Bài 41 HẠT KÍN - ĐẶC ĐIỂM CỦA THỰC
VẬT HẠT KÍN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Mô tả được đặc điểm của thực vật hạt kín.
- Rút ra được tính chất đặc trưng của cây hạt kín là có hoa, quả và có hạt giấu kín trong quả đặc điểm khác cơ bản với cây Hạt kín
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, nhận biết
- Hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Có lòng yêu thích bảo vệ thực vật
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG
- Kĩ năng trình bày ngắn ngọn, logic, sáng tạo
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi tìm hiểu đặc diểm cơ quan sinh dưỡng, sinh sản và môi trường sống đa dạng của thực vật hạt kín
- Kĩ năng phân tích, so sánh để phân biệt cây hạt kín với cây hạt trần
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Trực quan- tìm tòi
- Vấn đáp, quan sát
- Động não
- Dạy học nhóm
- Trình bày 1 phút
- Dạy học theo mô hình trường học mới (PP mới)
37 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 840 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Chương VIII: Các nhóm thực vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đọc chú thích trả lời:
+ Vòng cơ có tác dụng gì?
+ CQSS và sự phát triển của bào tử?
+ So sánh với cây rêu và cây có hoa?
- GV gọi đại diện HS trả lời-> HS khác nhận xét bổ sung
- GV treo bảng BT điền vào chổ trống cho học sinh lên làm.
- Giáo viên cho học sinh đọc lại đoạn bài tập đã hoàn chỉnh
→Rút ra kết luận về cơ quan sinh sản và đặc điểm phát triển của cây dương xỉ
- GV hoàn chỉnh kiến thức cho HS
- Học sinh đặt mẫu vật cây dương xỉ lên bàn quan sát, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
+ Lá già có cuống dài, lá non cuộn tròn, Thân ngầm, hình trụ, Rễ thật, Có mạch dẫn.
- Lưu ý đặc điểm của lá non
- Học sinh phát biểu, các học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Học sinh quan sát mặt dưới của lá già -> tìm ra túi bào tử
- Học sinh quan sát tranh 39.2 trả lời câu hỏi
+ Đẩy bào tử ra ngoài
+ CQSS là các túi bào tử nằm ở mặt dưới các lá già. Bào tử nẩy mầm tạo thành nguyên tản sau khi thụ tinh thì tạo thành cây dương xỉ mới.
+ Giống rêu đều sinh sản bằng bào tử, chưa có hoa, quả, hạt như cây có hoa
- Học sinh lên hoàn tất những chổ trống, các học sinh khác nhận xét bổ sung: túi bào tử, đẩy bào tử ra ngoài, nguyên tản, dương xỉ con, bào tử, nguyên tản
- HS rút ra kết luận về cơ quan sinh sản và đặc điểm phát triển của cây dương xỉ
KL: a) Cơ quan sinh dưỡng: gồm:
- Lá già có cuống dài, phiến lá xẻ thùy, lá non cuộn tròn
- Thân ngầm, hình trụ
- Có rễ thật
- Có mạch dẫn thực.
b) Túi bào tử và sự phát triển của cây dương xỉ:
- Dương xỉ sinh sản bằng bào tử
- CQSS là các túi bào tử nằm ở mặt dưới các lá già.
- Khi chín vòng cơ túi bào tử mở ra, bào tử rơi xuống đất ẩm nảy mầm tạo thành nguyên tản khi được thụ tinh thì phát triển thành cây dương xỉ mới.
HOẠT ĐỘNG 2: MỘT VÀI DƯƠNG XỈ THƯỜNG GẶP (12 phút)
MT: HS nắm được đặc điểm chung của dương xỉ, từ đó nhận biết các cây thuộc dương xỉ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV yêu cầu quan sát cây rau bợ, cây lông culi -> rút ra được:
+ Đặc điểm chung của nhóm dương xỉ?
+ Nêu đặc điểm nhận biết một cây thuộc dương xỉ?
- GV nhận xét và yêu cầu HS lấy thêm ví dụ về các cây thuộc dương xỉ
- GV nhấn mạnh: khi bắt gặp 1 cây có lá non cuộn tròn thì ta biết được nó thuộc dương xỉ
- Học sinh quan sát nhận xét về
+ Sự đa dạng hình thái
+ Đặc điểm chung
+ Lá non cuộn tròn
- HS lấy ví dụ
KL: - Dương xỉ rất đa dạng về hình thái, nhưng chúng có đặc điểm chung để nhận biết 1 cây thuộc dương xỉ là có các lá non cuộn tròn lại
HOẠT ĐỘNG 3: QUYẾT CỔ ĐẠI VÀ SỰ HÌNH THÀNH THAN ĐÁ (8 phút)
MT: HS nắm được than đá được hình thành từ quyết cổ đại
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
+ Than đá được hình thành như thế nào ?
- GV tóm tắt, bổ sung, hoàn chỉnh nội dung.
- HS đọc thông tin SGK, trình bày quá trình hình thành than đá như SGK
KL: - Quyết cổ đại là cây có thân gỗ lớn mọc thành rừng.
- Do khí hậu Trái Đất biến đổi, rừng quyết bị tiêu diệt và vùi sâu dưới đất.
- Dưới tác dụng của vi khuẩn và sức nóng, sức ép của vỏ Trái Đất đã hình thành than đá..
4) Thực hành, vận dụng (4’)
Câu 1) So sánh cơ quan sinh dưỡng của rêu và dương xỉ?
Câu 2) Điểm nhận biết 1 cây thuộc dương xỉ?
* Tìm tòi – mở rộng : Tìm hiểu xem cây thiên tuế, vạn tuế có phải là cây thuộc nhóm quyết không ? Giải thích tại sao ?
5) Hướng dẫn học bài (1’)
- Học bài và làm bài tập ở SGK
- Đọc mục ‘Em có biết’
- Ôn tập lại các bài ở HKII chuẩn bị cho kiểm tra
************************************
Ngày soạn: 18 / 2 /2017 TUẦN 25 - Tiết 50
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS củng cố, hệ thống lại các k/thức đã học nhằm chuẩn bị cho bài kiểm tra 1 tiết
- Nắm được nội dung trọng tâm chuẩn bị cho kiểm tra
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng hệ thống hóa kiến thức, so sánh
3. Thái độ
- Có lòng yêu thích môn học
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Vấn đáp- tìm tòi
- Thảo luận nhóm, động não
- Trình bày 1 phút
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bảng phụ
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra
3. Bài mới
a) Khám phá : Nhằm hệ thống các kiến thức đã học trong chương trình và chuẩn bị cho buổi kiểm tra 1 tiết, chúng ta sẽ ôn tập lại kiến thức.
b) Kết nối
HOẠT ĐỘNG 1: ÔN TẬP LẠI KIẾN THỨC TRỌNG TÂM (20 Phút)
MT: HS củng cố khắc sâu kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung đã học từ đầu HK II
- Gv yêu cầu HS nhắc lại tất cả các tên chương và bài đã học đầu HKII
- Giáo viên lần lượt treo từng bảng phụ, đặt một số câu hỏi gợi ý để HS có thể nhớ lại trọng tâm cơ bản của từng bài.
+ Quá trình thụ phấn, thụ tinh, tạo quả diễn ra như thế nào?
+ Các loại quả chính? Cho ví dụ?
+ Các bộ phận của hạt?
+ Đặc điểm thích nghi với 3 cách phát tán
+ Cấu tạo của rêu và dương xỉ? Quá trình phát triển? So sánh với cây có hoa?
- GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm đã học cho HS ghi nhớ
- GV lưu ý những kiến thức trọng tâm chuẩn bị cho kiểm tra:
+ Bài 32: Các loại quả
+ Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt
+ Bài 34: Phát tán của quả và hạt
+ Bài 37: Rêu- cây rêu
+ Bài 38: Quyết- cây dương xỉ
- HS nhắc lại kiến thức
- HS ghi nhớ
- HS lưu ý các kiến thức cho kiểm tra
HOẠT ĐỘNG 2: THẢO LUẬN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI KHÓ (20 phút)
MT: HS hoàn thiện kiến thức đầy đủ nhất
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV y/c hs nêu ra những câu hỏi khó chưa giải đáp được để cả lớp cùng t/luận trả lời
- Sau đó GV cho HS thảo luận nêu đáp án
- GV nhận xét hoàn chỉnh cho HS nắm
- GV đưa ra 1 số câu hỏi yêu cầu cả lớp suy nghĩ trả lời.
+ Câu 4 SGK/tr100, Câu 3 SGK/tr107
+ Câu 2 SGK/tr109, Câu 4 SGK/tr112
+ Câu 3 SGK/tr115, Câu 2 SGK/tr125
- GV gọi đại diện HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung
- GV nhận xét hoàn chỉnh kiến thức
- HS nêu ra những vấn đế cần giải đáp
- HS thảo luận nêu đáp án
- HS suy nghĩ trả lời
- Đại diện HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung
4) Thực hành, vận dụng (4’)
- Tóm tắt lại nội dung trọng tâm đã ôn tập:
*TÌM TÒI - MỞ RỘNG
- Tìm hiểu và viết bài nghiên cứu về các loài tảo đại diện cho nhóm TV bậc thấp.
5) Hướng dẫn học bài (1’)
- Học bài và hoàn chỉnh lại các bài tập ở SGK
- Ôn tập kĩ kiến thức chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra
+ Bài 32: Các loại quả
+ Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt
+ Bài 34: Phát tán của quả và hạt
+ Bài 37: Rêu- cây rêu
+ Bài 38: Quyết- cây dương xỉ
************************************
NHẬN XÉT CỦA BGH
NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Ngày soạn: 22 /2/ 2017 TUẦN 26 - Tiết 51
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS ôn tập lại và khắc sâu kiến thức đã học, kịp thời uốn nắn những sai sót của mình
- Nắm được khả năng nhận thức của mình
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng nhận thức, phát hiện kiến thức
II. MA TRẬN
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Chương VII. QUẢ VÀ HẠT
2 tiết- 50%
- Nêu được quả khô và quả thịt.
5% = 0,5đ
- Nêu được phát tán nhờ gió, phát tán nhờ động vật, tự phát tán, con người cũng góp phần vào sự phát tán của quả và hạt.
5% = 0,5đ
- Đặc điểm của các loại quả khô, quả thịt,
10% = 1đ
- Đặc điểm của mỗi loại quả thích nghi với các cách phát tán.
10% = 1đ
- Ví dụ các loại quả khô, quả thịt
10% = 1đ
- Ví dụ mỗi loại quả thích nnghi với các cách phát tán. .
10% = 1đ
Chương VIII.
CÁC NHÓM THỰC VẬT
3tiết- 50%
- Đặc điểm của một số tảo đã học
10% = 1đ
- Vai trò của tảo
10% = 1đ
- So sánh cấu tạo cơ quan sinh dưỡng của rêu, dương xỉ
10% = 1đ
-Giải thích vì sao rêu chỉ sống được ở nơi ẩm ướt.
10% = 1đ
-Chỉ ra đặc điểm tiến hoá của dương xỉ so với rêu
10% = 1đ
Tổng
(100%)
2/3 câu
20%= 2đ
5/3 câu
30%= 2đ
1 câu
30%= 2đ
2/3 câu
20%= 1đ
Giới hạn kiến thức
+ Bài 32: Các loại quả
+ Bài 34: Phát tán của quả và hạt
+ Bài 37: Tảo
+ Bài 38: Rêu- cây rêu
+ Bài 39: Quyết- cây dương xỉ
III. ĐỀ RA
Câu 1:(3đ) Có mấy loại quả? Nêu đặc điểm của các loại quả đó ? Lấy ví dụ cụ thể ?
Câu 2:(2đ) Trình bày đặc điểm của quả và hạt thích nghi với các cách phát tán? Mỗi cách phát tán cho một ví dụ ?
Câu 3: (2đ) Nêu đặc điểm của một số loài tảo mà em đã học? Tảo có vai trò gì ?
Câu 4: (3đ) So sánh cơ quan sinh dưỡng của rêu với dương xỉ? Vì sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở nơi ẩm ướt?Chỉ ra đặc điểm tiến hóa của dương xỉ so với rêu ?
IV. ĐÁP ÁN ĐỀ SINH 6 TIẾT 51
Câu
Nội dung
điểm
Câu 1 3 điểm
Có 2 loại quả:
+ Quả khô khi chín vỏ khô,mỏng, cứng
+ Quả thịt chứa toàn thịt quả
0,1đ
Quả khô nẻ: khi chín vỏ mỏng, khô, nẻ văng hạt ra ngoài
Vd: ............................
0,5đ
Quả khô không nẻ: khi chín vỏ mỏng, khô, không nẻ .
Vd: ............................
0,5đ
Quả mọng
Vd: ............................
0,5đ
Quả hạch
Vd: ............................
0,5đ
Câu 2
2 điểm
*Phát tán nhờ gió: Qủa và hạt nhỏ nhẹ, có cánh hoặc túm lông . Vd: quả chò, quả cúc, quả bồ công anh,
0,5đ
*Phát tán nhờ động vật: Qủa (hạt) có hương thơm, vị ngọt, hạt có vỏ cứng, có nhiều gai móc. Vd: quả ổi, xoài, ké, trinh nữ,
0,5đ
*Tự phát tán: khi chín vỏ quả tự nẻ văng hạt ra ngoài. Vd đậu đen, đậu xanh, mè,.....
0,5đ
*Con người góp phần phát tán của quả và hạt bằng cách đem quả và hạt từ nơi này đến nơi khác gieo trồng.
0,5đ
Câu 3
2 điểm
*Tảo xoắn: sống ở nước ngọt, có màu xanh lục,
- Hình dạng là 1 sợi gồm nhiều tế bào hình chữ nhật.
- Sinh sản: bằng cách phân đôi hay tiếp hợp
0,5đ
*Rong mơ: Sống ở nước mặn, có màu nâu
- Hình dạng giống cây xanh
- Sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính.
0,5đ
- Lợi ích
+ Cung cấp oxi, làm thức ăn cho động vật nhỏ ở nước
+ Một số loại tảo làm thức ăn cho người, động vật.
+ Dùng làm phân bón, thuốc, hồ dán..
- Tác hại
+ Một số loại tảo đơn bào có thể sinh sản nhanh gây hiện tượng “nước nở hoa” gây chết cá
+ Tảo xoắn, tảo vòng sống trong ruộng lúa gây hiện tượng lúa khó đẻ nhánh
1đ
Câu 4
3 điểm
* Rêu: + Lá nhỏ, mỏng; Thân thấp, không phân nhánh; Chưa có rễ chính thức (rễ giả), Chưa có mạch dẫn, Chưa có hoa
* Dương xỉ: - Lá già có cuống dài, phiến lá xẻ thùy, lá non cuộn tròn
- Thân ngầm, hình trụ, Có rễ thật, Có mạch dẫn thực.
1đ
* vì rêu chưa có rễ, thân, lá thật sự, chưa có mạch dẫn thực, Như vậy chức năng hút nước và dẫn truyền chưa hoàn chỉnh. Nước và muối khoáng được thẫm thấu qua bề mặt cơ thể ; nên rêu chỉ sống được ở nơi ẩm ướt.
1đ
* Điểm tiến hóa: Dương xỉ có rễ thật, có mạch dẫn thực còn rêu chưa có
1đ
............................................................................
Ngày soạn: 24/ 2/ 2017 TUẦN 26 - Tiết 52
Bài 40 HẠT TRẦN- CÂY THÔNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được đđ cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây thông
- Phân biệt được sự khác nhau giữa nón và hoa
- Nêu được sự khác nhau cơ bản giữa cây hạt trần và cây có hoa.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, nhận biết
- Hoạt động nhóm
- Phát triển năng lực học tập
3. Thái độ
- Có lòng yêu thích bảo vệ thực vật
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ trong hoạt động nhóm
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về đặc điểm cấu tạo, sinh sản của hạt trần
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, lớp
- Kĩ năng tổ chức hoạt động, và điều hành hoạt động học tập.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Trực quan- tìm tòi
- Vấn đáp, quan sát
- Dạy học nhóm
- Trình bày 1 phút
- Động não
- Phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh hình 40.1→ 40.3SGK
- Mẫu vật cây, cành, nón thông và một số cây Hạt trần
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra
3. Bài mới
a) Khám phá : Nếu ai đã từng tham quan ĐàLạt, thì chúng ta đã từng đi dưới rừng thông bát ngát. Vậy mấy ai từng nghĩ rằng tại sao thông lại mọc nhiều trên vùng cao nguyên lộng gió này nhĩ ? Để giải thích cho vấn đề này ; thầy cùng các em nghiên cứu nội dung bài học hôm nay :
b) Kết nối – khởi động
- Gv cho HS nghe bài hát “Đà lạt hoàng hôn”
+ Trong bài hát này ca sĩ có nhắc đến một loài cây gì?
HOẠT ĐỘNG 1: CƠ QUAN SINH DƯỠNG CỦA CÂY THÔNG (14 Phút)
MT: HS nắm được cơ quan sinh dưỡng rễ, thân, lá của thông
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV giới thiệu một số hình ảnh về cây thông và nơi sống của nó.
- GV giới thiệu tranh một cành thông, hướng dẫn học sinh quan sát:
- Q/s một số hình ảnh và tranh H40.2 + vật mẫu ( nếu có) => TL nhóm (2’) để trả lời các câu hỏi sau.
1/ Cây thông thường sống ở những đk môi trường ntn ?
2/ Cơ quan sinh dưỡng của cây thông gồm những bộ phận nào ?
3/ Đặc điểm của Rễ, thân( cành), Lá ?
+ Ngắt 1 cành con quan sát cách mọc của lá (chú ý vảy nhỏ ở gốc lá)
- Gv cho HS các nhóm trình bày kết quả TL -> Hs nhóm khác nx , bs( Nhiều nhóm)
- GV nhận xét: Rễ thông to khoẻ, mọc sâu -> tìm nguồn nước, vững chắc. Lá hình kim -> giảm sự thoát hơi nước..
- GV mời lớp phó học tập điều hành hoạt động.
- GV gọi đại diện HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung
- Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra kết luận
- GV nhận xét hoàn chỉnh kiến thức
- Học sinh quan sát ghi lại các đặc điểm thân cành
- Lớp trưởng điều hành hoạt động.
- HS các nhóm TL (2’) để trả lời
1/ Sống ở vùng núi cao, khô, lạnh
2/ Rễ, thân, lá
3/ Thân cao, da xù xì, lá nhỏ hình kim, rễ to khỏe
- Lớp phó học tập điều hành hoạt động
- Đại diện HS trả lời→HS nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS rút ra kết luận
Kết luận:
- Rễ to khoẻ, đâm sâu xuống đất.
- Lá nhỏ hình kim, mọc từ 2- 3 chiếc trên 1 cành con rất ngắn
- Thân gỗ to, cao, da xù xì, phân nhiều cành (cành có vết sẹo khi lá rụng)
- Có mạch dẫn phát triển
HOẠT ĐỘNG 2: CƠ QUAN SINH SẢN (18 phút)
MT: HS nắm được đặc điểm cấu tạo của nón
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Cấu tạo nón đực và nón cái:
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu vật, đối chiếu hình vẽ 40.1,2,3 SGK và sơ đồ cắt dọc nón đực và cái kết hợp thông tin sgk (đọc tt)
* So sánh nón đực và nón cái?( Cấu tạo, số lượng, kích thước )
- GV q/s hổ trợ các nhóm
- GV mời lớp phó học tập điều hành hoạt động -> gọi HS trả lời→HS khác n/xét bổ sung
- GV n/xét, bổ sung hoàn chỉnh kiến thức
2. So sánh nón và hoa: ( Không bắt buộc)
- GV gợi ý cho HS làm bài tập ở bảng trong sách trang 27
- GV: Nón khác hoa ở điểm nào ?
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh nón cái đã phát triển, yêu cầu học sinh quan sát và tìm hạt -> trả lời các câu hỏi theo lệnh sách giáo khoa trang 133
+ Hạt có đặc điểm gì? Nằm ở đâu?
+ So sánh tính chất của nón với quả ?
+ Tại sao gọi cây thông là cây hạt trần?
- GV nhận xét hoàn chỉnh kiến thức cho HS, chú ý nón chưa được coi là 1 hoa
- Học sinh ghi nhớ
- HS quan sát mẫu vật, kết hợp với tranh hình => TL nhóm
- Lớp trưởng điều hành hoạt động
+ Nón đực: Nhỏ, mọc thành cụm, Vảy (nhị) mang túi phấn, chứa hạt phấn.
+ Nón cái: Lớn, mọc riêng lẻ, Vảy (lá noãn hở) mang lá noãn lộ ra ngoài.
- Lớp phó học tập điều hành hoạt động
- Đại diện HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung
- HS làm bài tập vào vở BT.
- HS ghi nhớ
- HS quan sát nêu được:
+ Hạt nằm lộ trên lá noãn hở
+ Quả nằm ngoài bảo vệ hạt, còn nón mang hạt nằm lộ ra ngoài
+ Vì hạt nằm lộ ra ngoài, trên lá noãn hở .
Kết luận : Cơ quan sinh sản của thông là nón, có hai loại nón
- Nón đực: Nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm gồm: trục nón, Vảy (nhị) mang túi phấn, chứa hạt phấn.
- Nón cái: Lớn hơn nón đực, mọc riêng lẻ gồm: trục nón, Vảy (lá noãn hở) mang noãn lộ ra ngoài.
Thông sinh sản bằng hạt: hạt Nằm lộ trên lá noãn hở (nên gọi là Hạt Trần), chưa có quả thật sự.
HOẠT ĐỘNG 3: GIÁ TRỊ CỦA CÂY HẠT TRẦN (6 phút)
MT: HS nắm được 1 số giá trị của hạt trần
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Q/s một số hình ảnh cây Hạt trần có giá trị như vạn tuế, thiên tuế, hoàng đàn, pơmu, thông đất, thông đỏ....
- GV yêu cầu lớp phó học tập điều hành hoạt động. => Hoạt động cặp đôi.
+ Cây hạt trần có giá trị như thế nào ?
- Giáo viên mở rộng giá trị của các cây thuộc ngành hạt trần.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin và phần “Em có biết” sách giáo khoa trang 134.
- HS q/s 1 số cây Hạt trận đọc thông tin SGK.
- Hoạt động cặp đôi
+ Nêu được 1 số giá trị cây hạt trần
- HS ghi nhớ
Kết luận:
- Lấy gỗ: thông, pơmu, hoàng đàn,
- Làm cảnh: thiên tuế, vạn tuế, trắc bách điệp, thông tre,
- Làm thuốc : Thông đỏ, thông đất
- Luyện tinh dầu ( nhựa thông)
4) Thực hành, vận dụng (6’)
Câu 1) Đặc điểm cấu tạo của cây hạt trần ? Vì sao nón chưa được coi là hoa?
Câu 2) Cây hạt trần có điểm gì phát triển hơn các cây ở các nhóm trước nó?
* Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
+ Về nhà các em tìm kiếm một vài cây thiên tuế, vạn tuế con rồi đem trồng ra vườn, hàng ngày chăm sóc rồi theo dỏi và viết bài báo cáo để nộp lại.
+ Nếu có dịp tham quan Đà Lạt các em hãy chụp một số hình ảnh về cây thông, và tìm kiếm một vài nón thông về làm tài liệu học tập.
5) Hướng dẫn học bài (1’)
- Học bài theo nội dung vở ghi
- Làm bài tập trong vở bài tập trang 82, 83
- Đọc và soạn bài 41: HẠT KÍN- ĐẶC ĐIỂM CỦA THỰC VẬT HẠT KÍN
- Chuẩn bị vật mẫu
+ Nhóm 1,2,3 sưu tầm một số cây xanh có đủ rễ thân lá
+ Nhóm 4,5,6 sưu tầm một số cây đang có hoa
Ngày soạn: 26 / 2 / 2017 TUẦN 27 - Tiết 53
Bài 41 HẠT KÍN - ĐẶC ĐIỂM CỦA THỰC
VẬT HẠT KÍN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Mô tả được đặc điểm của thực vật hạt kín.
- Rút ra được tính chất đặc trưng của cây hạt kín là có hoa, quả và có hạt giấu kín trong quả Þ đặc điểm khác cơ bản với cây Hạt kín
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, nhận biết
- Hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Có lòng yêu thích bảo vệ thực vật
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG
- Kĩ năng trình bày ngắn ngọn, logic, sáng tạo
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi tìm hiểu đặc diểm cơ quan sinh dưỡng, sinh sản và môi trường sống đa dạng của thực vật hạt kín
- Kĩ năng phân tích, so sánh để phân biệt cây hạt kín với cây hạt trần
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Trực quan- tìm tòi
- Vấn đáp, quan sát
- Động não
- Dạy học nhóm
- Trình bày 1 phút
- Dạy học theo mô hình trường học mới (PP mới)
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Kính lúp, dao
- Mẫu vật cây có hoa
V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
Câu 1) Trình bày cấu tạo cơ quan sinh dưỡng của cây thông ? So với dương xỉ cây thông tiến hóa hơn ở những đặc điển nào ?
Câu 2) So sánh điểm của nón dực và nón cái của cây thông?
3. Bài mới
a) Khám phá : Hàng ngày Chúng ta tiếp xúc với rất nhiều cây như: xoài, bưởi, cam, quýt, nhãn, sầu riêng Chúng là thực vật hạt kín. Vậy chúng có những đặc điểm gì khác cây Hạt trần?
b) Kết nối – Khởi động
* Trời chơi : Tìm tên các loài quả trong bài hát « Quả gì », hoặc hát một bài hát chủ đề có tên 1 loài hoa.
HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT CÂY CÓ HOA (11 Phút)
MT: HS biết cách quan sát 1 cây hạt kín
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS mang các cây đã chuẩn bị và quan sát theo trình tự các CQSD và CQSS như hướng dẫn của SGK
- GV lưu ý: với những bộ phận nhỏ thì dùng kính lúp quan sát
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành thông tin theo bảng được h.dẫn.
- GV treo bảng phụ yêu cầu HS lên điền vào mẫu→HS khác nhận xét bổ sung
- GV nhận xét hoàn chỉnh nội dung
- Học sinh quan sát
- HS chú ý
- Đại diện HS điền vào bảng→HS khác nhận xét bổ sung
- HS rút ra kết luận
KL: Thực vật hạt kín có cơ quan sinh dưỡng và sinh sản phát triển đa dạng
1. Cơ quan sinh dưỡng:
+ Rễ: rễ cọc, rễ chùm, rễ biến dạng
+ Thân: thân gỗ, thân cỏ, thân leo, thân biến dạng
+ Lá đơn, lá kép, mọc cách, mọc đối, mọc vòng, lá biến dạng
+ Trong thân có mạch dẫn phát triển.
2. Cơ quan ss: là nhóm thực vật đầu tiên có hoa, quả, hạt phát triển đa dạng.
+ Hoa: có bầu nhụy khép kín bảo vệ noãn
+ Hạt nằm trong quả (Hạt Kín).
HOẠT ĐỘNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY HẠT KÍN (24 phút)
MT: HS nắm được đặc điểm TV hạt kín→thấy được sự đa dạng và tiến hóa của chúng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV cho học sinh quan sát bảng kết quả bài tập sách giáo khoa trang 135→Nhận xét sự đa dạng của rễ thân lá, hoa quả?
- Giáo viên giảng: Cây hạt kín có mạch dẫn phát triển, đa dạng về cơ quan sinh dưỡng và sinh sản. Do hạt của nó nằm trong quả nên gọi là hạt kín
- GV yêu cầu học sinh nêu đặc điểm chung của các cây hạt kín?
- Giáo viên nhận xét, bổ sung. Từ đó cho học sinh so sánh với cây hạt trần -> thấy được sự tiến hoá của cây hạt kín.
- GV: Vì sao thực vật hạt kín phân bố rộng rãi trên trái đất?
- GV nhận xét hoàn chỉnh kiến thức
- HS quan sát rút ra nhận xét
- HS ghi nhớ
- HS nêu được: Cơ quan sinh dưỡng: Phát triển đa dạng: rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá képTrong thân có mạch dẫn phát triển.
+ Cơ quan sinh sản: Hoa có bầu nhuỵ khép kín chứa noãn, Hạt được giấu trong quả
- HS thấy được: ở TV hạt kín thì hạt được nằm trong quả nên bảo vệ tốt hơn hạt trần, đã có hoa và quả
- HS vận dụng nêu được: do cơ quan sinh dưỡng và sinh sản phát triển đa dạng, hạt được quả bảo vệ
KL: - Cơ quan sinh dưỡng Phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép, ...)
- Trong thân có mạch dẫn hoàn thiện.
- Có hoa, quả, hạt. Hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu) là một ưu thế của các cây Hạt kín, vì nó được bảo vệ tốt hơn.
- Đây là nhóm thực vật tiến hóa nhất trong giới thực vật .
4) Thực hành, vận dụng (4’)
Câu 1) Trình bày các đặc điểm của thực vật hạt kín? Tìm đặc điểm đặc trưng nhất của TV Hạt kín ?
*Tìm Tòi – mở rộng
+ So sánh cây Hạt kín với cây Hạt trần? Tìm điểm khác biệt giữa cây Hạt kín với cây Hạt trần ?
+ Sưu tầm và làm một số mẫu ép hoa, lá khô của cây có hoa.
5) Hướng dẫn học bài (1’)
- Học bài theo nd vở ghi và làm bài tập ở SGK vào vở BT
- Đọc thêm mục ‘Em có biết’
- Chuẩn bị, soạn bài 42 SGK
- Mỗi HS tìm 1 cây rễ cọc, 1 cây rễ chùm mang lên lớp.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KHÓ
Câu 2 : - ý 2 : Đặc điểm quan trọng nhất là hạt nằm trong quả.
Câu 4* : Hạt kín là nhóm thực vật tiến hoá và chiếm ưu thế nhất trong giới TV; thể hiện qua cơ quan sinh dưỡng và sinh sản, đặc biệt là quá trình thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả.
Ngày soạn: 5/ 3 /2017 TUẦN 27 - Tiết 54
Bài 42 LỚP HAI LÁ MẦM VÀ LỚP MỘT LÁ MẦM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phân biệt một số đặc điểm hình thái của cây thuộc lớp hai lá mầm và lớp 1 lá mầm (về kiểu rễ, kiểu gân lá, số lượng cánh hoa)
- Căn cứ vào một số đặc điểm để có thể nhận biết được một cây thuộc cây một lá mầm với cây hai lá mầm.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, nhận biết.
- Kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Có lòng yêu thích bảo vệ thực vật
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG
- Kĩ năng hợp tác nhóm trong tìm hiểu đặc điểm cây thuộc lớp 1 lá mầm và 2 lá mầm
- Kĩ năng phân tích, đối chiếu để tìm ra đặc điểm giống và khá giữa cây 1 và 2 lá mầm
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong nhóm
- Kĩ năng trình bày ngắn ngọn, xúc tích, sáng tạo
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Trực quan- tìm tòi
- Vấn đáp
- Động não
- Dạy học nhóm
- Trình báy 1 phút
- IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh các loại rễ, gân lá
- Mẫu vật cây có hoa
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút )
Câu 1) Nêu đặc điểm chung của cây Hạt kín về CQSD và CQSS?
Câu 2) Để phân biệt cây Hạt trần và Hạt kín cần dựa vào đặc điểm nào ? Trong đó đặc điểm nào quan trọng nhất?
3. Bài mới
a) Khám phá : Cây Hạt kín có nhiều đđ tiến hoá hơn cây Hạt trần, cây Hạt kín lại rất đa dạng và phong phú nên ta phân chúng thành các nhóm nhỏ hơn gọi là Lớp.
b) Kết nối – khởi động
- GV cho HS chơi trò chơi tìm và nêu tên cây có rễ cọc và cây có rễ chùm.
+ Chia làm hai đội - > Ghi vào bảng phụ, lần lượt 1 HS ghi 1 cây không được trùng nhau. Đội nào ghi được nhiều hơn thì thắng cuộc ( 10 điểm).
HOẠT ĐỘNG 1: CÂY 2 LÁ MẦM VÀ CÂY 1 LÁ MẦM (20 Phút)
MT: HS nắm được đặc điểm phân biệt cây 1 và 2 lá mầm
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức bài cũ về kiểu rễ, kiểu gân, hạt 1 lá mầm, hạt hai lá mầm lá kết hợp với quan sát tranh và vật mẫu.
- GV lưu ý : Các đặc điểm này gặp ở các cây khác nhau trong lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm.
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 42.1 giới thiệu một số cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm điển hình.
- Thảo luận theo nhóm (4’) hoàn thành bảng cây một lá mầm – cây hai lá mầm vào vở btập.
- GV yêu cầu lớp phó HT điều hành các nhóm trình bày kết quả – nx và bs( Ghi vào bảng phụ)
- GV nhận xét – bổ sung.
- Học sinh nhắc lại, kết hợp quan sát
- HS chú ý
- HS quan sát
- HS làm bài tập SGK, rút ra đặc điểm phân biệt cây 1 và 2 lá mầm
- Nhóm trưởng các nhóm trình bày kết quảm – nx và bs.
Đặc điểm
Cây Một lá mầm
Cây Hai lá mầm
Rễ
Rễ chùm
Rễ cọc
Kiểu gân lá
Gân lá song song, hình cung
Gân lá hình mạng,
Dạng thân
Thân cỏ, thân cột
Thân gỗ, cỏ, leo.
Cánh hoa
6 cánh hoặc 3 cánh
5 cánh hoặc 4 cánh
Số lá mầm trong phôi
Phôi có một lá mầm
Phôi có 2 lá mầm.
Ví dụ:
Cây lúa,ngô, tre, mía,
Cây cải, bưởi, đậu,
- Yêu cầu học sinh thực hiện lệnh trong sách giáo khoa/137 -> Phát biểu các đặc điểm phân biệt cây hai lá mầm và cây một lá mầm ( Lớp trưởng điều hành hđ).
- Giáo viên nhận xét bổ sung
- GV yêu cầu học sinh đọc thông tin sách giáo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHƯƠNG VIII.doc