Giáo án Sinh học 6 kỳ I

Tiết 18 – Bài 17: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức:

- HS biết cách tự tiến hành TN để chứng minh: Nước & MK được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ, các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây

2. Kỹ năng:

- Kỹ năng giải quyết vấn đề: giải thích các hiện tượng trong thực tế cuộc sống liên quan đến sự vận chuyển các chất trong thân.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK tìm hiểu cách tiến hành thí nghiệm và quan sát thí nghiệm

- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp

- Kĩ năng ứng xử/ giao tiếp trong khi thảo luận

- Kĩ năng quản lý thời gian khi tiến hành thí nghiệm

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn

II/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM :

- HS biết cách tự tiến hành TN để chứng minh: Nước & MK được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ, các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây

 

doc93 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học 6 kỳ I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tạo trong của thân non và rễ? 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Trong quá trình sống cây không những cao lên mà còn to ra. Vậy thân cây to ra nhờ bộ phận nào? Thân cây gỗ trưởng thành có cấu tạo ntn? " Nghiên cứu bài. Hoạt động 1: Xác định 2 tầng phát sinh: tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ Bước 1 :Chuyển giao nhiệm vụ - HDHS quan sát H15.1 và H16.1 rồi ghi lại nhận xét: + Cấu tạo trong của thân cây trưởng thành có gì khác cấu tạo trong của thân non? + Theo em nhờ bộ phận nào mà thân cây to ra được? (Vỏ, trụ giữa? cả vỏ và trụ giữa?) Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ - Gọi 1 – 3 học sinh trả lời. - Yêu cầu 1 HS lên chỉ trên tranh tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. - GVHD HS xác định vị trí 2 tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ trên mẫu vật thật: + Dùng dao khẽ cạo bong lớp vỏ màu nâu để lộ phần màu xanh " tầng sinh vỏ; tách vỏ đến lớp gỗ lấy tay sờ lên phần gỗ thấy nhớt " tầng sinh trụ - HDHS đọc thông tin, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Vỏ cây to ra nhờ bộ phận nào? + Trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào? + Thân cây to ra do đâu? Bước 3 : Báo cáo kết quả - Nhận xét, bổ sung. " Thân cây to ra do đâu? Bước 4 : Đánh giá kết quả " KL1: Hoạt động 2: Nhận biết vòng gỗ hàng năm, tập xác định tuổi cây. - HDHS quan sát H16.3/SGK + q.sát vật mẫu + đọc c SGK Đếm các vòng gỗ tập xác định tuổi cây " Nhận xét, tổng kết: Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm dác, ròng - HDHS n.cứu TT. Trả lời câu hỏi: + Thế nào là dác? Thế nào là ròng? + Tìm sự khác nhau giữa dác & ròng? + Khi người ta ngâm xoan xuống ao, sau một thời gian vớt lên, có hiện tượng phần bên ngoài của thân bong ra nhiều lớp mỏng, còn phần trong cứng chắc. Em hãy giải thích? + Khi làm nhà , làm trụ cầu .... người ta sẽ sử dụng phần nào của gỗ? Vì sao? 1. Tầng phát sinh: - Thân cây gỗ to ra do sự phân chia các tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. - Tầng sinh vỏ : nằm trong lớp thịt vỏ - Tầng sinh trụ : nằm giữa mạch rây và mạch gỗ 2. Vòng gỗ hằng năm: - Hằng năm cây sinh ra các vòng gỗ: +Mùa mưa: vòng gỗ màu sáng + Mùa khô: vòng gỗ màu sẫm - Đếm số vòng gỗ có thể xác định được tuổi cây. 3. Dác và ròng : - Cây gỗ lâu năm có dác và ròng. + Dác: lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài, gồm những TB mạch gỗ " vận chuyển nước và muối khoáng + Ròng: lớp gỗ màu thẫm, rắn chắc, ở phía trong, gồm những TB chết, vách dày " nâng đỡ. 4. Luyện tập, củng cố: Học sinh đọc kết luận/ SGK 50 - Cây gỗ to ra do đâu? - Có thể xác định được tuổi của cây gỗ bằng cách nào - Hãy tìm sự khác nhau cơ bản giữa dác và ròng? 5. Dặn dò : - Học bài, trả lời câu hỏi SGK52; Đọc bài 17 “Vận chuyển các chất trong thân” - Làm thí nghiệm: Lấy 1 cành hoa cúc trắng cắm vào bình nước màu (màu xanh, màu đỏ ...) để ra chỗ thoáng. Ngày soạn : ......../...... /....... Ngày dạy: 6A1 6A2 6A3 Tiết 18 – Bài 17: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức: - HS biết cách tự tiến hành TN để chứng minh: Nước & MK được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ, các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây 2. Kỹ năng: - Kỹ năng giải quyết vấn đề: giải thích các hiện tượng trong thực tế cuộc sống liên quan đến sự vận chuyển các chất trong thân. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK tìm hiểu cách tiến hành thí nghiệm và quan sát thí nghiệm - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp - Kĩ năng ứng xử/ giao tiếp trong khi thảo luận - Kĩ năng quản lý thời gian khi tiến hành thí nghiệm 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn II/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM : - HS biết cách tự tiến hành TN để chứng minh: Nước & MK được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ, các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây III/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thảo luận nhóm Nêu và giải quyết vấn đề IV/ CHUẨN BỊ: - GV: SGK + SGV + Sách để học tốt Sinh 6 + Tranh “Cấu tạo trong của thân cây và sự vận chuyển các chất trong thân” - Kính hiển vi - HS: Chuẩn bị thí nghiệm V/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Lớp Sĩ số Tên HS vắng Ghi chú 6A1 6A2 6A3 2. Kiểm tra bài cũ: - HS1: Cây gỗ to ra do đâu? Có thể xác định tuổi của cây gỗ bằng cách nào? - HS2: Tìm sự khác nhau giữa dác & ròng? 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới:Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh - Yêu cầu học sinh báo cáo về sự chuẩn bị của nhóm Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức cũ - Yêu cầu học sinh làm bài tập vào vở: Điền từ thích hợp: rây, gỗ, vận chuyển chất hữu cơ, vận chuyển nước và muối khoáng vào chỗ trống trong các câu sau: - Mạch .......... gồm những tế bào sống, màng mỏng, có chức năng .......... - Mạch ......... gồm những tế bào hóa gỗ dày, không có chất nguyên sinh, có chức năng ....... - Yêu cầu 1 – 3 học sinh đọc đáp án. GV nhận xét Hoạt động 2: Chứng minh nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ Bước 1 :Chuyển giao nhiệm vụ - Yêu cầu các nhóm trình bày thí nghiệm ở nhà Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ - Gọi 1 – 3 học sinh trả lời. - Yêu cầu 1 HS lên chỉ trên tranh tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. - GVHD HS xác định vị trí 2 tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ trên mẫu vật thật: + Dùng dao khẽ cạo bong lớp vỏ màu nâu để lộ phần màu xanh " tầng sinh vỏ; tách vỏ đến lớp gỗ lấy tay sờ lên phần gỗ thấy nhớt " tầng sinh trụ - HDHS đọc thông tin, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Vỏ cây to ra nhờ bộ phận nào? + Trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào? + Thân cây to ra do đâu- Quan sát kết quả của các nhóm " Nhận xét " Thông báo nhóm có kết quả tốt - Cho lớp xem kết quả thí nghiệm của GV - HDHS cắt 1 lát mỏng ngang cành rồi quan sát dưới kính hiển vi - HDHS bóc vỏ cành? Bước 3 : Báo cáo kết quả - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: + Chỗ nhuộm màu đó là bộ phận nào của thân? + Nước và muối khoáng được vận chuyển qua phần nào của thân? Bước 4 : Đánh giá kết quả " Nhận xét, bổ sung " KL: Hoạt động 3 : Tìm hiểu sự vận chuyển chất hữu cơ qua mạc rây - HDHS nghiên cứu thí nghiệm và quan sát H 17.2. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Giải thích vì sao mép vỏ ở phía trên chỗ cắt phình to ra? Vì sao mép vỏ ở phía dưới không phình to ra? + Mạch rây có chức năng gì? + Nhân dân ta thường làm ntn để nhân giống nhanh cây ăn quả như: cam, bưởi, nhãn, vải hồng xiêm ... + Khi bị cắt vỏ, làm đứt mạch rây ở thân thì cây có sống được không? Tại sao? " Nhận xét, bổ sung " KL: - Học sinh làm bài tập độc lập. Đáp án: 1. rây - 2. vận chuyển chất hữu cơ 3. gỗ - 4. vận chuyển nước và muối khoáng. - 1 – 3 học sinh nêu đáp án, các học sinh khác nhận xét, bổ sung. 1. Vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan: - Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ 2. Vận chuyển chất hữu cơ: - Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây 4. Luyện tập, củng cố: Học sinh đọc kết luận/ SGK 50 - Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng? - Mạch rây có chức năng gì? 5. Dặn dò : - Học bài, trả lời câu hỏi SGK56 - Đọc bài 18 “Biến dạng của thân” - Chuẩn bị: Củ khoai tây, củ su hào , củ gừng, của dong ta, củ nghệ ... TUẦN 10 Ngày soạn : ......../...... /....... Ngày dạy: 6A1 6A2 6A3 Tiết 19 - Bài 18. THỰC HÀNH: QUAN SÁT BIẾN DẠNG CỦA THÂN I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức: - Nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của một số loại thân biến dạng qua quan sát vật mẫu, tranh ảnh. - Nhận dạng được một số loại thân biến dạng trong tự nhiên. 2. Kỹ năng: - Kỹ năng hợp tác để sưu tầm mẫu vật và phân tích mẫu vật ( các loại thân) - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi quan sát, đối chiếu, so sánh các biến dạng của thân - Kỹ năng so sánh phân tích, khái quát, đối chiếu giữa các loại thân với nhau - Kỹ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp - Kỹ năng lắng nghe tích cực trong thảo luận 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn II/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM : - Nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của một số loại thân biến dạng qua quan sát vật mẫu, tranh ảnh. - Nhận dạng được một số loại thân biến dạng trong tự nhiên. III/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thảo luận nhóm Nêu và giải quyết vấn đề IV/ CHUẨN BỊ: - GV: SGK + SGV + Sách để học tốt Sinh 6 + Tranh “Các loại thân biến dạng” - HS: Su hào, khoai tây, nghệ, gừng, dong ta .... V/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Lớp Sĩ số Tên HS vắng Ghi chú 6A1 6A2 6A3 2. Kiểm tra bài cũ: - HS1: Mô tả TN chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước & MK. - HS2 : Mạch rây có chức năng gì ? 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Thân cũng có biến dạng giống như rễ. Ta hãy quan sát một số loại thân biến dạng và tìm hiểu chức năng của chúng Hoạt động 1: Quan sát và ghi lại những thông tin về một số loại thân biến dạng Bước 1 :Chuyển giao nhiệm vụ - Yêu cầu các nhóm đặt các loại mẫu đã chuẩn bị vào khay. Hoạt động nhóm: Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ - Quan sát: + Tìm những đặc điểm chứng tỏ chúng là thân. + Phân loại chúng thành nhóm dựa trên: vị trí của nó so với mặt đất, hình dạng củ, chức năng. - Yêu cầu: + Quan sát củ rong ta, củ gừng. Tìm những điểm giống nhau? + Quan sát củ su hào, khoai tây. Ghi lại những điểm giống nhau, khác nhau giữa chúng? Bước 3 : Báo cáo kết quả - Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả phân loại. - Yêu cầu học sinh đọc c/ sgk 58. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Thân củ có đặc điểm gì? Chức năng của thân củ? VD? + Thân rễ có đặc điểm gì? Chức năng của thân rễ? VD? - HDHS quan sát cây xương rồng: + Lấy que nhọn chọc vào thân cây. Nhận xét? + Thân cây xương rồng mọng nước có tác dụng gì? + Kể tên một số cây mọng nước mà em biết? Bước 4 : Đánh giá kết quả Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm, chức năng của một số loại thân biến dạng. - HDHS hoạt động độc lập theo q/SGK59 - Yêu cầu 1 – 3 học sinh đọc đáp án. " Có mấy loại thân biến dạng? Chức năng? " KL: 1. Quan sát và ghi lại những thông tin về một số loại thân biến dạng: a. Quan sát củ gừng, củ dong ta, củ su hào, củ khoai tây: * Giống: Có chồi ngọn, chồi nách, lá * Khác: - Củ gừng, củ dong ta: + Hình dạng: giống rễ + Vị trí: dưới mặt đất " Thân rễ - Củ khoai tây, củ sau hào: + hình dạng tròn + Củ khoai tây: dưới mặt đất Củ su hào: trên mặt đất " Thân củ b. Quan sát cây xương rồng: " Thân mọng nước 2. Đặc điểm, chức năng của một số loại thân biến dạng: - Một số loại thân biến dạng, làm chức năng khác của cây như: + Thân rễ (củ gừng, củ dong ta ...) + Thân củ (khoai tây, su hào ...) " Chứa chất dự trữ dùng khi cây ra hoa, tạo quả. + Thân mọng nước (Cây xương rồng, cành giao ...) " Dự trữ nước, thường thấy ở các cây sống ở nơi khô hạn. q/SGK59 STT Tên vật mẫu Đặc điểm của thân biến dạng Chức năng đối với cây Tên thân biến dạng 1 Củ su hào Thân củ nằm trên mặt đất Dự trữ chất dinh dưỡng Thân củ 2 Củ khoai tây Thân củ nằm dưới mặt đất Dự trữ chất dinh dưỡng Thân củ 3 Củ gừng Thân rễ nằm trong đất Dự trữ chất dinh dưỡng Thân rễ 4 Củ dong ta Thân rễ nằm trong đất Dự trữ chất dinh dưỡng Thân rễ 5 Xương rồng Thân mọng nước, mọc trên mặt đất Dự trữ quang hợp Thân mọng nước 4. Luyện tập - Củng cố : Học sinh đọc kết luận/ SGK 59 Câu 1. Cây chuối có phải là thân biến dạng không? - Cây chuối có thân củ nằm dưới mặt đất, thân cây chuối trên mặt đất thực chất là thân giả gồm các bẹ lá mọng nước à là thân biến dạng: thân củ có chứa chất dự trữ Câu 2. Kể tên 1 số thân mọng nước? - Xương rồng, cành giao, cây giá, cây trường sinh lá tròn Câu 3. Cây hành, tỏi có phải là thân cây biến dạng? Câu 4. Trong những nhóm cây sau đây nhóm nào gồm toàn cây thân rễ a. Cây su hào, cây tỏi, cây cà rốt. b. Cây dong, giềng, cây cải, cây gừng. c. Cây khoai tây, cay cà chua, cây củ cải d. Cây gừng, cây nghệ, cây củ dong. Câu 5. Trong những nhóm cây sau đây nhóm nào gồm toàn những thân cây mọng nước a. Cây xương rồng, cây cành giao, cây thuốc bỏng. b. Cây mít, cây nhãn, cây sống đời c. Cây giá, cây trường sinh lá tròn, cây táo. d. Cây nhãn, cây cải, cây su hào. Câu 6. 1 số thân biến dạng có chức năng chứa nước dự trữ cho cây a. Thân củ c. Thân mọng nước b. Thân rễ d. Thân củ và thân rễ - Tìm điểm giống nhau & khác nhau giữa các củ: dong ta, khoai tây, su hào? - Kể tên một số loại thân biến dạng, chức năng của chúng đối với cây ? - Cây xương rồng có đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống khô hạn ? 5. Dặn dò  : - Trả lời câu hỏi SGK, đọc mục "Em có biết " - Ôn tập các bài đã học. Ngày soạn : ......../...... /....... Ngày dạy: 6A1 6A2 6A3 Tiết 20 : ÔN TẬP I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức:Ôn tập các kiến thức cơ bản đã học ở 3 chương : TBTV, rễ, thân. - Chương 1: Tế bào thực vật + Cấu tạo TBTV + Sự lớn lên và phân chia của TB. Mô. - Chương 2: Rễ + Các loại rễ, các miền của rễ. + Cấu tạo miền hút của rễ. + Sự hút nước và muối khoáng của rễ. - Chương 3: Thân + Cấu tạo ngoài của thân. + Các loại thân. + Một số loại thân biến dạng. + Sự dài ra, to ra của thân, cấu tạo trong của thân non - so sánh với rễ. + Sự vận chuyển các chất trong thân. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng tư duy, tổng hợp. - Kỹ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp - Kỹ năng lắng nghe tích cực trong thảo luận 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn II/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM : Ôn tập các kiến thức cơ bản đã học ở 3 chương : TBTV, rễ, thân. III/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thảo luận nhóm Nêu và giải quyết vấn đề IV/ CHUẨN BỊ: - GV: Tranh cấu tạo trong của thân, rễ, một số loại rễ, thân biến dạng.Cấu tạo tế bào - HS: Kiến thức phần rễ, thân, tế bào, đặc điểm của cơ thể sống V/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Ổn định lớp: Lớp Sĩ số Tên HS vắng Ghi chú 6A1 6A2 6A3 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới: - Nhắc lại các chương đã học từ đầu năm đến nay? Hoạt động 1: Ôn tập các kiến thức trong chương - Cho biết dấu hiệu đặc trưng của cơ thể sống? - TBTV có cấu tạo ntn? - Tb ở những bộ phận nào có khả năng phân chia? Quá trình phân bào diễn ra ntn? - Sự lớn lên và phân chia TB có ý nghĩa gì đối với TV? * Đặc điểm của cơ thể sống: - TĐC với môi trường. - Lớn lên và sinh sản. Chương 1. TBTV: 1. Cấu tạo TBTV:Các TB có hình dạng, kích thước khác nhau nhưng đều gồm: - Vách TB - Màng sinh chất - Chất tế bào: chứa diệp lục. - Nhân 2.Sự lớn lên và phân chia của TB: - Tb non có kích thước nhỏ lớn dần lên thành TB trưởng thành nhờ quá trình TĐC. - Quá trình phân bào: + Đầu tiên hình thành 2 nhân + Chất TB phân chia + Vách TB hình thành ngăn đôi TB cũ thành 2 TB con - TB phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển Rễ Thân 1. Các loại rễ - Các miền của rễ: a. Các loại rễ: - Rễ cọc. VD: rễ bưởi, rễ cam ... - Rễ chùm. VD: rễ lúa, rễ hành .... b. Các miền của rễ: - Miền trưởng thành - Miền hút - Miền sinh trưởng - Miền chóp rễ 1. Cấu tạo ngoài của thân - Các loại thân: a. Cấu tạo ngoài của thân: - Thân gồm: Cành, thân chính, chồi ngọn, chồi nách (chồi hoa, chồi lá) b. Các loại thân: - Thân đứng: + Thân gỗ: cây bưởi + Thân cột: câydừa + Thân cỏ: cây lúa - Thân leo: + tua cuốn: đậu h.lan + thân cuốn: mùng tơi - Thân bò: cây rau má 2. Cấu tạo miền hút của rễ: - Vỏ: + Biểu bì: có lông hút + Thịt vỏ - Trụ giữa: + Bó mạch: mạch gỗ và mạch rây xếp xen kẽ + Ruột 2. Cấu tạo trong của thân non: - Vỏ: + Biểu bì: không có lông hút + Thịt vỏ: chứa diệp lục - Trụ giữa: + Bó mạch: mạch rây (ở ngoài) – mạch rây (ở trong) + Ruột 3. Sự hút nước và muối khoáng: a. Cây cần nước và các loại muối khoáng: - Tất cả các cây đều cần nước và các loại muối khoáng như: muối đạm, muối lân, muối kali - Nhu cầu nước và muối khoáng là khác nhau đối với từng loại cây, các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của cây. b. Sự hút nước và muối khoáng của rễ: - Rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan nhờ lông hút "chuyển qua vỏ " mạch gỗ " các bộ phận của cây. - Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng: thời tiết, khí hậu, các loại đất .... 3. Vận chuyển các chất trong thân: a. Vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan: - Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ. b. Vận chuyển chất hữu cơ: - Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây. 4. Sự phát triển của rễ - Chức năng của rễ: - Rễ dài ra do TB mô phân sinh miền sinh trưởng của rễ. - Chức năng: hút nước và muối khoáng 4. Sự phát triển của thân – Chức năng của thân: - Thân dài ra do TB mô phân sinh ngọn phân chia. Thân to ra do sự phân chia các TB mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. - Chức năng: Vận chuyển các chất. 5. Biến dạng của rễ: - Rễ củ - Rễ móc - Rễ thở - Giác mút 5. Biến dạng của rễ: - Thân củ - Thân rễ - Thân mọng nước. 4. Luyện tập – Củng cố: Trong bài. 5. Dặn dò : - Ôn lại kiến thức chương I - II - III chuẩn bị giờ sau kiểm tra 1 tiết TUẦN 11 Ngày soạn : ......../...... /....... Ngày dạy: 6A1 6A2 6A3 Tiết 21 : KIỂM TRA 1 TIẾT I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức: Củng cố, khắc sâu kiến thức về tế bào thực vật, thân, rễ. 2. Kỹ năng: - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi quan sát, đối chiếu, so sánh - Kỹ năng so sánh phân tích, khái quát 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn II/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM : III/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thảo luận nhóm Nêu và giải quyết vấn đề IV/ CHUẨN BỊ: - GV : Đề kiểm tra. - HS: Kiến thức chương I, II, III. V/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Lớp Sĩ số Tên HS vắng Ghi chú 6A1 6A2 6A3 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Thiết kế ma trận Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chương I: TBTV 1 0,5 1 2,0 2 2,5 Chương II: Rễ 1 0,5 1 0,5 1 3,5 3 4,5 Chương III: Thân 1 0,5 1 1 1 1,5 3 3,5 Tổng 2 3,0 2 4,5 2 2,5 10,0 ĐỀ BÀI: PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: ( 3 điểm ) A. Câu nhiều lựa chọn: Câu 1: Một thành phần của tế bào có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống. A. Vách tế bào B. Chất tế bào C. Nhân D. Không bào Câu 2: Khi cắt ngang một thân cây, đếm được 64 vòng gỗ ,số tuổi cây là. A. 164 năm B. 82 năm C. 200 năm D. 64 năm B. Câu đúng sai: Câu 3: Đánh dấu x vào ô trống:“ Tầng sinh trụ nằm giữa mạch rây và mạch gỗ. Hàng năm sinh ra phía ngoài một lớp mạch rây, phía trong một lớp gỗ. Vì vậy các mạch gỗ phía trong sẽ cứng hơn” A. Đúng B. Sai C. Câu ghép đôi: Chọn nội dung ở cột B ghép với cột A để được nội dung đúng: Cột A Kết quả Cột B Câu 4: 1. Rễ củ 2. Rễ thở 3. Rễ móc 4. Giác mút 1 2 3 4 a. Hô hấp trong không khí b. Chứa chất dự trữ c. Lấy thức ăn từ vật chủ d. Giúp cây leo lên Câu 5: 1. Miền chóp rễ 2. Miền sinh trưởng 3. Miền hút 4. Miền trưởng thành 1 2 3 4 a. Hút nước và muối khoáng b. Dẫn truyền c. Che trở cho đầu rễ d. Làm cho rễ dài ra PHẦN II: TỰ LUẬN ( 7 điểm ) Câu 6: Hãy trình bày cấu tạo tế bào thực vật? Câu 7: So sánh cấu tạo trong của thân non với cấu tạo miền hút của rễ? Câu 8: Nêu ích lợi của việc bấm ngọn, tỉa cành? Cho ví dụ về bấm ngọn, tỉa cành? ĐÁP ÁN Câu Đáp án Điểm 1 C 0.5 2 D 0.5 3 A 0.5 4 1 - b; 2 - a; 3 - d; 4 - c 0.75 5 1 - c; 2 - d; 3 - a; 4 - b 0.75 6 Cấu tạo tế bào thực vật gồm các bộ phận: - Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định - Màng sinh chất: bao bọc chất tế bào - Chất tế bào: diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào - Nhân: điều khiển mọi hoạt động của tế bào 2.0 7 * Giống nhau: - Có các phần tương tự nhau (vỏ và trụ giữa) * Khác nhau: Miền hút của rễ Thân non + Biểu bì: có tế bào lông hút + Thịt vỏ: không có diệp lục + Mạch rây, mạch gỗ xếp xen kẽ nhau + Biểu bì: không có tế bào lông hút + Thịt vỏ: có diệp lục + Mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong 3.5 8 - Nêu được tác dụng. - Cho được ví dụ hai loại cây bấm ngọn, hai loại cây tỉa cành. 1.5 4.Củng cố : - Thu bài và nhận xét giờ kiểm tra. 5.Dặn dò: - Chuẩn bị một số lá như SGK trang 61, 62 - Một số loại cành: rau đay, hoa hồng, dâm bụt, ổi, trúc, đào, hoa sữa... Ngày soạn : ......../...... /....... Ngày dạy: 6A1 6A2 6A3 CHƯƠNG IV. LÁ Tiết 22 : CHỦ ĐỀ : LÁ (Tiết 1) I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức: - Nêu được những đặc điểm bên ngoài của lá và cách xếp lá trên cây phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng cần thiết cho việc chế tạo chất hữu cơ. - Phân biệt được 3 kiểu gân lá, phân biệt được lá đơn , lá kép. 2. Kỹ năng: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi quan sát đặc điểm bên ngoài của lá, các kiểu xếp lá trên thân và cành - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, lớp 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn II/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM : - Nêu được những đặc điểm bên ngoài của lá và cách xếp lá trên cây phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng cần thiết cho việc chế tạo chất hữu cơ. - Phân biệt được 3 kiểu gân lá, phân biệt được lá đơn , lá kép III/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thảo luận nhóm Nêu và giải quyết vấn đề IV/ CHUẨN BỊ: - GV: Tranh “Đặc điểm bên ngoài của lá”; Sưu tầm lá, cành có đủ chồi nách, cành có các kiểu mọc lá. - HS: Mang lá, cành có đủ chồi nách, cành có các kiểu mọc lá, các lá khác nhau. V/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Lớp Sĩ số Tên HS vắng Ghi chú 6A1 6A2 6A3 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Cơ quan sinh dưỡng của cây gồm những cơ quan nào? Chức năng quan trọng nhất của lá gì? Lá có nhận được ánh sáng mới thực hiện được chức năng quang hợp. Vậy những đặc điểm nào giúp lá nhận được nhiều ánh sáng? Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm bên ngoài của lá. Bước 1 :Chuyển giao nhiệm vụ Yêu cầu h.sinh q.sát lá cây. + Cho biết tên các bộ phận của lá? + Chức năng quan trọng nhất của lá là gì? Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ - HDHS quan sát phiến lá, thảo luận nhóm: + Nhận xét hình dạng, kích thước, màu sắc của phiến lá, diện tích bề mặt của phần phiến so với phần cuống? + Tìm những điểm giống nhau của phần phiến các loại lá? + Những điểm giống nhau đó có tác dụng gì đối với việc thu nhận a.sáng của lá? - Nhận xét, bổ sung " KL. GV nhấn mạnh đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phiến lá. - HDHS quan sát gân lá. Đối chiếu với H19.3 phân biệt 3 loại gân lá. Bước 3 : Báo cáo kết quả - Yêu cầu 1 – 2 nhóm trình bày kết quả tìm 3 loại gân lá - HDHS quan sát vật mẫu và đối chiếu H19.4, sắp xếp các vật mẫu thành 2 nhóm. - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả. + Vì sao lá mồng tơi thuộc loại lá đơn còn lá hoa hồng thuộc loại lá kép? Bước 4 : Đánh giá kết quả - Nhận xét, bổ sung " KL Hoạt động 2: Phân biệt các kiểu xếp lá trên cây - HDHS quan sát 3 cành mang đến lớp, đối chiếu H19.5 " XĐ cách xếp lá. - HDHS làm bài tập/ sgk 63 - Nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu cho sinh thảo luận nhóm: + Có mấy kiểu xếp lá trên thân, cành? Là những kiểu nào? + Cách bố trí của lá ở các mấu thân có lợi gì cho việc nhận ánh sáng của các lá trên cây? - Nhận xét, bổ sung " KL 1. Đặc điểm bên ngoài của lá: - Lá gồm: cuống lá, phiến lá, gân lá. a. Phiến lá: - Phiến lá màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá, giúp thu nhận được nhiều ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ. b. Gân lá: - Có 3 loại gân lá: + Hình mạng. VD: lá mít ... + Song song. VD: lá lúa ... + Hình cung. VD: lá địa liền... c. Lá đơn và lá kép: Có 2 nhóm lá chính: - Lá đơn. VD: lá mồng tơi... - Lá kép. VD: lá hoa hồng .... 2. Các kiểu xếp lá trên thân và cành: Lá xếp trên cây theo 3 kiểu: - Mọc cách. VD: bưởi, rau muống, dâu.... - Mọc đối. VD: gioi, ổi.... - Mọc vòng. VD: trúc đào, hoa sữa, dây huỳnh... 4.Củng cố: - Phân biệt lá đơn , lá kép. - Tìm những đặc điểm cấu tạo ngoài của lá phù hợp với chức năng nhận ánh sáng. Bài 1. Trong các lá sau đây nhóm lá nào có gân song song . a. Lá hành, lá nhẫn, lá bưởi b. Lá rau muống , lá cải. c. Lá lúa, lá mồng tơi, lá bí đỏ. d. Lá tre, lá lúa, lá cỏ. Bài 2. Trong các lá sau đây, những nhóm nào thuộc lá đơn a. Lá dâm bụt, lá phượng, lá dâu. b. Lá trúc đào, lá hoa hồng, lá lốt. c. Lá ổi, lá dâu, lá trúc nhật d. Lá hoa hồng, lá phượng, lá khế 5. Dặn dò : - Học bài theo câu hỏi SGK. - Làm bài tập SGK, đọc mục em có biết. - Làm thí nghiệm bài "Quang hợp" TUẦN 12 Ngày soạn : ......../...... /....... Ngày dạy: 6A1 6A2 6A3 Tiết 23 : CHỦ ĐỀ : LÁ (Tiết 2) I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức: - Nhận biết đặc điểm cấu tạo bên trong của phiến lá: + Biểu bì + Thịt lá + Gân lá phù hợp với chức năng của phiến lá 2. Kỹ năng: - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, lớp 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn II/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM : - Nhận biết đặc điểm cấu tạo bên trong của phiến lá: + Biểu bì + Thịt lá + Gân lá phù hợp với chức năng của phiến lá III/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thảo luận nhóm Nêu và giải quyết vấn đề IV/ CHUẨN BỊ: - GV: Tranh “Cấu tạo trong của phiến lá”, mô hình cấu tạo một phiến lá. - HS: Kẻ bảng. V/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Lớp Sĩ số Tên HS vắng Ghi chú 6A1 6A2 6A3 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới: - Vì sao lá có thể tự chế tạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 1_12407926.doc
Tài liệu liên quan