Giáo án Sinh học 6 - Chương II: Rễ

Bài 11 SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ (TT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS xác định con đường rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan.

- Hiểu được nhu cầu nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những điều kiện nào.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ quan sát và làm TN.

- Vận dụng kiến thức giải thích 1 số hiện tượng thực tế

3. Thái độ

- Có lòng yêu thích môn học

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng khi thảo luận nhóm

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về sự hút nước và muối khoáng của rễ cũng như các điều kiện ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của rễ

- Kĩ năng quản lí thời gian trong khi chia sẻ thông tin, trình bày báo cáo

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- VẤn đáp tìm tòi

- Dạy học nhóm, động não

- Trình bày 1 phút

- Thực hành- thí nghiệm

 

doc14 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Chương II: Rễ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỤC TIÊU CHƯƠNG - HS nắm được các loại rễ và các miền của rễ. - Nắm được cấu tạo trong miền hút của rễ phù hợp với chức năng hút nước và mk của rễ. - Nắm được 1 số loại rễ biến dạng phù hợp với chức năng. B. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG Tuần Tiết Tên bài dạy 4 8 Các loại rễ, các miền của rễ 5 9 10 Cấu tạo miền hút của rễ(Bảng 32 chỉ liệt kê tên từng bộ phận và c/ năng chính) Sự hút nước và muối khoáng của rễ 6 11 12 Sự hút nước và muối khoáng của rễ (tt) TH: Quan sát biến dạng của rễ( Kiểm tra 15 phút) C. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TIẾT TÊN BÀI ĐDDH 8 9 10,11 12 Các loại rễ, các miền của rễ Cấu tạo miền hút của rễ Sự hút nước và muối khoáng của rễ TH: Quan sát biến dạng của rễ - Mẫu vật một số loại rễ cây - Tranh hình 10.1, 10.2 SGK - Chuẩn bị TN, tranh hình 11.2 SGK - Mẫu vật khoai lang, củ sắn, cà rốt, tiêu, trầu.. D. KIẾN THỨC KHÓ CỦA CHƯƠNG +Bài 9: Cấu tạo miền hút của rễ (Cấu tạo các phần của rễ) +Bài 10,11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ (Các TN hút nước và MK của rễ) E. BIỆN PHÁP + Bài 9: GV cho HS quan sát rõ hình, nghiên cứu thông tin SGK + Bài 10,11: GV hướng dẫn HS làm TN về quá trình hút nước và muối khoáng của rễ ở nhà . + GV có thể vẽ tranh mô phỏng con đường hút nước và muối khoáng của rễ để chỉ dẫn cho HS. ************************************ Ngày soạn: 12 / 9/ 2016 Tuần 4 - Tiết 8 Bài 9: CÁC LOẠI RỄ - CÁC MIỀN CỦA RỄ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh nhận biết được 2 loại rễ chính: rễ cọc – rễ chùm, lấy được VD - Phân biệt được cấu tạo và chức năng các miền của rễ. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Có lòng yêu thích môn học II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp - Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng khi thảo luận về cách chia cây thành 2 nhóm căn cứ vào hình dạng, kích thước và cấu tạo của rễ - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, so sánh hình dạng ngoài của các loại rễ và chức năng của chúng III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - VẤn đáp - tìm tòi - Trực quan, dạy học nhóm - Trình bày 1 phút - Động não. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Mẫu vật một số rễ cây ( Cây hoang dại) - Bảng phụ, tranh hình 9.3 SGK V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ ( Có thể KT nd bài 7,8) 3. Bài mới a) Khám phá: Trò chơi “Thi tìm hiểu các loại rễ cây” - Lớp trưởng tổ chức cho từng nhóm lầ lượt nêu tên các loại rễ cây: Nhóm nào nêu được nhiều loại rễ cây thì nhóm đó thắng cuộc. b)Kết nối HOẠT ĐỘNG 1 : TÌM HIỂU CÁC LOẠI RỄ (20 Phút) MT: HS tìm hiểu các loại rễ và phân loại rễ, nhận biết các loại rễ qua tranh vẽ. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Trước khi đi tìm hiểu các loại rễ GV nhắc lại cho HS rễ là c/quan sinh dưỡng của cây - GV: Rễ có chức năng gì? - GV cho các nhóm tổ chức hđ theo nhóm - GV y/c các nhóm đem vật mẫu lên bàn - GV kẻ phiếu học tập lên bảng và yêu cầu học sinh hoàn thành theo mẫu BT Nhóm 1 2 1 2 3 Tên cây Đặc điểm chung của rễ Đặt tên rễ - GV yêu cầu học sinh chia mẫu vật rễ cây thành 2 nhóm, hoàn thành câu hỏi đầu trong lệnh Ñ đầu tiên theo mẫu trên - GV cho HS quan sát hình 9.1 xếp rễ cây ở 2 nhóm trên vào nhóm A,B - Sau đó GV cho HS quan sát rút ra đặc điểm của từng loại rễ ở nhóm A,B - Từ đó GV cho HS hoàn thành BT2 SGK/29→rút ra định nghĩa rễ cọc, rễ chùm - GV yêu cầu HS quan sát kĩ mẫu vật và tranh vẽ H9.2/ SGK tr30. - GV yêu cầu HS làm BT SGK/tr30. - Sau khi HS hoàn thành câu trả lời, GV nhận xét tổng kết lại kiến thức - HS ghi nhớ - HS trả lời: Hút nước và muối khoáng hòa tan, giữ cho cây mọc được trên đất - HS đặt mẫu vật lên bàn - HS làm bài tập theo mẫu - HS quan sát hình, xếp rễ cây vào 2 nhóm A,B - HS rút ra đặc điểm từng loại rễ - HS hoàn thành bài tập, rút ra định nghĩa rễ cọc, rễ chùm -HS quan sát hình 9.2 SGK , làm bài tập SGK /30 - HS hoàn chỉnh kiến thức ghi nhớ KL: - Rễ là cơ quan sinh dưỡng của cây→ Hút nước và muối khoáng hòa tan, giữ cho cây đứng vững trên đất. - Rễ có 2 loại : + Rễ cọc: Có rễ cái to, khoẻ, đâm sâu xuống đất và có nhiều rễ con mọc xiên, từ rễ con mọc ra nhiều rễ nhỏ hơn. ( cây tiêu, cây càfê, cây điều, cây ổi, cây xoài) + Rễ chùm: Gồm nhiều rễ to, dài gần bằng nhau, mọc toả ra từ gốc thân.( Cây hành, cây sả, cây chuối , cây ngô, cây tre.) HĐ 2: CÁC MIỀN CỦA RỄ (19 phút) MT: HS nắm được rễ gồm 4 miền và chức năng của từng miền HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV cho HS đọc thông tin trang 30 SGK. - GV treo tranh 9.3 SGK: Các miền của rễ lên bảng. + Rễ cây gồm những miền nào ? + Chức năng của từng miền? - GV gọi đại diện HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung - GV cho HS q/sát mô hình các miền của rễ và yêu cầu chỉ tên các miền của rễ và nêu chức năng của từng miền. - GV tổng kết nhận xét và lưu ý HS chức năng của miền hút là quan trọng nhất vì giúp cây lấy được nước và muối khoáng - HS đọc thông tin SGK - HS quan sát tranh, nêu được + Rễ gồm 4 miền: Miền trưởng thành, Miền hút, miền sinh trưởng, miền chóp rễ - Đại diện HS trả lời→ HS khác nhận xét bổ sung - HS lên chỉ các miền vào trên mô hình. - HS ghi nhớ KL: Rễ có 4 miền: + Miền trưởng thành: có các mạch dẫn→ có chức năng dẫn truyền. + Miền hút: có các lông hút → hấp thụ nước và muối khoáng. + Miền sinh trưởng có mô phân sinh: nơi tế bào phân chia→ làm cho rễ dài ra. + Miền chóp rễ có các tế bào biểu bì -> che chở cho đầu rễ. 4. Thực hành, vận dụng(5’) Câu 1: Phân biệt rễ cọc và rễ chùm? Cho ví dụ về rê cọc và rễ chùm. Câu 2: nêu cấu tạo các miền của rễ ? BT: Các em về nhà tìm hiểu thêm các cây có rễ cọc và cây có rễ chùm sống trong vườn hoặc trên địa phương em. BT: Khi đi học về lan thấy một người nông dân đang thu hoạch lạc (đậu phộng).Lan liền gọi các bạn lại và nói rễ cây lạc ăn ngon lắm. Theo em lan nói đến bộ phận nào của cây lạc ? Câu nói của lan có chính xác không ?Giải thích cho mọi người hiểu? 5). Hướng dẫn học bài(1’) - Học bài và làm bài tập ở SGK - Đọc mục “Em có biết” - Xem trước bài 10 HƯỚNG DẪN BÀI TẬP KHÓ Câu 1: Nêu tên 5 cây có loại rễ cọc, 5 cây có loại rễ chùm trên địa phương em sinh sống. ************************************ Ngày soạn: 16/9/2016 Tuần 5 - Tiết 9 Bài 10 CẤU TẠO MIỀN HÚT CỦA RỄ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh nắm được cấu tạo và chức năng các bộ phận của rễ - Thấy được đặc điểm cấu tạo các bộ phận phù hợp với chức năng - Biết vận dụng kiến thức giải thích 1 số hiện tượng thực tế có liên quan đến rễ cây 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát tranh, mẫu vật - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Có lòng yêu thích thực vật II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp. - Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng khi thảo luận về cấu tạo miền hút của rễ. -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, thấy được cấu tạo miền hút của rễ phù hợp với chức năng. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - VẤn đáp tìm tòi - Quan sát, dạy học nhóm - Động não IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bảng phụ - Tranh hình 10.1, 10.2, 7.4 SGK V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ (5’) Câu 1) Phân biệt rễ cọc với rễ chùm? Cho ví dụ về rễ cọc và rễ chùm? Câu 2) Rể gồm mấy miền? Chức năng của từng miền? Miền nào quan trọng nhất? 3. Bài mới a) Khám phá: (5’) - Các nhóm thi bóc vỏ một củ mì. - Tiếp tục cắt từng lát mỏng củ mì sau đó quan sát xem ơ bên trong củ mì có những phần nào. - Trao đổi nhóm: củ mì gồm mấy phần ? b)Kết nối HOẠT ĐỘNG 1: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CÁC BỘ PHẬN MIỀN HÚT CỦA RỄ (29 Phút) MT: HS nắm được cấu tạo miền hút của rễ rất phù hợp với chức năng HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV treo tranh hình 10.1 SGK yêu cầu HS quan sát dưới sự hướng dẫn của GV để thấy được miền hút gồm 2 phần vỏ và trụ giữa - GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung bảng phần cấu tạo kết hợp với hình vẽ →trình bày cấu tạo miền hút của rễ? - GV gọi HS lên trình bày - Sau đó GV treo tranh câm gọi 1 HS lên trình bày c/tạo miền hút của rễ trên tranh vẽ - GV yêu cầu HS quan sát hình 10.2 SGK + Vì sao mỗi lông hút được xem là 1 tế bào? ( HS khá) - Nx sự giống nhau và khác nhau giữa tế bào lông hút với tế bào thực vật ?( HS A5) - GV gọi đại diện HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung - GV nhận xét tổng kết - GV cho HS nghiên cứu bảng nội dung SGK /32, quan sát hình 7.4 SGK thảo luận +Cấu tạo miền hút phù hợp với chức năng như thế nào? + Lông hút có tồn tại mãi không? + Sự giống và khác nhau giữa tế bào thực vật và lông hút? - GV gọi đại diện HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung - GV gợi ý: rễ nằm trong đất nên lông hút không có chất DL, tế bào lông hút có không bào lớn, kéo dài để tìm thức ăn - HS quan sát tranh - HS nghiên cứu, trình bày cấu tạo miền hút của rễ - HS lên trình bày trên tranh vẽ - HS khá quan sát hình 10.2, trả lời + Vì mỗi lông hút có cấu tạo các thành phần giống tế bào - Đại diện HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung - HS đọc thông tin SGK - HS quan sát hình, thảo luận + Như SGK + Không + Giống: đều có các thành phần giống nhau + Khác:lông hút không có diệp luc, không bào kéo dài - Đại diện HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung - HS lưu ý KL: Miền hút của rễ gồm 2 phần: 1/ Vỏ gồm: a/ Biểu bì gồm : + 1 lớp tế bào hình đa giác xếp sát nhau → bảo vệ các bộ phận bên trong của rễ + Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài ra → hút nước và muối khoáng hòa tan b/ Thịt vỏ gồm nhiều lớp tế bào có vách hóa gỗ dày → chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa 2/ Trụ giữa gồm: - Bó mạch gồm: + Mạch rây gồm những tế bào có vách mỏng → vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây + Mạch gỗ gồm những tế bào có vách gỗ hóa dày → vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá b/ Ruột gồm những tế bào có vách mỏng → Chứa chất dự trữ. 4) Thực hành, vận dụng(5’) Câu 1: Trình bày cấu tạo miền hút phù hợp với chức năng? Câu 2: Nêu chức năng từng bộ phận miền hút của rễ ? Câu 3: Phân biệt tế bào thực vật với lông hút? 5) Hướng dẫn học bài (1’) - Học bài và làm bài tập trả lời câu hỏi ở SGK. - Đọc mục “Em có biết”. - Đọc nghiên cứu trước bài 11, làm TN ở nhà như SGK trang 35. HƯỚNG DẪN BÀI TẬP KHÓ BT 3*: Không phải tất cả các rễ cây đều có lông hút. Những cây ngập trong nước không có lông hút vì MK hòa tan trong nước ngấm trực tiếp qua các tế bào biểu bì của rễ. Ngày soạn: 18/9/2016 Tuần 5 - Tiết 10 Bài 11 SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ(T1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết quan sát, nghiên cứu kết quả thí nghiệm để tự xác định được vai trò của nước và một số loại muối khoáng chính đối với cây. - Biết thiết kế thí nghiệm để chứng minh vai trò của nước và một số loại muối khoáng chính đối với cây. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng thao tác, tiến hành TN - Vận dụng kiến thức giải thích 1 số hiện tượng thực tế 3. Thái độ - Có lòng yêu thích môn học II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG - Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng khi thảo luận nhóm - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nhu cầu nước, muối khoáng của cây - Kĩ năng quản lí thời gian khi thuyết trình kết quả thảo luận III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - VẤn đáp - tìm tòi - Quan sát, dạy học nhóm - Động não - Trình bày 1 phút IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Kết quả TN làm ở nhà - Tranh hình 11.1 SGK V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (6): Câu 1) Trình bày cấu tạo miền hút của rễ trên tranh vẽ? Câu 2) Chức năng các phần miền hút của rễ phù hợp với cấu tạo? Phân biệt tế bào thực vật với lông hút? 3. Bài mới a) Khám phá: Mỗi nhóm trồng một cây xanh vào chai có nước, một cây vào chai không có nước, để trên bàn sau khoảng 10 phút theo dỏi xem có hiện tượng gì không ? b)Kết nối: HOẠT ĐỘNG 1 : NHU CẦU NƯỚC CỦA CÂY (18phút) MT: HS thấy được nước rất cần cho cây nhưng tùy từng loại cây và giai đoạn phát triển mà câycó nhu cầu nước khác nhau. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung thí nghiệm 1 SGK - GV yêu cầu HS kết hợp với kết quả TN đã làm ở nhà thảo luận ( 2’): + Bạn Minh thực hiện thí nghiệm trên nhằm mục đích gì? + Hãy dự đoán kết quả và giải thích? - GV q/sát HS nghiên cứu tìm câu trả lời. - Sau khi HS trình bày câu trả lời -> GV cho các nhóm khác bổ sung -> GV nhận xét đưa ra câu trả lời đúng. - GV cho HS các nhóm báo cáo kết quả TN2/35 đã chuẩn bị sẵn ở nhà. - Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung trong SGK (35), thảo luận tìm câu trả lời cho Ñ 2 SGK/35 +Dựa vào kết quả TN1, 2 em có nhận xét gì về nhu cầu nước của cây? +Hãy kể tên những cây cần nhiều nước và những cây cần ít nước? +Vì sao cung cấp đủ nước, đúng lúc cây sẽ sinh trưởng tốt cho năng suất cao? - GV nhận xét, yêu cầu HS rút ra kết luận. - GV lưu ý: Cho HS phân biệt nơi sống của cây cần nhiều nước và cây cần ít nước, tránh nhầm cây ở nước cần nhiều nước, cây ở cạn cần ít nước. - GV nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức - HS nghiên cứu TN1 - HS thảo luận, nêu được + Tìm hiểu cây cần nước như thế nào + Chậu B héo, vì thiếu nước - HS trình bày câu trả lời -> các nhóm khác bổ sung - HS báo cáo kết quả TN, nghiên cứu nội dung SGK - HS thảo luận + Cây rất cần nước + Cây cần nhiều nước: tiêu, cà phê. + Cây cần ít nước: ổi, xương rồng + Vì cây cần nước tùy vào giai đoạn khác nhau. - HS rút ra kết luận - HS lưu ý KL: Nước rất cần cho cây, nhưng nhu cầu nước nhiều hay ít tùy vào loại cây, các giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây. HĐ 2: NHU CẦU MUỐI KHOÁNG CỦA CÂY (17 phút) MT: HS thấy được cây cần 3 loại muối khoáng chính: đạm, lân, kali HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV treo hình 11.1 SGK , cho HS đọc thí nghiệm 3 SGK - GV yêu cầu kết hợp kết quả TN đã làm ở nhà thảo luận. + Bạn Tuấn làm TN trên để làm gì? + Em thử thiết kế 1 TN để giải thích vế tác dụng của muối, lân, kali? - GV hướng dẫn HS thiết kế thí nghiệm theo nhóm. Gồm 3 bước: + Mục đích TN. + Đối tượng TN. + Tiến hành: điều kiện và kết quả. - GV gọi đại diện HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung - GV nhận xét kết quả từng nhóm. - Cho HS thực hiện Ñ2 SGK/ 36. - GV gọi HS trả lời, GV nhận xét hoàn chỉnh nội dung - HS đọc thí nghiệm - HS quan sát hình, thảo luận + Để biết cây cần muối khoáng như thế nào + HS thiết kế TN - Đại diện HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung - HS hoàn thành bài tập + Giúp cây sinh trưởng phát triển + Cây cần 3 loại muối khoáng chính; đạm, lân, kali. + Lúa ở giai đoạn trước trổ đồng cần nhiều đạm - HS hoàn chỉnh kiến thức KL: - Rễ cây chỉ hấp thụ muối khoáng hoà tan trong đất. - Cây cần 3 loại muối khoáng chính là: Đạm, lân, kali. - Muối khoáng giúp cây sinh trưởng và phát triển - Nhu cầu nước và muối khoáng là khác nhau đối với từng loại cây, từng thời kì trong chu kì sống của cây 4) Thực hành, vận dụng(5’) Câu 1: Nêu vai trò của nước và muối khoáng? Theo em trong giai đoạn nào cây cần nước và muối khoáng nhất? 5) Hướng dẫn học bài ở nhà (1’) - Học bài và làm bài tập ở SGK - Đọc mục “Em có biết” - Xem trước bài 11(tt) HƯỚNG DẪN BÀI TẬP KHÓ Câu 3 (tr37) : Cây cần nước và MK nhiều nhất là khi mới trồng và lúc ra hoa tạo quả. Ngày soạn: 24/9/2016 Tuần 6 - Tiết 11 Bài 11 SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ (TT) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS xác định con đường rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan. - Hiểu được nhu cầu nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những điều kiện nào. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ quan sát và làm TN. - Vận dụng kiến thức giải thích 1 số hiện tượng thực tế 3. Thái độ - Có lòng yêu thích môn học II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN - Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng khi thảo luận nhóm - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về sự hút nước và muối khoáng của rễ cũng như các điều kiện ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của rễ - Kĩ năng quản lí thời gian trong khi chia sẻ thông tin, trình bày báo cáo III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - VẤn đáp tìm tòi - Dạy học nhóm, động não - Trình bày 1 phút - Thực hành- thí nghiệm IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tranh hình 11.2 SGK V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (6’) Câu 1) Nêu vai trò của nước và muối khoáng? Theo em trong giai đoạn nào cây cần nước và muối khoáng? Cho ví dụ? Câu 2) Em hãy trình bày các TN chứng minh cây cần nước và muối khoáng? 3. Bài mới a) Khám phá: Trò chơi chuyền nước qua chai: - Mỗi nhóm chuẩn bị một chai nước, một chai không có nước, không được rót bằng cách nào có thể chuyền được nước từ chai này qua chai kia. b) Kết nối HOẠT ĐỘNG 1 : RỄ CÂY HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG (16 Phút) MT: HS nắm được con đường hút nước và muối khoáng của rễ HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV treo tranh hình 11.2 SGK yêu cầu HS quan sát - GV lưu ý HS về mũi tên chính là đường đi của nước và muối khoáng - Sau đó GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập điền từ SGK /37 - GV gọi đại diện 1-2 HS đọc bài tập→lớp nhận xét hoàn chỉnh - GV nhận xét , hoàn thiện bằng cách trình bày đường đi của nước và muối khoáng trên hình vẽ - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK +Bộ phận nào của rễ làm nhiệm vụ chủ yếu hút nước và muối khoáng? + Tại sao sự hút nước và muối khoáng không thể tách rời nhau? - GV gọi đại diện 1-2 trả lời→lớp nhận xét hoàn chỉnh - GV nhận xét hoàn chỉnh - HS quan sát tranh - HS lưu ý mũi tên chính là đường đi của nước và muối khoáng trong cây. - HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập. - Đại diện 1-2 HS đọc bài tập→lớp nhận xét hoàn chỉnh. - HS theo dõi - HS nghiên cứu SGK , nêu được + Lông hút + Vì muối khoáng hòa tan trong nước thì cây mới hút được - Đại diện 1-2 trả lời→lớp nhận xét hoàn chỉnh KL: - Rễ mang các lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan - Nước và muối khoáng hòa tan trong đất được lông hút hấp thụ → qua vỏ → mạch gỗ → các bộ phận của cây. HĐ 2: NHỮNG ĐIỀU KIỆN BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ (17 phút) MT: HS nắm được đất và thời tiết, khí hậu ảnh hưởng tới sự hút nước và mk của rễ HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV giới thiệu các yếu tố ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của rễ a) Các loại đất trồng khác nhau - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK + Đất trồng ảnh hưởng như thế nào đến sự hút nước và muối khoáng của rễ? + Cho ví dụ? - GV gọi đại diện HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung - GV yêu cầu HS liên hệ xem địa phương mình thuộc loại đất trồng nào? Việc hút nước và muối khoáng của rễ như thế nào? - GV nhận xét hoàn chỉnh nội dung b) Thời tiết, khí hậu GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK vận dụng trả lời + Thời tiết, khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến sự hút nước và muối khoáng của rễ? - GV gợi ý: khi nhiệt độ thấp dưới 00C nước đóng băng, muối khoáng không hòa tan rễ cây không hút được. khi nhiệt độ quá cao, cây thoát nước nhiều nhu cầu nước tăng - GV nhận xét, tổng kết lại các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hút của rễ - HS lắng nghe - HS đọc SGK , nêu được + Các loại đất trồng khác nhau thì ảnh hưởng khác nhau + HS lấy VD - Đại diện HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung - HS liên hệ - HS đọc SGK + Nhiệt độ cao hay thấp đều ảnh hưởng - HS lưu ý - HS hoàn chỉnh nội dung KL: - Các yếu tố bên ngoài như: thời tiết, khí hậu, các loại đất khác nhau, đều ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng. - Cần cung cấp đủ nước và muối khoáng để cây sinh trưởng và phát triển tốt. 4) Thực hành, vận dụng(5’) Câu 1: Rễ hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan từ đất vào cây như thế nào? Câu 2: Những điều kiện nào ảnh hưởng tới sự hút nước và MK của rễ ? Câu 3: Vì sao rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều? Tại sao trời nắng cần tưới nhiều nước cho cây? 5) Hướng dẫn học bài (1’) - Học bài và làm bài tập ở SGK - Đọc mục “Em có biết” - Xem trước bài 12 SGK - Học bài 7( A5),9,10, 12; chuẩn bị giấy kiểm tra 15 phút HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KHÓ (1’) GIẢI Ô CHỮ N H A T N U O C N H I P H A N T A M C A N T U G I O N G .......................................................................................................................................... Ngày soạn: 26/9/2016 Tuần 6 - Tiết 12 Bài 12 THỰC HÀNH: QUAN SÁT BIẾN DẠNG CỦA RỄ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Phân biệt và nhận dạng được 4 loại rễ biến dạng: Rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác mút. - Hiểu được đặc điễm của từng loại rễ biến dạng phù hợp với chức năng của chúng. - Giải thích một số hiện tượng của cây trong TN. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát - Phân tích, hoạt động nhóm 3. Thái độ - Có lòng yêu thích thực vật II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN - Kĩ năng hợp tác nhóm để sưu tầm mẫu vật và phân tích mẫu vật - KN tìm kiếm và xử lí thông tin, so sánh, phân tích, đối chiếu giữa các loại rễ với nhau - Kĩ năng tự tin và quản lí thời gian trong khi thuyết trình kết quả thảo luận III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - VẤn đáp tìm tòi - Dạy học nhóm, động não - Trình bày 1 phút IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tranh hình 12 SGK - Mẫu vật các loại cũ như SGK - Bảng phụ V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ (KT 15 phút) Đề bài Câu 1) Nêu cấu tạo và chức năng các phần chính của tế bào? Câu 2)- Nêu đặc điễm để nhận biết một loại rễ cọc?Lấy ví dụ ? - Nêu đặc điễm để nhận biết một loại rễ chùm?Lấy ví dụ ? Câu 3) Vai trò của nước và muối khoáng đối với cây ? Câu 3(A5):Tế bào thực vật và tế bào lông hút giống và khác nhau ở những đặc điểm nào ? 3. Bài mới a) Khám phá: Ngoài chức năng hút nước và muối khoáng cho cây, thì một số loại rễ còn thực hiện chức năng khác? Đó là những loại rễ nào? b)Kết nối HOẠT ĐỘNG 1 : MỘT SỐ LOẠI RỄ BIẾN DẠNG (10 Phút) MT: HS nắm được hình thái của các loại rễ biến dạng HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV y/c HS hoạt động theo nhóm đặt mẫu vật lên bàn q/sát đối chiếu với hình vẽ 12.1 SGK - GV kiểm tra mẫu vật của nhóm. - GV yêu cầu HS q/sát: Màu sắc, hình dạng, chức năng của rễ biến dạng rồi phân chúng thành các nhóm riêng dựa vào đđ giống nhau. - GV treo tranh nơi sống của cây bần, mắm, bụt móc giới thiệu với HS - GV nhận xét hoạt động của các nhóm và không chữa nội dung đúng hay sai - GV hướng dẩn HS tìm thấy mối liên hệ giữa cấu tạo và chức năng. - GV nhận xét kết quả phân loại của các nhóm - HS quan sát tranh, mẫu vật - HS lưu ý - HS quan sát hoàn thành cách phân loại - HS chú ý quan sát - HS chú ý - HS hoàn chỉnh cách phân loại Kết luận: có 4 loại rễ biến dạng: Rễ củ; rễ móc; rễ thở; rễ giác mút HĐ 2 : CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CÁC LOẠI RỄ BIẾN DẠNG (13phút) MT: HS nắm được các dạng chức năng của rễ biến dạng HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành bảng đặc điểm các loại rễ biến dạng -> quan sát tranh vẽ kết hợp thông tin trong SGK. - GV cho HS trả lời các câu hỏi: + Có mấy loại rễ biến dạng? + Chức năng của rễ biến dạng đối với cây là gì? - GV yêu cầu HS quan sát hình 12.1 SGK/ 41 - GV cho HS thực hiện lênh Ñ SGK/ 41 - GV nhận xét câu trả lời. - GV lưu ý: rễ thở HS không có mẫu vật nên GV cho HS quan sát hình - GV hoàn chỉnh nội dung cho HS - HS hoàn thành bảng đặc điểm các loại rễ biến dạng. - HS trả lời + Có 4 loại rễ biến dạng + Rễ cũ chứa chất dự trử cho cây dùng khi tạo hoa tạo quả, Rễ móc bám vào trụ giúp cây leo lên,Rễ thở giúp cây hô hấp trong không khí,Rễ giác mút lấy thức ăn từ cây chủ. - HS quan sát hoàn thành bài tập - HS hoàn chỉnh nội dung CÁC LOẠI RỄ BIẾN DẠNG VÀ CHỨC NĂNG Stt Tên rễ biến dạng Tên cây Đặc điểm của rễ biến dạng Chức năng đối với cây 1 Rễ củ Cà rốt, cải củ, củ mì, khoai lang, Rễ phình to. Chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa , tạo quả. 2 Rễ móc Trầu, tiêu, vạn niên thanh Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám. Giúp cây leo lên cao 3 Rễ thở Bần, mắm, bụt mọc, sanh, si Sống trong điều kiện thiếu không khí, rễ mọc ngược lên mặt đất Lấy khí oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất. 4 Giác mút Tầm gửi, tơ hồng, Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành cây khác. Lấy thức ăn từ cây chủ. Kết luận: 1/ Rễ củ : Rễ phình to, chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa , tạo quả( Thược dược, hoa hiên, lan truyền ,lan ngầm ). 2/ Rễ móc: Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám - > Giúp cây leo lên cao ( Tiêu, trầu không) 3/ Rễ thở: Sống trong điều kiện thiếu không khí, rễ mọc ngược lên mặt đất ->Lấy khí oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất( Bụt mọc, bần , mắm) 4/ Giác mút: Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành cây khác - >Lấy thức ăn từ cây chủ( Dây tơ hồng, tầm gửi) 4)Thực hành, vận dụng(5’) Câu 1) Có mấy loại rễ biến dạng? Chức năng? Cho ví dụ? Câu 2) Tại sao phải thu hoạch các cây rễ cũ trước khi ra hoa? d) Hướng dẫn học bài(2’) - Học bài và làm bài tập ở SGK - Làm bài tập SGK /42 - Xem trước bài 13 SGK HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI , BÀI TẬP KHÓ Câu 2 (sgk tr42): Vì chất dự trữ của các củ dùng để cung cấp chất dd cho cây khi ra hoa kết quả. Sau khi ra hoa kết quả thì chất dd giảm nhiều hoặc không còn nữa, làm cho rễ củ xốp, teo nhỏ lại, chất lượng và khối lượng của rễ củ giảm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHƯƠNG II.doc