Giáo án Sinh học 6 - Chương VII: Quả và hạt

Bài 35 NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS thực hiện được các thao tác tiến hành thí nghiệm.

- Xác định được những điều kiện cần cho hạt nẩy mầm.

- Vận dụng giải thích được một số biện pháp trong gieo trồng và bảo quản hạt giống.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng thực hành- thí nghiệm

- Phân tích, hoạt động nhóm

3. Thái độ

- Có lòng yêu thích bảo vệ các loại hạt

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG

- KN hợp tác trong nhóm để làm thí nghiệm chứng minh các điều kiện cần cho hạt nảy mầm

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong thu thập và xử lí thông tin

- KN tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu cách tiến hành và q/sát thí nghiệm

- Kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng báo cáo trước lớp

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Thực hành- thí nghiệm

- Vấn đáp- tìm tòi

- Trực quan

- Dạy học nhóm

- Truyền động lực

 

doc20 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Chương VII: Quả và hạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những đặc điểm giống nhau vào 1 nhóm - GV lưu ý đó là cách phân chia theo tiêu chí của mình đề ra không xuất phát từ mục đích nghiên cứu - HS đặt mẫu vật lên bàn quan sát, phân chia - HS lưu ý - HS quan sát rút ra câu trả lời - HS lưu ý phân chia cho đúng KL: Chúng ta có thể phân chia quả theo nhiều cách như dựa vào vỏ quả, màu sắc, số lượng hạt, hình dạng HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU CÁC LOẠI QUẢ CHÍNH (25 phút) MT: HS nắm được cách phân chia các loại quả thành các nhóm HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS a. Phân biệt quả khô và quả thịt: - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong sách giáo khoa để biết tiêu chuẩn của 2 nhóm quả chính: quả khô và quả thịt - GV yêu cầu HS quan sát hình 32.1 xếp quả thành hai nhóm theo tiêu chuẩn đã biết + Liên hệ thực tế ở đại phương : Kể tên 1 số quả khô và quả thịt khác mà em biết? b. Phân biệt các loại quả khô - GV yêu cầu học sinh quan sát vỏ quả khô khi chín -> nhận xét chúng có đặc điểm gì khác mà chia quả khô thành hai nhóm. - Ghi lại đặc điểm của từng nhóm quả khô? Gọi tên hai nhóm quả khô - GV yêu cầu HS lấy ví dụ -> Giáo viên nhận xét, lưu ý: đối với những quả khô nẻ ta phải thu hoạch trước khi chúng khô nẻ ra vì hạt rơi ra ngoài c. Phân biệt các loại quả thịt: - GV yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa và dùng dao cắt ngang quả chanh và quả mơ hoặc táo trả lời + Điểm khác nhau giữa quả mọng và hạch? + Xếp những quả thịt ở hình 32.1 vào 1 trong 2 nhóm + Tìm thêm vd quả mọng và quả hạch? - GV nhận xét và lưu ý HS cách bảo quản loại quả thịt - GV giáo dục ý thức bảo vệ các loại quả - HS đọc SGK, - HS quan sát hình xếp quả thành 2 nhóm - HS lấy ví dụ - HS quan sát nhận xét rút ra đặc điểm - HS lấy ví dụ + Khô nẻ: đậu bắp, đậu đen + Khô không nẻ: đậu lạc, phượng. - HS lưu ý - HS đọc SGK, dùng dao cắt ngang quả mơ và chanh, nêu được + Quả mọng đầy thịt quả, quả hạch có hạch cứng bao lấy hạt + HS tự xếp vào 1 trong 2 nhóm + HS lấy ví dụ - HS ghi nhớ KL Dựa vào đặc điểm vỏ quả chia thành 2 loại quả chính: 1. Quả khô: khi chín vỏ: khô, cứng, mỏng. + Quả khô nẻ: khi chín, vỏ quả tự tách ra. Vd: quả điệp, quả nổ,quả bông gòn + Quả khô không nẻ: khi chín, vỏ quả không tự tách ra được. Vd: quả me, quả thì là, quả chò, 2. Quả thịt: khi chín mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả. + Quả mọng: quả khi chín gồm toàn thịt quả. Vd: đu đủ, cà chua, chuối, + Quả hạch: ngoài phần thịt quả, có hạch cứng bọc lấy hạt. Vd: quả xoài, cóc, táo 4) Thực hành, vận dụng (4’) - GV yêu cầu HS tổng kết bài bằng cách vẽ BĐTD Câu 1) Vì sao người ta phải thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô? Câu 2) Người ta có những cách gì để bảo quản và chế biến các loại quả? * Tìm tòi – mở rộng + Em hãy hỏi người thân, anh chị, bố mẹ hoặc lên internet tìm hiểu xem những loại quả còn giữ lại một số bọ phận của hoa. 5) Hướng dẫn học bài (1’) - Học bài và làm bài tập ở SGK - Đọc muc ‘Em có biết’’ - Xem trước bài 33SGK - Chuẩn bị mỗi em ít nhất một hạt đậu đen, 1 hạt ngô ( Ngâm nước ấm) HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI KHÓ * Quả phức : Dứa, mít, nhàu, dâu tằm , thiên đường..... ............................................................................................................................... Ngày soạn: 8/1/2017 TUẦN 21 – Tiết 42 Bài 33 HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS kể tên các bộ phận của hạt, - Phân biệt hạt cây 1 lá mầm với hạt cây 2 lá mầm. - Nhận biết được các loại cây có hạt 1 lá mầm và 2 lá mầm trong thực tế. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, thực hành - Phân tích, hoạt động nhóm 3. Thái độ - Có lòng yêu thích bảo vệ các loại hạt II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG - Kĩ năng hợp tác trong nhóm để tìm hiểu và phân biệt hạt 1 lá mầm và 2 lá mầm - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cấu tạo của hạt - Kĩ năng ứng xử trong thảo luận III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Quan sát - Vấn đáp- tìm tòi - Trực quan - Dạy học nhóm - Trình bày 1 phút - Động não - Truyền động lực IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tranh hình 33.1, 33.2SGK - Mẫu vật hạt đậu đen, đậu ván, hạt ngô V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Câu 1) Phân biệt quả thịt với quả khô ? Tại sao phải thu hoạch đậu xanh trước khi quả chín khô? Câu 2) Quả mọng khác quả hạch ở điểm nào? Cho ví dụ về quả mọng và quả hạch? Câu 3) Quả dừa thuộc loại quả nào ? 3. Bài mới a) Khám phá : Hạt là cơ quan sinh sản của cây có hoa. Vậy cấu tạo của hạt như thế nào? Các loại hạt có giống nhau không ? b) Kết nối – khởi động Đố vui : 1)     Vỏ đen thui thủi có hương nồng,         Dao em không sợ , lại nể dùi, ( Hạt tiêu vỏ (đen)  2)     Khi còn mang vỏ có một tên, ( Hạt thóc hay lúa ) Lúc đã xay ra gọi tên gì? ( Hạt gạo ) 4)     Rồi khi nấu chín gọi tên khác. (Hạt cơm ) HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT (20 Phút) MT: HS nắm được hạt gồm 3 phần: vỏ, phôi, phôi nhũ HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV cho HS hoạt động theo nhóm - GV hướng dẫn học sinh bóc bỏ hai loại hạt: ngô và đỗ đen. - Dùng kính lúp quan sát và đối chiếu với hình 33.1 và 33.2 -> tìm đủ các bộ phận của hạt. - Sau khi quan sát học sinh điền kết quả vào bảng sách giáo khoa trang 108. - GV hướng dẫn các nhóm chưa tách được hạt - GV gọi HS làm bài tập→HS khác nhận xét bổ sung - HS lưu ý bóc vỏ - HS quan sát dưới kính lúp, nắm được các bộ phận của hạt - HS hoàn thành bài tập Câu hỏi Trả lời Hạt đậu đen Hạt ngô Hạt gồm những bộ phận nào? Vỏ, phôi Vỏ, phôi, phôi nhũ Bộ phận nào bao bọc và bảo vệ hạt? Vỏ Vỏ Phôi gồm những bộ phận nào? Rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm Phôi có mấy lá mầm? 2 1 Chất dinh dưỡng của hạt chứa ở đâu? Lá mầm Phôi nhũ - Giáo viên treo tranh câm: “các bộ phận của hạt đỗ đen và hạt ngô” →Hạt gồm những bộ phận nào? Vị trí chức năng từng bộ phận - Từ đó GV lưu ý: tại sao trong thực tế người ta thường chọn những hạt to, chắc mẩy làm giống? - GV giáo dục ý thức bảo vệ hạt tránh sâu bệnh, mối mọt - HS ghi chú thích các bộ phận của hạt - Người ta thường chọn những hạt to, chắc mẩy làm giống là vì hạt nảy mầm tốt ,cây con khỏe ko sâu bệnh.... KL: Hạt gồm 3 bộ phận - Vỏ bao bọc ở bên ngoài→bảo vệ các phần bên trong - Phôi: rễ mầm, thân mầm, lá mầm (có 1 hoặc 2 lá) và chồi mầm →nảy mầm phát triển thành cây con - Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong lá mầm hoặc trong phôi nhũ HOẠT ĐỘNG 2: PHÂN BIỆT HẠT 1 LÁ MẦM VÀ 2 LÁ MẦM (15 phút) MT: HS nắm được đặc điểm phân biệt hạt 1 lá mầm và 2 lá mầm HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV yêu cầu HS dựa vào bảng trên trao đổi với bạn: + Hãy chỉ ra điểm kkhác nhau giữa hạt đậu đen và hạt ngô ? - GV yêu cầu HS đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. - GV yêu cầu HS đọc SGK để nhận ra điểm khác nhau giữa hạt 1 lá mầm và 2 lá mầm. →Hạt 1 LM và 2 LM khác nhau ở điểm nào? - GV nhận xét, hoàn chỉnh nội dung. - HS dựa vào bảng chỉ ra điểm khác về số lá mầm - HS đại diện phát biểu - HS vận dụng trả lời : số lá mầm trong phôi Kết luận: - Sự khác nhau chủ yếu giữa hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm là số lá mầm của phôi. - Cây Hai lá mầm: phôi của hạt có 2 lá mầm. Vd: đậu xanh, cải, cà chua - Cây một lá mầm: phôi của hạt có 1 lá mầm. Vd: lúa, ngô, mía 4) Thực hành, vận dụng (4’) Câu 1) Giáo viên treo tranh câm học sinh lên xác định các bộ phận của hạt Câu 2) So sánh giữa hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm ? + Vì sao người ta phải giữ hạt làm giống là những hạt to, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh * Tìm tòi – mở rộng Về nhà thực hành như sau : Tách các hạt : Mít, nhãn, sầu riêng, bơ 5) Hướng dẫn học bài (1’) - Học bài theo nd vở ghi và làm bài tập ở SGK - Xem soạn trước bài 34SGK - Chuẩn bị mẫu vật như SGK HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI KHÓ Câu 3 : Câu nói của bạn cũng đúng nhưng chưa thật chính xác. Vì hạt lạc không có phần chất dd và dự trữ riêng mà nằm ở hai lá mầm của phôi. ..................................................................................................................................... Ngày soạn: 10/1/2017 TUẦN 22 - Tiết 43 Bài 34 PHÁT TÁN CỦA QUẢ VÀ HẠT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Phát biểu được khái niệm “Phát tán” - Phân biệt các cách phát tán của quả và hạt, từ đó rút ra kết luận đđiểm của quả thích nghi với các cách phát tán. - Giải thích được đặc điểm thích nghi của quả và hạt. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh - Phân tích, hoạt động nhóm 3. Thái độ - Có lòng yêu thích bảo vệ các loại hạt II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG - Kĩ năng hợp tác trong nhóm để thu thập xử lí thông tin về đặc điểm cấu tạo của quả và hạt thích nghi với các cách phát tán khác nhau - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trong thảo luận, báo cáo - Kĩ năng ứng xử trong thảo luận nhóm III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Quan sát. - Vấn đáp - tìm tòi. - Sáng tạo trong trình bày. - Dạy học nhóm - Trình bày 1 phút - Động não - Truyền động lực IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tranh hình 34.1SGK - Mẫu vật các loại quả và hạt SGK V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra 15’ Đề 1 Câu 1 : Nêu cấu tạo và chức năng các bộ phận của hoa ? Câu 2 : Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm gì ? Đề 2 Câu 1) Phân biệt quả thịt với quả khô ? Cho ví dụ về quả thịt, quả khô ? Tại sao phải thu hoạch đậu xanh trước khi quả chín khô? Câu 2) Hạt gồm những bộ phận nào? Vị trí chức năng của từng bộ phận ? 3. Bài mới a) Khám phá: Cây chỉ sống cố định 1 chổ, nhưng quả và hạt thường được phát tán đi xa. Vậy yếu tố nào giúp quả và hạt phát tán đi xa như vậy ? b) Kết nối – Khởi động GV kể chuyện Mai An Tiêm – ”Sự tích quả dưa hấu ” HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CÁC CÁCH PHÁT TÁN CỦA QUẢ VÀ HẠT (10 Phút) MT: HS nắm được 3 cách phát tán tự nhiên của quả và hạt HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV yêu cầu HS quan sát hình 34.1 SGK, vận dụng hiểu biết thực tế hoàn thành làm bài tập 1 - GV gọi HS hoàn thành bài tập - GV yêu cầu học sinh hoạt động nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi: + Quả và hạt thường được phát tán ra xa cây mẹ nhờ yếu tố nào? - Yêu cầu học sinh làm bài tập 2 sách bài tập. →Quả và hạt có những cách phát tán nào? - GV nhận xét -> cho học sinh rút ra kết luận. - HS quan sát hình, hoàn thành bài tập - HS thảo luận trả lời: gió, nước, động vật, con người - HS hoàn thành bài tập 2 - HS vận dụng rút ra kết luận: có 3 cách phát tán: nhờ gió, động vật, tự phát tán KL: Quả và hạt có 3 cách phát tán : Phát tán nhờ động vật, Phát nhờ gió, Tự phát tán. HOẠT ĐỘNG 2: ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI VỚI MỖI CÁCH PHÁT TÁN CỦA QUẢ VÀ HẠT (15 phút) MT: HS nắm được đặc điểm thích nghi chủ yếu với mỗi cách phát tán HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV yêu cầu HS quan sát lại hình 34.1 trang 110 và bài tập trang 111 đã làm. - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi bằng cách thảo luận nhóm. + Tìm trong bảng những quả và hạt phát tán nhờ gió và xem hình chúng có đặc điểm nào thích nghi với cách phát tán nhờ gió. + Tương tự với quả và hạt thích nghi với cách phát tán nhờ động vật chúng có những đặc điểm gì? + Đối với quả tự phát tán chúng có những đặc điểm nào thích nghi với lối tự phát tán? +Con người có thể giúp quả và hạt tự phát tán được không? Bằng cách nào? - GV quan sát các nhóm giúp đỡ tìm ra đặc điểm thích nghi về cánh, chùm lông, mùi vị, đường nứt - GV gọi đại diện nhóm trả lời→nhóm khác nhận xét bổ sung - GV chốt lại đặc điểm thích nghi với mỗi cách phát tán - GV yêu cầu HS lấy thêm ví dụ - Gv hỏi thêm: Việt Nam có các giống hoa ở nước khác, vì sao có được? - Giáo viên mở rộng: + Giải thích hiện tượng quả dưa hấu trên đảo của Mai An Tiêm - GV: Ngoài các cách phát tán trên còn cách phát tán nào? + Tại sao nông dân thường thu hoạch đỗ khi quả mới già. + Sự phát tán có lợi gì cho t/vật và con người? - Giáo viên nhận xét, kết luận - HS quan sát lại hình, bài tập - HS thảo luận nhóm, nêu được + Hạt hoa sữa : có túm lông nhẹ, hoặc có cánh + Quả ổi, mít: có hương thơm, vị ngọt, có gai + Quả chi chi : Vỏ quả tự nứt ra + Được, đem từ nơi này sang nơi khác - Đại diện nhóm trả lời→nhóm khác nhận xét bổ sung - HS ghi nhớ - HS vận dụng lấy ví dụ - HS nêu được : do con người - HS vận dụng trả lời: phát tán nhờ nước - HS nêu được: nhờ nước + Để hạt không rơi xuống đất +Thực vật phân bố rộng rãi, con người có nhiều giống cây trồng KL: Đặc điểm thích nghi với mỗi cách phát tán : 1/ Phát tán nhờ gió:Nhỏ, nhẹ ; có cánh hoặc túm lông. Vd: quả chò, quả cúc, quả bồ công anh, 2/ Phát tán nhờ động vật: có hương thơm, vị ngọt, hạt có vỏ cứng, có nhiều gai móc. Vd: quả ổi, xoài, ké, trinh nữ, 3/ Tự phát tán: Khi chín vỏ quả khô tự nứt ra để tung hạt ra ngoài(quả đậu, quả nổ,) * Con người góp phần phát tán quả và hạt chuyển đến nhiều nơi để gieo trồng. Vd: hoa tulip, lan, 4) Thực hành, vận dụng (4’) Câu 1) Quả và hạt được phát tán nhờ động vật thường có những đặc điểm gì? Kể tên những quả và hạt có thể tự phát tán mà em biết? Câu 2) Những quả và hạt có đặc điểm gì thường được phát tán nhờ gió? Cho ví dụ * Tìm tòi - Mở rộng - Về nhà các em hãy vào các vườn tiêu tìm hiêu xem tại sao trong vườn tiêu lại có một số cây khác sống ở trong đó , tuy rằng các chủ vườn họ chưa trồng bao giờ. 5) Hướng dẫn học bài (1’) - Học bài theo nội dung vở ghi và làm bài tập ở SGK - Xem trước bài 35SGK, chuẩn bị TN như SGK HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI KHÓ BẢNG 34 : PHÁT TÁN CỦA QỦA VÀ HẠT Số TT Tên quả và hạt Cách phát tán của quả và hạt Nhờ gió Nhờ động vật Tự phát tán 1 Quả chò x 2 Quả cải x 3 Quả bồ công anh x 4 Quả ké đầu ngựa x 5 Quả chi chi x 6 Hạt thông x 7 Quả đậu bắp x 8 Quả cây xấu hổ x 9 Quả trâm bầu x 10 Hạt hoa sữa x .......................................................................................................................................... Ngày soạn: 14/1/2017 TUẦN 22 - Tiết 44 Bài 35 NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS thực hiện được các thao tác tiến hành thí nghiệm. - Xác định được những điều kiện cần cho hạt nẩy mầm. - Vận dụng giải thích được một số biện pháp trong gieo trồng và bảo quản hạt giống. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng thực hành- thí nghiệm - Phân tích, hoạt động nhóm 3. Thái độ - Có lòng yêu thích bảo vệ các loại hạt II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG - KN hợp tác trong nhóm để làm thí nghiệm chứng minh các điều kiện cần cho hạt nảy mầm - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong thu thập và xử lí thông tin - KN tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu cách tiến hành và q/sát thí nghiệm - Kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng báo cáo trước lớp III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Thực hành- thí nghiệm - Vấn đáp- tìm tòi - Trực quan - Dạy học nhóm - Truyền động lực IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Kết quả thí nghiệm, mẫu vật - Bảng phụ V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Câu 1) Kể tên các cách phát tán của quả và hạt? Quả đậu xanh thuộc cách phát tán nào ? Câu 2) Nêu đặc điểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt ? Cho ví dụ minh họa? 3. Bài mới a) Khám phá: Hạt giống sau khi thu hoạch được phơi khô và bảo quản cẩn thận, có thể giữ lâu. Nếu đem gieo hạt xuống đất ẩm và thoáng thì sau một thời gian hạt sẽ nẩy mầm. b) Kết nối – Khởi động Đố vui           Hạt này có nhiều trong một trái,            Đo đỏ, trong trong, cắn rất giòn.( Hạt trái lựu)          Hạt này dịp Tết thường hay thấy,            Dùng để tiếp khách đến thăm nhà. ( Hạt dưa) Hạt này có ở trong loại trái,          Nhưng mà gieo mãi không lên mầm? ( Hạt Chuối hột)  HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU THÍ NGHIỆM CHỨNG MINH NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẨY MẦM (20 Phút) MT: HS qua TN nắm được các điều kiện cần cho hạt nảy mầm HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV yêu cầu HS báo cáo kết quả thí nghiệm vào bảng. - GV yêu cầu HS trao đổi kết quả TN đã làm, để thấy được kết quả của các nhóm - GV lưu ý: hạt nảy mầm thì đầu rễ, chồi nhú ra khác với hạt bị nứt ra trong cốc ngập nước để HS không nhầm lẫn - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời: + Hạt đậu ở cốc nào đã nẩy mầm? + Giải thích tại sao hạt đậu ở cốc 1 và cốc 2 hạt không nẩy mầm? + Hạt muốn nẩy mầm tốt cần có những đk gì? - GV gọi HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung - GV khuyến khích HS nêu thắc mắc trong trường hợp TN không thành công - GV yêu cầu HS nghiên cứu TN 2 SGK trả lời câu hỏi mục ▼SGK/114 - GV chốt lại các điều kiện bên ngoài cần cho sự nảy mầm - GV yêu cầu HS đọc thông tin ð cuối mục 1. + Ngoài các điều kiện trên thì sự nảy mầm của hạt còn phụ thuộc vào yếu tố nào? - GV yêu cầu HS nhắc lại các điều kiện cần cho hạt nảy mầm - HS báo cáo kết quả TN - HS trao đổi - HS lưu ý - HS thảo luận, nêu được + Hạt ở cốc 3 nảy mầm + Vì thiếu nước và không khí + Cần nước và không khí - HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung - HS nghiên cứu, trả lời - HS đọc thông tin + Chất lượng hạt - HS nhắc lại KL: Hạt nảy mầm cần: + Điều kiện bên trong: chất lượng hạt giống tốt không bị sâu mọt, hạt chắc, còn phôi + Điều kiện bên ngoài: nước, không khí, nhiệt độ thích hợp. HOẠT ĐỘNG 2: VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO SẢN XUẤT (15 phút) MT: HS giải thích được cơ sỡ khoa học của các biện pháp kĩ thuật HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV yêu cầu HS dựa vào các điều kiện nảy mầm của hạt, thảo luận nhóm giải thích cơ sỡ khoa học của các biện pháp kĩ thuật ở SGK/114 - GV cho các nhóm trao đổi thống nhất cơ sỡ khoa học của từng biện pháp cho HS nắm - GV liên hệ cách bảo vệ hạt giống và biện pháp kĩ thuật trong gieo trồng - HS vận dụng thảo luận nhóm, nêu được + Tháo nước để thoáng khí + Tạo điều kiện đủ không khí + Đảm bảo về nhiệt độ + Đảm bảo đầy đủ các điều kiện + Hạt không bị hư sâu mọt - HS ghi nhớ KL : Một số biện pháp kĩ thuật khi gieo hạt: - Gieo hạt bị mưa to, ngập úng tháo nước để thoáng khí. - Làm đất tơi xốp đủ không khí hạt nảy mầm tốt - Phủ rơm rạ khi trời rét, giữ nhiệt độ thích hợp. - Gieo hạt đúng thời vụ, tránh sâu bệnh phá hại. - Phải bảo quản tốt hạt giống vì hạt đủ phôi mới nảy mầm. 4) Thực hành, vận dụng (4’) Câu 1) Nhờ những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nẩy mầm? Câu 2) Trong trồng trọt muốn hạt nảy mầm tốt cần làm gì ? * Tìm tòi - mở rộng - Về nhà thiết kế một thí nghiệm để chứng minh sự nẩy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống? 5) Hướng dẫn học bài (1’) - Học bài ở nd vở ghi, làm bài tập ở vở BT - Đọc mục ‘Em có biết’ - Đọc và soạn trước bài 36 SGK .............................................................................................................................................. Ngày soạn: 15/1/2017 TUẦN 23 - Tiết 45 Bài 36 TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu sơ lược về cấu tạo và chức năng chính của các bộ phận cây có hoa. - Tìm ra được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây tạo thành cơ thể toàn vẹn. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng nhận biết, hệ thống hóa kiến thức - Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tế 3. Thái độ - Có lòng yêu thích bảo vệ thực vật II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG - Kĩ năng hợp tác trong nhóm để thảo luận xác định sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan, giữa chức năng của các cơ quan trong cơ thể thực vật và sự thích nghi của thực vật với các môi trường sống cơ bản - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong thu thập và xử lí thông tin - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin - Kĩ năng tự tin khi đặt và trả lời câu hỏi - Kĩ năng trình bày ý tưởng III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Hỏi chuyên gia - Dạy học nhóm - Vấn đáp - Động não, - BDTD IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tranh hình 36.1 SGK - Bảng phụ V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Câu 1) Hạt muốn nẩy mầm tốt cần phải có những điều kiện nào? Ứng dụng? Câu 2) Tại sao phải gieo hạt đúng thời vụ? 3. Bài mới a) Khám phá : Cây có nhiều cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan đều có chức năng riêng. Vậy, chúng hoạt động như thế nào để tạo thành 1 cơ thể thống nhất? b) Kết nối – Khởi động - GV cho HS chơi trò chơi: + Viết các cơ quan của cây có hoa lên bảng ứng với các chức năng chính của mỗi cơ quan đó - GV chia lớp thành 2 nhóm HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG Ở MỖI CƠ QUAN CỦA CÂY CÓ HOA (18 Phút) MT: HS nắm được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của từng cơ quan HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng SGK trang 116 →hoàn thành bài tập ở bảng - GV treo tranh vẽ phóng to hình 36.1 gọi HS lần lượt lên điền + Tên các cơ quan của cây, + Đặc điểm cấu tạo chính (chữ). + Chức năng chính (số). →Từ tranh hoàn chỉnh GV đưc câu hỏi + Các cơ quan sinh dưỡng có cấu tạo như thế nào? Chức năng? + Các cơ quan sinh sản có cấu tạo như thế nào? Chức năng? + Nhận xét về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng như thế nào? - GV yêu cầu HS đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. - GV bổ sung, hoàn chỉnh nội dung. - HS đọc bảng cấu tạo và chức năng lựa chọn mục tương ứng hoàn thành bài tập - HS lên điền tranh câm - HS lưu ý - HS vận dụng trả lời - HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung - HS nhắc lại KL: Cây có hoa có nhiều cơ quan, mỗi cơ quan đều có cấu tạo phù hợp với chức năng riêng của chúng VD: Rễ có các tế bào biểu bì kéo dài thành lông hút để hút nước và muối khoáng HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU SỰ THỐNG NHẤT VỀ CHỨC NĂNG GIỮA CÁC CƠ QUAN CỦA CÂY CÓ HOA (17 phút) MT: HS giải thích được cơ sỡ khoa học của các biện pháp kĩ thuật HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận nhóm trả lời: + Những cơ quan nào của cây có mối quan hệ chặt chẽ về chức năng? + Lấy ví dụ chứng minh hoạt động 1 cơ quan ảnh hưởng đến hoạt động tăng cường hay giảm đi của cơ quan khác? - GV gợi ý: nếu rễ không hút được nước thì lá không quang hợp được - GV yêu cầu HS lấy thêm ví dụ về sự thống nhất chức năng giữa các cơ quan - GV bổ sung, hoàn chỉnh nội dung - HS vận dụng thảo luận nhóm, nêu được + Rễ, thân, lá + HS tự lấy ví dụ - HS lấy ví dụ KL : - Các cơ quan của cây xanh có mối quan hệ mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau. Vd: Lá cây có chức năng chính là chế tạo chất hữu cơ. Để lá thực hiện được chức năng đó thì phải nhờ hoạt động hút nước và muối khoáng của rễ, đồng thời các chất đó phải vận chuyển qua thân mới lên được lá. - Tác động lên 1 cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây. Vd: Khi bón phân đúng, đủ làm rễ phát triển tốt, và rễ sẽ cung cấp đủ nguyên liệu cho lá quang hợp giúp thân cây mập mạp. 4) Thực hành, vận dụng (4’) Câu 1) Giáo viên treo tranh câm cho học sinh lên chú thích -> nêu cấu tạo và chức năng của từng cơ quan? Câu 2) Trong một cơ quan và giữa các cơ quan của cây có hoa có những mối quan hệ nào để cây là một thể thống nhất? Cho ví dụ * Tìm tòi – mở rộng - Về nhà trồng và chăm sóc 5 chậu hoa cúc vạn thọ hoặc hoa đồng tiền để trang trí cho những ngày tết ở nhà em d) Hướng dẫn học bài (1’) - Học bài theo nd vở ghi - Làm bài tập trả lời ở SGK vào vở BT - Xem soạn trước bài 36SGK (tt) HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI KHÓ Ngày soạn:18/1/2017 TUẦN 23 - Tiết 46 Bài 36 TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA (tt) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu mối quan hệ giữa cây xanh với môi trường. - Phân tích được mối quan hệ giữa cây và môi trường ảnh hưởng lên nó. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh - Hoạt động nhóm 3. Thái độ - Có lòng yêu thích bảo vệ thực vật II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG - Kĩ năng hợp tác trong nhóm để biết được sự thích nghi của thực vật với các môi trường sống cơ bản - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong thu thập và xử lí thông tin - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin - Kĩ năng tự tin khi đặt và trả lời câu hỏi - Kĩ năng trình bày ý tưởng III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Dạy học nhóm - Vấn đáp - Động não - BDTD IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tranh hình 36.2→36.5 SGK - Mẫu vật bèo tây, rong đuôi chó V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Câu 1) Trong một cơ quan và giữa các cơ quan của cây có hoa có những mối quan hệ nào để cây là một thể thống nhất? Cho ví dụ? Câu 2) Tại sao những cây trồng nơi ẩm ướt thì lá thường xanh tốt, cây phát triển nhanh? 3. Bài mới a) Khám phá : Ở cây xanh, ngoài sự thống nhất các cơ quan, bộ phận với nhau; còn có sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường (hình thái, cấu tạo cơ thể phù hợp với môi trường) b) Kết nối – kết nối GV cho HS hát bài hát “ Mùa xuân trên thành phố HCM” HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CÁC CÂY SỐNG Ở DƯỚI NƯỚC (12 Phút) MT: HS nắm được đặc điểm thích nghi với môi trường nước HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV thông báo cho HS 1 số cây sống dưới nước chịu ảnh hưởng của môi trường nước thiếu ô xi. - GV cho HS quan sát hình 36.2 SGK chú ý đến vị trí của lá so với mặt nước, trả lời câu hỏi: + Nhận xét về hình dạng lá nằm ở vị trí khác nhau trên mặt nước, chìm trong nước? Giải thích tại sao? - GV tiếp tục yêu cầu HS quan sát hình 36.3 SGK thảo luận trả lời: + Cây bèo tây có cuống phình to, xốp có ý nghĩa gì khi sống trôi nổi trên mặt nước? + So sánh cuống lá khi cây sống trôi nổi trên mặt nước với cây sống ở cạn? Giải thích? - GV gọi đại diện nhóm trả lời→nhóm khác nhận xét bổ sung - GV nhận xét, hoàn chỉnh nội dung →Lá cây sống ở nước b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHƯƠNG VII.doc
  • docCHƯƠNG VI.doc
Tài liệu liên quan