Giáo án Sinh học 6 Bài 43: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật

Hỏi:

Người ta chia thực vật thành mấy bậc? Theo cấp độ nào?

- GV giới thiệu các bậc phân loại thực vật từ cao đến thấp:

Ngành – Lớp – Bộ - Họ - Chi – Loài.

- Chú ý:

+ Ngành là bậc phân loại cao nhất.

+ Loài là bậc phân loại cơ sở.

- Hỏi: Vì sao gọi loài là bậc cơ sở?

- GV giải thích: Vì loài là tập hợp của những cá thể có nhiều đặc điểm giống nhau về hình dạng và cấu tạo. Bậc càng thấp thì sự khác nhau giữa các thực vật cùng bậc càng ít.

 

docx5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 796 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 Bài 43: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Nguyễn Thị Hạnh Lớp: SP Sinh K41 Ngày soạn: 3/1/2018 BÀI 43: KHÁI NIỆM SƠ LƯỢC VỀ PHÂN LOẠI THỰC VẬT I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Trình bày được khái niệm phân loại thực vật. - Nêu được tên các bậc phân loại ở thực vật và những đặc điểm chủ yếu của các ngành. - Nhận biết được các ngành thực vật. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, so sánh, nhận biết. - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng trình bày, tư duy độc lập, tương tác, thảo luận nhóm. 3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ và chăm sóc thực vật. - Yêu thích bộ môn. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thuyết trình. - Năng lực tư duy độc lập. - Năng lực làm giao tiếp. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Thuyết trình, vấn đáp. Nêu và giải quyết vấn đề. Dạy học hợp tác. III. CHUẨN BỊ: Chuẩn bị của giáo viên: - Chuẩn bị phiếu bài tập. - Hình ảnh phóng to. - Tư liệu. 4. Chuẩn bị của học sinh: - Học bài cũ, tìm hiểu bài mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: ( 45 phút ) 1. Ổn định tổ chức: ( 1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 2 phút) - Dựa vào đặc điểm gì để phân biệt cây thuộc lớp Một lá mầm và lớp Hai lá mầm? - Trong các đặc điểm đó phân biệt đặc điểm nào là đặc điểm chủ yếu? 3. Bài mới: ( 41 phút ) 2.1. Giới thiệu bài: - GV yêu cầu HS kể tên các nhóm thực vật em đã học? - HS trả lời. Chúng ta đã được tìm hiểu các nhóm thực vật từ Tảo đến cây Hạt kín. Chúng hợp thành giới thực vật, gồm rất nhiều dạng khác nhau về tổ chức cơ thể. Thực vật rất đa dạng, vì thế để tiện việc nghiên cứu các nhà khoa học đã chia giới thực vật ra nhiều ngành khác nhau. Họ đã thực hiện nhiệm vụ là phân loại thực vật. Vậy để biết phân loại thực vật là gì? Phân loại như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu “Bài 43: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật” Hoạt động 1. Tìm hiểu phân loại thực vật là gì? Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV phát phát “Phiếu học tập” yêu cầu HS liên hệ các bài đã học chọn các cây cùng một nhóm. Tại sao người ta lại xếp cây rau bợ và cây lông culi vào một nhóm? Tại sao người ta lại xếp cây hoàng đàn và cây thông vào một nhóm? Tại sao tảo và rêu lại được xếp vào hai nhóm khác nhau? - GV nhận xét: + Lá non cuộn tròn ở đầu. + Cơ quan sinh sản là nón, hạt nằm trên các lá noãn hở. + Môi trường sống, rễ, thân, lá khác nhau. - GV yêu cầu qua các câu hỏi vừa trả lời HS nghiên cứu và điền từ thích hợp vào chỗ trống. - GV nhận xét. - Kết luận. - GV yêu cầu HS đọc lại kết luận. - HS trả lời, bổ sung. - HS trả lời, bổ sung. 1. Phân loại thực vật là gì: - Là việc tìm hiểu các đặc điểm khác nhau nhiều hay ít của thực vật rồi xếp chúng vào các nhóm lớn hay nhỏ theo trật tự nhất định. Hoạt động 2. Tìm hiểu các bậc phân loại: Hỏi: Người ta chia thực vật thành mấy bậc? Theo cấp độ nào? - GV giới thiệu các bậc phân loại thực vật từ cao đến thấp: Ngành – Lớp – Bộ - Họ - Chi – Loài. - Chú ý: + Ngành là bậc phân loại cao nhất. + Loài là bậc phân loại cơ sở. - Hỏi: Vì sao gọi loài là bậc cơ sở? - GV giải thích: Vì loài là tập hợp của những cá thể có nhiều đặc điểm giống nhau về hình dạng và cấu tạo. Bậc càng thấp thì sự khác nhau giữa các thực vật cùng bậc càng ít. VD: Họ cam có nhiều loài: Bưởi, quýt, quất,... - GV giải thích “Nhóm” không phải là một khái niệm chính thức trong phân loại, và không thuộc về một bâc phân loại nào. - Kết luận. - HS trả lời, bổ sung. 2. Các bậc phân loại: - Các bậc phân loại: Ngành – Lớp – Bộ - Họ - Chi – Loài. 4. Củng cố: Chơi trò chơi ô chữ, mỗi ô chữ tương đương với một câu hỏi, HS sẽ chọn ô chứ và trả lời câu hỏi đó, HS này có thể nhường quyền trả lời cho đội khác nếu không có câu trả lời. - Thế nào là phân loại thực vật? - Trong phân loại thực vật, các bậc được sắp xếp như thế nào? - Bậc phân loại thực vật càng thấp thì sự giống nhau giữa chúng càng nhiều hay càng ít? 5. Dặn dò: - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới “ Bài 44: Sự phát triển của giới thực vật”. - Trả lời câu hỏi trong SGK. Tên nhóm:............................................................................Lớp:............................ PHIẾU HỌC TẬP Cho các loại cây sau: Cây rong mơ, cây bưởi, cây lúa, cây rau diếp biển, cây rêu, cây rau bợ, cây thông, cây lông culi, cây bách tán, cây dương xỉ, cây ngô, cây cải, cây hoàng đan, . Hãy xếp các cây sau vào đúng nhóm: Ngành Tảo Ngành Rêu Ngành Quyết Ngành hạt trần Ngành hạt kín

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 43 Khai niem so luoc ve phan loai thuc vat_12307297.docx
Tài liệu liên quan