản: - Cấu trúc bậc 1: do các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit, đứng ở đầu mạch pôlipeptit là nhóm amin, cuối mạch là nhóm cacboxyl. - Cấu trúc bậc 2: có dạng xoắn trái kiểu chuỗi anpha (a) hoặc gấp nếp kiểu chuỗi bêta (b). - Cấi trúc bậc 3: Là hình dạng của phân tử prôtêin trong không gian ba chiều, do xoắn cấp 2 cuộn theo kiểu đặc trưng cho mỗi loại prôtêin, tạo thành những khối hình cầu. - Cấu trúc bậc 4: Là những prôtêin gồm 2 hoặc nhiều chuỗi pôlipeptit cùng loại hoặc khác loại kết hợp với nhau. Ví dụ: Phân tử hêmôglôbin gồm 2 chuỗi anpha và 2 chuỗi bêta, mỗi chuỗi chứa một nhân hem với một nguyên tử Fe. 3. Chức năng của prôtêin - Là thành phần cấu tạo chủ yếu chất nguyên sinh, hợp phần quan trọng xây dựng nên các bào quan, màng sinh chất... cấu trúc đa dạng của prôtêin quy định mọi đặc điểm, hình thái, giải phẫu của cơ thể. - Tạo nên các enzim xúc tác các phản ứng sinh hóa. Nay đã biết khoảng 3.500 loại enzim. Mỗi loại tham gia một phản ứng xác định. - Tạo nên các hoocmôn có chức năng điều hòa quá trình trao đổi chất trong tế bào, cơ thể. - Hình thành các kháng thể, có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh. - Tham gia vào chức năng vận động của tế bào và cơ thể. - Phân giải prôtêin tạo a.a và năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể. ® Tóm lại, prôtêin đảm nhận nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, quy định tính trạng của cơ thể sống (nhưng không mang thông tin di truyền). II. CƠ CHẾ TỔNG HỢP PRÔTÊIN - DỊCH MÃ 1. Diễn biến quá trình: Gồm 2 giai đoạn * Giai đoạn 1: Hoạt hóa axit amin Các axit amin tự do có trong bào chất được hoạt hóa nhờ gắn với hợp chất giàu năng lượng Ađênôzintriphôtphat (ATP) dưới tác dụng của một số loại enzim. Sau đó, nhờ một loại enzim đặc hiệu khác, axit amin đã được hoạt hóa lại liên kết với tARN tương ứng để tạo nên phức hợp axit amin ® tARN (aa - tARN). Axit amin + ATP + tARN aa - tARN * Giai đoạn 2: Dịch mã và tổng hợp chuỗi pôlipeptit 3 bước cơ bản: - Bước 1. Mở đầu chuỗi pôlipeptit + Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu (gần bộ ba mở đầu) và di chuyển đến bộ ba mở đầu (AUG). + a.amở đầu - tARN tiến vào bộ ba mở đầu (đối mã của nó khớp với mã mở đầu trên mARN theo nguyên tắc bổ sung). + Sau đó tiểu phần lớn gắn vào tạo ribôxôm hoàn chỉnh. - Bước 2. Kéo dài chuỗi pôlipeptit + a.a1 - tARN tiến vào ribôxôm (đối mã của nó khớp với mã thứ nhất trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), một liên kết peptit được hình thành giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất. + Ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba thứ 2, tARN vận chuyển axit amin mở đầu được giải phóng. + Tiếp theo, aa2 - tARN tiến vào ribôxôm (đối mã của nó khớp với bộ ba thứ hai trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), hình thành liên kết peptit giữa axit amin thứ hai và axit amin thứ nhất. + Ribôxôm chuyển dịch đến bộ ba thứ ba, tARN vận chuyển axit amin thứ hai được giải phóng. + Quá trình cứ tiếp tục như vậy đến khi ribôxôm tiếp tục với bộ ba tiếp giáp với bộ ba kết thúc của phân tử mARN ® phân tử chuỗi pôlipeptit lúc này có cấu trúc: aaMĐ - aa1 - aa2 ...aan vẫn còn gắn với tARN axit amin thứ n. - Bước 3. Kết thúc chuỗi pôlipeptit + Khi ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba kết thúc, lúc này quá trình dịch mã ngừng lại, 2 tiểu phần của ribôxôm tách nhau ra. + Một enzim đặc hiệu loại bỏ axit amin mở đầu giải phóng chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh. * Chú ý: Cần lưu ý trên mỗi mARN cùng lúc có thể có nhiều (khoảng 5-20) ribôxôm trượt qua với khoảng cách là 51 - 102 gọi là poliribôxôm (hay polixôm). Nghĩa là trên mỗi mARN có thể tổng hợp nhiều prôtêin cùng loại ® tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin cùng loại. - Sự tổng hợp prôtêin góp phần đảm bảo cho prôtêin thực hiện chức năng biểu hiện tính trạng và cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên các bào quan, tế bào, mô, cơ quan... và đảm nhận nhiều chức năng khác nhau. - Quá trình tổng hợp prôtêin còn gọi là quá trình dịch mã vì mã di truyền trong gen là dãy các nuclêôtit đã được dịch thành dãy các axit amin trong chuỗi polipeptic của prôtêin. III. MỐI QUAN HỆ ADN - ARN - PRÔTÊIN - Thông tin di truyền trong ADN ở mỗi tế bào được truyền đạt lại cho thế hệ tế bào con thông qua cơ chế nhân đôi ADN. - Thông tin di truyền trong ADN (gen) được biểu hiện thành tính trạng của cơ thể thông qua cơ chế phiên mã từ ADN sang mARN rồi dịch mã từ mARN sang prôtêin và từ prôtêin (tương tác với môi trường) quy định tính trạng, tính chất của cơ thể. Tính trạng BÀI TẬP Prôtêin: 1 a.a có chiều dài bậc 1 là 3, có khối lượng phân tử (M) = 110 đvC - Số axitamin (a.a) cung cấp cho tổng hợp 1 chuỗi pôlipeptit - Số a.a tạo thành 1 chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh: - Số liên kết peptic = (số a.a - 1) - Số phân tử từ prôtêin được tạo thành = 2x . k . n (k: số lần sao mã; n: số ribôxôm; x: số lần tự nhân đôi của gen) - Số a.a MT cung cấp cho các chuỗi polipeptit - Số a.a tạo thành các chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh = BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài 1. Dưới đây là một phần trình tự nuclêôtit của một đoạn mạch gốc trong gen: 3’TAT GGG XAT GTA ATG GGX5’ a. Hãy xác định trình tự nuclêôtit của: - Mạch bổ sung với mạch nói trên. - mARN được phiên mã từ mạch trên. b. Có bao nhiêu côđon trong mARN? c. Liệt kê các bộ ba đối mã với các côđon đó. d. Trình tự các axit amin được tổng hợp qua quá trình phiên mã và dịch mã từ gen trên. Bài 2. Tham khảo bảng mã di truyền và trả lời các câu hỏi sau: a. Các côđon nào trong mARN mã hóa glixin? b. Có bao nhiêu côđon mã hóa lizin? Đối với mỗi côđon hãy biết bộ ba đối mã bổ sung. c. Khi côđon AAG trên mARN được dịch mã thì axit amin nào được bổ sung vào chuỗi pôlipeptit? Bài 3. Cho đoạn mạch gốc chứa một gen không phân mảnh có trình tự các đơn phân 5’XAGXGTGAXXAGXGT3’ phiên mã tổng hợp đoạn mARN (1). Cho biết các bộ ba trên mARN mã hóa cho các axit amin tương ứng là: 5’GUX3’ – Val; 5’XUG3’ – Leu; 5’AXG3’ – Thr; 5’GXA3’ – Ala. Theo nguyên tắc dịch mã hãy viết trình tự các axitamin của đoạn polipeptit được dịch mã từ ARN (1) nói trên? Bài 4. Một đoạn pôlipeptit gồm các axit amin sau: Val-Trp-Lys-Pro-Lys Biết rằng các axit amin được mã hóa bởi các bộ ba sau: Val: GUU; Trp: UUG; Lys: AAG; Pro: XXA a. Bao nhiêu côđon mã hóa cho đoạn pôlipeptit đó? b. Viết trình tự các ribônuclêôtit tương ứng trên mARN. c. Viết trình tự các nuclêôtit tương ứng trên gen đã tổng hợp nên đoạn pôlipeptit trên. Bài 5. Một đoạn mARN có trình tự các ribônuclêôtit như sau: 5’XAU AAG AAU XUU GXU3’ a. Viết trình tự các nuclêôtit của ADN đã tạo ra đoạn mARN này. b. Viết trình tự 5 axit amin có thể được dịch mã từ điểm khởi đầu của đoạn mARN trên. Bài 6. 1 gen có 90 vòng xoắn tự nhân đôi 2 lần. Mỗi gen con tạo ra phiên mã 3 lần, trên mỗi mARN được tổng hợp có số ribôxôm trượt qua bằng nhau. Tổng số axit amin môi trường cung cấp cho quá trình trên là 17940. Biết mỗi ribôxôm chỉ trượt qua mỗi mARN một lần. Số ribôzôm trượt trên mỗi phân tử mARN là bao nhiêu? Bài 7. Một gen dài 5100 và có 3600 liên kết hiđrô. Mạch đơn thứ nhất có 400A và 250X. a. Tính tỉ lệ phần trăm và số lượng từng loại nuclêôtit của gen. b. gen đó phiên mã đòi hỏi mỗi trường nội bào cung cấp 1000U, thì gen đã phiên mã bao nhiêu lần và số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi phân tử mARN là bao nhiêu? c. Quá trình dịch mã môi trường đã cung cấp 4980 a.a chức năng (không tính a.a mở đầu) thì trung bình mỗi phân tử mARN được tổng hợp từ quá trình phiên mã nói trên đã để cho bao nhiêu lượt ribôxôm trượt qua? Bài 8. Một gen cấu trúc có 450 chu kỳ xoắn thực hiện phiên mã hai lần, mỗi phân tử mARN trên dịch mã với 5 ribôxôm trượt qua một lần. a. Có bao nhiêu chuỗi polipeptit tạo ra. b. Tính tổng số axit amin môi trường cung cấp sau khi hoàn tất quá trình dịch mã trên. c. Tính tổng số axit amin của các phân tử prôtêin hoàn chỉnh. Bài 9. Một gen khi nhân đôi 2 lần đã lấy của môi trường nội bào 9000 nuclêôtit trong đó có 2700A. Mạch mang mã gốc của gen có 15% X. Phân tử mARN sinh ra từ gen đó có 20%A. a. Xác định chiều dài và số lượng từng loại nuclêôtit của gen. b. Tính số lượng từng loại rN của phân tử mARN biết rằng gen không có đoạn vô nghĩa. c. Nếu toàn bộ quá trình giải mã, tổng số a.a đã cấu trúc nên phân tử prôtêin hoàn chỉnh là 49800 a.a thì mỗi gen con được hình thành đã sao mã mấy lần và trên mỗi mARN có bao nhiêu RBX cùng tham gia giải mã? (Giả thiết rằng mỗi RBX chỉ trượt qua một lần và số lượng RBX trên mỗi phân tử mARN là như nhau và số lượt phiên mã của mỗi gen bằng nhau, biết số lần phiên mã và số RBX đều <20) Bài 10. Mỗi gen sao mã một số lần, mỗi ARN được sao mã đều cùng 1 lúc tham gia tổng hợp 1 chuỗi pôlipeptit. Khối lượng a.a môi trường cung cấp cho toàn bộ quá trình giải mã là 274450đvC. Gen có 30%T và 3600 liên kết hiđrô, không có đoạn vô nghĩa. a. Tính chiều dài, số lần sao mã của gen, số phân tử nước tạo ra cho tế bào? b. Mỗi chuỗi pôlipeptit do gen điều khiển tổng hợp có bao nhiêu liên kết peptit. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Prôtêin là a. đại phân tử hữu cơ có cấu trúc đa phân. b. đại phân tử vô cơ có cấu trúc đa phân. c. đại phân tử hữu cơ có cấu trúc đơn phân. d. đại phân tử vô cơ có cấu trúc đơn phân. Câu 2. Đơn phân của prôtêin là a. nuclêôtit. b. nuclêôxôm. c. axit amin. d. glucôzơ. Câu 3. Một axit amin gồm 3 thành phần: a. nuclêôtit, đường và –COOH. b. –NH2; đường và –COOH. c. –NH2; R-CH- và –COOH. d. –NH2; R-CH- và ADN. Câu 4. Chuỗi pôlipeptit dạng thẳng là cấu trúc bậc mấy của prôtêin? a. Bậc 1. b. Bậc 2. c. Bậc 3. d. Bậc 4. Câu 5. Các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết a.hiđro. b. peptit. c. cộng hóa trị. d. glicôzit. Câu 6. Prôtêin được đặc trưng bởi a. số lượng, thành phần các axit amin. b. số lượng, thành phần các nuclêôtit. c. số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các axit amin. d. số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các nuclêôtit. Câu 7. Điều nào sau đây là sai khi nói về cấu trúc của prôtêin? a. Cấu tạo từ các axit nuclêic. b. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. c. Cấu tạo từ một hay nhiều chuỗi pôlipeptit. d. Được tổng hợp từ mARN. Câu 8. Tính đa dạng của prôtêin do yếu tố nào quyết định? a. Nhóm amin của axit amin. b. Gốc R của các axit amin. c. Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các axit amin và cấu trúc không gian. d. Phân tử prôtêin có khối lượng và kích thước lớn. Câu 9. Chọn câu đúng khi nói về chức năng của prôtêin? a. Cấu trúc, xúc tác, vận chuyển, mang thông tin di truyền. b. Cấu trúc, dự trữ axit amin, vận chuyển, mang thông tin di truyền. c. Cấu trúc, thụ thể, bảo vệ, vận chuyển, mang thông tin di truyền. d. Cấu trúc, vận chuyển, thụ thể, dự trữ axit amin. Câu 10. Phân tử prôtêin có những đặc điểm: 1. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. 2. Cấu trúc nhiều bậc. 3. Các đơn phân liên kết nhau bằng liên kết peptit. 4. Có tính đa dạng và đặc trưng. Phương án trả lời đúng: a. 1, 2, 3, 4. b. 1, 2, 4. c. 2, 3. d. 1, 2, 3. 2. Dịch mã Câu 1. Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit diễn ra ở bộ phận nào trong tế bào nhân thực? a. Nhân. b. Tế bào chất. c. Màng tế bào. d. Thể Gôngi. Câu 2. mARN được phiên mã từ và được dùng làm khuôn mẫu tổng hợp.. a. ADN/ARN. b. rARN/prôtêin. c. AND/prôtêin. d. ADN/peptit. Câu 3. Nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện a. chỉ trong cơ chế tự nhân đôi và phiên mã b. chỉ trong cơ chế dịch mã và tự nhân đôi c. chỉ trong cơ chế phiên mã và dịch mã d. trong các cơ chế tự nhân đôi, phiên mã và dịch mã Câu 4. Sự hình thành chuỗi pôlipeptit luôn luôn diễn ra theo chiều nào của mARN? a. 5' đến 3' b. 3' đến 5' c. 5 đến 3 d. 3 đến 5 Câu 5. Phân tử tARN mang axit amin foocmin mêtiônin ở sinh vật nhân sơ có bộ ba đối mã (anticôđon) là a. 5'AUG3' b. 5'UAX3' c. 3'AUG5' d. 3'UAX5' Câu 6. Axit amin mở đầu trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp ở: a. Sinh vật nhân sơ là foocmin metiônin còn ở nhân thực là mêtiônin b. Sinh vật nhân sơ là metiônin còn ở nhân thực là foocmin mêtiônin c. Sinh vật nhân sơ và nhân thực đều là metiônin d. Sinh vật nhân sơ và nhân thực đều foocmin metiônin Câu 7. Kết quả của giai đoạn hoạt hóa các axit amin là a. Tạo phức hợp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 2 Phien ma va dich ma_12384731.doc