Bài 27 SINH SẢN SINH DƯỠNG DO NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm: giâm cành, chiết cành, ghép cây.
- Phân biệt được đặc điểm các hình thức sinh sản sinh dưỡng do người
- Giải thích được cơ sở khoa học một số biện pháp nhân giống cây trồng như: giâm cành, chiết cành.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát mẫu vật để nhận biết kiến thức
- Phân tích, hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Có lòng yêu thích bảo vệ thực vật, ứng dụng trong thực tế
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực, hợp tác trong thảo luận nhóm
-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hình thức sinh sản sinh dưỡng do người
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Thực hành- thí nghiệm
- Vấn đáp- tìm tòi
- Trình bày 1 phút
- Dạy học nhóm
- Động não
- Trình bày 1 phút
8 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Chương V: Sinh sản sinh dưỡng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỤC TIÊU CHƯƠNG
- HS nắm được các hình thức sinh sản ở thực vật là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và do người
- HS nêu được các ví dụ về 2 hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và do người
- Biết cách giâm cành và chiết cành đối với các cây xung quanh mình
B. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG
Tuần
Tiết
Bài dạy
15
30
Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
16
31
Sinh sản sinh dưỡng do người ( Mục 4 nhân giống vô tính trong ống nghiệm không dạy- câu 4 không yêu cầu HS trả lời )
C. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
TIẾT
BÀI
ĐỒ DÙNG
30
31
Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
Sinh sản sinh dưỡng do người( Mục 4 nhân giống vô tính trong ống nghiệm không dạy- câu 4 không yêu cầu HS trả lời )
Mẫu vật, tranh hình 26.1→26.4SGK
Tranh hình 27.1→27.4SGK
D. KIẾN THỨC KHÓ CỦA CHƯƠNG
Bài 26: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên:
+ Vì sao cây thuốc bổng lại ss ở mấu lá
Bài 27: Sinh sản sinh dưỡng do người
- Hình thức chiết ghép cành
E. BIỆN PHÁP
Bài 26: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
+ GV tìm hiểu thêm thông tin ở sgv hoặc sách tham khảo.
Bài 27: + Dùng tranh minh họa từng thao tác chiết ghép cành.
+ Liên hệ thực tế chiết ghép điều, cao suở địa phương.
************************************
Ngày soạn: 26/11/2016 Tuần 15 - Tiết 30
Bài 26 SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nêu được khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên, lấy 1 số VD minh họa.
- Phân biệt được đặc điểm các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
- Giải thích được cơ sở khoa học một số biện pháp: nhân giống cây và diệt cỏ dại.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát mẫu vật để nhận biết kiến thức
- Phân tích, hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Có lòng yêu thích bảo vệ thực vật
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi quan sát các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, lớp
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Quan sát
- Vấn đáp- tìm tòi
- Trực quan
- Động não
- Dạy học nhóm
- Trình bày 1 phút.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh hình 26.1→26.4SGK
- Mẫu vật rau má, củ nghệ, khoai lang
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
3. Bài mới
a) Khám phá: SGK
b) Kết nối – khởi động:
Trò chơi: “Ai nhanh nhất , ai đúng nhất”
- Trong vảng 3 phút, Mỗi nhóm ghi lên mẫu giấy tên một số cây con mọc từ những bộ phân rễ, thân, lá mà các em đã gặp trong tự nhiên.
- Sau 3 phút các nhóm trình bày sản phẩm. Nhóm nào kể được nhiều tên đúng nhất là nhóm thắng cuộc.
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU KHẢ NĂNG TẠO THÀNH CÂY MỚI TỪ RỄ, THÂN, LÁ Ở MỘT SỐ CÂY CÓ HOA (25 Phút)
MT: HS thấy được từ cqsd của một số cây có thể mọc chồi tạo thành cây mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV y/cầu hs để vật mẫu lên bàn và quan sát, đối chiếu tranh H26.1-26.4=> thảo luận nhóm (2’) trả lời:
+ Cây rau má khi bò trên đất ẩm, ở mỗi mấu thân có hiện tượng gì? Mỗi mấu thân như vậy khi tách ra có thể thành một cây mới được không? Vì sao ?
+ Củ gừng để nơi ẩm có thể tạo thành cây mới không? Vì sao?
+ Củ khoai lang để nơi ẩm có thể tạo thành cây mới không? Vì sao?
+ Lá cây thuốc bỏng rơi xuống đất ẩm có thể tạo thành những cây mới được không?Vì sao?
- GV gọi đại diện nhóm trả lời→nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV : Các nhóm tiếp tục thảo luận(2’) để điền vào ô trống trong bảng đầu trang 88 sgk vào vở bài tập.
- GV gọi HS đại diện nhóm lên bảng làm bài tập-> Hs nhóm khác nx bổ sung
- GV nx bs hoàn thành nội dung trong bảng
- HS đặt mẫu vật lên bàn quan sát, thảo luận, nêu được
+ Mọc ra rễ mới
+ Có vì đủ rễ thân lá
+ Có vì chồi mọc ra từ thân rễ có đủ rễ thân lá
+ Có vì chồi mọc ra từ rễ
củ có đủ rễ thân lá
+ Có, vì cây con mọc ra từ lá có đủ rễ thân lá
- Đại diện nhóm trả lời→nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS các nhóm tiếp tục thảo luận(2’) để điền vào ô trống trong bảng đầu trang 88 sgk vào vở bài tập.
- HS đại diện nhóm lên bảng làm bài tập-> Hs nhóm khác nx bổ sung
- HS hoàn chỉnh vào vở
Tên cây
Sự tạo thành cây mới
Mọc từ phần nào?
Phần đó thuộc cơ quan nào?
Trong đk nào?
1. Rau má
- Thân bò
- Cơ quan sinh dưỡng
- Có đất ẩm
2. Gừng
- Thân rễ
- Cơ quan sinh dưỡng
- Nơi ẩm
3. Khoai lang
- Rễ củ
- Cơ quan sinh dưỡng
- Nơi ẩm
4. Lá thuốc bỏng
- Lá
- Cơ quan sinh dưỡng
- Đủ độ ẩm
KL: Một số cây sống trong điều kiện đủ độ ẩm có khả năng tạo ra cây mới từ cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân , lá ).
HOẠT ĐỘNG 2: SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN CỦA CÂY (15 phút)
MT: HS nắm được khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên, các hình thức sinh sản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV: Hãy trao đổi với bạn cùng bàn để thực hiện lệnh SGK/88 vào vở BT.
- GV gọi HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung
- GV nhận xét bổ sung và hướng dẫn cho HS sữa chữa vào vở BT.
1. Sinh dưỡng, 2. Thân bò, 3. Thân rễ,
4. Rễ cũ, 5. Lá
- GV yêu cầu HS đưa ra khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
→ Nêu những hình thức sinh sản tự nhiên thường gặp? Cho VD cây có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
- GV liên hệ: Trong thực tế muốn tiêu diệt cỏ dại người ta làm bằng cách nào? Vì sao?
- GV nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức
- GV lưu ý: mùa mưa cỏ dại phát triển nhiều do rễ, thân còn sót lại nên chúng ta cần chú ý tiêu diệt hết rễ của chúng
- HS thực hiện lệnh SGK
- HS hoàn chỉnh đáp án đúng vào vở
- HS nêu khái niệm
- HS trả lời : Từ rễ, từ thân, từ lá
Ví dụ : củ khoai lang, rau má, lá bỏng
- HS liên hệ trả lời : làm sạch thân rễ trong đất, để nó không sinh sản tự nhiên được từ thân rễ
- HS ghi nhớ
KL: - Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cây mới từ 1 phần của cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá.
- Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa là:
+ Thân bò : rau má , cỏ chỉ ...
+ Thân rễ : cỏ cú , củ dong ta...
+ Rễ củ : khoai lang
+ Lá : lá bỏng
4) Thực hành, vận dụng (4’)
Câu 1) Hãy kể tên 1 số cây khác có khả năng sinh sản bằng thân bò ? Sinh sản bằng lá ?
Câu 2) Hãy kể tên 3 cây cỏ dại có cách sinh sản bằng thân rễ ? Muốn diệt cỏ dại người ta phải làm gì ? Tại sao ?
Tìm tòi mở rộng :
- Về nhà tìm hiểu thêm : Vì sao những cơ quan như thân bò, thân rễ, rễ củ, lá lại có khả năng nẩy mầm thành cây con ?
5) Hướng dẫn học bài (1’)
- Học bài và làm bài tập ở SGK
- Về nhà cắm cành rau muống xuống đất ẩm
- Xem trước bài 20 SGK
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU, BÀI TẬP HỎI KHÓ
Câu 4*:- Cất nơi khô ráo
- Trồng khoai lang bằng thân (Dây). Vì để tiết kiệm và có t/g thu hoạch ngắn.
*******************************************
Ngày soạn: 27/11/2016 Tuần 15 - Tiết 31
Bài 27 SINH SẢN SINH DƯỠNG DO NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm: giâm cành, chiết cành, ghép cây.
- Phân biệt được đặc điểm các hình thức sinh sản sinh dưỡng do người
- Giải thích được cơ sở khoa học một số biện pháp nhân giống cây trồng như: giâm cành, chiết cành.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát mẫu vật để nhận biết kiến thức
- Phân tích, hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Có lòng yêu thích bảo vệ thực vật, ứng dụng trong thực tế
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực, hợp tác trong thảo luận nhóm
-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hình thức sinh sản sinh dưỡng do người
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Thực hành- thí nghiệm
- Vấn đáp- tìm tòi
- Trình bày 1 phút
- Dạy học nhóm
- Động não
- Trình bày 1 phút
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh hình 27.2→27.4SGK
- Mẫu vật 1 cành sắn, cành dâu đã ra rễ
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
+ Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì ? Kể tên các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên? Nêu ví dụ cụ thể ?
+ Muốn diệt cỏ dại người ta phải làm gì?
3. Bài mới
a) Khám phá: Con người có thể chủ động tạo ra những cây mới từ cơ quan sinh dưỡng của cây có hoa bằng cách: giâm cành, chiết cành, ghép cây. Vậy những cách này được thực hiện như thế nào thì ta tìm hiểu trong nội dung bài học hôm nay.
b) Kết nối Khởi động
- Hãy liên hệ thực tế ở địa phương em và cho biết : Người ta trồng mì, mía, rau muống ... bằng cách nào?
- Muốn trồng cam, nhãn, xoài ... người ta làm bắng cách nào?
HOẠT ĐỘNG 1: KHÁI NIỆM SINH SẢN SINH DƯỠNG DO NGƯỜI ( 14 Phút)
MT: HS nắm được khái niệm
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV lấy 1 ví dụ như khi ngắt 1 đoạn thân rau muống cắm xuống đất 1 thời gian sau phát triển thành cây mới→ đó là hình thức sinh sản sinh dưỡng do người.
- GV khái quát khái niệm cho HS nắm, GV lưu ý về điều kiện, cách làm
- GV yêu cầu HS phân biệt sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và do con người
- HS lưu ý
- HS ghi nhớ khái niệm
- HS phân biệt
+ Giống: cây mới được tạo thành từ cơ quan sinh dưỡng
+ Khác: về điều kiện, cách làm
KL: Sinh sản sinh dưỡng do người là hình thức con người thực hiện trên các bộ phận cơ quan sinh dưỡng dựa vào khả năng tái sinh của cây.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN SINH DƯỠNG DO NGƯỜI (21 phút)
MT: HS nắm được các ứng dụng và phận biệt các hình thức đó
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1) Giâm cành (7’)
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 27.1 SGK, đối chiếu mẫu vật cây mì, quan sát thảo luận nhóm trả lời:
+ Đoạn cành có đủ mắt, chồi đem cắm xuống đất ẩm, sau một thời gian có hiện tượng gì?
+ Hãy cho biết giâm cành là gì?
+ Hãy kể tên một số cây được trồng bằng cách giâm cành ? Cành của những cây này có đặc điểm gì mà có thể giâm được?
- GV gọi đại diện nhóm trả lời→nhóm khác nhận xét bổ sung
- GV lưu ý: mắt của cành sắn ở dọc cành giâm là không non không già
- GV nhận xét hoàn chỉnh nội dung
→Những loại cây nào thường áp dụng biện pháp này? Cho ví dụ?
- HS quan sát hình kết hợp mẫu vật, thảo luận nêu được :
+ Mọc chồi và rễ
+ Là cắt 1 đoạn cành có đủ mắt, chồi đem cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ thành cây mới
+ Rau muống, rau ngót, mì. Nó ra rễ nhanh và khỏe
- Đại diện nhóm trả lời→ nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS lưu ý
- HS trả lời : những cây ra rễ nhanh. VD: khoai lang, mía
1) Giâm cành
- Là hình thức cắt 1 đoạn thân, cành có đủ mắt, chồi của cây mẹ đem cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ thành cây mới. (rau lang, dâm bụt, khoai mì,.....)
2) Chiết cành (7’)
- GV yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình 27.2
- GV mô tả cho HS cách chiết cànhà yêu cầu HS khác hoạt động theo lệnh SGK.
+ Chiết cành là gì?
+ Vì sao cành chiết rễ có thể mọc ra từ mép vỏ ở phía trên mép cắt?
+Kể tên một số cây thường được trồng bằng cách chiết cành?
+ Vì sao những loại cây này thường không trồng bằng cách giâm cành ?
- GV gọi đại diện HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung
- GV gợi ý cho HS:
+ Cây nào chậm ra rễ nên phải chiết cành, nếu giâm thì cành chết.
- GV nhận xét hoàn chỉnh nội dung
- GV: Cành chiết để trên cây mẹ trong thời gian bao lâu mới cắt xuống trồng?
- HS quan sát hình
- HS thực hiện lệnh SGK
+ Là làm cho cành ra rễ ngay trên cây mẹ rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.
+Vì mép trên có chất hữu cơ
+ Nhãn, vải, mận.
+ Vì nó ra rễ chậm
- Đại diện HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung
- HS lưu ý
- HS nêu được : khoảng 3 tháng trở lên. Chiết cành đối với những cây ra rễ chậm. VD: nhãn, bưởi, ổi..
2) Chiết cành
- Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây mẹ rồi mới cắt đem trồng xuống đất phát triển thành cây mới. (Cam, chanh, bưởi, nhãn,......)
- Ý nghĩa: rút ngắn thời gian chọn giống tốt, tăng năng suất cây trồng
3) Ghép câyn (7’)
GV yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình 27.3 trả lời:
+ Ghép cây là gì? Có mấy cách ghép cây?
+ Ghép mắt gồm những bước nào?
- GV gọi HS trả lời
- GV bổ sung hoàn chỉnh nội dung.
→Ghép cây đem lại lợi ích gì?
- GV yêu cầu HS lấy thêm 1 số ví dụ thực tế về hiện tượng ghép cây mà em biết
- Sau đó GV yêu cầu HS phân biệt các hình thức giâm cành, chiết cành, ghép cây
- HS đọc SGK, q/sát hình nêu được
+ Ghép cây là dùng 1 bộ phận CQSD (mắt, chồi, cành ghép) của 1 cây gắn vào 1 cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển.
+ Có 2 cách : ghép mắt và ghép cành
+ Gồm 4 bước (SGK)
- HS : tạo ra giống mới tốt hơn
- HS lấy ví dụ
- HS vận dụng phân biệt
3) Ghép cây
- Ghép cây là dùng 1 bộ phận cơ quan sinh dưỡng (mắt, chồi, cành ghép) của 1 cây gắn vào 1 cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển.( nhãn, bưởi, xoài,...)
- Các bước ghép mắt: rạch vỏ gốc ghép -> cắt mắt ghép -> gắn mắt ghép vào lỗ rạch ở gốc ghép->buộc mắt ghép chặt vào gốc ghép.
- Ý nghĩa: tạo ra giống mới tốt phù hợp với yêu cầu của mình
4) Thực hành - vận dụng (4’)
Câu 1) Tại sao cành được giâm phải đủ mắt, chồi? Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào? Chiết cành với loại cây nào?
Tìm tòi – mở rộng
- Về nhà tiến hành làm khu vườn thí nghiệm
+ Giâm một vạt rau muống khoảng 0,5m2 , 1 hàng rau ngót.
+ Tìm một cây ăn quả trong vườn rồi thực hiện chiết cành theo Hd ở trang 92 sgk.
+ Tìm hiểu thêm các phương pháp ghép cành, chồi và nuôi cấy lan ...
5) Hướng dẫn học bài (1’)
- Học bài và làm bài tập ở SGK
- Đọc mục ‘Em có biết’
- Xem trước bài 28 SGK
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU, BÀI TẬP HỎI KHÓ
Câu 4* không yêu cầu hs trả lời
**************** HẾT CHƯƠNG V ****************
NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT CỦA BGH
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHƯƠNG V.doc