Bài 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nắm được đặc điểm chung của thực vật
- Tìm hiểu sự đa dạng và phong phú của thực vật
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh
- Rèn tư duy tổng hợp logic, hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Có lòng yêu thiên nhiên
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- VẤn đáp tìm tòi, quan sát tranh
- Trực quan,dạy học nhóm
- Động não
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- HS sưu tầm tranh ảnh các loài thực vật sống trên trái đất
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ(5’)
10 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Mở đầu Sinh 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/8/2016 Tuần 1- Tiết 1
Bài 1 và Bài 2
ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG, NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh nêu được đặc điểm chung của cơ thể sống
- Phân biệt vật sống và vật không sống
- Nêu được 1 số VD để thấy được sự đa dạng của sinh vật và 4 nhóm sinh vật chính
- Nắm được nhiệm vụ của sinh học và thực vật học
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng họat động nhóm, quan sát
- Kỹ năng tư duy độc lập và làm việc với SGK.
3. Thái độ
- Có ý thức học tập, và yêu thiên nhiên
II. KĨ NĂNG SỐNG
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin để nhận dạng được vật sống và không sống
- Kĩ năng phản hồi lắng nghe tích cực trong quá trình thảo luận
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Giải quyết vấn đề.
- Động não, trực quan, dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh hình 2.1 SGK
- Tranh vẽ 1 số sinh vật
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra
3. Bài mới
a) Khám phá: Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta tiếp xúc với rất nhiều vật, bao gồm vật sống và vật không sống. Chúng có điểm gì khác nhau, để phân biệt đặc điểm này đó chính là nhiệm vụ của sinh học. Vậy nhiệm vụ của sinh học là gì? Thầy cùng các em cùng nghiên cứu nội dung bài học này.
b)Kết nối
HOẠT ĐỘNG 1 NHẬN DẠNG VẬT SỐNG VÀ VẬT KHÔNG SỐNG (9 Phút)
MT: Hs phân biệt được vật sống và không sống qua biểu hiện bên ngoài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV cho HS kể tên 1 số cây, con vật, đồ vật xung quanh đời sống của các em.
- GV hướng dẫn cho HS cách thức thảo luận nhóm.
- GV yêu cầu chọn 1 vài VD để thảo luận
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm thảo luận:
+ Con gà, cây đậu cần điều kiện gì để sống?
+ Cái bàn cần những điều kiện giống như con gà, cây đậu để tồn tại không?
+ Sau 1 thời gian chăm sóc, đối tượng nào tăng về kích thước và không tăng về kích thước?
- GV gọi HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung
- Từ đó GV yêu cầu HS phân biệt vật sống và vật không sống
- GV cho HS lấy thêm ví dụ về vật sống và không sống
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận
- HS nêu tên 1 số cây, con vật, đồ vật xung quanh đời sống của các em.
- HS chọn đại diện
- HS thảo luận, nêu được
+ thức ăn, nước, không khí
+ không
+ con gà, cây đậu tăng về kích thước, cái bàn thì không
- HS rút ra đặc điểm phân biệt
- HS lấy VD
- HS rút ra kết luận
KL: + Vật sống có sự trao đổi chất ( lấy các chất cần thiết, loại bỏ chất không cần thiết) lớn lên, sinh sản.
+ Vật không sống: không trao đổi chất, không lớn lên và không sinh sản
HĐ 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG(9 phút)
MT: Nắm được đặc điểm của cơ thể sống
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV cho HS quan sát bảng SGK/6 → GV giải thích tiêu đề cột 6,7
- GV y/c HS thảo luận hoàn thành bảng SGK
- GVgọi HS hoàn thành bài tập
- GV nhận xét hoàn chỉnh bài tập
- GV : qua bài tập ở bảng trên hãy cho biết đặc điểm của cơ thể sống là gì?cho ví dụ
- GV gọi HS trả lời→HS khác nhận xét bổ sung.
* Hãy phân biệt vật không sống với vất chết? ( HS A5)
- GV nêu định nghĩa về các đặc điểm của cơ thể sống
- GV tổng kết nhận xét
- HS quan sát SGK chú ý cột 6,7
- HS thảo luận hoàn thành bài tập
- HS vận dụng bài tập trả lời
- HS lưu ý
- HS ghi nhớ
KL: Đặc điểm của cơ thể sống
+ Trao đổi chất với môi trường (Lấy các chất cần thiết, loại bỏ các chất không cần thiết)
+ Lớn lên và Sinh sản
+ Cảm ứng với môi trường
BẢNG 1
TT
Ví dụ
Lớn lên
SS
Di chuyển
Lấy các chất cần thiết
Loại bỏ các chất thải
Xếp loại
Vật sống
Vật không sống
1
Hòn đá
-
-
-
-
-
-
+
2
Con gà
+
+
+
+
+
+
-
3
Cây đậu
+
+
-
+
+
+
-
4
Cái bút
-
-
-
-
-
-
+
5
Cây khế
+
+
-
+
+
+
-
6
Con mèo
+
+
+
+
+
+
-
HOẠT ĐỘNG 3: SINH VẬT TRONG TỰ NHIÊN (9’)
MT: HS thấy được sinh vật rất đa dạng, sống nhiều nơi, lên quan đến đời sống con người
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Sự đa dạng của thế giới sinh vật
- GV yêu cầu HS làm bài tập mục▼tr7 SGK
- Qua bảng thống kê, em có nhận xét gì về thế giới sinh vật?
- Sự phong phú về môi trường sống, kích thước, khả năng di chuyển của sinh vật nói lên điều gì?
- GV nhận xét và tổng kết lại
b) Các nhóm sinh vật
- Hãy quan sát lại bảng thống kê có thể chia giới sinh vật thành mấy nhóm?
- GV lưu ý: HS khó xếp nấm vào nhóm nào nên GV cho HS nghiên cứu thông tin SGK tr8 kết hợp quan sát hình 2.1 SGK trả lời
+ Thông tin đó cho em biết điều gì?
+ Khi phân chia sinh vật thành 4 nhóm người ta dựa vào những đặc điểm nào?
- GV gợi ý:ĐV thì di chuyển, TV có màu xanh, nấm không có màu xanh
- GV nhận xét, tổng kết
- HS hoàn thành bảng
- HS nhận xét: sinh vật rất phong phú
- HS : sinh vật rất đa dạng và phong phú
- HS ghi nhớ
- HS : 2 nhóm
- HS : sinh vật chia làm 4 nhóm
- HS ghi nhớ
KL:
a) Sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú về môi trường sống, kích thước và khả năng di chuyển
b) Sinh vật chia làm 4 nhóm: ( Thực vật; Động vật; Nấm ;Vi khuẩn)
BẢNG 2
TT
Tên sinh vật
Nơi sống
Kích thước
( to, tb, nhỏ)
Có khả năng di chuyển
Có ích hay có hại
1
Cây mít
Trên đất
Tb
Không
Ích
2
Con voi
Trên mặt đất
To
Có
Ích
3
Con giun đất
Trong đất
Nhỏ
Có
Ích
4
Con cá chép
Dưới nước
Tb
Có
Ích
5
Cây bèo tây
Dưới nước
Tb
Không
Ích
6
Con ruồi
Trên mặt đất
Nhỏ
Có
Hại
7
“Cây” nấm rơm
Trên rơm mục
Tb
Không
Ích
HOẠT ĐỘNG 4: NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC(10’)
MT: Học sinh nắm được nhiệm vụ của sinh học, thực vật học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK
- Giáo viên gợi ý 1 số câu hỏi
+ Cho ví dụ về một số sinh vật có ích trong cuộc sống?
+ Kể một số tác hại của một số sinh vật mà em biết?
+ Làm thế nào để nhận biết những sinh vật có lợi hay có hại?
- GV : Từ đó em cho biết nhiệm vụ của sinh học là gì?
- Sinh vật học có nhiệm vụ như vậy, còn thực vật học nói riêng có nhiệm vụ gì?
- GV gọi HS trả lời, GV nhận xét bổ sung rút ra kết luận
* Lấy ví dụ thưc tiễn về ứng dụng của sinh học ? ( HS A5)
- HS đọc thông tin
- HS trả lời các câu hỏi gợi ý
- HS rút ra nhiệm vụ của s.,inh học
- HS ghi nhớ nội dung
KL: Nhiệm vụ của sinh học là nghiên cứu các đặc điểm của cơ thể sống về:
+ Hình thái
+ Cấu tạo
+ Hoạt động sống
+ Mối quan hệ giữa các sinh vật với môi trường
+ Ứng dụng trong thực tiễn đời sống
c) Thực hành, vận dụng(4’)
Câu 1: Nêu đặc điểm phân biệt vật sống và vật không sống? Phân tích đặc điểm chung của cơ thể sống?
Câu 2: Vì sao nói sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng? Cho ví dụ? Nhiệm vụ của sinh học là gì?
d) Hướng dẫn học bài(2’)
- Học bài và làm bài tập
- Đọc và soạn trước bài 3 SGK
.
Ngày soạn:22/8/2016 Tuần 1- Tiết 2
Bài 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nắm được đặc điểm chung của thực vật
- Tìm hiểu sự đa dạng và phong phú của thực vật
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh
- Rèn tư duy tổng hợp logic, hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Có lòng yêu thiên nhiên
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- VẤn đáp tìm tòi, quan sát tranh
- Trực quan,dạy học nhóm
- Động não
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- HS sưu tầm tranh ảnh các loài thực vật sống trên trái đất
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ(5’)
Câu 1) Nêu đặc điểm phân biệt vật sống và vật không sống? Phân tích đặc điểm chung của cơ thể sống?
Câu 2) Sinh vật trong tự nhiên được chia làm mấy nhóm? Cho ví dụ?
3. Bài mới
a) Khám phá: Trên trái đất của chúng ta có hàng triệu loài thực vật khác nhau nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung:
b)Kết nối
HOẠT ĐỘNG 1 : SỰ PHONG PHÚ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT (18 Phút)
MT: Hs thấy được sự đa dạng, phong phú của thực vật về môi trường sống, số lượng loài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình trong SGK/10 và quan sát các tranh ảnh của giáo viên và học sinh đã chuẩn bị.
- GV nhấn mạnh những điều cần chú ý
+ Nơi sống
+ Tên thực vật
+ Mật độ cây ở từng khu vực
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hoạt động theo nhóm, thảo luận để trả lời các câu hỏi trong SGK/11. Có thể cho từng nhóm trình bày – các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV quan sát các nhóm và gợi ý cho những nhóm yếu để thấy được sự đa dạng của TV.
* Em có n/x gì về TV ở địa phương em? (A5)
- GV cho học sinh rút ra kết luận về sự đa dạng của thựcvật
- HS quan sát tranh
- HS chú ý
- HS thảo luận nhóm, nêu được:
+Thực vật sống ở đồng bằng, ao hồ, sa mạc
+TV nhiều ở đồng bằng, ít ở sa mạc
+ Cây xà cừ, cây đa
+Cây sống trên mặt nước thì rễ ngắn, thân xốp
+ Cây rau má, rau răm
- HS rút ra kết luận
KL: Thực vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú thể hiện qua:
+ Số lượng loài
+ Số lượng cá thể trong loài
+ Đa dạng về môi trường sống
HĐ 2: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT (16 phút)
MT: HS nắm được các đặc điểm chung của thực vật
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập SGK/11 vào vở.
- GV lưu ý về đặc điểm tự tổng hợp về chất dinh dưỡng cho HS hiểu
- Giáo viên treo bảng phụ gọi một học sinh lên điền vào bảng phụ.
- GV nhận xét hoàn thiện bài tập cho HS
- GV đưa VD:
+ Con gà đang ăn thóc ta đuổi nó chạy đi
+ Cây trồng vào chậu đặt ở cửa sổ 1 thời gian ngọn cong về chỗ sáng
- Giáo viên cho học sinh nhận xét về các hiện tượng
- Từ đó GV yêu cầu HS rút ra kết luận về các đặc điểm chung của thực vật.
- GV cho HS đọc phần thông tin SGK /11 để biết được các yếu tố cần thiết giúp cây xanh có thể tạo ra chất hữu cơ
- GV hoàn chỉnh kiến thức
- HS làm bài tập
- HS lưu ý
- HS lên điền vào bảng phụ
- HS hoàn chỉnh vào vở bài tập
- HS nhận xét hiện tượng
- HS rút ra kết luận đặc điểm chung của thực vật
- HS đọc thông tin SGK
BẢNG 3
TT
Tên cây
Có khả năng tự tạo ra chất dd
Lớn lên
Sinh sản
Di chuyển
1
Cây lúa
+
+
+
-
2
Cây ngô
+
+
+
-
3
Cây mít
+
+
+
-
4
Cây sen
+
+
+
-
5
Cây xương rồng
+
+
+
-
6
Cây ổi
+
+
+
-
Kết luận:
+ Tự tổng hợp chất hữu cơ (nhờ có chất diệp lục và lấy ánh sáng mặt trời, khí cacbonic )
+ Không có khả năng di chuyển: (cây phượng, cây đậu)
+Cảm ứng: có khả năng phản ứng chậm với các kích thích từ môi trường bên ngoài: (cử động cụp lá của cây xấu hổ)
c) Thực hành, vận dụng(5’)
Câu 1:Trình bày đặc điểm chung của thực vật ?Điểm khác nhau giữa thực vật với các sinh vật khác là gì?
Câu 2: Lấy ví dụ chứng minh thực vật trên trái đất rất phong phú?
3/ TV ở nước ta rất đa dạng và phong phú; nhưng vì sao chúng ta lại phải trồng thêm rừng và bảo vệ chúng ? ( HS A5)
d) Hướng dẫn học bài(1’)
- Học bài và làm bài tập ở SGK
- Đọc mục “Em có biết”
- Xem trước bài 4, Mỗi nhóm chuẩn bị mẫu vật cây 3 có hoa và 3 cây không có hoa
************************************
Ngày soạn: 28 /8/2016 Tuần 2 - Tiết 3
Bài 4: CÓ PHẢI TẤT CẢ THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA ?
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh biết cách quan sát, so sánh để phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản.
- Phân biệt được cây một năm và cây lâu năm dựa vào thời gian sống và số lần ra hoa
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng tìm kiếm kiến thức thông qua q/s tranh hình.
- Họat động nhóm, kĩ năng so sánh.
3. Thái độ
- Có ý thức học tập, yêu thực vật
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN
- Kĩ năng giải quyết vấn đề để trả lời câu hỏi: có phải tất cả thực vật đều có hoa?
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cây có hoa và cây không có hoa. Phân biệt được cây 1 năm và cây lâu năm
- Kĩ năng tự tin trong trình bày, kĩ năng hợp tác trong giải quyết vấn đề
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Giải quyết vấn đề
- Hỏi chuyên gia
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh hình 4.1, 4.2 SGK
- Mẫu vật cây dương xỉ, rau bợ, cây cải.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu 1) TV sống ở những nơi nào trên trái đất? Em có nx gì về nơi sống của thực vật?
Câu 2) Đặc điểm chung của thực vật là gì? Cho ví dụ về một số loại thực vật có ích?
3. Bài mới
a) Khám phá: Lúc các em đi học trên đường thường thấy nhiều cây có hoa rất đẹp, bên cạnh đó lại có những cây không có hoa. Tại sao như vậy? để trả lời cho câu hỏi này thì các em cùng thầy tìm hiểu bài học hôm nay.
b)Kết nối
H/ĐỘNG 1 : THỰC VẬT CÓ HOA VÀ THỰC VẬT KHÔNG CÓ HOA (20’)
MT: HS nắm được các cơ quan của cây xanh có hoa, phân biệt cây có hoa và cây không có hoa
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Giáo viên treo tranh 4.1 sgk/13 yêu cầu HS quan sát và đối chiếu với mẫu vật
- GV cho học sinh hoạt động cá nhân, thực hiện lệnh trong sách giáo khoa trang 13. Tìm hiểu các cơ quan của cây cải.
- Giáo viên đặt câu hỏi:
+ Cây cải có những cơ quan nào? Chức năng của từng loại cơ quan đó?
+ Cơ quan ssản gồm những bộ phận nào?
+ Cq sinh dưỡng gồm những bộ phận nào?
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh quan sát tranh 4.2 sgk/14 cùng mẫu vật hoàn thành bài tập ở bảng SGK
- GV treo bảng phụ trang 13, cho học sinh thảo luận theo nhóm
- GV gọi 1-3 nhóm lên trình bày.
- GV lưu ý: Cho học sinh quan sát kĩ một số cây mà các em chưa rõ. Ví dụ cây dương xĩ không có hoa nhưng có cơ quan sinh sản đặc biệt là bào tử.
-GV:Dựa vào đặc điểm có hoa của thực vật thì có thể chia thực vật ra làm mấy nhóm?
- GV gọi HS trả lời
- Sau đó GV cho HS đọc thông tin SGK
- GV : Thực vật có hoa và không có hoa phân biệt nhau ở điểm nào?
- GV yêu cầu HS làm bài tập SGK /14
- GV gọi đại diện HS hoàn thành, lớp n/xét bs
- GV nhận xét hoàn chỉnh kiến thức
- HS quan sát tranh và mẫu vật
- HS tìm hiểu các cơ quan của cây cải
- HS quan sát tranh, mẫu vật hoàn thành bài tập
- HS lên điền vào bảng phụ
- HS ghi nhớ
-HS trả lời: 2 nhóm
- HS đọc thông tin
- Phân biệt dựa vào cơ quan sinh sản
- HS làm bài tập
- Đại diện HS hoàn thành
- HS ghi nhớ kiến thức
BẢNG 4:
TT
Tên cây
Cơ quan sinh dưỡng
Cơ quan sinh sản
Rễ
Thân
Lá
Hoa
Quả
Hạt
1
Cây chuối
√
√
√
√
√
√
2
Cây rau bợ
√
√
√
3
Cây dương xỉ
√
√
√
4
Cây rêu
√
√
√
5
Cây sen
√
√
√
√
√
√
6
Cây khoai tây
√
√
√
√
√
√
KL: * Thực vật chia làm 2 nhóm:
+ Thực vật có hoa: có cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt
+Thực vật không có hoa: cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả, hạt
* Cơ thể thực vật có hoa gồm 2 loại cơ quan:
+ Cơ quan sinh dưỡng:rễ, thân, lá→nuôi dưỡng cây
+ Cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt→duy trì phát triển nòi giống
HĐ 2:CÂY 1 NĂM VÀ CÂY LÂU NĂM (14 phút)
MT: HS phân biệt cây 1 năm và lâu năm dựa vào thới gian sản xuất
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV ghi lên bảng một số cây như: cây lúa, ngô, đậu, cây hồng xiêm, mít, mận
- GV: +Cây nào có vòng đời 1 năm?
+ Cây nào có vòng đời lâu năm?.
- GV lưu ý: cây có vòng đời 1 năm gọi là cây 1 năm, cây có vòng đời lâu năm thì gọi cây lâu năm
- GV đặt câu hỏi: Tại sao lại gọi như vậy?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chú ý đến thời gian sống
- GV: +Cây nào có vòng đời 1 năm ra hoa kết quả mấy lần trong vòng đời?
+ Cây nào có vòng đời lâu năm ra hoa bao nhiêu lần trong vòng đời?
- Từ đó GV yêu cầu HS phân biệt cây lâu năm và cây 1 năm
- GV nhấn mạnh phân biệt dựa vào thời gian sống và việc các cây đó ra hoa kết quả bao nhiêu lần trong đời.
- GV yêu cầu HS lấy thêm 1 số VD
- HS trả lời:
+ Cây 1 năm:lúa, ngô, đậu
+ Cây lâu năm: Hồng xiêm, mít, mận
- HS ghi nhớ
- HS trả lời:dựa vào thời gian sống
- HS trả lời
+ 1 lần
+ nhiều lần
- HS phân biệt dựa vào thời gian sống và số lần ra hoa
- HS lấy thêm 1 số VD
KL:+ Cây 1 năm: ra hoa tạo quả 1 lần trong vòng đời rồi tàn lụi đi.
VD:ngô, khoai, sắn
+ Cây lâu năm:ra hoa kết quả nhiều lần trong vòng đời, sống lâu năm
VD: Mít, sầu riêng, bưởi
c) Thực hành, vận dụng(5’)
Câu 1: Đặc điểm để phân biệt thực vật có hoa và không có hoa là gì? Cho ví dụ?
Câu 2: Nêu đặc điểm của cây lâu năm và cây 1 năm ? lấy ví dụ?
Câu 3: Kể tên 5 loại cây trồng làm lương thực, theo em những cây lương thực thường là cây lâu năm hay cây một năm ? ( HS A5 )
d) Hướng dẫn học bài(1’)
- Học bài và làm bài tập ở SGK
- Đọc mục “Em có biết”
- Đọc và soạn trước bài 5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- MỞ ĐẦU SINH 6.doc