Bài 38 : RÊU- CÂY RÊU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nêu được đặc điểm về nơi sống, cấu tạo và sinh sản của cây rêu.
- Phân biệt được rêu với tảo và với cây xanh có hoa.
- Mô tả được cấu tạo túi bào tử và sự sinh sản bằng bằng bào tử của rêu.
- Trình bày được quá trình phát triển của rêu
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh
- Hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Có lòng yêu thích bảo vệ tảo
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ trong hoạt động nhóm
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về đặc điểm cấu tạo, sinh sản, phát triển, môi trường sống và vai trò của rêu
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, lớp
287 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học 6 cả năm - Trường THCS Hòa Hiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.......................................................................................................................................................
*******************************************************
TUẦN 19 - Tiết 38
Ngày soạn: 20 /12/2017
Bài 30 THỤ PHẤN (TT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Giải thích được những đặc điểm có ở hoa thụ phấn nhờ gió.
- So sánh hoa thụ phấn nhờ gió với hoa thụ phấn nhờ sâu bọ (biểu hiện của hiện tượng giao phấn)
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát mẫu vật để nhận biết kiến thức
- Phân tích, hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Có lòng yêu thích bảo vệ hoa
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG
- Kĩ năng phân tích ss đặc điểm thích nghi của các loại hoa với các hình thức thụ phấn
- Kĩ năng vận dụng kiến thức về thụ phấn trong trồng trọt tại gia đình
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Quan sát - Vấn đáp- tìm tòi - Trực quan
- Dạy học nhóm - Trình bày 1 phút
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh hình 33.3→33.5SGK
- Mẫu vật các loại hoa thụ phấn nhờ gió ( nếu có)
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Khởi động
a. Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu 1) Thụ phấn là gì ? Nêu đặc điểm của hoa tự thụ phấn ?
Câu 2) Giao phấn là gì ? Nêu đặc điểm của hoa giao phấn ?
Câu 3) Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ ? Cho ví dụ ?
b. Đặt vấn đề : Quá trình giao phấn hoa ngoài thực hiện nhờ sâu bọ còn được thực hiện nhờ gió và nhờ người.
2) Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CỦA HOA THỤ PHẤN NHỜ GIÓ(17’)
MT: HS nắm được đặc điểm thường có của hoa thụ phấn nhờ gió.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV treo tranh phóng to, hướng dẫn học sinh quan sát hình 30.3; 30.4 SGK trả lời
+ Nhận xét vị trí của hoa ngô đực và cái?
+ Vị trí đó có t/dụng gì trong cách thụ phấn nhờ gió?
-GV yc HS đọc mục □/101, thảo luận nhóm (2’) hoàn thành phiếu học tập
- GV gọi đại diện nhóm hoàn thành phiếu học tập
- GV hoàn chỉnh phiếu học tập cho HS
- GV y/cầu so sánh hoa thụ phấn nhờ gió và sâu bọ
- GV lưu ý những điểm khác nhau đó phù hợp với các kiểu thụ phấn
- HS quan sát, nêu được
+ Hoa đực ở trên hoa cá ở dưới
+ Dễ tung hạt phấn
- HS đọc SGK, thảo luận nhóm ,hoàn thành phiếu học tập
- HS vận dụng nêu được: chú ý về bao hoa, nhị và nhụy
KL:
- Hoa thường nằm ở ngọn cây
- Bao hoa tiêu giảm Dễ dàng cho gió thổi hạt phấn đi
- Chỉ nhị dài, hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ→ Đưa hạt phấn đi xa
- Đầu nhụy dài, có lông dính →Giữ hạt phấn lại
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU NHỮNG ỨNG DỤNG CÁC KIẾN THỨC VỀ THỤ PHẤN (15 phút)
MT: HS nêu được những ứng dụng về thụ phấn của con người
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 4 để trả lời câu hỏi cuối mục:
+ Kể những ứng dụng về thụ phấn của con người ?
- GV gợi ý:
+ Khi nào cần thụ phấn bổ sung ?
+ Làm gì để hổ trợ hoa thụ phấn ?
- GV gọi đại diện HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung
- GV nhận xét hoàn chỉnh nội dung
- GV lưu ý: con người đã chủ động thụ phấn cho hoa nhằm tăng sản lượng quả và hạt, tạo ra giống lai mới
- HS đọc SGK, nêu được :
+ Khi thụ phấn tự nhiên gặp khó khăn
+ Nuôi ong để thụ phấn, trồng cây nơi thoáng gió
+ VD: thụ phấn cho ngô
- Đại diện HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung
- HS lưu ý
- HS vận dụng nêu được : khi thời tiết không thuận lợi hay muốn nâng cao năng suất
KL:
- Chủ động giao phấn cho hoa nhằm tăng sản lượng quả và hạt.
- Tạo giống lai mới có phẩm chất tốt và năng suất cao.
3) Luyện tập, vận dụng (4’)
- GV yêu cầu HS tổng kết bài bằng BĐTD
+ Hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điểm gì ?
+ Còn người đã làm gì giúp hoa thụ phấn ? Ý nghĩa của việc làm đó ?
4. Mở rộng kiến thức :(2’)
- Về nhà em hãy tìm hiểu và thụ phấn cho hoa mướp, bầu, bí ..... sau đó theo dỏi và ghi chép mô tả lại quá trình phát triển của các loại quả đó.
5) Dặn dò (1’)
- Học bài theo nd vở ghi và làm bài tập ở SGK , Đọc mục ‘Em có biết’
- Xem soạn trước bài 31SGK
- Các nhóm chuẩn bị vật mẫu theo sgk ( Có thể thay thế )
Rút kinh nghiệm: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
************************************
TUẦN 20- Tiết 39
Ngày soạn: 28 /12/2017
Bài 31 THỤ TINH, KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được thụ tinh là gì? Phân biệt được thụ phấn và thụ tinh, thấy được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh
- Nhận biết dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính
- X/định được sự biến đổi các bộ phận của hoa để hình thành quả và hạt sau khi thụ tinh
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát mẫu vật để nhận biết kiến thức
- Phân tích, hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Có lòng yêu thích bảo vệ hoa
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực, hợp tác trong thảo luận nhóm
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để nắm được quá trình thụ tinh, kết hạt và tạo quả
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Quan sát
- Vấn đáp- tìm tòi
- Trực quan
- Dạy học nhóm
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh hình 31.1SGK
V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Khởi động
a. Kiểm tra bài cũ 5’
Câu 1) Hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điểm gì? Những đặc điểm đó có lợi gì cho thụ phấn?
Câu 2) Trong những trường hợp nào thì thụ phấn nhờ người là cần thiết? Cho ví dụ?
b. Đặt vấn đề Sau khi thụ phấn, tiếp theo là quá trình thụ tinh để tạo hạt và kết quả
2) Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ SỰ THỤ TINH (20 Phút)
MT: HS nắm được khái niệm sự thụ tinh và sinh sản hữu tính
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV giới thiệu cho HS nắm sau quá trình thụ phấn là quá trình thụ tinh
1) Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình 31.1SGK, xem kĩ các chú thích, đọc thông tin ở mục 1
- GV đặt câu hỏi: Mô tả hiện tượng nảy mầm của hạt phấn?
- GV gọi HS trình bày trên tranh→HS khác nhận xét bổ sung
- Giáo viên kết hợp giải thích thêm.
- GV yêu cầu học sinh rút ra kết luận về hiện tượng nảy mầm của hạt phấn.
2) Thụ tinh
- GV yêu cầu học sinh tiếp tục quan sát hình 31.1 và đọc thông tin mục 2 sách giáo khoa, thảo luận thực hiện lệnh trong sách giáo khoa.
+ Sự thụ tinh xảy ra ở phần nào của hoa?
+ Thụ tinh là gì?
+ Tại sao nói sự thụ tinh là dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính?
- GV nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức và lưu ý dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính từ đó phân biệt với ss vô tính mà các em đã học
→ Phân biệt hiện tượng thụ phấn và thụ tinh?
- Giáo viên nhận xét hoàn chỉnh nội dung
- HS quan sát, nêu được: hiện tượng nảy mầm của hạt phấn và đường đi của ống phấn
- HS trình bày trên tranh→HS khác nhận xét bổ sung
- HS rút ra kết luận
- HS quan sát hình thảo luận nêu được:
+ Ở noãn
+ Sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và cái
+ Vì có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và cái
- HS lưu ý
- HS vận dụng phân biệt: Thụ phấn sự tiếp xúc của hạt phấn với đầu nhụy, thụ tinh là sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và cái, thụ phấn diễn ra thì mới có quá trình thụ tinh
KL: 1. Hiện tượng nẩy mầm của hạt phấn:
- Hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhụy rồi trương lên và nẩy mầm tạo thành ống phấn
- TBSD đực chuyển đến đầu ống phấn.
- Ống phấn xuyên qua đầu và vòi nhụy, chuyển tới bầu nhụy
2. Thụ tinh: (xảy ra ở noãn)
- Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) có trong noãn tạo thành 1 tế bào mới là hợp tử.
- Sinh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản hữu tính.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ SỰ KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ (12phút)
MT: HS nắm được các biến đổi của hoa sau khi thụ tinh để tạo thành quả và hạt
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV lưu ý HS sau khi thụ tinh xảy ra thì có sự biến đổi các bộ phận của hoa
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 3, thảo luận (2’) trả lời:
+ Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành ?
+ Noãn sau khi thụ tinh tạo thành bộ phận nào của hạt?
+ Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành ? Quả có chức năng gì?
- GV gọi đại diện HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung
- GV nhận xét và hoàn chỉnh kiến thức
- GV lưu ý : có 1 số quả có nhiều hạt là do có nhiều noãn cùng thụ tinh, cũng có 1 số quả không có hạt là do có quá trình thụ phấn nhưng không có thụ tinh hoặc thụ tinh bị phá hủy
- GV liên hệ: hiện nay người ta áp dụng trống cây không có quả không hạt
- HS đọc SGK, nêu được :
+ Do noãn
+ Vỏ noãn→cỏ hạt, hợp tử→phôi
+ Bầu nhụy→quả có chức năng bảo vệ hạt
- Đại diện HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung
- HS lưu ý
- HS ghi nhớ
KL: Sau khi thụ tinh xong:
- Hợp tử phát triển thành phôi.
- Noãn phát triển thành hạt chứa phôi
- Vỏ noãn→hình thành vỏ hạt
- Bầu nhụy phát triển thành quả chứa hạt→quả bảo vệ hạt
3) Luyện tập, vận dụng (4’)
Câu 1) Hãy kể những hiện tượng xảy ra trong quá trình thụ tinh? Hiện tượng nào là quan trọng nhất?
Câu 2) Phân biệt hiện tượng thụ phấn và thụ tinh?
4. Mở rộng kiến thức (3’) Tìm hiểu :
- Tại sao một số quả không có hạt ?
- Đọc mục : « Em có biết »
5. Dặn dò (1’)
- Học bài và làm bài tập ở SGK
- Đọc muc ‘Em có biết’
- Xem trước bài 32SGK
Rút kinh nghiệm: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*************************************************
TUẦN 20- Tiết 40
Ngày soạn: 1 /1/2018
Bài 30 BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nắm được 2 hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và do người, phân biệt hai hình thức sinh sản này
- HS phải nắm được đặc điểm,cấu tạo,chức năng của hoa .
- Vận dụng các kiến thức đã học để giái các bài tập trong chương V, VI.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng giải bài tập
3. Thái độ
- Tự học bài, tự nghiên cứu TL, sgk...
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước lớp
- Kĩ năng hợp tác nhóm để giải thích các vấn đề liên quan đến sssd và hoa
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Dạy học nhóm
- Trình bày 1 phút
- Động não
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK, VỞ BT
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Khởi động
a. Kiểm tra bài cũ
b. Đặt vấn đề
Nhằm hoàn thiện và khắc sâu kiến thức cho các em về hình thức sssd và cấu tạo hoa, chúng ta sẽ giải một số bài tập trong tiết học hôm nay.
2) Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC ĐÃ HỌC (18 Phút)
MT: HS củng cố, khắc sâu kiến thức đã học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV yêu cầu HS nhắc lại 1 số kiến thức đã học - GV nhận xét và nhắc lại các nội dung trọng tâm cho HS nắm:
1/ Khái niệm ss sinh dưỡng và do người
2/ Các hình thức sinh sản tự nhiên
3/ Các ứng dụng của ss s/dưỡng do người
4/ Phân biệt giâm cành và chiết cành dựa vào khái niệm, các bước tiến hành, ý nghĩa và ví dụ
5/ Cấu tạo và chức năng của hoa
6/ Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn là gì? Đặc điểm của chúng
7/ Những đđcủa hoa thụ phấn nhờ sâu bọ?
8/ Giải thích vì sao những hoa nở vào ban đêm thì có mùi thơm
- GV hoàn thiện nội dung cho HS
- HS nhắc lại các kiến thức trọng tâm
+ K/niệm (SGK)
+ Sinh sản bằng thân bò, rễ củ, lá
+Giâm cành, chiết cành, ghép cây
+ HS vận dụng phân biệt
+ Gồm cuống hoa, đế hoa, đài, tràng, nhị, nhụy
+ Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó. Hoa giao phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy hoa khác
+ Có mùi thơm để hấp dẫn sâu bọ
- HS ghi nhớ kiến thức
HOẠT ĐỘNG 2: CHỮA 1 SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TÂP (21 phút)
MT: HS hoàn thiện và giải đáp được các bài tập khó
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV nêu 1 số câu hỏi ở vở bài tập và SGK để cả lớp cùng thảo luận trả lời:
+ Câu 2, 3, 4/ Tr88 SGK
+ Câu 3, 4/ tr91SGK
+ Câu 3/tr98SGK, câu 4/tr100SGK
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời
- GV n/xét hoàn chỉnh các câu trả lời cho HS
- GV yêu cầu HS xem lại nội dung đã học từ bài 26- 30 SGK nêu lên những vấn đề mình còn thắc mắc để cả lớp cùng giải quyết
- GV yêu cầu cả lớp thảo luận, GV giúp các nhóm hoàn thiện
- GV gọi đại diện HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung
- GV nhận xét hoàn chỉnh kiến thức
- HS các nhóm thảo luận, thống nhất trả lời
- HS ghi nhớ
- HS nêu nội dung mình còn thắc mắc
- HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung
- HS ghi nhớ
3) Luyện tập, vận dụng (4’)GV yêu cầu nắm vững các nội dung đã học trong chương V, VI
4. Tìm tòi – mở rộng
- GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm thông tin liên quan đến kiến thức chương VI
5) Dặn dò (1’) Xem trước bài Các loại quả
Rút kinh nghiệm: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
==================================
A. MỤC TIÊU CHƯƠNG
- HS biết cách phân chia các loại quả khác nhau và biết chia quả thành 2 nhóm chính dựa vào vỏ quả
- HS nắm được các bộ phận của hạt và phân biệt được hạt 1 lá mấm và 2 lá mầm
- HS nắm được các cách phát tán của quả và hạt → đặc điểm thích nghi với mỗi cách phát tán
- Nắm được các điều kiện cần cho hạt nảy mầm và giải thích cơ sỡ khoa học của 1 số biện pháp kĩ thuật gieo trồng và bảo quản .
- Hệ thống hóa được cấu tạo và chức năng phù hợp với các cơ quan
B. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG
Tuần
Tiết
Bài dạy
21
41
42
Các loại quả
Hạt và các bộ phận của hạt
22
43
44
Phát tán của quả và hạt
Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
23
45
46
Tổng kết về cây có hoa
Tổng kết về cây có hoa(tt)
C. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
TIẾT
BÀI
ĐỒ DÙNG
41
42
43
44
45
46
Các loại quả
Hạt và các bộ phận của hạt
Phát tán của quả và hạt
Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
Tổng kết về cây có hoa
Tổng kết về cây có hoa(tt)
Tranh hình 32SGK, mẫu vật các loại quả
Tranh hình 33.1, 33.2 SGK,mẫu vật hạt đậu đen, ngô và kính lúp
Tranh hình 34.1→34.5SGK
TN như SGK, bảng phụ
Tranh hình 36.1→ 36.2 SGK, mẫu vật bèo tây, rong
D. KIẾN THỨC KHÓ CỦA CHƯƠNG
+ Bài 32: Các loại quả
- Phân biệt quả thịt với quả hạch
+ Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt
- Các bộ phận của hạt
+ Bài 34: Phát tán của quả và hạt
- Đặc điểm thích nghi với các hình thức phát tán
+Bài 36: Tổng kết về cây có hoa
- Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng
- Sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan
E. BIỆN PHÁP
+ Bài 33: GV cho HS làm TN ở nhà và tách từng bộ phận cho HS dễ quan sát được các bộ phận của hạt
+ Bài 34: GV hướng dẫn HS quan sát kĩ các đặc điểm thích nghi với mỗi cách phát tán
+ Bài 36: GV cho HS nghiên cứu lại các nội dung đã học và lấy nhiều VD thực tế cho HS dễ hiểu
************************************
TUẦN 21 - Tiết 41
Ngày soạn: 3/1/2018
Bài 32 CÁC LOẠI QUẢ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phân chia các loại quả thành các nhóm khác nhau.
- Dựa vào đđiểm vỏ quả phân biệt: quả khô và quả thịt.
- Nhận biết được các loại quả bắt gặp trong thực tế đời sống.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, thực hành
- Phân tích, hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Có lòng yêu thích bảo vệ các loại quả
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực, hợp tác trong thảo luận nhóm
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để xác định đặc điểm của vỏ quả là đặc điểm chính để phân loại quả và đặc điểm 1 số loại quả thường gặp
- Kĩ năng trình bày ý kiến trong thảo luận
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Quan sát
- Vấn đáp- tìm tòi
- Trực quan
- Dạy học nhóm
- Trình bày 1 phút
- Động não
- Truyền động lực
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh hình 32.1SGK
- Mẫu vật các loại quả
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1) Khởi động :
a) KTBC: Không kiểm tra
b) Đặt vấn đề : Quả có rất nhiều loại.Vậy việc phân chia chúng dựa vào đặc điểm nào?
Câu đố vui:
Hoa trắng như hoa mận
Quả đẹp như quả đào
Tên gọi mới đẹp làm sao
“Hát cười trong giấc ngủ”. – Là quả gì? (Quả mơ)
Ngoài xanh giữa xơ
Đá rắn xây bờ
Men ngà trắng mịn
Nước ngọt hồn thơ. – Là quả gì? (Quả dừa)
2) Hình thành kiến thức mới :
HOẠT ĐỘNG 1: TẬP PHÂN NHÓM CÁC LOẠI QUẢ (15 Phút)
MT: HS tập phân chia quả thành các nhóm khác nhau theo tiêu chuẩn tự chọn
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV yêu cầu HS đặt mẫu vật lên bàn quan sát kết hợp hình 32.1 trang 105 SGK, thảo luận nhóm trong 5’ thử phân chia các nhóm quả
- GV hướng dẫn HS phân chia các loại quả dựa vào điểm giống nhau giữa chúng
+ Em có thể phân chia quả đó thành mấy nhóm?
+ Hãy viêt những đặc điểm mà em đã dùng để phân chia chúng?
- GV nhận xét và hướng dẫn HS cách chia nhóm như gợi ý sau
+ Quan sát tìm xem giữa chúng có đặc điểm nào nổi bật để phân chia
+ Định ra tiêu chuẩn về mức độ khác nhau về đặc điểm đó
+ Cuối cùng chia các nhóm quả bằng cách xếp các quả có những đặc điểm giống nhau vào 1 nhóm
- GV lưu ý đó là cách phân chia theo tiêu chí của mình đề ra không xuất phát từ mục đích nghiên cứu
- HS đặt mẫu vật lên bàn quan sát, thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV, phân chia các nhóm quả
- HS lưu ý
- HS quan sát rút ra câu trả lời
- HS lưu ý phân chia cho đúng
KL: Chúng ta có thể phân chia quả theo nhiều cách như dựa vào vỏ quả, màu sắc, số lượng hạt, hình dạng
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU CÁC LOẠI QUẢ CHÍNH (25 phút)
MT: HS nắm được cách phân chia các loại quả thành các nhóm
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a. Phân biệt quả khô và quả thịt:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong sách giáo khoa để biết tiêu chuẩn của 2 nhóm quả chính: quả khô và quả thịt
- GV yêu cầu HS quan sát hình 32.1 xếp quả thành hai nhóm theo tiêu chuẩn đã biết
+ Liên hệ thực tế ở đại phương : Kể tên 1 số quả khô và quả thịt khác mà em biết?
b. Phân biệt các loại quả khô
- GV yêu cầu học sinh quan sát vỏ quả khô khi chín -> nhận xét chúng có đặc điểm gì khác mà chia quả khô thành hai nhóm.
- Ghi lại đặc điểm của từng nhóm quả khô? Gọi tên hai nhóm quả khô
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ
-> Giáo viên nhận xét, lưu ý: đối với những quả khô nẻ ta phải thu hoạch trước khi chúng khô nẻ ra vì hạt rơi ra ngoài
c. Phân biệt các loại quả thịt:
- GV yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa và dùng dao cắt ngang quả chanh và quả mơ hoặc táo trả lời
+ Điểm khác nhau giữa quả mọng và hạch?
+ Xếp những quả thịt ở hình 32.1 vào 1 trong 2 nhóm
+ Tìm thêm vd quả mọng và quả hạch?
- GV nhận xét và lưu ý HS cách bảo quản loại quả thịt
- GV giáo dục ý thức bảo vệ các loại quả
- HS đọc SGK,
- HS quan sát hình xếp quả thành 2 nhóm
- HS lấy ví dụ
- HS thảo luận cặp đôi (theo bàn): quan sát, nhận xét và rút ra đặc điểm để phân chia các loại quả khô
- HS lấy ví dụ
+ Khô nẻ: đậu bắp, đậu đen
+ Khô không nẻ: đậu lạc, phượng.
- HS lưu ý
- HS đọc SGK, dùng dao cắt ngang quả mơ và chanh, thảo luận theo nhóm, trả lời các câu hỏi, Yêu cầu nêu được:
+ Quả mọng đầy thịt quả, quả hạch có hạch cứng bao lấy hạt
+ HS tự xếp vào 1 trong 2 nhóm
+ HS lấy ví dụ
- HS ghi nhớ
KL Dựa vào đặc điểm vỏ quả chia thành 2 loại quả chính:
1. Quả khô: khi chín vỏ: khô, cứng, mỏng.
+ Quả khô nẻ: khi chín,vỏ quả tự tách ra.Vd: quả đậu xanh, quả nổ,quả bông gòn
+ Quả khô không nẻ: khi chín, vỏ quả không tự tách ra được. Vd: quả me, quả thìa là, quả chò,
2. Quả thịt: khi chín mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả.
+ Quả mọng: quả khi chín gồm toàn thịt quả. Vd: đu đủ, cà chua, chuối,
+ Quả hạch: ngoài phần thịt quả, có hạch cứng bọc lấy hạt. Vd: quả xoài, cóc, táo
3) Luyện tập ,vận dụng : (5’)
Câu 1) Vì sao người ta phải thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô?
Câu 2) Người ta có những cách gì để bảo quản và chế biến các loại quả?
- GV yêu cầu HS tổng kết bài bằng cách vẽ BĐTD
4)Mở rộng kiến thức : (2’)
+ Em hãy hỏi người thân, anh chị, bố mẹ hoặc lên internet tìm hiểu thêm vể những loại quả.
+ Tìm hiểu thông tin về quả phức : Quả phức là loại quả được hình thành từ một cụm hoa . Mỗi hoa sẽ cho ra một quả, nhưng khi chúng lớn sẽ tạo thành một thể duy nhất. Ví dụ như quả dứa, quả sung, quả dâu tằm và quả xa kê.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI KHÓ
Câu 3/tr107SGK: Vì sao người ta phải thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô ? Trả lời: Người ta phải thu hoạch đỗ xanh, đỗ đen trước khi chín khô là vì: Nếu để quả đỗ xanh, đỗ đen chín khô thì quả sẽ tự nẻ, hạt rơi xuống đất không thu hoạch được.
Câu 4/ tr107SGK: Người ta đã có những cách gì để bảo quản và chế biến các loại quả thịt ? Trả lời: Có nhiều cách bảo quản và chế biến các loại quả thịt: Rửa sạch cho vào túi nilon để ở nhiệt độ lạnh hoặc phơi khô, đóng hộp, ép lấy nước, chế tinh dầu...
5).Dặn dò : (1’)
- Học bài và làm bài tập ở SGK
- Đọc muc ‘Em có biết’’
- Xem trước bài 33SGK
- Chuẩn bị mỗi em ít nhất một hạt đậu đen, 1 hạt ngô ( Ngâm nước ấm theo hướng dẫn trong bài 33)
* RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................
.
***********************************
TUẦN 21 – Tiết 42
Ngày soạn: 8/1/2018
Bài 33 HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS kể tên các bộ phận của hạt,
- Phân biệt hạt cây 1 lá mầm với hạt cây 2 lá mầm.
- Nhận biết được các loại cây có hạt 1 lá mầm và 2 lá mầm trong thực tế.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, thực hành
- Phân tích, hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Có lòng yêu thích bảo vệ các loại hạt
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG
- Kĩ năng hợp tác trong nhóm để tìm hiểu và phân biệt hạt 1 lá mầm và 2 lá mầm
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cấu tạo của hạt
- Kĩ năng ứng xử trong thảo luận
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Quan sát
- Vấn đáp- tìm tòi
- Trực quan
- Dạy học nhóm
- Trình bày 1 phút
- Động não
- Truyền động lực
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh hình 33.1, 33.2SGK
- Mẫu vật hạt đậu đen, đậu ván, hạt ngô
V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1) Khởi động :
a) KTBC: (5’)
Câu 1: Phân biệt quả thịt với quả khô ? Tại sao phải thu hoạch đậu xanh trước khi quả chín khô?
Câu 2: Quả mọng khác quả hạch ở điểm nào? Cho ví dụ về quả mọng và quả hạch? Quả dừa thuộc loại quả nào ?
b) Đặt vấn đề : Hạt là cơ quan sinh sản của cây có hoa. Vậy cấu tạo của hạt như thế nào? Các loại hạt có giống nhau không ?
Đố vui :
1) Vỏ đen thui thủi có hương nồng,
Dao em không sợ , lại nể dùi, ( Hạt tiêu vỏ (đen)
2) Khi còn mang vỏ có một tên, ( Hạt thóc hay lúa )
Lúc đã xay ra gọi tên gì? ( Hạt gạo )
4) Rồi khi nấu chín gọi tên khác. (Hạt cơm )
2) Hình thành kiến thức mới :
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT (20 Phút)
MT: HS nắm được hạt gồm 3 phần: vỏ, phôi, phôi nhũ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV cho HS hoạt động theo nhóm (3’)
- GV hướng dẫn học sinh bóc bỏ hai loại hạt: ngô và đỗ đen.
- Dùng kính lúp quan sát và đối chiếu với hình 33.1 và 33.2 -> tìm đủ các bộ phận của hạt.
- Sau khi quan sát học sinh điền kết quả vào bảng sách giáo khoa trang 108.
- GV hướng dẫn các nhóm chưa tách được hạt
- GV gọi HS làm bài tập→HS khác nhận xét bổ sung
- HS hoạt động theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV, lưu ý cẩn thận khi bóc vỏ hạt: ngô và đỗ đen.
- HS quan sát dưới kính lúp, nắm được các bộ phận của hạt
- HS hoàn thành bài tập, cöû ñaïi dieän trình baøy caâu hoûi, caùc nhoùm khaùc boå sung, döôùi söï höôùng daãn cuûa GV ñeå cuøng ñöa ra ñaùp aùn ñuùng.
Câu hỏi
Trả lời
Hạt đậu đen
Hạt ngô
Hạt gồm những bộ phận nào?
Vỏ, phôi
Vỏ, phôi, phôi nhũ
Bộ phận nào bao bọc và bảo vệ hạt?
Vỏ
Vỏ
Phôi gồm những bộ phận nào?
Rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm
rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm
Phôi có mấy lá mầm?
2
1
Chất dinh dưỡng của hạt chứa ở đâu?
Lá mầm
Phôi nhũ
- Giáo viên treo tranh câm: “các bộ phận của hạt đỗ đen và hạt ngô”
→Hạt gồm những bộ phận nào? Vị trí chức năng từng bộ phận
- Từ đó GV lưu ý: tại sao trong thực tế người ta thường chọn những hạt to, chắc mẩy làm giống?
- GV giáo dục ý thức bảo vệ hạt tránh sâu bệnh, mối mọt
- HS ghi chú thích các bộ phận của hạt
- Người ta thường chọn những hạt to, chắc mẩy làm giống là vì hạt nảy mầm tốt ,cây con khỏe ko sâu bệnh....
KL: Hạt gồm 3 bộ phận
- Vỏ bao bọc ở bên ngoài→bảo vệ các phần bên trong
- Phôi: rễ mầm, thân mầm, lá mầm (có 1 hoặc 2 lá) và chồi mầm →nảy mầm phát triển thành cây con
- Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong lá mầm hoặc trong phôi nhũ¦ nuôi phôi
HOẠT ĐỘNG 2: PHÂN BIỆT HẠT 1 LÁ MẦM VÀ 2 LÁ MẦM (13 phút)
MT: HS nắm được đặc điểm phân biệt hạt 1 lá mầm và 2 lá mầm
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV yêu cầu HS dựa vào bảng trên trao đổi cặp đôi theo bàn:
+ Hãy chỉ ra điểm khác nhau giữa hạt đậu đen và hạt ngô ?
- GV yêu cầu HS đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung.
- GV yêu cầu HS đọc SGK để nhận ra điểm khác nhau giữa hạt 1 lá mầm và 2 lá mầm.
→Hạt 1 LM và 2 LM khác nhau ở điểm nào?
- GV nhận xét, hoàn chỉnh nội dung.
- HS trao đổi cặp đôi (theo bàn) dựa vào bảng chỉ ra điểm khác về: + Số lá mầm trong phôi
+ Bộ phận chứa chất dự trữ
- HS đại diện phát biểu, nhóm khác nhận xết và bổ sung.
- HS vận dụng trả lời : số lá mầm trong phôi
KL: - Sự khác nhau chủ yếu giữa hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm là số lá m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12400054.doc