Tiết 16 Bài 14: THÂN DÀI RA DO ĐÂU?
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức ,kĩ năng,thái độ:
Kiến thức:
- Qua thí nghiệm HS tự phát hiện: thân dài ra do phần ngọn.
- Biết vận dụng cơ sở khoa học của bấm ngọn, tỉa cành để giải thích một số hiện tượng trong thực tế sản xuất.
Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tiến hành thí nghịêm, quan sát, so sánh.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề: Giải thích tại sao người ta lại bấm ngọn hay tỉa cành đối với một số loại cây.
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp.
Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thích thực vật, bảo vệ thực vật.
8 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 763 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Bài 13, 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :22/10/2018
Ngày giảng :
Chương III : THÂN
Tuần 8 :tiết 15: Bài 13 : CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức ,kĩ năng,thái độ:
a.Kiến thức:
- Hs xác định được các bộ phận cấu tạo ngoài của thân gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.
- Phân biệt được 2 chồi nách: Chồi lá và chồi hoa.
- Phân biệt 3 loại thân: Thân đứng, thân leo, thân bò.
b. Kỹ năng: - Rèn luỵên kĩ năng quan sát tranh, mẫu vật.
c. Thái độ: - Giáo dục hs bảo vệ TV.
2. Năng lực hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực tự học: Học sinh tự nghiên cứu thông tin, hình ảnh để rút ra kết luận trọng tâm học sinh tự nghiên cứu thông tin, hình ảnh để rút ra kết luận trọng tâm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có khả năng phát hiện và làm rõ vấn đề thông qua quá trình tiếp thu kiến thức
- Năng lực hợp tác: Có khả năng hợp tác hoạt động theo nhóm
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học.
Giáo viên: Chuẩn bị tranh 13.113.3.
Học sinh: Sưu tầm mẫu vật (trong bài học).
III. Tổ chức hoạt động của HS:
1.Hoạt động dẫn dắt vào bài:(2p)
Mục tiêu:Tạo hứng thú khi vào bài mới
Thân là một cơ quan sinh dưỡng của cây có chức năng vận chuyển các chất trong cây và nâng đỡ tán lá . Vậy thân gồm những bộ phận nào : có thể chia thân thành mấy phần , bài học hôm nay giúp chúng ta trả lời câu hỏi
2.Hoạt động hình thành kiến thức:(40’)
Mục tiêu:
- Hs xác định được các bộ phận cấu tạo ngoài của thân gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.
- Phân biệt được 2 chồi nách: Chồi lá và chồi hoa.
- Phân biệt 3 loại thân: Thân đứng, thân leo, thân bò.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Cấu tạo ngoài của thân.
- GV cho HS quan sát một cành cây, rồi đối chiếu với tranh phóng to hình 13.1 SGK và nghiên cứu thông tin trả lời các câu hỏi sau:
- HS quan sát tranh kết hợp với mẫu vật, nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi.
-HS: Thảo luận nhóm 3 phút
-GV: gọi một vài HS trả lời, các em khác nhận xét bổ sung.
- GV: Thân mang những bộ phận nào?
- HS: Thân cây gồm: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.
- GV: Những điểm giống nhau giữa thân và cành?
- HS: Thân và cành đều có những bộ phận Giống nhau: chồi ngọn, lá, chồi nách. Khác nhau:Cành chỉ khác thân ở chỗ: cành do chồi nách phát triển thành, thân do chồi ngọn phát triển thành. Thân thường mọc đứng, cành thường mọc xiên
( cành còn gọi là thân phụ).
-GV: Vị trí của chồi ngọn trên thân và cành?
- HS: chồi ngọn ở đầu thân và đầu cành
-GV: Vị trí của chồi nách?
- HS: Chồi nách ở nách lá. Dọc thân và cành.
-GV: Chồi ngọn sẽ phát triển thành bộ phận nào của cây?
-HS: Chồi ngọn phát triển thành thân cây giúp thân và cành dài ra.
-GV: Chốt lại
?Em hãy nêu những đặc diểm cấu tạo ngoài của thân.
-GV dán tranh H13.2 SGK yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
-GV: Tìm sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa chồi hoa và chồi lá?
- HS: Giống nhau:
Chồi lá và chồi hoa đều có mầm lá bao bọc.
Khác nhau:
Chồi lá có mô phân sinh ngọn.
Chồi hoa có mầm hoa.
-GV: Chồi hoa, chồi lá sẽ phát triển thành các bộ phận nào của cây?
- HS: chồi hoa phát triển thành cành mang hoa hoặc hoa, chồi là phát triển thành cành mang lá.
- GV nhận xét chốt lại
- GV cho HS ghi bài.
Hoạt động 2: Phân biệt các loại thân
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân.
- GV treo tranh hình 13.3 SGK trang
44, yêu cầu HS đặt mẫu vật lên bàn, quan sát và chia nhóm.
- HS quan sát tranh, kết hợp với mẫu vật để phân nhóm cây.
-GV: Dựa vào đặc điểm nào mà người ta phân chia các loại thân?
- GV gợi ý một số vấn đề khi phân chia:
+ Vị trí của thân trên mặt đất.
+ Độ cứng mềm của thân
+ Sự phân cành
+ Thân tự đứng hay phải leo, bám.
-HS: Dựa vào vị trí của thân cây so với mặt đất mà người ta chia các loại thân.
-GV: Có mấy dang thân chính, đặc điểm của từng dạng thân là gì?ví dụ
-HS: Đại diện một vài em trả lời GV chốt lại
- GV: yêu cầu HS hoàn thành bảng trang 45 SGK.
- HS: đại diện từng nhóm lên hoàn thành bảng
1 . Cấu tạo ngoài của thân
- Thân cây gồm : Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách và lá.
- Ở ngọn thân và cành có chồi. Dọc thân có các chồi nách, chồi nách gồm chồi hoa và chồi lá.
Chồi hoa phát triển thành cành mang hoa hoặc hoa, chồi là phát triển thành cành mang lá.
2. Các loại thân
Có 3 dạng thân chính:
-Thân đứng : Có 3 dạng:
+ Thân gỗ : Cứng, cao, có cành.
VD:Cây xà cừ, cây bạch đằng, cây đa...
+ Thân cột : Cứng, cao, không cành.
VD: Cây cau, cây dừa, cây cọ...
+ Thân cỏ : mềm, yếu, thấp.
VD:, cây lúa, cây hành,
- Thân leo : leo bằng nhiều cách. ( Leo bằng thần quấn, Leo bằng tua cuốn).
VD: Mồng tơi, đậu đủa, nhãn lồng, mướp,
- Thân bò : mềm yếu, bò sát mặt đất.
VD: Rau má, dưa hấu, khoai lang...
3.Hoạt động củng cố : (3').
Mục tiêu:Giúp HS nắm lại kiến thức của bài.
Bài 1:
Đánh dấu X vào câu đầu câu trả lời đúng:
¨ a. Cây dừa, cây cau, cây cọ là thân cột.
¨ b. Thân cây bạch đàn, cây xà cừ, cây bàng, cây cỏ mực là thân gỗ.
¨ c. Cây lúa, cây cải, cây ổi là thân cỏ.
¨ d. Cây đậu đũa, cây mồng tơi, cây mướp là thân leo.
¨ e. Cây rau má, dưa hấu, khoai lang là thân bò.
Đáp án
a, ,d,e
4.Hoạt động vận dụng.
5.Hoạt động tìm tòi,mở rộng.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày giảng:
Ngày soạn
Tiết 16 Bài 14: THÂN DÀI RA DO ĐÂU?
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức ,kĩ năng,thái độ:
Kiến thức:
- Qua thí nghiệm HS tự phát hiện: thân dài ra do phần ngọn.
- Biết vận dụng cơ sở khoa học của bấm ngọn, tỉa cành để giải thích một số hiện tượng trong thực tế sản xuất.
Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tiến hành thí nghịêm, quan sát, so sánh.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề: Giải thích tại sao người ta lại bấm ngọn hay tỉa cành đối với một số loại cây.
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp.
Thái độ:
Giáo dục lòng yêu thích thực vật, bảo vệ thực vật.
2.Năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS:
-Năng lực tự học:HS tự nghiên cứu thông tin ,hình ảnh để rút ra kết luận.
-Năng lực hợp tác:Có khả năng hợp tác nhóm.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học.
- GV: Tranh phóng to hình 14.1; 13.1
- HS: Báo cáo kết quả thí nghiệm.
III. Tổ chức hoạt động của HS:
*Kiểm tra bài cũ:(5')
? Thân cây gồm những bộ phận nào
? Trình bày sự khác nhau giữa chồi lá và chồi hoa
1.Hoạt động dẫn dắt vào bài:(2p)
Mục tiêu:Giúp HS khái quát được nội dung của bài.
Trong thực tế khi trồng rau ngót thỉnh thoảng người ta thường cắt ngang thân làm như vậy có tác dụng gì?
2.Hoạt động hình thành kiến thức:(33p)
Mục tiêu:
- Qua thí nghiệm HS tự phát hiện: thân dài ra do phần ngọn.
- Biết vận dụng cơ sở khoa học của bấm ngọn, tỉa cành để giải thích một số hiện tượng trong thực tế sản xuất.
Hoạt động của GV và Hs
Nội Dung
Hoạt động 1: Sự dài ra của thân
.
-- GV cho HS báo cáo kết quả thí nghiệm
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV ghi nhanh kết quả lên bảng.
- GV cho HS thảo luận nhóm để thực hiện lệnh Ñ tr.46 SGK. Trả lời các câu hỏi sau:
-HS: thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi SGK trang 46 đưa ra được nhận xét:
- Một vài nhóm được GV gọi lên trả lời câu hỏi, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV: So sánh chiều cao của hai nhóm cây trong thí nghiệm: ngắt ngon và không ngắt ngọn?
-HS: Chiều cao của cây bị bấm ngọn không thay đổi, còn cây không bị bấm ngọn thì tăng lên.
- GV: Từ thí nghiệm trên cho biết thân cây dài ra do phần nào?
-HS: Từ thí nghiệm trên cho biết thân dài ra do phần ngọn.
- GV: Xem lại “sự lớn lên và phân chia tế bào” giải thích vì sao thân dài ra được?
-HS: Vì ở đây có mô phân sinh ngọn thường xuyên phân chia và lớn lên làm cho thân dài ra
- Gọi 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Thông báo sự dài ra của các loại thân khác nhau thì khác nhau: Ví dụ như mồng tơi, mướp dài rất nhanh; còn các cây như: Bạch đàn, lim, thông dài ra chậm hơn nhưng sống nhiều năm hơn.
- Đối với câu hỏi * GV gợi ý: Ở ngọn cây có mô phân sinh ngọn, treo tranh 13.1 GV giải thích thêm.
- HS đọc thông tin ( SGK trang 47 rồi chú ý nghe GV giải thích ý nghĩa của bấm ngọn, tỉa cành.
+ Khi bấm ngọn, cây không cao thêm được, chất dinh dưỡng tập trung cho chồi lá và chồi hoa phát triển.
+ Chỉ tỉa cành bị sâu, cành xấu với cây lấy gỗ, sợi mà không bấm ngọn vì cần thân, sợi dài.
Cho HS rút ra kết luận.
Hoạt động 2: Giải thích những hiện tượng thực tế
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm giải thích từng hiện tượng thực tế nêu ở SGK tr.47.
- Nhóm HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm.
- GV nhận xét phần trả lời và bổ sung của các nhóm -> nêu câu hỏi:
- Các nhóm tự sửa sai, tiếp tục thảo luận -> trả lời câu hỏi đạt
-GV: Những loại cây nào người ta thường bấm ngọn?
-HS: Bấm ngọn đối với những loại cây lấy hoa, quả, hạt hay thân như rau muống, hoa hồng, mướp,
- GV: Vì sao những loại cây kể trên người ta thường bấm ngọn?
- Khi bấm ngon đối những cây ăn quả chất dinh dưỡng sẽ dồn xuống làm phát triển nhiều chồi, nhiều hoa, tạo nhiều quả.
-GV: Những cây nào người ta thường tỉa cành?
-HS:Tỉa cành với những cây lấy gỗ, sợi như bạch đàn, lim,
- GV: Giải thích vì sao những cây trồng lấy gỗ người ta tải cành?
- HS: tỉa cành làm chất dinh dưỡng tập trung vào nuôi thân chính, làm cho cây cao to, gỗ tốt, sợi tốt
-GV: Khi trồng rau ngót, thỉnh thoảng người ta thường cắt ngang thân, làm như vậy có tác dụng gì?
-HS: Để cây ra nhiều ngọn non
- GV nhận xét, cho HS ghi bài.
1/Sự dài ra của thân:
Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
2. Giả thích những hiện tượng thực tế
Để tăng năng suất cây trồng tùy từng loại cây mà bấm ngọn hay tỉa cành vào từng giai đoạn thích hợp.Bấm ngọn những cây lấy: quả, hạt và thân.
Tỉa cành đối với những cây
3.Hoạt động luyện tập : (3').
Mục tiêu:Giúp HS nắm lại kiến thức của bài.
? Thân cây dài ra do bộ phận nào?
Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
4.Hoạt động vận dụng.(2p)
Mục tiêu: Nhận biết mức độ hiểu bài của HS.
Bài tập 1: Hãyđánh dâu X vào ô£ cho ý trả lời đúng nhất của câu sau:Thân dài ra do:
£ Sự lớn lên và phân chia tế bào
£ Chồi ngọn
£ Mô phân sinh ngọn
£ Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn
HS:Tìm câu trả lời.
5.Hoạt động tìm tòi,mở rộng.
IV. Rút kinh nghiệm:
Đông thới, ngày tháng năm 2018
Ký duyệt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sinh 6_12454433.doc