TIẾT 44 BÀI 36: TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA (TIẾP THEO)
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- HS biết được cây xanh và môi trường có liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi điều kiện sống thay đổi thì cây xanh biến đổi, thích nghi với đời sống.
- Thực vật thích nghi với điều kiện sống nên phân bố rộng rãi.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh
3. Thấi độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của GV:
- Mẫu vật cây bèo tây.
2. Chuẩn bị của HS:
- Mẫu cây bèo tây, cây rong đuôi chó.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cấu tạo và chức năng ở một cây có liên hệ với nhau thư thế nào?
153 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học 6 cả năm - Trường PT cấp 2 DT Nội Trú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
loa kèn.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG
I. Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của hoa
- GV cho thảo luận:
? Hoa thuộc cơ quan nào của cây
GV: Cho HS quan sát hoa thật và kết hợp với H 28.1 SGK xác định các bộ phận chính của hoa? Xác định vị trí đặc điểm chức năng của từng bộ phận
HS quan sát đối chiếu SGK và nêu được
GV: Hướng dẫn HS tách hoa quan sát các bộ phận bên trong của hoa( số lượng, màu sắc) của chúng.
- HS: Lá đài, cánh hoa bao bọc ngoài hoa, tuỳ loại hoa mà có số lượng màu sắc khác nhau.
- GV cho HS quan sát H 28.2SGK nêu:
-Nhị hoa gồm những bộ phận nào?Hạt phấn nằm ở đâu?
-Nhụy gồm những bộ phận nào? Noãn nằm ở đâu?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét
GV: Nhận xét bổ sung, kết luận.
II. Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng các bộ phận của hoa.
HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
- Tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái nằm ở đâu? Chúng thuộc bộ phận nào của hoa? Có bộ phận nào của hoa chứa tế bảo sinh dục nữa không?
- những bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản chủ yếu?
- Những bộ nào bao lấy nhị và nhụy?
- Vậy bộ phận nào của hoa giữ chức năng sinh sản chủ yếu?
- HS trả lời, HS khác nhận xét
? Phân biệt sinh sản hữu tính với sinh sản sinh dưỡng
- HS phân biệt học sinh khác nhận xét
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
1. Các bộ phận của hoa.
- Hoa là cơ quan sinh sản của cây
- Hoa gồm các bộ phận chính: đài, tràng, nhị và nhuỵ
+ Nhị gồm: chỉ nhị và bao phấn( bao phấn chứa hạt phấn ).
+ Nhụy gồm: Đầu nhuỵ, vòi nhuỵ, bầu nhụy( bầu nhụy chứa noãn ).
2. Chức năng các bộ phận của hoa.
- Các tế bào sinh dục đực của hoa nắm ở hạt phấn của nhị. Các tế bào sinh dục cái nằm ở noãn của nhuỵ.
- Nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa vì: nhị chứa TB sinh dục đực, nhuỵ chứa TB sinh dục cái
- Đài và tràng bao bọc nhị và nhuỵ tạo thành bao hoa; Chức năng: Che chở, bảo vệ cho nhị và nhuỵ.
- Bộ phận tham gia sinh sản hữu tính là hoa vì hoa là cơ quan mang yếu tố được cái
- Bộ phận tham gia sinh sản sinh dưỡng là 1 phân CQSD( rễ, thân, lá)
3. Củng cố:
- Hoa gồm những bộ phận chính nào?
- Chức năng các bộ phận của hoa?
D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Học thuộc bài và trả lời các câu hỏi SGK
- Chuẩn bị cho bài sau: + Hoa bí ngô, hoa dâm bụt, hoa loa kèn, hoa huệ.
+ Kẽ sẳn bảng SGK trang 97 vào vở bài tập.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 06/ 12/ 2012
TIẾT 33 BÀI 29: CÁC LOẠI HOA
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Phân biệt được các loại hoa: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính, hoa đơn độc, hoa mọc thành chùm.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, tìm kiến thức.
3. Thái độ:
- Giáo dục tình yêu môn học, bảo vệ thực vật.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của GV:
- Một số hoá lưỡng tính và đơn tính, hoa mọc đơn độc, hoa mọc thành cụm.
2. Chuẩn bị của HS:
- Mang đủ các loại hoa như đã phân công; Kẽ sẳn bảng SGK vào vở bài tập.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. KTBC:
- Hoa gồm những bộ phận chính nào?
- Chức năng các bộ phận của hoa?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG
I. Hoạt động 1: Tìm hiểu về phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
GV: Cho HS quan sát các hoa đem đến lớp hoàn thành cột 1,2,3 vào vở bài tập
HS: làm theo hướng dẫn của GV
GV: Dựa vào bộ phận sinh sản chia hoa thành mấy nhóm kể tên các nhóm đó và lấy ví dụ?
GV: Yêu cầu HS chia hoa theo hai nhóm
Nhóm 1:Có đủ nhị và nhuỵ.
Nhóm 2: Có nhị và nhuỵ
GV: Yêu cầu HS làm bài tập dưới bảng SGK
HS: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
GV: Cho HS hoàn thành nốt bảng liệt kê.
HS: Làm bài tập
GV: Điều chỉnh những sai sót. Rút ra kết luận.
II. Hoạt động 2: Tìm hiểu về phân chia các nhóm hoa dựa vào cách xếp hoa trên cây.
GV: Cho HS quan sát các mẫu hoa
HS: Quan sát hoa và đọc thông tin
? Dựa vào cách xếp hoa trên cây chia hoa làm mấy nhóm.
HS: Dựa vào thông tin trả lời được 2 nhóm hoa
? Nêu đặc điểm của mối nhóm hoa đó và cho ví dụ
- HS trả lời HS khác nhận xét
- GV nhận xét bổ sung kết luậ
1. Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
* Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa chia hoa thành 2 nhóm chính:
+ Hoa đơn tính: Bí đỏ, dưa chuột, hoa ngô.
+ Hoa lưỡng tính: Hoa bưởi, huệ, đào
- Hoa có cả nhị và nhuỵ gọi là hoa lưỡng tính.
- Hoa thiếu nhị hoặc nhuỵ gọi là hoa đơn tính.
+Hoa đơn tính chỉ có nhị gọi là hoa đực.
+Hoa đơn tính chỉ có nhuỵ gọi là hoa cái.
2. Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách xếp hoa trên cây.
* Dựa vào cách xếp hoa trên cây người ta chia thành 2 nhóm:
- Hoa mọc đơn độc: là mỗi cành hoa chỉ mang 1 bông hoa. VD: Hoa hồng, sen, súng
-Hoa mọc thành cụm: là mỗi cành hoa mang nhiều bông hoa. VD: Hoa huệ, mẫu đơn, chôm chôm
3. Củng cố:
- Căn cứ vào bộ phận sinh sản chia hoa thành mấy nhóm? Cho ví dụ
- Theo cách xếp hoa trên cây chia hoa thành mấy nhóm? Cho ví dụ
D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Học thuộc bài và trả lời các câu hỏi SGK
- Chuẩn ồich bài sau: Hoa bưởi, hoa bí ngô
E. RÚT KINH NGHIỆM:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 06/ 12/ 2012
TIẾT 34 BÀI 30: THỤ PHẤN
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Nêu được thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ
- Phân biệt hoa tự thụ phấn, hoa giao phấn.
- Nhận biết đặc điểm chính của hoa thích hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tập vẽ hình qua quan sát.
3. Thái độ:
- Bảo vệ giữ gìn dụng cụ
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của GV:
- Hoa tự thụ phấn, hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
2. Chuẩn bị của HS:
- Hoa tự thụ phấn, hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. KTBC:
- Nêu bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG
I. Hoạt động 1: Tìm hiểu về hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn.
- GV cho HS thảo luận:
? Thụ phấn là gì? Các bộ phận tham gia
- HS trả lời
- GV: hướng dẫn HS quan sát hình 30.1 trả lời câu hỏi:
Thế nào là hoa tự thụ phấn
- HS: Trả lời
? Thụ phấn cần những điều kiện nào
- GV: Hãy hoàn thành bài tập trong SGK: Hãy cho biết đặc điểm nào ghi trong ngoặc là hoa tự thụ phấn?
- HS: Hoàn thành các bài tập trong SGK
- GV: Nhận xét bổ sung kết luận.
- GV: Cho HS n/c thông tin trong SGK
? Hoa tự thụ phấn khác với hoa giao phấn ở chỗ nào
? Hiện tượng giao phấn của hoa được thực hiện nhờ những yếu tố nào
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét bổ sung kết luận.
II. Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
- GV: Cho HS quan sát H30.2 SGK, kết hợp quan sát mẫu vật thảo luận:
? Hoa có đặc điểm gì dễ hấp thụ sâu bọ
?Tràng hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ muốn lấy mật hoặc phấn hoa thường phải chui vào trong hoa
? Nhị hoa có đặc điểm gì khi sâu bọ lấy mật hoặc phấn hoa thường mang theo hạt phấn sang hoa khác
? Nhuỵ hoa có đặc điểm gì khiến sâu bọ khi đến thì hạt phấn của hoa khác thường bị dính vào đầu nhuỵ
? Hãy tóm tắt những đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
- HS: trao đổi thảo luận nhận xét lẫn nhau.
- GV: Nhận xét bổ sung rút ra kết luận.
1. Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn.
* Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ
a. Hoa tự thụ phấn.
- Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ của chính hoa đó.
- Đặc điểm của hoa tự thụ phấn
- Hoa lưỡng tính
- Nhị và nhuỵ chín đồng thời.
b. Hoa giao phấn.
- Ở những hoa đơn tính và hoa lưỡng tính có nhị và nhuỵ không chín cùng một lúc, sự thụ pjấn phải thực hiện giữa các hoa -> Gọi là hoa giao phấn.
- Nhờ các yếu tố: Sâu bọ, gió, nước
2. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
-Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm: Màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhuỵ có chất dính.
3. Củng cố:
- Thụ phấn là gì?
- Thế nào là thụ phấn? Thế nào là giao phấn?
- Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm gì?
D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Học thuộc bài và trả lời các câu hỏi SGK.
- Về nhà ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 14/ 12/ 2012
TIẾT 35: ÔN TẬP HỌC KÌ I
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Hệ thống hoá kiến thức HKI
- Cho HS nắm vững kiến thức các chương TBTV, rễ, thân, lá, sinh sản sinh dưỡng, hoa và sinh sản hữu tính.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích tổng hợp, quan sát.
3. Thái độ:
- Bảo vệ các loại cây.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của GV:
- Tranh một số bài đã học.
2. Chuẩn bị của HS:
- Ôn lại kiến thức đã học, mẫu vật: Rễ, thân, lá, hoa.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. KTBC:
- Căn cứ vào bộ phận sinh sản chia hoa thành mấy loại?
- Theo cách xếp hoa trên cây chia hoa thành mấy loại?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG
I. Hoạt động1: Tìm hiểu về tế bào thực vật
- Quan sát tế bào thực vật, cấu tạo tế bào thức vật gồm những bộ phận nào, chức năng?
- Sự lớn lên và phân chia tế bào (nắm được quá trình phân bào)
- GV cho HS trả đổi thảo luận
II. Hoạt đông 2: Tìm hiểu về rễ.
- Các loại rễ, các miền của rễ
- Cấu tạo miền hút của rễ
- Sự hút nước và muối khoáng của rễ
-Biến dạng của rễ
- GV cho HS trả đổi thảo luận
III. Hoạt động 3: Tìm hiểu về thân.
- Cấu tạo ngoài của thân
- Thân dài ra do đâu?
- Cấu tạo thân non
- Thân to ra do đâu?
- Vận chuyển các chất trong thân
- Biến dạng của thân
- GV cho HS trả đổi thảo luận
IV. Hoạt động 4: Tìm hiểu về lá.
- Đặc điểm ngoài của lá
- Cấu tạo trong của phiến lá
- Quang hợp
- Anh hưởng các điều kiện bên ngoài đến quang hợp
- Cây có hô hấp không?
- Phần lớn nước vào cây đi đâu?
- Biến dạng của lá
- GV cho HS trả đổi thảo luận
V. Hoạt động 5: Tìm hiểu về sinh sản sinh dưỡng.
- Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
- Sinh sản sinh dưỡng do người
- Ý nghĩa của sinh sản?
- GV cho HS trả đổi thảo luận
VI. Hoạt động 6: Tìm hiểu về hoa và sinh sản hữu tính.
- Hoa và cấu tạo của hoa?
- Nêu các loại hoa, phân biệt theo bộ phận sinh sản.
- HS trao đổi thảo luận các vấn đề đã nêu trên.
1. Tế bào thực vật
- TBTV:Vách TB, màng sinh chất, chất TB, nhân, không bào.
2. Rễ
- Rễ cọc, rễ chùm.
- Rễ gồm 4 miền.
- Các rễ biến dạng: Rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác mút.
3. Thân
- Thân cây gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách.
- Thân to ra do sự phân chia TB mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
4. Lá
- Các phần của lá
- Biểu bì, thịt lá, gân lá.
- Các ĐK: Nước, ánh sáng, CO2, to.
5. Sinh sản sinh dưỡng
- Hình thành cây mới từ bộ phận sinh dưỡng.
- Bảo tồn nòi giống.
6. Hoa và sinh sản hữu tính
- Hoa gồm: Đài, tràng, nhị và nhuỵ
- Hoa lưỡng tính và hoa đơn tính.
3. Củng cố:
- GV hệ thống lại sơ bộ kiến thức học kì I
- Tại sao ban đêm không nên để nhều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đống kin cửa?
D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Tiếp tục ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học.
- Chuẩn bị kiểm tra HKI.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾT 36: KIỂM TRA HỌC KỲ I
( Kiểm tra theo lịch )
Ngày soạn: 04/ 01/ 2013
TIẾT 37 BÀI 30: THỤ PHẤN( TIẾP THEO )
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Giải thích được tác dụng của những đặc điểm thường có ở hoa thụ phấn nhờ gió.
- Phận biệt được những đặc điểm hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
- Nêu được một số ứng dụng những hiểu biết về thụ phấn để góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất cây trồng.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích tổng hợp, so sánh.
3. Thái độ:
- Bảo vệ các loài hoa.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của GV:
- Cây ngô có hoa, hoa bí ngô.
2. Chuẩn bị của HS:
- Mỗi nhóm một cây ngô có hoa.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. KTBC:
- Thụ phấn là gì?
- Thế nào là thụ phấn? Thế nào là giao phấn?
- Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm gì?
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG
I. Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điiểm của hoa thụ phấn nhờ gió.
- GV: Cho HS đọc thông tin SGK quan sát hình 30.3, 30.4 & thảo luận.
- HS: Đọc thông tin SGK và tiến hành thảo luận lệnh trong SGK
- Đại diện nhóm trả lời các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét, bổ sung.
? Hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điểm gì?
- HS: Nêu 5 đặc điểm
- GV: Những đặc điểm đó có lợi gì cho sự thụ phấn nhờ gió?
- HS: Tiếp tục thảo luận đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét,bổ sung rút ra kết luận.
II. Hoạt động 2: Tìm hiểu ứng dụng kiến tức về thụ phấn.
- GV: Cho HS n/c thông tin trong SGK và quan sát H 30.4-5 SGK thảo luận:
? Kể những ứng dụng về sự thụ phấn của con người.
? Khi nào hoa cần thụ phấn bổ sung
- HS: Khi thụ phấn tự nhiên gặp khó khăn
- Ngoài hình thức thụ phấn trên con người còn giúp gì cho cây trong việc thụ phấn?
- HS: Độc lập trả lời
? Cong người đã làm những gì để ứng dụng hiểu biết về sự thụ phấn
- HS: Dựa vào hiểu biết trả lời.
- GV: Ứng dụng kiến thức về thụ phấn còn có ý nghĩa như thế nào?
- HS trả lời HS khác nhận xét.
- GV nhận xét bổ sung kết luận.
3. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió
* Đặc điểm:
- Hoa thường tập trung ở ngọn cây.
- Bao hoa thường tiêu giảm.
- Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng.
- Hạt phấn rất nhiều, nhỏvà nhẹ.
- Đầu hoặc vòi nhuỵ dài có nhiều lông.
4. Ứng dụng kiến thức về thụ phấn
- Hoa cần thụ phấn bổ sung khi thụ phấn tự nhiên gặp khó khăn
- Con người nuôi ong trực tiếp thụ phấn cho hoa
- Con người có thể chủ dộng giúp hoa giao phấn làm tăng sản lượng quả và hạt, tạo được giống lai mới có phẩm chất tốt và năng suất cao.
3. Củng cố:
- Hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điểm gì?
- Trong trường hợp nào thụ phấn nhờ người là cần thiết?
D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Học thuộc bài trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục em có biết
- Về nhà tập thụ phấn cho hoa
- Tìm hiểu về thụ tinh, kết hạt và tạo quả.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 04/ 01/ 2013
TIẾT 38 BÀI 31: THỤ TINH, KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Trình bày được quá trình thụ tinh, kết hạt và tạo quả.
- HS hiểu được thụ tinh là gì? Phân biệt thụ phấn và thụ tinh, thấy được mối quan hệ thụ phấn và thụ tinh.
- Nhận biết dấu hiệu cơ bản của sự sinh sản hữu tính.
- Xác định sự biến đổi của các bộ phận của hoa thành quả hạt sau khi thụ tinh.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức trồng và bảo vệ cây
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của GV: Tư liệu có liên quan.
2. Chuẩn bị của HS: Tìm hiểu bài trước ở nhà.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.KTBC:
- Hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điểm gì?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG
I. Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng nãy mầm của hạt phấn.
- GV: Hướng dẫn HS quan sát hình 31.1 tìm hiểu chú thích.
HS: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi
-Mô tả hiện tượng nảy mầm của hạt phấn?
- HS: Quan sát hình và mô tả
- GV: Giảng giải cho HS nắm được
Hạt phấn ----> ống phấn
TB sinh dục đực chuyển lên đầi ống phấn xuyên qua đầu nhuỵ, vòi nhuỵ vào trong bầu nhuỵ.
- HS: Lắng nghe ghi nhớ kiến thức
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận
II. Hoạt động 2: Tìm hiểu về thụ tinh.
GV: Yêu câu HS tiếp tục quan sát hình 31.1 và đọc thông tin SGK
? Thụ tinh là gì
- HS trả lời
?Thụ tinh xảy ra tại phần nào của hoa?
- HS trả lời
? Tai sao thụ tinh là dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính?
HS: Trả lời
GV: Giúp HS hoàn thành kiến thức và nhấn mạnh sự sinh sản có tham gia tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái trong thụ tinh gọi là sinh sản hữu tính.
III. Hoạt động 3: Tìm hiểu về kết hạt và tạo quả.
GV: Yêu câu HS trả lời câu hỏi
? Sau khi thụ tinh TB hợp tử phát triển thành bộ phận nào
? Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành
? Noãn sau khi thụ tinh đã hình thành bộ phận nào của hạt
? Quả do bộ phận nào của hạt tạo thàn
? Các bộ phận khác của hoa sẽ như thế nào sau khi hình thành quả và hạt
? Quả có chức năng gì( chứa chất dinh dưỡng và bảo vệ hạt)
- HS: Trả lời
- GV nhận xét bổ sung kết luận
1. Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn
- Sau khi thụ phấn, mỗi hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhuỵ trương lên và nảy mầm thành ống phấn.
- Tế bào sinh dục đực được chuyển đến phần đầu của ống phấn.
- Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhuỵ vào trong bầu. Khi tiếp xúc với noãn, tế bào sinh dục đực chiu vào noãn.
2.Thụ tinh
- Thụ tinh là quá trình kết hợp TB sinh dục đực và TB sinh dục cái tạo thành hợp tử.
- Sự thụ tinh xãy ra ở noãn.
- Dấu hiệu của sự sinh sản hữu tính: Là sự kết hợp TB sinh dục đực và TB sinh dục cái trong thụ tinh hoặc sinh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản hữu tính.
3. Kết hạt và tạo quả
- Sau khi thụ tinh hợp tử phát triển thành phôi.
- Noãn phát triển thành hạt chứa phôi. - Bầu phát triển thành quả chứa hạt.
- Các bộ phận khác của hoa héo và rụng.
3. Củng cố:
- Trình bày hiện tượng nảy mầm của hạt phấn?
- Cho biết sự kết hạt và tạo quả?
D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Học lại bài và trả lời câu hỏi SGK
- Chuẩn bị bài các loại quả: Đu đủ, đậu hà lan, cà chua, chanh, táo, me, phượng
E. RÚT KINH NGHIÊM:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 10/ 01/ 2013
CHƯƠNG VII: QUẢ VÀ HẠT
TIẾT 39 BÀI 32: CÁC LOẠI QUẢ
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- HS biết được đặc điểm hình thái, cấu tạo của quả: quả khô, quả thịt.
- HS biết được con người và sinh vật sống được nhờ vào nguồn dinh dưỡng, phần lớn thu nhận từ các loại quả.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, thực hành
- Vận dụng kiến thức để biết chế biến bảo quản quả và hạt sau thu hoạch.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập, bảo vệ cây xanh, đặc biệt là cơ quan sinh dưỡng.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của GV:
- Một số quả khô và quả thịt.
2. Chuẩn bị của HS:
- Mỗi nhóm gồm quả đu đủ, cà chua, táo, quất, đậu hà lan
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. KTBC:
- Cho biết sự kết hạt và tạo quả?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG
I. Hoạt động 1: Tìm hiểu cách phân chia các loại quả.
- GV: Cho HS đem quả chuẩn bị sẵn ở nhà đem đến chia làm hai nhóm.
? Dựa vào đặc điểm nào đẻ chia nhóm
- HS: Báo cáo kết quả
? Hãy viết những đặc điểm mà em dùng để phân chia chúng
- HS dựa vào một số đặc điểm để phân chia quả.
- GV: Nhận xét cách chia quả của HS
II. Hoạt động 2: Tìm hiểu về các loại quả chính.
- GV: Cho HS n/c thông tin trong SGK
? Em cho biết có mấy loại quả chính? Nêu đặc điểm của từng loại quả đó?
- HS: trả lời
- GV nhận xét bổ sung chốt lại
- GV: Các em hãy quan sát những quả khô đem theo, phần vỏ quả để tìm những đặc điểm chia quả thành 2 nhóm?
- HS: Trả lời
- GV: Dựa vào những đặc điểm nào để chia quả khô? Hãy gọi tên?
- GV: Hãy sắp xếp các nhóm quả thành 32.1
- Hãy kể tên một số quả khô mà em biết?
- HS nêu
- GV nhận xét bổ sung kết luận.
- GV: Yêu cầu đọc thông tin trong SGK tìm hiểu đặc điểm hai nhóm quả thịt?
- GV: Trong những quả trong hình quả nào có khả năng cắt ngang?
Có mấy loại quả thịt?
- HS: Trả lời
- GV: Hãy tìm thêm các VD khác.
- GV liên hệ: Con người và sinh vật sống được nhờ vào nguồn dinh dưỡng. Vậy nguồn dinh dưỡng này phần lớn được lấy từ đâu? Bản thân em cần phải làm gì để bảo vệ các cây có gí trị
- GV nhận xét bổ sung, kết luận.
1. Căn cứ vào đặc điểm nào phân chia các loại quả
- Dựa vào đặc điểm hình thái vỏ quả để phân chia quả.
2. Các loại quả chính
- Có hai loại quả chính quả khô và quả thịt.
+ Quả khô khi chín vỏ khô, cứng và mỏng. VD: quả trò, quả cải
+ Quả thịt khi chín mềm, vỏ dày chứa đầy thịt quả. VD: quả cà chua, quả xoài
a. Các loại quả khô
- Có hai nhóm quả khô : quả khô nẻ và quả khô không nẻ.
+ Quả khô nẻ vỏ có khả năng tách ra.
VD: Quả cải, quả đậu hà lan
+ Quả khô không nẻ khi chín quả không tách ra.
VD: Quả chò, quả thìa là, cà rốt, tía tô
b. Các loại quả thịt
- Quả thịt gồm 2 nhóm:
+ Quả mọng quả mềm chứa đầy thịt, mọng nước hay ít nước.
VD: Cà chua, chanh, chuối, đu đủ, hồng, nho, bầu bí
+ Quả hạch có hạch cứng chứa hạt ở trong.
VD: Quả dừa, táo, đào, mơ, mận, xoài
* Con người và sinh vật sống được nhờ vào nguồn dinh dưỡng. Nguồn dinh dưỡng này được thu nhận phần lớn từ các loại quả
3. Củng cố:
- Có mấy loại quả chính?
- Đặc điểm của từng loại quả?
D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ :
- Học thuộc bài và trả lời các câu hỏi SGK
-Chuẩn bị: “Hạt và các bộ phận của hạt” GV hướng dẫn HS ngâm hạt đậu đen cho TN của bài sau.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 10/ 01/ 2013
TIẾT 40 BÀI 33: HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Mô tả được các bộ phận của hạt: hạt gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. Phôi gồm: rễ mầm, thân mầm, lá mầm, chồi mầm. Phôi có 1 là mầm( ở cây 1 lá mầm) hay 2 lá mầm ( ở cây 2 lá mầm)
- HS biết được con người và s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12460430.doc