Giáo án Sinh học 12 tiết 49 bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái

II.Nội dung:

-Kiến thức trọng tâm: Tháp sinh thái.

-Khái niệm khó, mới: Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng, tháp sinh thái.

-Bản đồ khái niệm:

III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính:

 1.Phương pháp:

 Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.

 2.Phương tiện:

 Tranh phóng to hình 43.1 đến 43.3.

IV.Tiến trình tổ chức học bài mới:

 1.Kiểm tra bài cũ: 5’

-Hệ sinh thái là gì? Có các kiểu HST nào? Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo?

 2.Đặt vấn đề:

Vì sao nói hệ sinh thái là hệ thống mở, thường xuyên trao đổi chất và năng lượng với môi trương?

Bài 43 và 44 cùng đi chứng minh điều đó.

 3.Hoạt động tổ chức học bài mới:

 

docx2 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 718 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 12 tiết 49 bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
./../.. Tiết thứ: 49 Bài 43: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI I.Mục tiêu: 1.Kiến thức -Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới. -Nêu được khái niệm chuỗi, lưới và bậc dinh dưỡng thức ăn. -Nêu nguyên tắc thiết lập các bậc dinh dưỡng. 2.Kỹ năng -Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập. -Truy vấn giáo viên, bạn bè những điều chưa hiểu. -Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên. -Năng lực làm việc theo nhóm. -Rèn luyện kĩ năng phân tích các thành phần của môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. -Khái quát được nội dung cơ bản của bài. -Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới. 3.Thái độ -Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời. -Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống. -Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống. 4. Định hướng các năng lực được hình thành - Năng lực tự học: Biết được nhiệm vụ học tập của mình, biết cách đọc học, phân tích nội dung cần thiết. Tự nhận biết và điều chỉnh trong quá trình tự học. -Năng lực giao tiếp; Biết lắng nghe và chủ động giao tiếp trong suốt quá trình tham gia học tập. - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Trong quá trình tham gia học tập biết tiếp thu vấn đề và giải quyết các vấn đề đúng nhất phù hợp nhất. - Năng lực hợp tác: Phối hợp cá nhân và hoạt động nhóm tốt. Bảng mô tả các mức độ câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực của HS qua bài học Nội dung Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao I. Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật Nêu được khái niệm chuỗi, lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng, lấy ví dụ minh họa. - Trình bày được cấu trúc của 1 chuỗi thức ăn và vai trò của mỗi thành phần trong đó. - Nêu nguyên tắc thiết lập các bậc dinh dưỡng, lấy ví dụ minh họa. Phân biệt được các loại chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, các bậc dinh dưỡng. Liên hệ thực tiễn nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên. II. Tháp sinh thái Nêu được khái niệm tháp sinh thái. Phân biệt được các loại tháp sinh thái. Giải thích được vì sao tháp năng lượng là hoàn thiện nhất. II.Nội dung: -Kiến thức trọng tâm: Tháp sinh thái. -Khái niệm khó, mới: Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng, tháp sinh thái. -Bản đồ khái niệm: III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính: 1.Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận. 2.Phương tiện: Tranh phóng to hình 43.1 đến 43.3. IV.Tiến trình tổ chức học bài mới: 1.Kiểm tra bài cũ: 5’ -Hệ sinh thái là gì? Có các kiểu HST nào? Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo? 2.Đặt vấn đề: Vì sao nói hệ sinh thái là hệ thống mở, thường xuyên trao đổi chất và năng lượng với môi trương? Bài 43 và 44 cùng đi chứng minh điều đó. 3.Hoạt động tổ chức học bài mới: TG HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1 Nghiên cứu chuỗi thức ăn, lưới thức ăn GV: Các loài trong quần xã có mối quan hệ gì với nhau hay không? HS: Trao đổi trả lời GV: Nghiên cứu 2 sơ đồ a và b trong SGK cho biết chuỗi thức ăn là gì? HS: Trao đổi trả lời GV: Có các loại chuỗi thức ăn nào? HS: Trao đổi trả lời GV: Có phải trong quần xã, nhái chỉ bị rắn hổ mang ăn hay không? HS: Trao đổi trả lời GV: Làm thế nào để phân biệt các loài trong chuỗi, lưới thức ăn? HS: Trao đổi trả lời HOẠT ĐỘNG 2 Nghiên cứu nội dung, ý nghĩa của hình tháp sinh thái GV: Quan sát Hình 43.3 SGK, em có nhận xét gì về đặc điểm xây dựng, nội dung của hình tháp sinh thái? HS: Trao đổi trả lời GV: Có mấy loại hình tháp sinh thái? HS: Trao đổi trả lời GV: Có phải tất cả năng lượng của SV phía trước đều được SV ở mắt xích phía sau tiêu thụ? HS: Trao đổi trả lời I.TRAO ĐỔI CHẤT TRONG QXSV 1.Chuỗi thức ăn: a.VD: Cỏ → Trâu → Hổ b.Định nghĩa: Là tập hợp các loài có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau. Trong đó, mỗi loài là một mắt xích, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau. c.Phân loại: -Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh sản xuất. -Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải. 2.Lưới thức ăn: Là tập hợp các chuỗi thức ăn có chung mắt xích. 3.Bậc dinh dưỡng: Có 2 cách phân chia. II.THÁP SINH THÁI 1.VD: Hình 43.3 SGK 2.Định nghĩa: Là sơ đồ biểu thị bậc dinh dưỡng và mối quan hệ về dinh dưỡng giữa các loài trong lưới thức ăn 3.Phân loại: -Tháp số lượng. -Tháp sinh khối. -Tháp năng lượng. 4.Củng cố 5’ -Theo em trong 3 dạng hình tháp trên, hình tháp sinh thái nào là bản chất nhất? 5.Kiểm tra đánh giá: 6.Bài tập về nhà: -Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài. -Soạn bài mới. 7.Từ khoá tra cứu: -Food chain: Chuỗi thức ăn - Food web: Lưới thức ăn - Ecological pyramid: Tháp sinh thái. -Energy flow: Dòng năng lượng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 43 Trao doi vat chat trong he sinh thai Theo 6 buoc va 5 hoat dong_12491761.docx
Tài liệu liên quan