Giáo án Sinh học 6 - Chương III: Thân

Bài 17 VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS biết thực hiện được thí nghiệm chứng minh sự vận chuyển nước và muối khoáng vận chuyển lên thân nhờ mạch gỗ; chất hữu cơ vận chuyển nhờ mạch rây.

- HS phân tích được vai trò của mạch rây và mạch gỗ qua các thí nghiệm,

- Biết vận dụng giải thích được một số hiện tượng trong đời sống có liên quan.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng làm thí nghiệm, sử dụng kính lúp, kính hiển vi

- Phân tích, hoạt động nhóm, quan sát

3. Thái độ

- Có lòng yêu thích bảo vệ thực vật

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG

- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK tìm hiểu cách tiến hành thí nghiệm và quan sát thí nghiệm

- Kĩ năng giải quyết vấn đề: giải thích các hiện tượng thực tế cuộc sống liên quan đến sự vận chuyển các chất trong thân

- Kĩ năng quản lí thời gian khi tiến hành thí nghiệm

 

doc27 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Chương III: Thân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV yêu cầu HS đọc SGK hoạt động theo nhóm. +Tại sao cây đậu, cây bông, cà phê thì ngắt ngọn? +Tại sao cây lấy gỗ, lấy sợi thì tỉa cành? - GV gọi đại diện HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung →Từ đó cho biết bấm ngọn đối với loại cây nào, tỉa cành đối với loại cây nào? - GV cho HS liên hệ thực tế lấy ví dụ đối với những loại cây bấm ngọn và tỉa cành - GV nhận xét hoàn chỉnh kiến thức - HS đọc SGK, thảo luận + Vì để tập trung chất dinh dưỡng cho cây ra hoa và tạo quả + Để cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi thân - Đại diện HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung - HS trả lời: Bấm ngọn đối với cây lấy quả, hạt. Tỉa cành đối với cây lấy gỗ, sợi - HS ghi nhớ KL: Để tăng năng suất cây trồng tuỳ từng loại cây mà bấm ngọn hay tỉa cành vào từng giai đoạn thích hợp. + Bấm ngọn những cây lấy: quả, hạt ( vd ) + Tỉa cành đối với những cây lấy: gỗ và sợi (vd) 4)Thực hành, vận dụng(4’) Câu 1) Thân dài ra do đâu? Tại sao phải bấm ngọn và tỉa cành phù hợp với từng loại cây? Câu 2) Những ứng dụng thực tế trong sx? 5) Hướng dẫn học bài (1’) - Học bài và làm bài tập ở SGK - Đọc mục “Em có biết” - Xem trước bài 15 SGK * Tìm Tòi mở rộng ( dành cho Hs yêu thích môn học ) + Tìm hiểu trên thực tế về sự dài ra của thân + Tham quan các vườn cây ăn trái để tìm hiểu về quá trình kích thích ra hoa, làm trái + Tìm tư liêu từ nguồn sách thư viện, internet .... để giải thích các kỷ thuật trong đời sống sx cây ăn trái và cây lấy gỗ. HƯỚNG DẪN CÂU HỎI , BT KHÓ .............................................................................................................................................. TỔ CHUYÊN MÔN NHẬN XÉT CỦA BGH Ngày soạn: 10 / 10 /2016 TUẦN 8 - Tiết 15 Bài 15 CẤU TẠO TRONG CỦA THÂN NON I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS nắm được đặc điểm cấu tạo trong của thân non -> so sánh với cấu tạo trong của rễ. - Nêu đặc điểm cấu tạo của trụ giữa phù hợp với chức năng của chúng. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh - Phân tích, hoạt động nhóm 3. Thái độ - Có lòng yêu thích bảo vệ thực vật II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG - Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi tìm hiểu về cấu tạo trong của thân, so sánh với cấu tạo miền hút của rễ III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - VẤn đáp tìm tòi - Dạy học nhóm, động não - Trình bày 1 phút - Trực quan (Quan sát tranh ảnh) IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tranh hình 15.1, 10.1 SGK - Bảng phụ V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Câu 1) Thân dài ra do đâu ? Cho ví dụ về hiện tượng bấm ngọn và tỉa cành, giải thích? Câu 2) Giải thích: tại sao cây tre lại có thân dài ra rất nhanh? 3. Bài mới a) Khám phá: “Thi kể tên các phần cấu tạo của miền hút ở rễ” - GV chia lớp ra hai đội , chọn mỗi đội một đội trưởng và 1 thư kí - Bắt đầu chơi lớp trưởng cho hai đội oẳn tù tì, đội nào thắng kể trước - Đội nào kể nhiều hơn thì đội đó thắng. b)Kết nối HOẠT ĐỘNG 1 : CẤU TẠO TRONG VÀ CHỨC NĂNG CÁC BỘ PHẬN CỦA THÂN NON (22 Phút) MT: HS thấy được cấu tạo của thân non rất phù hợp với chức năng . HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV treo tranh cấu tạo trong của thân non hình15.1 SGK yêu cầu HS quan sát và ghi nhận các bộ phận - Sau đó GV gọi 1 HS lên trình bày các bộ phận của thân non trên tranh vẽ - GV nhận xét và trình bày lại các bộ phận của thân trên tranh và lưu ý HS phần bó mạch - GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập ở bảng SGK phần chức năng - GV gọi đại diện HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung - GV hỏi: + Cấu tạo trong của thân gồm mấy phần chính? + Vỏ gồm những phần nào? Chức năng từng phần? + Trụ giữa gồm những thành phần nào? Chức năng từng phần? - GV nhận xét rút ra kết luận - HS quan sát, ghi nhận các bộ phận - HS lên trình bày trên tranh - HS ghi nhớ - HS hoàn thành - Đại diện HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung - HS trả lời + 2 phần: vỏ. trụ giữa + Vỏ gồm biểu bì→bảo vệ các bộ phận bên trong, thịt vỏ→dự trữ và tham gia quang hợp + Trụ giữa gồm mạch rây→vận chuyển chất hữu cơ, mạch gỗ→vận chuyển nước và nuối khoáng, ruột →chứa chất dự trữ. KL: Cấu tạo và chức năng của thân non gồm: 1/ Vỏ gồm : a) Biểu bì gồm một lớp tế bào trong suốt có chức năng bảo vệ và cho ánh sáng lọt vào trong thịt vỏ. b) Thịt vỏ gồm: + Nhiều lớp tế bào lớn hơn -> chứa chất dự trữ + Một số tế bào có chất diệp lục -> tham gia quang hợp 2/Trụ giữa gồm: Một vòng bó mạch gồm : + Mạch gỗ: gồm những TB vách dày hóa gỗ, không có chất TB → vận chuyển nước và muối khoáng. + Mạch rây: gồm những → vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây. b) Ruột gồm những TB vách mỏng → chứa chất dự trữ HĐ 2: SO SÁNH CẤU TẠO CỦA THÂN NON VỚI MIỀN HÚT CỦA RỄ (14 phút) MT: HS nêu được chức năng các bộ phận của thân non. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV treo tranh 15.1 và 10.1 SGK - GV chia hs thành 4 nhóm - GV tổ chức cho HS thi nhau lên ghi chú thích vào tranh các bộ phận của thân non và rễ. + Nhóm 1,3 ghi tên các bộ phận miền hút của rễ. + Nhóm 2,4 ghi tên các bộ phận miền hút của thân non. - GV yêu cầu HS thảo luận theo Ñ SGK ( 3’) + So sánh cấu tạo miền hút của rễ và thân non chúng có điểm gì giống và khác nhau? + Sự khác nhau về bó mạch ở miền hút của rễ và thân? - GV gợi ý: + Thân và rễ được cấu tạo bằng gì? + Vị trí các bó mạch? - GV gọi HS trả lời→HS khác n/x bổ sung - GV nhận xét và hoàn chỉnh nội dung - HS lên ghi vào tranh - Hs thi kể tên các bộ phận của thân non và rễ. + Thu kí ghi lại kết quả của mỗi nhóm. - HS trả lời + Giống: đều gồm vỏ và trụ giữa + Khác: vị trí các bó mạch - Đại diện HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung - HS ghi nhớ KẾT LUẬN: * Giống nhau: đều có 2 phần chính: Vỏ ( biểu bì, thịt vỏ) và Trụ giữa( Bó mạch, ruột) * Khác nhau: Cấu tạo Thân non Miền hút Biểu bì Có một lớp TB trong suốt Có TB lông hút Thịt vỏ TB có chất diệp lục TB không có chất diệp lục Bó mạch Mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẻ nhau. 4) Thực hành, vận dụng (4’) - GV yêu cầu HS tóm lược nd bài học bằng một sơ đồ tư duy. Tìm tòi mở rộng: Về nhà tìm hiểu thực tế cấu tạo các phần thân non ở ngọn cây.( Tham khảo ý kiến của người lớn ) 5/ Hướng dẫn học bài (1’) - Học bài theo nội dung vở ghi - Làm bài tập ở SGK vào vở BT - Đọc mục “Em có biết” - Đọc và soạn trước bài 16 SGK, - Chuẩn bị mẫu vật 1 thớt gỗ ( Miếng gổ giống hình 16.2,3 sgk) HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KHÓ Ngày soạn: 12/ 10 / 2016 TUẦN 8 - Tiết 16 Bài 16 THÂN TO RA DO ĐÂU? I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS trả lời câu hỏi: “Thân to ra do đâu”. - Phân biệt được dác và ròng: tập xác dđịnh tuổi cây 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh - Phân tích, hoạt động nhóm 3. Thái độ - Có lòng yêu thích bảo vệ thực vật II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN - Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để thấy được sự to ra của thân là do sự phân chia tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ, cách xác định tuổi của cây - kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm, lớp III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Dạy học nhóm, động não - Trình bày 1 phút - Trực quan. (Quan sát tranh) IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tranh hình 15.1, 16.1, 16.2 SGK - Mẫu vật đoạn thân già cưa ngang, dao, 1 cành cây V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Câu 1) So sánh cấu tạo trong của thân non với miền hút của rễ ? Câu 2) Trình bày chức năng các bộ phận chính của thân non ? 3. Bài mới a) Khám phá: - GV cho hs kề lại quá trình trồng và chăm sóc một số cây gòn để làm trụ tiêu của gđ em ( cần mô tả quá trình lớn lên của cây gòn ) - GV: + Cây gòn lớn khoảng bằng bao nhiêu thì bố mẹ lấy làm trụ tiêu ? b)Kết nối HOẠT ĐỘNG 1 : XÁC ĐỊNH TẦNG PHÁT SINH (14 Phút) MT: HS phân biệt tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV yêu cầu HS quan sát tranh hình 15.1 và 16.1SGK: em hãy trao đổi với bạn để tìm ra sự khác nhau giữa cấu tạo trong của thân trưởng thành với thân non? - GV gợi ý hình 16.1 không có phần biểu bì đó không phải là điểm khác. - GV hướng dẫn HS xác định vị trí 2 tầng phát sinh trên tranh, sau đó GV cho HS quan sát 2 tầng phát sinh trên mẫu vật đã treo. - GV hướng dẫn cách xác định trên mẫu vật: Cạo lớp vỏ màu nâu trên thân (cành) sẽ thấy lộ lớp vỏ màu xanh -> tầng phát sinh vỏ. Tách lớp vỏ xanh ra sờ lên tầng gỗ thấy nhớt -> tầng sinh trụ. GV yêu cầu học sinh đọc thông tin ð và thảo luận nhóm trong 3’ trả lời 3 câu hỏi mục Ñ: + Vỏ cây to ra nhờ bộ phận nào? + Trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào? + Thân cây to ra do đâu? - GV gọi đại diện nhóm trả lời→nhóm khác nhận xét bổ sung - GV nhận xét hoàn chỉnh nội dung - HS quan sát tranh hình 15.1 và 16.1 SGK: trao đổi với bạn tìm ra sự khác nhau giữa cấu tạo trong của thân trưởng thành với thân non. HS quan sát, nêu được: tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ - HS lưu ý - HS theo dõi - HS quan sát và lắng nghe GV phân tích. - HS đọc SGK, thảo luận nhóm => nêu được + Tầng sinh vỏ + Tầng sinh trụ + Tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ - Đại diện HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung KL: Tầng phát sinh gồm có 2 loại: Tầng sinh vỏ: nằm trong lớp thịt vỏ, làm cho phần vỏ dày thêm. Tầng sinh trụ: nằm giữa mạch rây và mạch gỗ, hằng năm sinh ra phía ngoài 1 lớp mạch rây, phía trong 1 lớp mạch gỗ làm cho bó mạch gỗ dày thêm. Þ Thân cây to ra nhờ sự phân chia các t/bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. HĐ 2: VÒNG GỖ HẰNG NĂM (10 phút) MT: HS biết đếm vòng gỗ của cây→xác định tuổi cây HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV yêu cầu HS đọc mục ð SGK và phần em có biết. - GV yêu cầu HS q/s tranh và kết hợp với mẫu vật trao dổi với bạn trả lời câu hỏi: +Tại sao có vòng gỗ có màu sáng? Có vòng gỗ có màu sẫm? →Từ đó GV yêu cầu HS xác định các vòng gỗ trên mẫu vật ( Khoanh gỗ ) - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm ( 2’) + Vòng gỗ hàng năm là gì? + Làm thế nào để đếm được tuổi của cây? - GV gọi đại diện HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung - GV gọi 1-2 HS cầm mẫu vật đếm số vòng gỗ, xác định tuổi cây - GV hướng dẫn HS cách đếm số vòng gỗ, kẽ từ tâm của thân cây ra 1 đường thẳng rồi đếm - GV tổng kết hoàn chỉnh kiến thức - HS đọc SGK - HS q/s tranh và kết hợp với mẫu vật trao dổi với bạn trả lời câu hỏi: + Vì mùa mưa cây hút thức ăn nhiều→ có màu sáng, mùa khô ít thức ăn→mầu sẫm - HS xác định trên mẫu vật - HS thảo luận, nêu được + Hàng năm cây sinh ra 1 vòng gỗ màu sáng và 1 vòng gỗ màu sẫm + Đếm số vòng sáng hoặc vòng sẫm - Đại diện HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung - HS đếm trên mẫu vật - HS ghi nhớ KL: - Hàng năm cây sinh ra 1 vòng gỗ màu sáng và 1 vòng gỗ màu sẫm được gọi là vòng gỗ hàng năm - Đếm số vòng gỗ màu sáng hoặc màu sẫm ta có thể xác định được tuổi cây. Cứ 1 vòng gỗ màu sáng hoặc 1 vòng gỗ màu sẫm cây được 1 tuổi HĐ 3: DÁC VÀ RÒNG (9 phút) MT: HS phân biệt được dác và ròng HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV yêu cầu HS hoạt động đọc lập : quan sát tranh hình 16.2 SGK và đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi: + Thế nào là dác và ròng? + Tìm sự khác nhaugiữa giác và ròng? - GV gọi đại diện HS trả lời - GV lưu ý:Dác là phần ở ngoài, ròng ở trong -GV: Khi chặt 1 cây xoan, người ta ngâm xuống ao hồ sau 1 thời gian đem lên thì phần ngoài bị bung. Đó là phần nào? Tại sao? →Trong thực tế việc sử dụng gỗ trong xây dựng, làm trụ cầu, tà vẹt đường người ta sẽ sử dụng phần nào của gỗ? - GV giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho HS - HS đọc thông tin SGK, quan sát tranh hình => nêu được + dác và ròng(SGK) - HS lưu ý - HS trả lời: phần dác vì nó mềm - HS nêu được: phần ròng - HS ghi nhớ KL: - Dác: Phần gỗ màu sáng, nằm ở bên ngoài gồm những tế bào gỗ sống giúp cây vận chuyển nước và muối khoáng. - Ròng: Phần gỗ màu thẩm rắn chắc ở phía trong gồm những tế bào gỗ chết, vách dày giúp nâng đỡ cây. * Người ta thường sử dụng phần ròng để làm đồ dung như bàn, ghế, tủ, giường 4) Thực hành, vận dụng (6’) - GV yêu cầu HS tự tóm lược nd bài học bằng bản đồ tư duy. Tìm tòi mở rộng : Về nhà thử tìm hiểu các vòng gỗ hàng năm qua các tiệm thợ mộc hoặc hỏi các chú, bác thợ mộc 5) Hướng dẫn học bài(1’) - Học bài theo nội dung vở ghi - Làm bài tập ở SGK vào vở BT - Đọc mục “Em có biết” - Đọc và soạn trước bài 17 SGK, - Chuẩn bị TN theo sgk ***********************************************************************Ngày soạn: 15 / 10 / 2016 TUẦN 9 - Tiết 17 Bài 17 VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS biết thực hiện được thí nghiệm chứng minh sự vận chuyển nước và muối khoáng vận chuyển lên thân nhờ mạch gỗ; chất hữu cơ vận chuyển nhờ mạch rây. - HS phân tích được vai trò của mạch rây và mạch gỗ qua các thí nghiệm, - Biết vận dụng giải thích được một số hiện tượng trong đời sống có liên quan. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng làm thí nghiệm, sử dụng kính lúp, kính hiển vi - Phân tích, hoạt động nhóm, quan sát 3. Thái độ - Có lòng yêu thích bảo vệ thực vật II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG - Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK tìm hiểu cách tiến hành thí nghiệm và quan sát thí nghiệm - Kĩ năng giải quyết vấn đề: giải thích các hiện tượng thực tế cuộc sống liên quan đến sự vận chuyển các chất trong thân - Kĩ năng quản lí thời gian khi tiến hành thí nghiệm III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Trực quan- tìm tòi - Dạy học nhóm, động não - Trình bày 1 phút - Thực hành- thí nghiệm IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tranh hình 17.1, 17.2 SGK - Kính lúp, kính hiển vi, kết quả thí nghiệm V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (4’) Câu 1) Phân biệt tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ? Thân to ra nhờ đâu? Câu 2) Sự khác nhau giữa dác và ròng là gì? Khi làm nhà trụ cầu người ta thường sử dụng phần nào? 3. Bài mới a) Khám phá: mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng, mạch rây vận chuyển chất hữu cơ . Có thực vậy không ta sẽ chứng minh trong bài học hôm nay. b)Kết nối ( Khởi động ) - GV chia lớp thành 3 nhóm( 3 dãy bàn), phát cho mỗi nhóm 1 viên phấn màu. + Mỗi nhóm vận chuyển viên phấn của nhóm mình từ bạn cuối nhóm -> bạn đầu nhóm -> bạn cuối nhóm. + Bằng cách nào để vận chuyển viên phấn theo sơ đồ trên ? HOẠT ĐỘNG 1 : SỰ VẬN CHUYỂN NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG HÒA TAN (20 Phút) MT: HS nằm được nước và muối khoáng được vận chuyển qua mạch gỗ HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Gv yêu cầu HS tự nghiên cứu thông tin và quan sát tranh H17.1sgk trang 54. - GV kiểm tra TN của các nhóm - GV yêu cầu nhóm HS có TN tốt nhất trình bày TN của nhóm mình. - GV quan sát kết quả các nhóm, so sánh và nhận xét các nhóm có kết quả tốt. GV cho HS xem kết quả thí nghiệm do mình làm trên cành mang hoa và trên cành mang lá GV hướng dẫn HS cắt lát mỏng trên cành của nhóm→quan sát dưới kính lúp GV đưa 1 số cành đã chuẩn bị hướng dẫn HS bốc vỏ cành GV yêu cầu đại diện 1 vài HS quan sát mẫu trên kính→xác định chỗ nhuộm màu→có thể trình bày hay vẽ lên bảng cho cả lớp theo dõi GV y/cầu HS thảo luận câu hỏi mục Ñ tr 54. + Phần nào trong thân bị nhuộm đỏ? + Rút ra kết luận? Chức năng của mạch gỗ? - GV gọi đại diện nhóm trả lời→nhóm khác nhận xét bổ sung + Từ TN trên em có nhận xét gì - GV nhận xét tổng kết - HS trình bày TN 1. Chuẩn bị TN: - Bình thủy tinh chứa nước pha màu - Dao con, kính lúp, một cành hoa trắng ( Hồng, Huệ ) 2. Tiến hành TN: - Cắm bình hoa vào bình chứa nước màu rồi để ra chỗ thoáng - Cắt ngang cành hoa, dùng kính lúp quan sát phần bị nhuốm màu. - Các nhóm trình bày kết quả - HS bốc vỏ cành hoa -> cắt 1 lát mỏng - > đặt dưới kính rồi tiến hành quan sát - HS thảo luận, nêu được + Mạch gỗ + Nước và muối khoáng được vận chuyển qua mạch gỗ - Đại diện nhóm trả lời→nhóm khác nhận xét bổ sung 3. Nhận xét: - Nước và m/khoáng hòa tan được vận chuyển theo mạch gỗ của thân (cành) KL: Nước và muối khoáng hòa tan vận chuyển từ rễ lên thân và lá nhờ mạch gỗ. HOẠT ĐỘNG 2: SỰ VẬN CHUYỂN CHẤT HỮU CƠ (16 phút) MT: Qua thí nghiệm HS nắm được chất hữu cơ vận chuyển qua mạch rây HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV yêu cầu học sinh tự đọc thông tin SGK, quan sát kết quả thí nghiệm và hình 17.2 SGK - GV: Liên hệ thực tế em đã bao giờ thấy người ta tiến hành nhân giống cây trồng như TN trên chưa ? Yêu cầu HS thảo luận nhóm (3’): + Giải thích vì sao ở mép vỏ phía chổ cắt trên phình to ra? Vì sao mép vỏ ở phía dưới không phình to ra? + Mạch rây có chức năng gì? + Nhân dân ta thường làm gì để nhân các giống cây ăn quả như: cam, bưởi, nhãn, ? - GV lưu ý: khi ta bóc vỏ cây thì bốc luôn mạch nào. Chất hữu cơ do lá chế tạo sẽ mang đi nuôi thân, cành, rễ - GV gọi đại diện nhóm trả lời→nhóm khác nhận xét bổ sung - GV nhận xét và nhấn mạnh: Nhân dân ta vận dụng hiện tượng này để chiết cành nhân giống cây trồng. - Trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi: khi cây bị cắt vỏ làm đứt mạch rây thì nó có sống được không? Tại sao? - GV liên hệ thực tế: Buộc dây thép, dây phơi đồ, cạo vỏ cây chơi. - Từ đó GV giáo dục ý thức bảo vệ cây tránh tước vỏ cây để chơi đùa, chằng buộc dây thép vào thân cây - HS đọc SGK, quan sát tranh hình 17.2 sgk. - HS tư duy liên hệ thực tế: Làm nhãn, chôm chôm. - HS thảo luận, nêu được + Do chất hữu cơ ứ lại không vận chuyển xuống dưới được vì mạch rây bị đứt + Vận chuyển chất hữu cơ + Chiết cành, ghép cây - HS lưu ý - Đại diện nhóm trả lời→nhóm khác nhận xét bổ sung - HS ghi nhớ - HS trao đổi với bạn để trả lời + Không. vì không có chất dinh dưỡng để nuôi cây - HS liệ hệ thực tế - HS ghi nhớ KL: Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển từ lá đến các cơ quan nhờ mạch rây. 4) Thực hành, vận dụng(4’) Câu 1) Nước và MK được vận chuyển nhờ bộ phận nào? Chất hữu cơ được vận chuyển nhờ bộ phận nào? Câu 2) Tại sao khi ta buộc dây thép vào thân cây sau 1 thời gian phần phía trên dây thép phình to? Tìm tòi mở rộng: - Tìm các gđ có buộc dây phơi đồ vào cây, vào các vườn nhãn đang làm trái -> Nghiên cứu. - Hỏi bố, mẹ, tìm tài liệ hướng dẫn để TH chiết một cành cây nhãn,cam, ổi, mận, hoa hồng, hoa giấy. 5) Hướng dẫn học bài (1’) - Học bài theo nội dung vở ghi - Làm bài tập ở SGK vào vở BT - Đọc và soạn trước bài 16 SGK, - Chuẩn bị các loại củ như khoai tây, su hào, củ gừng, nghệ, dong ta, xương rồng........ *************************************************** Ngày soạn: 17 / 10 / 2016 TUẦN 9 - Tiết 18 Bài 18 THỰC HÀNH: QUAN SÁT BIẾN DẠNG CỦA THÂN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS nhận biết được đặc điểm chủ yếu về hình thái của các loại thân biến dạng qua quan sát mẫu vật, cho ví dụ. - Giải thích được đặc điểm của biến dạng phù hợp với chức năng. - HS nhận dạng một số loại thân biến dạng thường gặp. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát mẫu vật để nhận biết kiến thức - Phân tích, hoạt động nhóm 3. Thái độ - Có lòng yêu thích bảo vệ thực vật II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG - Kĩ năng hợp tác để sưu tầm mẫu vật và phân tích mẫu vật - Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi q/sát, đối chiếu, s/sánh các biến dạng của thân. - Kĩ năng so sánh, phân tích, khái quát, đối chiếu giữa các loại thân với nhau. - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Vấn đáp- tìm tòi - Thảo luận nhóm. - Động não - Trực quan - Trình bày 1 phút. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC * GV: - Tranh hình 18.1, 18.2 SGK ( Chiếu lên màn hình nếu dạy máy ). * HS: - Mẫu vật( củ khoai tây, củ gừng, củ su hào, củ dong ta, cây xương rồng) - Dụng cụ: que nhọn, giấy thấm. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Câu 1) Trình bày thí nghiệm chứng tỏ mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng? Câu 2) Nêu chức năng của mạch rây và mạch gỗ? 3. Bài mới a) Khám phá : Thân có vai trò mang cành, lá, vận chuyển nước, muối khoáng. Ngoài ra, thân còn thay đổi hình dạng thực hiện những chức năng khác. b) Kết nối (Khởi động): - Thi hát: Chủ đề bài hát có tên cây, tên củ, quả + Oẳn tù tì, nhóm nào thắng nhất hát trước -> thắng nhì -> chót. + Mổi nhóm hát theo lần lượt nối tiếp nhau. + Nhóm nào hát được nhiều bài đúng thì nhóm đó thắng - GV: Phần thưởng là tràng pháo tay và mỗi thành viên 1 điểm 10 HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ GHI LẠI NHỮNG THÔNG TIN VỀ 1 SỐ THÂN BIẾN DẠNG (18 Phút) MT: HS quan sát được hình dạng và bước đầu phân nhóm các loại thân HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS a) Quan sát các loại củ tìm đặc điểm chứng tỏ chúng là thân - GV yêu cầu HS quan sát các loại củ trao đổi với bạn xem chúng có đặc điểm gì chứng tỏ là thân.(Xem trên củ có chồi ngọn, chồi nách không ?) - GV hướng dẫn HS phân chia các loại củ thành các nhóm dựa vào vị trí của nó so với mặt đất, hình dạng củ, chức năng. + Quan sát củ gừng và củ dong ta tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng? - GV lưu ý: khi bóc củ dong ta thì dọc củ có những mắt nhỏ đó là chồi nách, còn các vỏ hình vảy là lá + Quan sát củ su hào, củ khoai tây tìm điểm giống và khác nhau giữa chúng? - GV yêu cầu nghiên cứu thảo luận nhóm trả lời 4 câu hỏi trang 58 sgk. - GV nhận xét hoàn chỉnh kiến thức - GV gọi HS trình bày - HS khác bổ sung b) Quan sát thân cây xương rồng - GV yêu cầu HS quan sát và dùng que nhọn chọc vào cây xương rồng - GV lưu ý không để mũ dính vào tay - GV yêu cầu thảo luận nhóm + Thân cây xương rồng chứa nhiều nước có tác dụng gì? + Sống trong điều kiện nào lá biến thành gai? + Kể tên 1 số cây mọng nước? - GV gọi đại diện nhóm trả lời→nhóm khác nhận xét bổ sung - GV nhận xét rút ra kết luận chung - HS đem mẫu vật lên bàn trao đổi với bạn tìm xem có chồi nách, chồi ngọn, lá không ? - HS quan sát vật mẫu và tranh hình 18.1 để phân chia củ thành nhiều nhóm khác nhau. - HS quan sát củ gừng và củ dong ta nêu được: + Đều có chồi, lá và hình dạng giống rễ + Khác: gừng trên mặt đất, dong ta dưới mặt đất - HS quan sát củ gừng và củ dong ta nêu được: + Giống: có chồi, lá , phình to hình dạng giống củ. + Khác:su hào trên mặt đất, khoai tây dưới mặt đất - HS đọc tt sgk. Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sgk. - Đại diện nhópm trình bày – nhóm khgác nhận xét bổ sung. - HS quan sát thân, gai, chồi ngọn của cây xương rồng.Dùng que chọc vào thân ->quan sát hiện tượng -> trao đổi TL các câu hỏi. + Dự trữ + Khô hạn + Xương rồng, cành giao, nha đam, càng cua, sống đời.. - Đại diện nhóm trả lời→nhóm khác nhận xét bổ sung - HS ghi nhớ KT. KL: - Có những loại thân biến dạng để chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả, hay dự trữ nước cho cây khi sống trên môi trường khô hạn. - Dựa vào đặc điểm của thân mà phân biệt thân củ hay thân rễ hay thân mọng nước. HOẠT ĐỘNG 2: ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỨC NĂNG CỦA 1 SỐ LOẠI THÂN BIẾN DẠNG (15 phút) MT: HS nắm được đặc điểm, chức năng của một số loại thân biến dạng-> Gọi tên các loại thân biến dạng. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV yêu cầu học sinh qua việc quan sát mẫu vật và thông tin SGK – Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập ở bảng SGK trang 59. - GV gợi ý hs nhớ lại các đđ đã tìm ở mục I. - GV gọi đại diện nhóm làm bài tập → nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV treo bảng công bố đáp án đúng để HS theo dõi và sữa bài ( Chiếu lên màn hình). - GV y/c HS đọc to Nd trong bảng cho cả lớp nghe và ghi nhớ. - GV: Có mấy loại thân biến dạng, đặc điểm và chức năng? Cho ví dụ? - GV hoàn chỉnh kiến thức. - HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập. - Đại diện nhóm trả lời→nhóm khác nhận xét bổ sung - Hs theo dỏi bổ sung vào BT. - HS vận dụng trả lời - HS trả lời – hs khác nx - bs - HS ghi nhớ CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC LOẠI THÂN BIẾN DẠNG Stt Tên vật mẫu Đặc điểm của thân biến dạng Chức năng đối với cây Tên thân 1 Củ su hào Thân củ nằm trên mặt đất Dự trữ chất dinh dưỡng Thân củ 2 Củ khoai tây, khoai mỡ, Thân củ nằm dưới mặt đất. Dự trữ chất dinh dưỡng Thân củ 3 Củ gừng, Thân rễ nằm trên mặt đất Dự trữ chất dinh dưỡng Thân rễ 4 Củ dong ta (Hoàng tinh) Thân rễ nằm trong đất Dự trữ chất dinh dưỡng Thân rễ 5 Xương rồng Thân mọng nước, mọc trên mặt đất Thân dự trữ nước, quang hợp. Thân mọng nước Kết luận: - Thân củ: Dạng củ, dự trữ chất dinh dưỡng ( Củ su hào,Củ khoai tây, khoai mỡ) - Thân rễ: Dạng rễ, dự trữ chất dinh dưỡng ( Củ gừng, nghệ, Củ dong ta ) - Thân mọng nước: có màu xanh lục, dự trữ nước, quang hợp (Xương rồng, cành giao) 4) Thực hành, vận dụng(6’) - Kể tên 1 số thân biến dạng và chức năng của chúng? Cho ví dụ? Tìm tòi – mở rộng + Vế nhà hỏi người thân để tìm hiểu: Thân hành, tỏi, cây chuối có phải là thân cây biến dạng không ? Vì sao? 5) Hướng dẫn học bài (1’) - Học bài ở vở ghi. - Làm bài tập ở SGK trang 60 - Đọc mục “Em có biết” - Ôn tập lại kiến thức các bài 9,10,12,13,15. .......................................................................................................................................... Ngày soạn: 18/10/2016 TUẦN 10 - Tiết 19 ÔN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS hệ thống lại các kiến thức đã học trong chương II và chương III nhằm nắm vững kiến thức để làm bài kiểm tra 1 tiết. - So sánh được cấu tạo trong của thân non với miền hút của rễ, so sánh và giải thích được một số hiện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHƯƠNG III.doc
Tài liệu liên quan