HOẠT ĐỘNG 1: NHẮC LẠI KIẾN THỨC CŨ
- GV cho cả lớp xem lại hình vẽ về 2 loại rễ: rễ cọc và rễ chùm, hình dạng phiến lá, gân lá.
- Mỗi loại rễ, lá, gân lá như vậy gặp ở các cây khác nhau trong lớp HLM và MLM.
HOẠT ĐỘNG 2 : PHÂN BIỆT ĐẶC ĐIỂM CÁC CÂY HAI LÁ MẦM VÀ MỘT LÁ MẦM
-Mục tiêu: Nắm được các đặc điểm phân biệt cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm.
Tiến hành:
- GV giới thiệu tranh vẽ H42.1 để cả lớp quan sát.
- Nhắc HS ngoài đặc điểm của rễ, thân, gân lá từ hình vẽ có thể nhận ra hoa của mỗi cây có bao nhiêu cánh.
- GV yêu cầu HS phát biểu các đặc điểm của rễ, lá, hoa của cây MLM và cây HLM.
? Thế nào là cây Hai lá mầm.
Cho ví dụ.
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 748 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6: Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỚP HAI LÁ MẦM VÀ LỚP MỘT LÁ MẦM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức:
- Phân biệt một số đặc điểm hình thái của các cây thuộc lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm ( về kiểu rễ,kiểu gân lá, số lượng cánh hoa).
- Căn cứ vào các đặc điểm để có thể nhận dạng nhanh một cây thuộc lớp Hai lá mầm hay Một lá mầm ( qua mẫu thật hoặc hình vẽ ).
2.Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, thực hành.
3.Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng hợp tác nhóm trong tìm hiểu đặc điểm cây thuộc lớp 2 lá mầm và lớp một lá mầm.
- Kĩ năng phân tích phân tích đối chiếu để tìm ra đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa cây thuộc lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm .
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong nhóm .
- Kĩ năng trình bày ngắn gọn ,xúch tích, sáng tạo
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC SỬ DỤNG:
- Dạy học nhĩm.
- Vấn đáp tìm tòi .
- Sáng tạo trong nhóm .
- Trực quan .
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- GV:
+ Tranh vẽ: Dùng tranh vẽ về kiểu rễ cọc và rễ chùm, các kiểu gân lá.
+ Hình vẽ một số cây HLM và MLM ( H42.2 SGK).
+ Mẫu vật: Một số cây thuộc lớp HLM như dâm bụt, bưởi, đậu và lớp MLM như: các loại cỏ ( cỏ mần trầu, cỏ gà..)
- HS:
+ Xem lại kiến thức về các loại rễ, các kiểu gân lá, các kiểu hạt.
+ Mỗi nhóm chuẩn bị 2 cây theo sự chỉ định của GV.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Cây Hạt kín có đặc điểm chung gì ?
Câu 2: Giữa cây Hạt trần và cây Hạt kín có những điểm gì phân biệt, trong đó điểm nào là quan trọng nhất ?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Các cây Hạt kín rất khác nhau về cơ quan sinh dưỡng lẫn cơ quan sinh sản. Để phân biệt các cây hạt kín với nhau, các nhà khoa học đã chia chúng thành các nhómnhỏ hơn, đó là lớp, họ . Thực vật hạt kín gồm hai lớp : Lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm. Mỗi lớp có những nét đặc trưng riêng.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: NHẮC LẠI KIẾN THỨC CŨ
- GV cho cả lớp xem lại hình vẽ về 2 loại rễ: rễ cọc và rễ chùm, hình dạng phiến lá, gân lá.
- Mỗi loại rễ, lá, gân lá như vậy gặp ở các cây khác nhau trong lớp HLM và MLM.
HOẠT ĐỘNG 2 : PHÂN BIỆT ĐẶC ĐIỂM CÁC CÂY HAI LÁ MẦM VÀ MỘT LÁ MẦM
-Mục tiêu: Nắm được các đặc điểm phân biệt cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm.
Tiến hành:
- GV giới thiệu tranh vẽ H42.1 để cả lớp quan sát.
- Nhắc HS ngoài đặc điểm của rễ, thân, gân lá từ hình vẽ có thể nhận ra hoa của mỗi cây có bao nhiêu cánh.
- GV yêu cầu HS phát biểu các đặc điểm của rễ, lá, hoa của cây MLM và cây HLM.
? Thế nào là cây Hai lá mầm.
Cho ví dụ.
? Thế nào là cây Một lá mầm.
Cho ví dụ.
HOẠT ĐỘNG 3
KIỂM TRA NHẬN XÉT TRÊN MẪU VẬT THẬT VÀ BỔ SUNG KIẾN THỨC
- GV cho các nhóm quan sát 2 cây đã chuẩn bị trước. Yêu cầu đếm cả số cánh hoa.
- GV kẻ sẵn bảng phân biệt cây HLM và cây MLM.
- GV đưa thêm thông tin về đặc điểm phân biệt số lá mầm của phôi ở trong hạt mà HS không quan sát được trên hình vẽ hay mẫu vật.
- HS nhắc lại kiến thức đã học về rễ, thân, lá.
- HS chỉ trên tranh trình bày:
- Các loại rễ, thân, lá.
- Đặc điểm của rễ, thân, lá.
- HS hoạt động theo nhóm: Quan sát kỹ cây MLM và cây HLM ghi các đặc điểm quan sát được vào bảng.
Tiểu kết:
-Cây HLM: rễ cọc, gân lá hình mạng , hoa có 5 cánh ( hoặc 4 cánh ) VD : Hoa mẫu đơn
-Cây MLM: rễ chùm, gân lá song song hoặc hình cung , hoa có 6 cánh ( hoặc 3 cánh ) VD :cây rau mác
- HS quan sát kĩ 2 cây đã chuẩn bị trước.
-HS lên bảng làm phân biệt cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm
Tiểu kết:
Đặc điểm
Lớp 1 lá mầm
Lớp 2 lá mầm
-Rễ
-Kiểu gân lá
-Thân
-Hạt
-Rễ chùm
-Gân lá song song hoặc hình cung
-Thân cỏ cột
-Phôi có 1 lá mầm
-Rễ cọc
-Gânlá hình mạng
-Thân gỗ cỏ, leo
- Phôi có 2 lá mầm
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hãy đánh dấu (x) vào đầu câu trả lời đúng:
Câu 1: Hạt của cây Hai lá mầm khác với hạt của cây Một lá mầm ở điểm nào?
Hạt cây hai lá mầm không có phôi nhũ.
Hạt cây hai lá mầm không có chất dự trữ nằm ở lá mầm.
Hạt cây hai lá mầm phôi có 2 lá mầm.
Cả a và b.
Câu 2: Lớp Một lá mầm có đặc điểm sau:
Phôi có 2 lá mầm, rễ cọc, gân lá hình mạng.
Phôi có 1 lá mầm, rễ chùm, gân lá song song hoặc hình cung.
Hoa thường cố cánh hoặc 3 cánh.
Gồm a và c.
Gồm b và c.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
-Đặc điểm chủ yếu để phân biệt giữa cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm ?
-Có thể nhận biết một cây thuộc lớp Hai lá mầm hay Một lá mầm nhờ những dấu hiệu nào bên ngoài ?
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TỊI MỞ RỘNG
Em cĩ biết:
Các cây lương thực chủ yếu của chug ta(lúa, lúa mì, ngơ) thuộc lớp Một lá mầm; cịn các cây thực phẩm chủ yếu (rau muống, các loại cải, bầu, bí, mướp, cà chua,) thuộc lớp Hai lá mầm
4. Dặn dò:
-Học bài và trả lời câu hỏi SGK
-Đọc mục “Em có biết”
-Chuẩn bị:
?Phân loại thực vật là gì ?
?Các bậc thực vật?
?Sự phân chia các ngành thực vật?
-Ôn lại các nhóm thực vật đã học từ tảo đến hạt kín.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 42 Lop Hai la mam va lop Mot la mam_12475567.docx