Giáo án Sinh học 6 Bài 8: Sự lớn lên và phân chia của tế bào

2. Sự phân chia của tế bào

- Quá trình phân bào:

 + Đầu tiên, từ 1 nhân hình thành 2 nhân tách xa nhau.

 + Chất tế bào phân chia, vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.

- Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia.

- Tế bào phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển.

 

docx4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 Bài 8: Sự lớn lên và phân chia của tế bào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/08/2017 Tuần 4 Tiết thứ: 07 Ngày dạy 11/9 12/9 13/9 13/9 Lớp dạy 6A1 6A12 6A2 6A7 Bài 8: SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO 1. Mục tiêu - Về kiến thức: Biết được sự lớn lên và phân chia của TB thực vật. Trả lời được câu hỏi: + Tế bào lớn lên như thế nào? + Tế bào phân chia như thế nào? Hiểu được ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia của tế bào. Ở thực vật chỉ có những tế bào mô phân sinh mới có khả năng phân chia. - Về kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát hình, phân tích, tổng hợp kiến thức. Làm việc nhóm. - Về thái độ: Yêu thích bộ môn. Ý thức được sự quan trọng của sự lớn lên và phân chia của tế bào đối với thực vật. 2. Chuẩn bị của GV và HS Giáo viên: SGK, SGV và Hình 8.1, 8.1 sgk + power point. Học sinh: SGK, vở ghi. Xem trước nội dung bài, ôn lại khái niệm trao đổi chất ở cây xanh (bài 61 TĐC ở Thực vật – Tiểu học (lớp 4)): Quá trình TĐC ở TV là quá trình cây xanh lấy từ môi trường các chất khoáng, khí cácbônic, khí oxi, nước và thải ra môi trường khí cácbônic, khí oxi, hơi nước và các chất khoáng khác. 3. Phương pháp: Trực quan + Vấn đáp 4. Tiến trình giờ dạy - Giáo dục 4.1. Ổn định lớp (2 phút) 4.2. Kiểm tra bài cũ (8 phút) Câu hỏi 1: Xác định các thành phần cấu tạo của tế bào và nêu chức năng? Câu hỏi 2: Nêu khái niệm mô? Ví dụ? 4.3. Tiến trình bài mới Giới thiệu bài mới: Ta thấy rằng, thực vật được cấu tạo bởi các tế bào cũng giống như ngôi nhà được xây dựng bởi các viên gạch. Nhưng các ngôi nhà không thể tự lớn lên mà thực vật lại lớn lên được. Cơ thể thực vật lớn lên do sự tăng số lượng tế bào qua quá trình phân chia và tăng kích thước của từng tế bào do sự lớn lên của tế bào. Hoạt động của GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu sự lớn lên của tế bào (10 phút) GV chiếu hình 8.1. Sơ đồ sự lớn lên của tế bào, yêu cầu HS quan sát hình + đọc thông tin phần 1 sgk. Trả lời câu hỏi ▼: Tế bào lớn lên như thế nào? Nhờ đâu tế bào lớn lên được? HS trả lời: + Tế bào con có kích thước bé, chúng lớn dần lên đến 1 kích thước nhất định thành những tế bào trưởng thành. + Sự lớn lên của vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào. + Không bào: tế bào non không bào nhỏ, nhiều. Tế bào trưởng thành không bào lớn, chứa đầy dịch tế bào. → TB lớn lên được là nhờ vào quá trình TĐC. GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về TĐC ở cây xanh đã học ở cấp tiểu học. HS nhắc lại. GV hướng dẫn phân tích, nhận xét và ghi bài. Sự lớn lên của tế bào Tế bào non có kích thước nhỏ lớn dần lên thành tế bào trưởng thành nhờ vào quá trình trao đổi chất. Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào lớn lên. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân chia của tế bào (17 phút) GV yêu cầu HS: Trình bày mối quan hệ giữa sự lớn lên và sự phân chia của tế bào bằng sơ đồ? Gợi ý: GV chiếu hình 8.2. Sơ đồ sự phân chia tế bào. Yêu cầu HS quan sát hình vẽ + nghiên cứu thông tin mục 2 sgk để trả lời. 1-2 HS vẽ sơ đồ. HS khác nhận xét. GV nhận xét, trình bày sơ đồ mối quan hệ: Sinh trưởng Phân chia TB non TB trưởng thành TB non mới Qua sơ đồ trên hãy cho biết: CH: Tế bào nào có khả năng phân chia? → HS trả lời: Tế bào trưởng thành. GV yêu cầu HS tiếp tục quan sát hình + nghiên cứu thông tin mục 2 sgk, trả lời câu hỏi lệnh ▼. ▼ 1: Tế bào phân chia như thế nào? → HS trả lời: Từ 1 nhân hình thành 2 nhân tách xa nhau. Sau đó, chất tế bào được phân chia, xuất hiện 1 vách ngăn, ngăn đôi TB cũ thành 2 TB mới (TB con). ▼2: Các tế bào ở bộ phận nào có khả năng phân chia? → HS trả lời: Các tế bào ở MPS của rễ, thân, lá phân chia tạo TB mới cho cơ thể thực vật. ▼3: Các cơ quan của thực vật như rễ, thân, lá, lớn lên bằng cách nào? → HS trả lời: Lớn lên nhờ sự phân chia và lớn lên của TB. GV nhận xét các câu trả lời. Bổ sung lệnh 3: Sự to ra, lớn lên của cơ thể thực vật là nhờ 2 quá trình liên tiếp không thể tách rời đó là: TB lớn lên đến một mức độ nhất định thì phân chia, các TB con lớn lên lại phân chia, cứ như thế làm tăng số lượng và kích thước của tế bào. Không phải tất cả TB thực vật đều có khả năng đó, chỉ những tế bào ở MPS như MPS ngọn/ gióng /bên ( tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ) mới có khả năng phân chia. TB thực vật đã phân hóa thành mô vĩnh viễn như mô che chở, mô dẫn, mô đồng hóa, mô tiếtkhông có khả năng phân chia. CH: Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật? → HS trả lời: Giúp thực vật sinh trưởng và phát triển. GV nhận xét, hướng dẫn HS ghi bài. CH: Từ 1 TB mẹ, trải qua 1 lần phân chia tạo mấy tế bào con? → HS trả lời: 2 Tế bào con. CH: Một tế bào ở MPS phân chia liên tiếp tạo ra được 64 tế bào con. Hỏi số lần phân chia mà tế bào đã trải qua? GV hướng dẫn HS tìm ra đáp án. Chốt công thức tính số lần phân chia. Sự phân chia của tế bào Quá trình phân bào: + Đầu tiên, từ 1 nhân hình thành 2 nhân tách xa nhau. + Chất tế bào phân chia, vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con. Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia. Tế bào phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển. 4.4. Củng cố (6 phút): Trả lời nhanh 2 câu hỏi cuối bài. 4.5. Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho bài mới (2 phút) Học bài. Xem trước nội dung bài 9 “Các loại rễ, các miền của rễ”. Sưu tầm 1 số loại rễ của cây lúa, ngô, đậu, hành 5. Rút kinh nghiệm Người soạn giảng (Ký và ghi rõ họ tên) Lê Thị Ngọc Ba

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 8 Su lon len va phan chia cua te bao_12373952.docx