*Hoạt động 2: (20’) Tìm hiểu cơ quan sinh sản (nón) của thông
Mục tiêu: So sánh được: Đặc điểm, cấu tạo của nón đực và nón cái; nón cái đã phát triển với 1 quả của cây có hoa.
- GV giới thiệu có hai loại nón: nón đực và nón cái.
Kết hợp chỉ trên màn hình và mẫu vật thật .
- GV giới thiệu về nón đực, nón cái bổ dọc.
- GV đặt vấn đề:
Vậy nón đực và nón cái có đặc điểm và cấu tạo như thế nào.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm lớn: Thời gian 5 phút.
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm.
Các nhóm tự bầu nhóm trưởng và thư ký ghi bảng nhóm.
- GV nêu yêu cầu.
Câu hỏi: So sánh đặc điểm và cấu tạo nón đực và nón cái của
cây thông theo bảng sau:
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 826 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 Tiết 51- Bài 40: Hạt trần - cây thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng 6C: 08/3/2018
Tiết 51- Bài 40
HẠT TRẦN - CÂY THÔNG
1. Mục tiêu.
a) Về kiến thức.
- Học sinh nắm được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng của thông.
- Học sinh nắm được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh sản của thông.
- Học sinh nêu được giá trị của cây hạt trần.
b) Về kỹ năng.
- Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết, so sánh, kỹ năng làm việc theo nhóm.
c) Về thái độ.
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, yêu thích bộ môn học.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
a) Chuẩn bị của giáo viên:
+ Mẫu vật : Cành thông có nón (nón đực, nón cái), quả táo ta.
+ Bảng nhóm.
+ Máy tính, máy chiếu.
b) Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc và tìm hiểu trước bài 40.
- Chuẩn bị mẫu vật: Cành thông có nón (nếu có)
3. Tiến trình bài dạy.
a) Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ dạy.
b) Dạy nội dung bài mới:
- Giới thiệu bài (2'): Ở chương VIII các em đã được học 3 nhóm thực vật: Tảo, Rêu và Quyết hôm nay cô trò ta tiếp tục tìm hiểu một nhóm thực vật nữa đó là Hạt trần và đại diện là cây thông.
- Giáo viên dùng mẫu vật (nón cái thông đã chín) nêu vấn đề vào bài mới như SGK.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
*Hoạt động 1: (10’)
Tìm hiểu cơ quan sinh dưỡng của cây thông.
Mục tiêu: Nêu được đặc điểm bên ngoài của rễ, thân, lá thông.
- GV giới thiệu về cây thông trên màn chiếu.
- GV hướng dẫn HS quan sát lần lượt rễ, thân, lá thông trên màn chiếu và hỏi:
+ Rễ thông có đặc điểm gì?
+ Thân cây thông thuộc loại thân gì? Màu sắc vỏ cây?
+ Lá thông có hình dạng gì? Số lượng lá trên một cành con như thế nào?
- HS hoạt động cá nhân tiến hành quan sát đặc điểm rễ, thân, lá thông trên màn chiếu và mẫu vật -> trả lời theo từng câu hỏi của GV.
- GV nhận xét, bổ sung -> đưa ra đáp án đúng.
- HS tự ghi nội dung vào vở.
- GV hỏi:
Cơ quan sinh dưỡng của thông có điểm nào tiến hóa hơn cơ sinh dưỡng của dương xỉ?
- HS phát biểu.
- GV tổng hợp, kết luận.
*Hoạt động 2: (20’) Tìm hiểu cơ quan sinh sản (nón) của thông
Mục tiêu: So sánh được: Đặc điểm, cấu tạo của nón đực và nón cái; nón cái đã phát triển với 1 quả của cây có hoa.
- GV giới thiệu có hai loại nón: nón đực và nón cái.
Kết hợp chỉ trên màn hình và mẫu vật thật .
- GV giới thiệu về nón đực, nón cái bổ dọc.
- GV đặt vấn đề:
Vậy nón đực và nón cái có đặc điểm và cấu tạo như thế nào.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm lớn: Thời gian 5 phút.
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm.
Các nhóm tự bầu nhóm trưởng và thư ký ghi bảng nhóm.
- GV nêu yêu cầu.
Câu hỏi: So sánh đặc điểm và cấu tạo nón đực và nón cái của
cây thông theo bảng sau:
Nón
Tiêu chí
Nón đực
Nón cái
Đặc điểm
Cấu tạo
- HS quan sát mẫu vật -> đối chiếu với H40.2, H40.3A và H40.3 B trong SGK và trên màn hình thảo luận nhóm -> Hoàn thành bảng nhóm.
+ Đại diện các nhóm lên treo bảng kết quả của nhóm.
- GV chiếu đáp án đúng.
- Các nhóm nhận xét chéo.
- GV tuyên dương các nhóm hoạt động tốt.
- HS tự ghi nội dung vào vở.
GV hỏi: ta có thể coi nón như một hoa được không?
- HS suy nghĩ -> 1-2 HS trả lời.
- GV kết luận.
GV yêu cầu HS quan sát lại hình ảnh 1 nón cái thông và tìm vị trí của hạt:
- GV chiếu hình ảnh hạt thông và nêu câu hỏi:
+ Hạt nằm ở đâu? Hạt có đặc điểm gì?
HS: quan sát, trả lời.
- GV: Cho HS quan sát mẫu vật (quả táo ta, nón cái) và hình ảnh.
+ Tìm điểm khác nhau cơ bản giữa nón cái đã phát triển với quả táo ta?
HS: quan sát, so sánh, trả lời.
GV: Vậy cây thông đã có hoa, quả thật sự chưa?
- HS trả lời. (Chưa có hoa quả thật sự )
GV: Kết luận.
GV chuyển mục.
* Hoạt động 3: (8’) Tìm hiểu giá trị của cây hạt trần
Mục tiêu: Hiểu được giá trị của cây hạt trần.
- GV: Chiếu một số hình ảnh về cây hạt trần cho HS quan sát.
? Em hãy nêu giá trị thực tiễn của cây hạt trần?
- HS quan sát hình ảnh, kết hợp thông tin SGK trả lời câu hỏi của GV.
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV mở rộng: Ngoài hai giá trị trên cây thông còn có một số giá trị khác như làm thuốc, làm dược liệu.
- GV chiếu hình ảnh và giới thiệu.
GV đặt câu hỏi liên hệ:
- GV: Hàng năm có một số lượng lớn cây hạt trần bị con người chặt phá, khai thác quá mức.
- HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu.
? Chúng ta cần làm gì để phục hồi số lượng những cây hạt trần quý hiếm như: Hoàng đàn, thông, pơmu....?
- HS: trả lời
(Cần trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng)
- GV chiếu một số hình ảnh liên hệ.
- HS liên hệ với việc trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh ở trường mình.
1. Cơ quan sinh dưỡng của cây thông.
- Rễ to, khỏe, mọc sâu.
- Thân gỗ, nhiều cành, vỏ ngoài màu nâu, xù xì.
- Lá nhỏ, hình kim mọc trên một cành con rất ngắn.
2. Cơ quan sinh sản (nón)
* So sánh nón đực, nón cái.
Nón cái
Nón đực
Nón
Tiêu chí
Nón đực
Nón cái
Đặc điểm
- Nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm.
- Lớn hơn nón đực, mọc riêng lẻ.
Cấu tạo
+ Trục nón.
+ Vảy (nhị) mang túi phấn.
+ Túi phấn chứa hạt phấn.
+ Trục nón.
+ Vảy (lá noãn).
+ Noãn.
* Quan sát một nón cái đã phát triển.
Qủa táo ta
- Thông sinh sản bằng hạt, hạt nằm trên lá noãn hở (hạt trần) chưa có hoa và quả.
3. Giá trị của cây hạt trần.
- Cho gỗ tốt và thơm (thông, pơmu, hoàng đàn, kim giao ...)
- Trồng làm cảnh (tuế, bách tán, trắc bách diệp, thông tre)
c) Củng cố - Luyện tập: (4’)
- GV củng cố bài bằng sơ đồ tư duy.
- Làm bài tập trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu sau đây:
Câu 1: Cây thông là thực vật hạt trần vì?
A. Hạt nằm trong bầu nhụy.
B. Hạt nằm trên lá noãn hở.
C. Chưa có mạch dẫn.
D. Cả A, B và C
Câu 2: Cơ quan sinh sản của thông là?
A. Hoa, quả và hạt.
B. Túi bào tử.
C. Nón đực và nón cái.
D. Qủa và hạt.
d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’)
- Học bài, Hướng dẫn trả lời 2 câu hỏi cuối bài.
- Đọc “Em có biết ? ”
- Đọc và tìm hiểu trước bài 41 “Hạt kín - đặc điểm của thực vật hạt kín”
+ Chuẩn bị theo tổ: Cành bưởi, hoa huệ, hoa hồng, rễ hành, rễ cải, lá đơn, lá kép, quả cam...
+ Kẻ bảng trống theo mẫu SGK trang 135 vào vở.
------------------------------------------------------------------------------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 40 Hat tran Cay thongCHUNG_12319016.doc