II/ Quá trình hình thành quần thể thích nghi
1- Cơ sở di truyền:
a. Ví dụ:
Hình dạng và màu sắc tự vệ của sâu bọ:
- Các gen quy định những đđ về h.dạng, màu sắc tự vệ của sâu bọ xuất hiện ngẫu nhiên ở một vài cá thể do kết quả của đột biến và biến dị tổ hợp.
- Nếu các tính trạng do các alen này quy định có lợi cho loài sâu bọ trước môi trường thì số lượng cá thể trong quần thể sẽ tăng nhanh qua các thế hệ nhờ quá trình sinh sản.
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 12 Tiết 26 - Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/3/2018
Ngày dự: 10/3/2018
Người soạn: Hoàng thị Thảo
Tiết 26 - Bài 27: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI
I - Mục tiêu:
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
-Hiểu được quá trình hình thành quần thể thích nghi là quá trình làm tăng dần số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi cũng như hoàn thiện khả năng thích nghi của sinh vật.
-Giải thích được quá trình hình thành quần thể thích nghi chịu sự chi phối của quá trình hình thành và tích luỹ các đột biến, quá trình sinh sản và quá trình CLTN.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện khả năng thu thập một số tài liệu (thu thập các hình ảnh về đặc điểm thích nghi ).
- Làm việc tập thể xây dựng báo cáo khoa học và trình bày báo cáo (giải thích các quá trình hình thành quần thể thích nghi mà mình thu thập được).
3. Thái độ
Xây dựng quan điểm duy vật biện chứng về thế giới sống thông qua việc giải thích tại sao thế giới sống rất đa dạng nhưng lại thống nhất về nhiều đặc điểm.
4. Năng lực
Qua bài học, học sinh rèn luyện các năng lực:
- Năng lực nghiên cứu khoa học sinh học (quan sát, thực nghiệm).
- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào đời sống sinh hoạt, học tập, làm việc hàng ngày.
- Năng lực vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
Soạn giáo án, tranh H27.1, H27.2:
2. Học sinh
Học bài cũ, đọc trước bài mới
III. PHƯƠNG PHÁP.
Làm việc độc lập với sách giáo khoa
Thảo luận nhóm
Thuyết trình
Phương pháp hỏi đáp tìm tòi
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh.
2. Kiểm trHa bài cũ (5’)
IV- Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm đặc điểm thích nghi
- Mục tiêu: Nêu được khái niệm của quần thể thích nghi.
- Phương pháp: quan sát – tìm tòi, trực quan – tìm tòi, hỏi đáp.thuyết trình.
- Hình thức tổ chức: toàn lớp
Hoạt động của giáo viên
Nội dung
GV: Chiếu hình 27.1 hai dạng thích nghi của cùng 1 loại sâu sồi.
Từ đó cho biết đặc điểm nào là đặc điểm thích nghi của con sâu trên cây sồi ? Giải thích .
- HS: Nghiên cứu và trả lời
-GV: Chiếu thêm hình ảnh về 1 số loài như bọ que , sâu xanh
( hoặc 1 số tranh ảnh do HS sưu tầm được )
Từ đó hãy cho biết khái niệm đặc điểm thích nghi là gì ?
- HS: Nghiên cứu và trả lời
- GV: Quần thể thích nghi được thể hiện như thế nào ?
Từ đó cho HS trả lời câu 5 SGK trang 122.
I/ Khái niệm đặc điểm thích nghi:
1. Khái niệm :
Các đặc điểm giúp sinh vật thích nghi với môi trường làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của chúng.
2. Đặc điểm của quần thể thích nghi :
- Hoàn thiện khả năng thích nghi của các sinh vật trong quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác .
- Làm tăng số lượng cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi trong quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác
Hoạt động 2: Tìm hiểu quứa trình hình thành quần thể thích nghi
- Mục tiêu: Nêu được cơ sở hình thành của quá trình hình thành quần thể thích nghi. Giải thích được các thí nghiệm hình thành quần thể thích nghi
- Phương pháp: quan sát – tìm tòi, trực quan – tìm tòi, hỏi đáp.thuyết trình.
- Hình thức tổ chức: toàn lớp
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: HS quan sát một số hình ảnh về hình dạng và màu sắc tự vệ của sâu bọ
- HS: Hoạt động nhóm nhỏ, trả lời các câu hỏi sau:
- (?) Nêu ý nghĩa của hiện tượng này?
- (?) Giải thích các đđ tn trong các quần thể sâu bọ này ntn?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, nêu VD.
-HS hoạt động nhóm, thảo luận trả lời:
- GV: Hiện tượng kháng thuốc ở VK được giải thích ntn?
HS: Quan sát H27.2.
HS: Thảo luận nhóm nhỏ giải thích nguyên nhân “hóa đen” của loài bướm sâu đo bạch dương.
MT chưa ô nhiễm MT ô nhiễm
- GV: Bổ sung và kết luận:
- GV: Trình bày 2 thí nghiệm trên bảng, - HS Nghiên cứu và trả lời
- HS: Từ 2 thí nghiệm trên nhận xét về vai trò của CLTN?
- GV: Bổ sung và rút ra kết luận:
II/ Quá trình hình thành quần thể thích ngh
Cơ sở di truyền:
Ví dụ:
Hình dạng và màu sắc tự vệ của sâu bọ:
- Các gen quy định những đđ về h.dạng, màu sắc tự vệ của sâu bọ xuất hiện ngẫu nhiên ở một vài cá thể do kết quả của đột biến và biến dị tổ hợp.
- Nếu các tính trạng do các alen này quy định có lợi cho loài sâu bọ trước môi trường thì số lượng cá thể trong quần thể sẽ tăng nhanh qua các thế hệ nhờ quá trình sinh sản.
Sự tăng cường sức đề kháng của VK:
+ VD: Khi pênixilin được sử dụng lần đầu tiên trên thế giới, nó có hiệu lực rất mạnh trong việc tiêu diệt các VK tụ cầu vàng gây bệnh cho người nhưng chỉ ít năm sau hiệu lực này giảm đi rất nhanh.
¯ Quá trình hình thành qthể tn là quá trình làm tăng dần số lượng số lượng cá thể có KH tn và nếu mt thay đổi theo 1 hướng xác định thì khả năng tn sẽ không ngừng được hoàn thiện. Quá trình này phụ thuộc vào quá trình phát sinh ĐB và tích luỹ ĐB; quá trình sinh sản; áp lực CLTN.
Thí nghiệm chứng minh vai trò của CLTN trong quá trình hình thành quần thể thích nghi:
a/ Thí nghiệm:
* Đối tượng thí nghiệm: Loài bướm sâu đo (Biston betularia) sống trên thân cây bạch dương.
b/ Vai trò của CLTN:
CLTN đóng vai trò sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có KH thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể cũng như tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích lũy các alen tham gia qui định các đặc điểm thích nghi.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi
- Mục tiêu: Nêu được khả năng thích nghi của các sinh vật ở các điều kiện ngoại cảnh
- Phương pháp: quan sát – tìm tòi, trực quan – tìm tòi, hỏi đáp.thuyết trình.
- Hình thức tổ chức: toàn lớp.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV: nêu tình huống như sau:
Khi nghiên cứu về chọn lọc tự nhiên Đacuyn đã thấy, trên quần đảo Mađerơ có:
Trong trường hợp có gió thổi rất mạnh thì loài nào sẽ có lợi, loài nào không có lợi?
- HS: các loài không bay được có lợi, các loài bay được không có lợi.
- GV: Trong trường hợp kẻ thù là các loài ăn sậu bọ thì loài nào có lợi, loài nào không có lợi?
- HS: Nghiên cứu và trả lời
- GV: Khả năng thích nghi của sinh vật với môi trường như thế nào?
- HS: Nghiên cứu và trả lời
- GV: Hãy lấy thêm ví dụ về sự không hợp lí của các đặc điểm thích nghi của sinh vật trong tự nhiên?
- HS: nghiên cứu và trả lời
- GV: Mỗi sinh vật có thể thích nghi với nhiều môi trường khác nhau không?
- HS: Nghiên cứu và trả lời
- GV: Tổng kết, đánh giá và hoàn thiện kiến thức
III. Sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi:
Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối vì trong môi trường này thì nó có thể là thích nghi nhưng trong môi trường khác lại có thể không thích nghi.
Vì vậy không thể có một sinh vật nào có nhiều đặc điểm thích nghi với nhiều môi trường khác nhau.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập (5’):
Ý nào trong các ý sau KHÔNG đúng?
Khả năng thích nghi của sinh vật với môi trường mang tính tương đối.
Không thể có một sinh vật nào có nhiều đặc điểm thích nghi với nhiều môi trường khác nhau.
Khả năng thích nghi của sinh vật mang tính hoàn hảo.
Sinh vật có thể thích nghi với môi trường này nhưng không thích nghi với môi trường khác .
5. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
..
Thanh hóa, ngày 10 tháng 3 năm 2018
Giáo viên hướng dẫn Người soạn giáo án
Ngô Thị Hoa Hoàng Thị Thảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 27 Qua trinh hinh thanh quan the thich nghi_12333589.docx