Tiết: 32
Tuần: 16
ÔN TẬP HKI
I/ MỤC TIU:
1/ Kiến thức:
- Ôn và củng cố lại các kiến thức đã học về đặc điểm bên ngoài của lá, cấu tạo trong của lá, quang hợp, ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp, ý nghiã của quang hợp, hô hấp của cây, phần lớn nước vào cây đã đi đâu.
- Kiểm tra sự vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng thực tế
2/ Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng ghi nhớ, vận dụng kiến thức.
3/ Thái độ:
Tích cực học tập.
II/ NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Chương III - IV
III/ CHUẨN BỊ:
1/ Giáo viên:
- Hệ thống các câu hỏi và đáp án.
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Tuần 16 - Trường THCS Biên Giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương V: SINH SẢN SINH DƯỠNG
Mục tiêu:
** Kiến thức:HS:
Phát biểu được sinh sản sinh dưỡng là sự hình thành cá thể mới từ một phần cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá )
Phân biệt được sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và sinh sản sinh dưỡng do người.
Trình bày được những ứng dụng trong thực tế của hình thức sinh sản do con người tiến hành. Phân biệt hình thức giâm, chiết, ghép, nhân giống trong ống nghiệm.
** Kỹ năng: Biết cách giâm, chiết, ghép.
** Thái độ: Yêu thích bộ mơn, cĩ ý thức bảo vệ thực vật.
SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN
Bài 26 Tiết: 31
Tuần: 16
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: HS:
Phát biểu được sinh sản sinh dưỡng là sự hình thành cá thể mới từ một phần cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá )
Tìm được một số ví dụ về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
Nắm được các biện pháp tiêu diệt cỏ dại hại cây trồng và giải thích cơ sở khoa học của những biện pháp đó.
2/ Kĩ năng:
Rèn kĩ năng: tìm kiếm, xử lí thơng tin về các hình thức sinh sản sinh dưỡng do con người.
Kĩ năng: hoạt động nhóm, lắng nghe tích cực, quản lí được thời gian, đảm nhận trách nhiệm.
3/ Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II/ NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Khái niệm sinh sản sinh dưỡng, từ đĩ đưa ra được một số ví dụ cụ thể
III/ CHUẨN BỊ:
1/ Giáo viên:
Bảng phụ ghi nội dung câu hỏi thảo luận, phiếu học tập.
2/ Học sinh:
Các nhóm chuẩn bị: đoạn rau má, củ khoai lang có mầm, củ gừng, củ nghệ có mầm, lá cây thuốc bỏng.
Nghiên cứu bài 26, trả lời các câu hỏi:
+ Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì?
+ Những cây nào có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên?
IV/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
- Kiểm tra sỉ số HS:
4.2/ Kiểm tra miệng:
- GV: + Phần phình to thành củ là bộ phận nào của lá biến đổi thành và có chức năng gì?
+ Cĩ mấy hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên? (10đ)
- HS: + Bẹ lá biến đổi thành cĩ chức năng dự trữ (5đ)
+ có 4: Thân bị, rễ, củ, lá (5đ)
4.3/ Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
HĐ1: 1’ Mở bài: - Ở 1 số cây có hoa rễ, thân, lá của nó ngoài chức năng nuôi dưỡng cây còn có khả năng tạo thành cây mới. Vậy cây mới đó được hình thành như thế nào?
HĐ2: 17’ tìm hiểu khả năng tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở 1 số cây có hoa.
* Mục tiêu: HS thấy được cơ quan sinh dưỡng của 1 số cây có khả năng mọc chồi -> tạo thành cây mới.
* Phương pháp: Thực hành, Trực quan. Hợp tác trong nhóm nhỏ.
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu vật: củ gừng, rau má, khoai lang có mầm, lá thuốc bỏng, thảo luận các câu hỏi sau:
+ Cây rau má khi bò trên đất ẩm, ở mỗi mấu thân có hiện tượng gì? Mỗi mấu thân như vậy có thể tách thành 1 cây m ới được không? Vì sao?
+ Củ gừng để nơi ẩm có thể tạo thành những cây mới được không? Vì sao?
+ Củ khoai lang để nơi ẩm có thể tạo thành những cây mới được không? Vì sao?
+ Lá thuốc bỏng rơi xuống nơi ẩm có thể tạo thành những cây mới được không? Vì sao?
- HS quan sát vật mẫu, thảo luận nhóm trả lời.
- GV mời lần lượt đại diện từng nhóm trả lời từng câu hỏi, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
- GV treo bảng phụ có nội dung:
Tt
Tên cây
Sự tạo thành cây mới
Phần mọc
Cơ quan
Điều kiện
1
Rau má
2
Gừng
3
Khoai lang
4
Lá thuốc bỏng
Yêu cầu HS độc lập hoàn thành bảng.
- HS độc lập hoàn thành bảng.
- GV yêu cầu 1 HS lên điền vào bảng phụ, các HS còn lại nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
- GV: Một số cây có hoa có thể tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá được không?
- HS trả lời, rút ra kết luận.
-GV: giáo dục: ý thức cho HS, tránh tác động vào giai đoạn sinh sản của sinh vật vì đây là giai đoạn nhạy cảm.
HĐ3: 17’ Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây.
* Mục tiêu: hiểu được khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
* Phương pháp: Vấn đáp.
- Gv treo bảng phụ có nội dung:
Từ các phần khác nhau của các cơ quan.ở 1 số cây như:, ., , ..., có thể phát triển thành cây mới, trong điều kiện có Khả năng tạo thành cây mới từ các cơ quan. Được gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
yêu cầu HS độc lập làm bài tập trên.
- HS độc lập điền được: 1/ sinh dưỡng, 2/ rau má, 3. gừng, 4/ khoai lang, 5/ lá thuốc bỏng, 6/ độ ẩm, 7/ sinh dưỡng.
- GV mời 1 HS trình bày kết quả, các HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
- GV: Sinh sảnh sinh dưỡng tự nhiên là gì?
- HS trả lời, rút ra kết luận.
- GV: giáo dục HS: Hình thức sinh sản sinh dưỡng là phương pháp bảo tồn các nguồn gen quý hiếm, các nguồn gen này sẽ cĩ thể bị mất đi nếu sinh sản hữu tính.
1/ Sự tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa.
- Một số cây trong điều kiện đất ẩm có khả năng tạo được cây mới từ cơ quan sinh dưỡng.
VD: rau lang, gừng, rau má
2/ Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây.
- Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ 1 phần của cơ quan sinh dưỡng.
- Những hình thức sinh sản tự nhiên thường gặp là: sinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá
4.4/ Tổng kết:
- GV: sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì?
- HS: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ 1 phần của cơ quan sinh dưỡng.
- GV: nhóm cây có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là:
a/ Xà cừ, cao su, bạch đàn b/ Khoai lang, thuốc bỏng, rau má
c/ Gừng, nghệ, mít. d/ Xoài, ổi, lúa.
- HS: b
4.5/ Hướng dẫn học tập:
* Đối với bài vừa học:
- Học bài, trả lời các câu hỏi SGK.
- Ôn lại tất cả các nội dung đã ôn từ bài 8 đến bài 27.
* Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Tiết sau “Ơn tập”
Tiết: 32
Tuần: 16
ÔN TẬP HKI
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
Ôn và củng cố lại các kiến thức đã học về đặc điểm bên ngoài của lá, cấu tạo trong của lá, quang hợp, ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp, ý nghiã của quang hợp, hô hấp của cây, phần lớn nước vào cây đã đi đâu.
Kiểm tra sự vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng thực tế
2/ Kĩ năng:
Rèn kĩ năng ghi nhớ, vận dụng kiến thức.
3/ Thái độ:
Tích cực học tập.
II/ NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Chương III - IV
III/ CHUẨN BỊ:
1/ Giáo viên:
Hệ thống các câu hỏi và đáp án.
2/ Học sinh:
Ôn lại tất cả các bài đã học.
IV/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện::
- Kiểm tra sỉ số HS:
4.2/ Kiểm tra miệng:
GV: Tại sao cành giâm phải có đủ mắt, chồi? Cấu tạo trong của thân non gồm những phần nào? (10đ)
HS: - Vì sau khi cắm xuống đất ẩm, từ các mắt sẽ mọc ra rễ và mầm non mới
- Gồm vỏ và trụ giữa:
+ Vỏ gồm: biểu bì và thịt vỏ.
+ Trụ giữa: gồm mạch gỗ, mạch rây và ruột.
4.3/ Tiến trình bài học::
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: 1’ GV: giới thiệu sơ lược tiết bài tập.
Hoạt động 2: 15’ HS tư duy chọn ý trả lời đúng các câu sau:
1/ có 3 loại thân chính là:
a/ Thân gỗ, thân cỏ, thân leo
b/ Thân đứng, thân leo, thân bò
c/ Thân gỗ, thân cột, thân cỏ
d/ Thân đứng, thân cột, thân bò
2/ Thân dài ra do đâu?
a/ Do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn
b/ Do chồi ngọn
c/ Do sự lớn lên và phân chia của tế bào
d/ Do mô phân sinh ngọn.
3/ Lá đơn gồm các bộ phận :
Một cuống (bẹ) lá mang hai phiến lá.
Một cuống (bẹ) lá mang một phiến lá.
Một cuống (bẹ) lá mang ba phiến lá
Một cuống (bẹ) lá mang nhiều phiến lá
4/ Trong các nhóm lá sau, nhóm nào gồm toàn lá có gân song song?
a/ Lá hành, lá nhản, lá bưởi b/ Lá rau muống, lá cải c/ Lá lúa, lá mồng tơi, lá bí đỏ.
d/ Lá :tre, lúa, cỏ
5/ Trong những nhóm cây sau, nhóm nào toàn cây có rễ cọc?
a/ cây bưởi, cây cà chua, cây hành, cây cải b/ Cây táo,cây mít , cây cao su, , cây ổi
c/ Cây nhãn, cây bưởi, cây dừa, cây cam d. Cây dừa, nhãn, khế, ổi
Hoạt động 3: 20’ HS tư duy trả lời các câu hỏi.
- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Không có cây xanh thì không có sự sống ngày nay trên trái đất, điều đó đúng hay không vì sao?
Câu 2: Lỗ khí có chức năng gì? Tại sao đa số các loại lá, lỗ khí thường tập trung ở biểu bì mặt dưới của lá?
Câu 3: Sự thoát hơi nước qua lá phụ thuộc vào những yếu tố nào? Tại sao trời nắng gắt thì cây bị héo?
Câu 4: Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa như thế nào? Tại sao trời nắng gắt thì cây bị héo?
Câu 5: Quá trình quang hợp ở cây xanh diễn ra như thế nào? Cây xương rồng thì quang ở bộ phận nào? Vì sao?
Câu 6: Vì sao phải trồng cây nơi có đủ ánh sáng ?
Câu 7/ Quang hợp là gì? Hãy viết phương trình quang hợp ?
Câu 8/ Tại sao khi nuôi cá trong bể kính, người ta thường thả thêm vào bể các loại rong?
Câu 9/ Tại sao khi đánh (bứng) cây đi trồng ở nơi khác người ta phải chọn ngày râm mát và tỉa bớt lá hoặc cắt ngắn ngọn ?
Câu 10 : Có mấy loại thân chính? đĐặc điểm từng loại thân ?
Câu 11 : Tại sao trong trồng trọt, muốn thu hoạch cao thì không nên trồng cây với mật độ quá dày?
Câu 12 : Thiết kế thí nghiệm về sự vận chuyển chất hữu cơ trong thân cây?
- HS thảo luận nhóm trả lời hết các câu hỏi trên.
- GV mời đại diện nhóm lần lượt trả lời, cac nhóm khác nhận xét, bổ sung.
1/b
2/a
3/b
4/d
5/b
- Đúng
- Vì : Quá trình quang hợp ở lá cây tạo ra chất hữu cơ cung cấp thức ăn cho sinh vật; và đồng thời thải ra oxi là nguyên liệu cho quá trình hô hấp của mọi sinh vật
- Lỗ khí có chức năng trao đổi khí và thoát hơi nước
- Tại vì lỗ khí phải thông với khoang chứa khí mà cấu tạo lá thì khoang chứa khí nằm phía dưới, bên cạnh đó nếu lỗ khí nằm phía trên thì anh sánh chiếu thẳng vào lỗ khí cấu tạo của lá bị hỏng.
- Sự thoát hơi nước phụ thuộc vào nắng, gió, độ ẩm.
- Khi trời nắng gắt cây thoát hơi nước nhiều để chống cháy lá nên cây bị héo.
* Ý nghĩa :
+ Tạo sức hút nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
+ Giúp lá khỏi bị đốt nóng dưới ánh nắng.
- Khi trời nắng gắt cây thoát hơi nước nhiều để chống cháy lá nên cây bị héo.
- Ở lá cây diễn ra quá trình quang hợp
- Lá cây có diệp lục, lá lấy nước và khí cacbonic dưới ánh sáng mặt trời tạo ra khí oxi và tinh bột. Sau đó tinh bột cùng với muối khoáng tổng hợp nên chất hữu cơ
- Xương rồng quang hợp bằng thân vì không có lá và thân thì có diệp lục.
- Cây xanh sống nhờ vào chất hữu cơ tạo ra từ quá trình quang hợp. Cường độ ánh sáng lại là yếu tố không thể thiếu để chế tạo tinh bột. Tinh bột là nguyên liệu để chế tạo chất hữu cơ. Do đó phải trồng cây nơi có đủ ánh sáng.
Câu 7/ - Là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sữ dụng nước, khí CO2, và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi.
- Sơ đồ tóm tắt:
H2O + CO2 -> tinh bột + O2
Câu 8/ Vì trong quá trình chế tạo tinh bột, cây rong đã nhả khí oxi hoà tan trong nước của bể, tạo điều kiện cho cá thở tốt hơn.
Câu 9/
Nhằm mục đích làm giảm sự thoát hơi nước qua lá khi cây chưa bén rễ. Khi bứng cây, bộ rễ bị tổn thương nên lúc mới trồng rễ chưa thể hút nước để bù vào lượng nước đã mất qua lá. Lúc đó nếu để nhiều lá, cây bị mất quá nhiều nước có thể héo rồi chết.
- Có 3 loại thân chính:
+ Thân đứng gồm: thân gỗ, thân cột, thân cỏ.
+ Thân leo: leo bằng thân quấn, tua cuống.
+ Thân bò: mềm yếu, bò lan sát đất.
- Trong trồng trọt, muốn thu hoạch cao thì không nên trồng cây với mật độ quá dày, vì nếu trồng cây với mật độ bquá dày thì cây sẽ thiếu chất dinh dưỡng, thiếu ánh sáng, thiếu không khí, hơn nữa nhiệt độ không khí xung quanh sẽ tăng cao gây khó khăn cho quang hợp, cây chế tạo được ít chất hữu cơ, thu hoạch sẽ thấp.
Thiết kế thí nghiệm: về sự vận chuyển chất hữu cơ trong thân cây
+ Chọn 1 cành, bĩc bỏ 1 khoanh vỏ
+ Sau 1 tháng mép vỏ ở phía trên của cành cây phình to ra
- Giaỉ thích: mép vỏ phía trên chỗ cắt phình to ra cịn mép vỏ ở phía dưới
khơng phình to ra là do:
+ Chất hữu cơ được vận chuyển từ lá xuống bị tắc nghẽn do mạch gián
đoạn
+ Phần vỏ nhận nhiều chất dinh dưỡng nên phát triển mạnh và phình lên
Kết luận: Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây
4.4/ Tổng kết:
- GV yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm, tuyên dương các nhóm tích cực, phê bình các nhóm chưa tích cực.
4.5/ Hướng dẫn học tập:
* Đối với bài vừa học:
- Học bài ơn tập.
* Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Chuẩn bị tiết sau “Kiểm tra học kì I”
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 16 cs 2018.doc