Giáo án Sinh học 6 - Bài 1, 2

Tiết 2 Bài 2 NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng ,thái độ:

Kiến thức

- Nêu được một số ví dụ để thấy sự đa dạng của sinh vật cùng với các mặt lợi, hại của chúng.

- Biết được 4 nhóm sinh vật chính: động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm.

- Hiểu được nhiệm vụ của sinh học và thực vật học.

Kĩ năng:

 - Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích.

 Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, yêu thích môn học.

2.Năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS:

-Năng lực tự học:HS tự nghiên cứu thông tin ,hình ảnh để rút ra kết luận.

-Năng lực hợp tác:Có khả năng hợp tác nhóm.

II/ CHUẨN BỊ về tài liệu và phương tiện dạy học.

 1.Chuẩn bị của giáo viên:

 - Tranh to về quang cảnh tự nhiên có một số động vật và thực vật khác nhau. Tranh vẽ đại diện 4 nhóm sinh vật chính (H 2.1 SGK)

2.Chuẩn bị của học sinh:

- Soạn bài trước ở nhà; kẻ bảng phần 1a vào vở bài tập.

 

doc6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Bài 1, 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn: 03/092018 Tiết 1: Ngày dạy : MỞ ĐẦU SINH HỌC BÀI 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG. I. Mục Tiêu bài hoc. 1. Kiến thức,kĩ năng, thái độ. _ Kiến thức - Nêu được đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống . - Phân biệt được vật sống và vật không sống. - Nêu được một số ví dụ để thấy được sự đa dạng của sinh vật cùng với những mặt lợi hại của chúng. - Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm .- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để nhận dạng được vật sống và vật không sống - Kĩ năng phản hồi, lắng nghe tích cực trong quá trình thảo luận - Kĩ năng thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân. - Thái độ - Học sinh liên hệ kiến thức của bài với thực tế tự nhiên - Giáo dục tinh thần ham học, yêu thích bộ môn, có thái độ bảo vệ và cải tạo thực vật 2.Năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS: -Năng lực tự học:HS tự nghiên cứu thông tin ,hình ảnh để rút ra kết luận. II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học. -Chuẩn bị của giáo viên: + Tranh vẽ thể hiện một vài nhóm sinh vật, sử dụng hình vẽ H 2.1 tr.8 SGK. -+ Bảng phụ phần 2. -Chuẩn bị của học sinh: Soạn trước bài ở nhà, sưu tầm 1 số tranh ảnh liên quan. III. Tổ chức hoạt động của HS: 1.Hoạt động dẫn dắt vào bài:(2’) Mục tiêu: tạo hứng thú cho học sinh khi vào bài mới Hằng ngày chúng ta tiếp súc với các loại đồ vật , cây cối , con vật khác nhau . Đó là thế giới vật chất quanh ta . Chúng bao gồm các vật không sống và vật sống . Vật sống có những đặc điểm gì giúp chúng sống được Bài học hôm nay giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề này 2- Hoạt động hình thành kiến thức:(38’) Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống . - Phân biệt được vật sống và vật không sống. - Nêu được một số ví dụ để thấy được sự đa dạng của sinh vật cùng với những mặt lợi hại của chúng. Hoạt động của Thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Nhận dạng vật sống và vật không sống . -GV yêu cầu HS quan sát xung trường, ở nhà em hãy nêu tên một vài cây, con vật, đồ vật mà em biết? - HS : quan sát môi trường sung quanh trao đổi nhóm cử đại diện trả lời câu hỏi. -Đại diện nhóm được Gv chỉ định trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung. -GV: hỏi tiếp ? Cây bàng, con mèo cần những điều kiện gì để sống? ? Viên gạch có cần những điều kiện giống cây bàng, con mèo không? -HS: từng HS độc lập suy nghĩ,tìm câu trả lời. Một vài HS được GV gọi trả lời câu hỏi. GV: Con mèo hay cây bàng được nuồi trồng sau thời gian có lớn lên không? -HS: có sự lớn lên, tăng kích thước. GV: Viên gạch thì sao? -HS: Không lớn lên, không tăng kích thước. GV: Từ những đặc điểm trên các em hãy cho biết điểm khác nhau giữa vật sống và vật không sống? ? Thế nào là vật sống? - Thí dụ vật sống. ? Thế nào là vật không sống - Thí dụ vật không sống. - HS cho ví dụ một vật sống có trong môi trường xung quanh? để trao đổi thảo luận . - Từ những ý kiến thảo luận của lớp tìm ra đâu là động vật, thực vật, đồ vật . - Từ sự hiểu biết trên học sinh cho biết đâu là vật sống và vật không sống ? I / Đặc điểm của cơ thể sống 1. Nhận dạng vật sống và vật không sống - Thí dụ: Con mèo, viên gạch, cây bàng. - Vật sống là vật lớn lên sau thời gian được nuôi, trồng. - Ví dụ: con gà, cây đậu - Vật không sống là vật không có tăng về kích thước , di chuyển - Vật sống ( động vật, thực vật ) là vật có sự trao đổi chất với môi trường để lớn lên và sinh sản - Vật không sống không có những đặc điểm như vật sống. Hoạt động 2: Đặc điểm cơ thể sống + Mục tiêu: Thấy được đặc điểm của cơ thể sống là trao đổi chất và lớn lên - GV: yêu cầu HS đọc thông tin điền dấu + ( cho đặc điểm có ) hoặc dấu - ( cho đặc điểm không có) vào ô trống hoàn thành phiếu học tập. - HS đọc thông tin trao đổi nhóm thống nhất kết quả điền phiếu học tập. - Một Hs lên bảng điển phiếu học tập , các em khá bổ sung. - GV nhận xét chỉnh sửa và treo bảng phụ công bố đáp án. 2. Đặc điểm của cơ thể sống STT ví dụ Lớn lên Sinh sản Di chuyển Lấy các chất cần thiết Loại bỏ chất thải Xếp loại Vật sống Vật không sống 1 Hòn đá - - - - - - + 2 Con gà + + + + + + - 3 Cây đậu + + - + + + - 4 Cái bút - - - - - - + 5 Con bò + + + + + + - ?Qua phiếu học tập trên em hãy cho biết đặc điểm của cơ thể sống. - Từng HS độc lấp suy nghĩ , tìm câu tra lời. Một vài Hs được GV gọi trả lời câu hỏi, các em khcas bổ sung. - GV: chốt lại kiến thức Cho HS đọc kết luận chung trong SGK/.6 Kết luận : Đặc điểm cơ thể sống là trao đổi chất với môi trường ( lấy chất cần thiết, thải những chất không cần thiết) thì cơ thể mới tồn tại; Có sự lớn lên, sinh sản và cảm ứng với môi trường. 3.Hoạt động củng cố : (3'). Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức đã học ?Giữa vật sống và vật không sống có những đặc điểm gì khác nhau? - Vật sống: Lấy thức ăn, nước uống, lớn lên, sinh sản. - Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên. 4.Hoạt động vận dụng. 5.Hoạt động tìm tòi,mở rộng. IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 18/8/2018 Ngày giảng : Tiết 2 Bài 2 NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng ,thái độ: Kiến thức - Nêu được một số ví dụ để thấy sự đa dạng của sinh vật cùng với các mặt lợi, hại của chúng. - Biết được 4 nhóm sinh vật chính: động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm. - Hiểu được nhiệm vụ của sinh học và thực vật học. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, yêu thích môn học. 2.Năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS: -Năng lực tự học:HS tự nghiên cứu thông tin ,hình ảnh để rút ra kết luận. -Năng lực hợp tác:Có khả năng hợp tác nhóm. II/ CHUẨN BỊ về tài liệu và phương tiện dạy học. 1.Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh to về quang cảnh tự nhiên có một số động vật và thực vật khác nhau. Tranh vẽ đại diện 4 nhóm sinh vật chính (H 2.1 SGK) 2.Chuẩn bị của học sinh: - Soạn bài trước ở nhà; kẻ bảng phần 1a vào vở bài tập. III. Tổ chức hoạt động của HS: 1.Hoạt động dẫn dắt vào bài:(2’) Mục tiêu: tạo hứng thú cho học sinh khi vào bài mới Sinh học là khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật trong tự nhiên. Có nhiều loại sinh vật khác nhau: Động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu về nhiệm vụ của sinh học. 2- Hoạt động hình thành kiến thức:(38’) Mục tiêu: - Nêu được một số ví dụ để thấy sự đa dạng của sinh vật cùng với các mặt lợi, hại của chúng. - Biết được 4 nhóm sinh vật chính: động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm. - Hiểu được nhiệm vụ của sinh học và thực vật học. Hoạt động của thầy vẩ trò Nội dung Hoạt động 1. Tìm hiểu sự đa dạng các sinh vật trong tự nhiên - Sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú chúng được phân bố rộng rải, khắp nơi, điều kiện càng thuận lợi thì sinh vật phát triển càng nhiều. - GV treo tranh SV trong tự nhiên và giải thích. - GV cho học sinh điền vào bảng đã chuẩn bị trước . - GV kẻ bảng ở SGK lên bảng. - HS độc lập suy nghĩ, trao đổi nhóm thống nhất đáp án. - Hai HS lên điền vào bảng , các em khác đóng góp ý kiến, chỉnh sửa, bổ sung. - GV nhận xét chỉnh sửa đáp án. - GV: cho HS nêu tiếp thí dụ về các sinh vật với những hình dạng kích thước khác nhau. - Nhìn vào bảng ta thấy trong các SV có loại TV ,ĐV , có loại không phải là TV, ĐV chúng có kích thước nhỏ, dưới mắt thường không nhìn thấy - GV treo bảng đại diện một số nhóm sinh vật trong tự nhiên . - GV: Sinh vật trong tự nhiên được chia làm mấy nhóm? -HS: Sinh vật trong tự nhiên được chia làm 4 nhomsd chính: Vi khuẩn, nấm, đọng vật, thực vật. - GV: Các nhóm sinh vật phân biệt với nhau bởi các đặc điểm cấu tạo, hình thái, sinh lí và hoạt đọng sống rất khác nhau giữa chúng. ? Nhìn vào bảng xếp riêng loại nào là TV , ĐV không phải ĐV , TV ? Chúng thuộc nhóm nào của SV GV chỉnh lí câu trả lời của HS , giới thiệu hình xác định nhóm SV. Những sinh vật này sống ở đâu? GV trao đổi với HS từng loại Sv sống ở từng môi trường Chúng có quan hệ gì không? 1). Sinh vật trong tự nhiên a). Sự đa dạng của thế giới sinh vật - Thực vật sống ở mọi nới trên trái đất - có nhiều hình dạng kích thước khác nhau thích nghi với điều kiện sống b). Các nhóm sinh vật trong tự nhiên - Sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng phong phú, bao gồm những nhóm sinh vật sau: Vi khuẫn, Nấm, Thực vật, Động vật. - Chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau , có quan hệ mật thiết nhau và với con người Hoạt động 2 : Tìm hiểu nhiệm vụ của sinh học và thực vật học. Mục tiêu : giới sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng , sống ở nhiều nơi và cóliên quan đến đời sống con người. - GV thông báo: Sinh học là một ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu về sự sống. - GV: Sinh vật có mối quan hệ với đời sống con người, có nhiều sinh vật có ích, có hại . - GV: Nhìn vào bảng loài SV nào có ích?? Loài SV nào có hại. - HS: nhìn vào bảng trả lời câu hỏi, các em khác nhận xét, bổ sung. - GV: chố lại kiến thức. - GV: hỏi tiếp ? SV có lợi, chúng gắn bó với con người như thế nào? ? SV có hại cho con người như thế nào? ? Nhiệm vụ sinh học là gì. - GV giới thiệu chương trình sinh học ở THCS gồm các phần ở SGK . ? Thực vật học có nhiệm vụ gì. - HS: Tìm hiểu thông tin và cử đại diện nhóm trả lời câu hỏi, các en khác nhậc xét, bổ sung. -GV: chỉnh sửa, chốt lại kiến thức về nhiệm vụ của sinh học và nhiệm vụ của thức vật học. 2. Nhiệm vụ của sinh học : Kết luận: Nghiên cứu hình thái, cấu tạo, đời sống cũng như sự đa dạng của SV nói chung và của thực vật nói riêng, để sử dụng hợp lý, phát triển và bảo vệ chúng phục vụ ĐS con người là nhiệm vụ của sinh học cũng như thực vật học. 3.Hoạt động củng cố : (3'). Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức đã học ? Nhiệm vụ sinh học là gì. Nghiên cứu hình thái, cấu tạo, đời sống cũng như sự đa dạng của SV nói chung và của thực vật nói riêng, để sử dụng hợp lý, phát triển và bảo vệ chúng phục vụ ĐS con người là nhiệm vụ của sinh học cũng như thực vật học. 4.Hoạt động vận dụng.(2’) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức để làm một số bài tập ? Hãy khoanh tròn vào chữa cái đầu câu em cho là trả lời đúng nhất Điểm khác nhau cơ bản giữa thực vật với các sinh vật khác là A- thực vật rất đa dạng và phong phú B- Thực vật sống ở khắp nơi trên trái đất C- Tự tổng hợp chất hữu cơ và phần lớn không di chuyển được D -Có khả năng lớn lên và sinh sản HS khoanh tròn câu trả lời dúng. 5.Hoạt động tìm tòi,mở rộng. IV. Rút kinh nghiệm: Đông Thới,ngày.....,tháng......,năm 2018 Ký duyệt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 2_12454430.doc