Tiết 18: KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức
- HS được củng cố kiến thức từ chương I đến chương III.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng phân tích so sánh tổng hợp kiến thức và kĩ năng hoạt động nhóm
3.Thái độ
- GD ý thức thật thà cẩn thận trong giờ kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Đề bài phù hợp với trình độ HS
2. Học sinh:
- Ôn tập kiến thức đã học.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
VI. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Dạy bài: Phát đề kiểm tra 45’
151 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học 7 kì 1 - Trường THCS Quang Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành
- Đại diện nhóm trình bày cách sử lý mẫu
- Thao tác thật nhanh.
* Trong nhóm đặt giun lên giấy quan sát bằng kính lúp thống nhất đáp án hoàn thành yêu cầu của GV
+ Quan sát vòng tơ rồi kéo giun trên giấy thấy lạo sạo.
+ Dựa vào mầu sắc để xác định mặt lưng và mặt bụng của giun đất.
+ Tìm đai sinh dục: phía đầu, kích thước bằng 3 đốt, hơi thắt lại màu nhạt hơn.
- Các nhóm dựa vào đặc điểm mới quan sát, thống nhất đáp án.
- Đại diện các nhóm lên chữa bài, các nhóm khác bổ sung.
I. Cấu tạo ngoài.
- Cách sử lí mẫu
- Quan sát cấu tạo ngoài
Hoạt động 2: Cấu tạo trong
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
* GV yêu cầu HS các nhóm quan sát H16.2 đọc các thông tin SGK tr.57. Thực hành mổ giun đất
- GV kiểm tra sản phẩm của các nhóm bằng cách:
+ Gọi 1 nhóm mổ đẹp đúng trình bày thao tác mổ
+ Một nhóm mổ chưa đúng trình bày thao tác mổ.
- Vì sao mổ chưa đúng hay nát các nội quan .
- GV giảng giải: Mổ động vật không xương sống chú ý.
+ Mổ mặt lưng, nhẹ tay đường kéo ngắn, lách nhẹ nội quan từ từ, ngâm vào nước.
+ Ở giun đất có thể xoang chứa dịch , có liên quan đến việc di chuyển của giun đất.
* GV hướng dẫn: Dùng kéo nhọn tách nhẹ nội quan. Dựa vào H16.3A nhận biết các bộ phận của hệ tiêu hóa .
+ Dựa vào H16.3B quan sát các bộ phận của hệ sinh dục.
+ Gạt ống tiêu hóa sang bên để quan sát hệ thần kinh màu trắng ở bụng.
+ Hoàn thành chú thích ở H16B - C SGK .
- GV kiểm tra bằng cách gọi đại diện nhóm lên bảng chú thích vào hình câm.
- Cá nhân HS quan sát hình đọc kĩ các bước tiến hành mổ .
- Cử 1 đại diện mổ, thành viên khác giữ, lau dịch cho sạch mẫu.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả
- Nhóm khác theo dõi góp ý nhóm mổ chưa đúng
* Trong nhóm :
+ 1 HS thao tác gỡ nội quan .
+ HS khác đối chiếu với SGK để xác định các hệ cơ quan .
+ Ghi chú hình vẽ.
+ Đại diện các nhóm lên chữa bài, nhóm khác bổ sung.
4. Kiểm tra – Đánh giá
- GV nhận xét hoạt động của các nhóm
- GV cho điểm 2 – 3 nhóm làm việc tốt và kết quả đúng đẹp.
- GV cho HS thu dọn phòng thực hành
5. Dặn dò
- Qua quan sát, trình bày cấu tạo ngoài giun đất.
- Hoàn thành các chú thích hình vẽ cấu tạo ngoài.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 30/09/2018
Tiết 17:Bài 17 MỘT SỐ GIUN ĐÔT KHÁC
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIUN ĐỐT
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức
- Nêu được đặc điểm cấu tạo và lối sống của một số loài giun đốt thường gặp như: giun đỏ, đỉa, rươi.
Kỹ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ
- GD ý thức bảo vệ động vật.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Tranh 1 số giun đốt phóng to
2. Học sinh
- Đọc trước bài.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Thuyết trình
- Vấn đáp
- Dạy học hợp tác
VI. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Thu bài thực hành
3. Bài mới
Hoạt động: Tìm hiểu một số giun đốt thường gặp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV cho HS quan sát tranh vẽ giun đỏ, đỉa, rươi, vắt, róm biển.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.59. Trao đổi nhóm hoàn thành bảng 1.
- GV kẻ sẵn bảng 1 để HS chữa bài.
- GV gọi nhiều nhóm lên chữa bài
- GV treo bảng kiến thức chuẩn→ HS theo dõi
- Cá nhân tự quan sát tranh đọc các thông tin SGK ghi nhớ kiến thức trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến và hoàn thành nội dung bảng 1.
Yêu cầu.
+ Chỉ ra được lối sống của các đại diện giun đốt.
+ 1 số cấu tạo phàu hợp với lối sống.
- Đại diên nhóm lên ghi kết qủa ở từng nội dung
- HS theo dõi và tự sửa chữa.
Một số giun đốt thường gặp.
Bảng 1: Đa dạng của ngành giun đốt
STT
Đa dạng
Đại diện
Môi trường sống
Lối sống
1
Giun đất
Đất ẩm
Chui rúc, tự do.
2
Đỉa
Nước ngọt, mặn, lợ
Kí sinh ngoài
3
Rươi
Nước lợ
Tự do
4
Giun đỏ
Nước ngọt
Định cư
5
Vắt
Đất, lá cây
Tự do
6
Róm biển
Nước mặn
Tự do
- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận về sự đa dạng của giun đốt về số loài, lối sống, môi trường sống.
- HS rút ra kết luận
* Kết luận.
- Giun đốt có nhiều loài: Vắt đỉa, róm biển, giun đỏ.
- Sống ở các môi trường đất ẩm, nước, lá cây.
- Giun đốt có thể sống tự do định cư hay chui rúc
4. Củng cố
- Trả lời câu hỏi SGK
5. Dặn dò
- Học bài trả lời câu hỏi SGK
- Làm bài tập 4 tr.61
- Chuẩn bị theo nhóm con trai sông.
- Ôn tâp chương I đến chương III.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 05/10/2018
Tiết 18: KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức
- HS được củng cố kiến thức từ chương I đến chương III.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng phân tích so sánh tổng hợp kiến thức và kĩ năng hoạt động nhóm
3.Thái độ
- GD ý thức thật thà cẩn thận trong giờ kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Đề bài phù hợp với trình độ HS
2. Học sinh:
- Ôn tập kiến thức đã học.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
VI. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Dạy bài: Phát đề kiểm tra 45’
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1.
Chương I.
Ngành động vật nguyên sinh
- Đặc điểm hình dạng, cấu tạo, di chuyển trùng roi, trùng giày
- Trùng sốt rét truyền bệnh vào máu người qua động vật nào
- Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh
- Môi trường sống của trùng roi
Số câu: 5
Số điểm:1,25
Tỉ lệ: 12,5%
3 câu
0,75điểm
7,5%
2 câu
0,5
5%
2.
Chương II
Ngành ruột khoang
Di chuyển của Thủy tức
- Ruột khoang sống ở môi trường nào?
- Tiêu hóa thức ăn ở thủy tức
- Trình bày đặc điểm chung của ngành ruột khoang
- Vì sao san hô sống tập đoàn?
Làm thế nào để có cành san hô trang trí?
Số câu: 5
Số điểm:4,75
Tỉ lệ: 47,5%
1câu
0,25đ
2,5%
2
0,5đ
5%
1
2,5đ
25%
1
1,5đ
15%
3.
Chương III
Các ngành giun
- Trình bày đặc điểm cấu tạo, nơi sống, dinh dưỡng và di chuyển của sán lá gan
- Tác dụng của lớp vỏ cuticun ở giun đũa
- Mô tả vòng đời của giun đũa
- Tại sao máu của giun đất có màu đỏ
- Nêu các biện pháp phòng chống giun sán kí sinh ở người
Số câu: 6
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
2 câu
0,5đ
5%
1 câu
0,25đ
2,5%
1câu
1,5đ
15%
1 câu
0,25đ
2,5%
1 câu
1,5 đ
15%
Tổng số:
16 câu
10 điểm
100%
6 câu
1,5 điểm
15%
5 câu
1,25 đ
12,5%
1 câu
1,5đ
15%
1 câu
0,25đ
2,5%
1 câu
2,5 đ
25%
2 câu
3 đ
30%
II. ĐỀ BÀI
A – Trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng
1. Trùng giày có hình dạng như thế nào?
A. Có hình khối như chiếc giày, không đối xứng B. Đối xứng
C. Dẹp như chiếc giày D. Không đối xứng
2. Trùng roi giống thực vật ở điểm nào?
A. Tự dưỡng ,dị dưỡng ,có diệp lục ,có nhân B. Tự dưỡng ,có thành xenlulozơ
C. Tự dưỡng ,có diệp lục ,có nhân D. Gồm cả 3 ý nêu trên.
3. Tiêu hóa thức ăn của thủy tức do loại tế bào nào đảm nhiệm?
A. Tế bào mô cơ tiêu hóa B. Tế bào mô bì cơ
C. Tế bào gai D. Tế bào thần kinh
4. Trong các Giun tròn sau giun nào kí sinh ở thực vật?
A. Giun kim B. Giun móc câu. C. Giun đũa D. Giun rễ lúa.
5. Đâu là môi trường sống của trùng roi xanh?
A. Ao, hồ, ruộng. B. Biển.
C. Cơ thể người. D. Cơ thể động vật
6. Thủy tức di chuyển bằng cách nào?
A. Roi bơi. B. Kiểu lộn đầu và roi bơi.
C. Kiểu sâu đo. D. Kiểu sâu đo và kiểu lộn đầu
7. Lớp cuticun bọc ngoài cơ thể giun đũa có tác dụng gì?
A. Như bộ áo giáp tránh sự tấn công của kẻ thù.
B. Như bộ áo giáp giúp không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa trong ruột non.
C. Giúp cơ thể luôn căng tròn.
D. Giúp cơ thể dễ di chuyển.
8. Đặc điểm cấu tạo nào chứng tỏ sứa thích nghi với lối sống di chuyển tự do?
A. Cơ thể hình dù, lỗ miệng ở dưới, có đối xứng tỏa tròn.
B. Cơ thể hình trụ.
C. Có đối xứng tỏa tròn.
D. Có 2 lớp tế bào và có đối xứng tỏa tròn.
9. Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của động vật nguyên sinh?
A. Gây bệnh cho người và động vật khác.
B. Di chuyển bằng tua.
C. Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhiệm mọi chức năng sống.
D. Sinh sản hữu tính
10. Vai trò của giun đất đối với đất trồng trọt là gì?
A. Làm cho đất tơi xốp. B. Làm tăng độ màu cho đất.
C. Làm mất độ màu của đất. D. Làm cho đất tơi xốp và tăng độ màu cho đất.
11. Trùng sốt rét truyền vào máu người qua động vật nào?
A. Ruồi vàng B. Bọ chó C. Bọ chét D. Muỗi Anôphen
12. Tại sao máu của giun đất có màu đỏ?
A. Máu mang sắc tố chứa sắt. B. Máu mang sắc tố chứa đồng.
C. Máu chứa nhiều chất dinh dưỡng D. Máu chứa nhiều muối.
II/ Tự luận (7,0đ)
Câu 1. Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành ruột khoang?(2,5đ)
Câu 2. Mô tả vòng đời của giun đũa? (1,5đ)
Câu 3. Vì sao san hô sống tập đoàn? Người ta làm thế nào để có cành san hô làm vật trang trí? (1,5đ)
Câu 4. Nêu các biện pháp phòng chống giun sán kí sinh ở người? (1,5 đ)
Đáp án và thang điểm
I/Trắc nghiệm (3,0đ) Mỗi câu đúng được( 0,25đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
C
C
D
C
B
Câu
7
8
9
10
11
12
Đáp án
II/ Tự luận (7,0đ)
Câu 1. (2,5đ) Đặc điểm chung của Ruột khoang là:
- Cơ thể có đối xứng tỏa tròn. Ruột dạng túi.
- Thành cơ thể có hai lớp tế bào
- Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai.
Vai trò:
- Tạo vẻ đẹp thiên nhiên, góp phần hình thành cảnh quan độc đáo ở biển.
- Nhiều loài san hô là nguyên liệu quý để làm đồ trang trí và trang sức; cung cấp đá vôi cho xây dựng.
- Làm thực phẩm có giá trị như: Sứa sen ,sưa rô. Hóa thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất.
- Làm thức ăn cho người, động vật: Sứa, thủy tức, .....
Câu 2. (1,5đ) Giun đũa (trong ruột người) ® đẻ trứng ® ấu trùng trong trứng -> thức ăn sống -> ruột non (ấu trùng) -> máu, gan, tim, phổi.
Câu 3. (1,5 đ)
- San hô sống tập đoàn vì ở san hô khi mọc chồi ra vẫn tiếp tục dính vào cơ thể bố mẹ để tạo thành tập đoàn
- Người ta thường bẻ cành san hô ngâm vào nước vôi nhằm hủy hoại phần thịt của san hô, làm trơ ra bộ xương bằng đá vôi, được dùng làm vật trang trí.
Câu 4. (1,5 đ)
- Vệ sinh thân thể như: rửa tay trước khi ăn, tắm giặt hằng ngày, không đi chân đất,
- Vệ sinh trong ăn uống: ăn chín, uống sôi, không ăn thịt tái, hạn chế ăn rau sống,
- Vệ sinh môi trường; Uống thuốc tẩy giun định kì 6 tháng 1 lần.
4. Củng cố
- GV thu bài và nhận xét giờ kiểm tra.
5. Dặn dò
- Chuẩn bị mẫu vật con trai sông, vỏ trai
IV/ KẾT QUẢ
Lớp
Sĩ số
Điểm
Giỏi
9-10
Khá
7-8
TB
5-6
Yếu
3-4
Kém
<3
7A
27
7B
23
Rút kinh nghiệm tiết dạy
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 07/10/2018
CHỦ ĐỀ 2: NGÀNH THÂN MỀM
(4 tiết)
I. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
1. Mô tả chủ đề
Chủ đề này gồm 03 bài:
- Bài 18: Trai sông
- Bài 20: Thực hành – Quan sát một số thân mềm
- Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm.
2. Mạch kiến thức
- Trai sông
- Quan sát một số thân mềm
- Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm.
3. Thời lượng: - Số tiết học trên lớp 4 tiết
+ Tiết 19: Trai sông.
+ Tiết 20: Thực hành – Quan sát một số thân mềm
+ Tiết 21: Thực hành – Quan sát một số thân mềm (tiếp)
+ Tiết 22: Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm.
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
1. Mục tiêu chủ đề
1.1. Kiến thức
- Mô tả được các chi tiết cấu tạo ngoài và trong, đặc điểm sinh lí (di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản, tự vệ) của đại diện ngành Thân Mềm.
- Phân biệt được các cấu tạo chính của thân mềm
+ Cấu tạo của vỏ ốc, mai mực.
+ Cấu tạo ngoài của ốc sên, trai sông, mực
- Phân biệt được các cấu tạo chính của thân mềm: cấu tạo trong của mực.
- Trình bày được các đặc điểm đặc trưng của ngành thân mềm.
- Nêu được tính đa dạng của ngành thân mềm
- Nêu được các vai trò cơ bản của ngành thân mềm với con người.
1.2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, quan sát mẫu vật và tranh ảnh.
- Quan sát trên mẫu vật, tranh ảnh.
- Rèn kĩ năng mổ.
- Củng cố kĩ năng quan sát bằng kính lúp trên mẫu vật thật, cách so sánh, đối chiếu tài liệu, tranh vẽ với mẫu vật để quan sát, cách thu hoạch thể hiện kết quả ghi trên bản tường trình.
- Tổng hợp kiến thức
- Thảo luận nhóm, quan sát.
*Giáo dục kĩ năng sống:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc sgk, quan sát hình ảnh, mẫu vật thật để tìm hiểu cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của một số loài thân mềm.
- Kĩ năng hợp tác trong nhóm.
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm được phân công.
-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc sgk, quan sát tranh ảnh, hình ảnh để tìm hiểu cấu tạo, hoạt động sống của một số đại diện ngành thân mềm qua đó rút ra được đặc điểm chung của ngành thân mềm cũng như vai trò của chúng trong thực tiễn cuộc sống.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Thái độ làm việc tích cực, nghiêm túc, cẩn thận.
1.4. Định hướng các năng lực được hình thành
1.4.1. Các năng lực chung
a. Năng lực tự học
* Mục tiêu học tập chủ đề là:
- Học sinh tự xác định được đặc điểm của một số đại diện thân mềm.
- Nêu điểm chung của ngành thân mềm.
b. Năng lực giải quyết vấn đề
- Được hình thành thông qua:
+ Quan sát mẫu vật thật, tranh ảnh.
+ Thu thập thông tin từ sách, báo, internet, thư viện...
c. Năng lực tư duy sáng tạo
d. Năng lực tự quản lí
- Quản lí bản thân:
+ Thời gian : Lập thời gian biểu cá nhân (nhóm) dành cho chuyên đề và các nội dung học tập khác phù hợp.
- Quản lí nhóm: Phân công công việc phù hợp với năng lực điều kiện cá nhân
e. NL giao tiếp
- Sử dụng ngôn ngữ nói phù hơp trong các ngữ cảnh giao tiếp giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, HS với người dân.
f. NL hợp tác
- Hợp tác với bạn cùng nhóm, với GV
- Biết lắng nghe, chia sẻ quan điểm và thống nhất với kết luận.
g. NL sử dụng CNTT và truyền thông
- Sử dụng sách báo, internet tìm kiếm thông tin
h. NL sử dụng ngôn ngữ
- Sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành: ngành thân mềm, trai sông,...
- Trình bày bài báo cáo đúng văn phong, khoa học, rõ ràng, logic
1.4.2. Các kĩ năng khoa học
1.4.2.1. Quan sát: Quan sát các thân mềm trên tranh vẽ, mẫu vật
1.4.2.2. Tìm mối liên hệ: Cấu tạo - Chức năng, hoạt động.
1.4.2.3. Vẽ lại các đối tượng: Vẽ cấu tạo của trai sông.
1.4.2.4. Mổ thân mềm: Mổ trai sông.
1.5. Tích hợp liên môn
- Môn toán học: Biết đếm số vòng tăng trưởng trên vỏ trai, vỏ ốc.
- Môn mĩ thuật: Học sinh biết vẽ cấu tạo trong và cấu tạo ngoài của thân mềm..
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh cấu tạo cắt ngang vỏ trai, cấu tạo ngoài và trong của trai sông.
- Mẫu vật trai sông, mực.
- Bảng phụ.
- Khay mổ, bộ đồ mổ, chậu thủy tinh hoặc nhựa
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
- Liên hệ thực tế và chuẩn bị tốt bài tập, bảng biểu cho những bài mới.
- Chuẩn bị: trai sông, ốc sên,
3. Bảng mô tả các mức độ mục tiêu của chuyên đề
Mức độ nhận thức
Các năng lực/ KN cần hướng tới
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Trai sông
- Nêu được nơi sống, các đặc điểm cấu tạo ngoài và trong của trai sông
- Hiểu được cách di chuyển và dinh dưỡng của trai sông
- Xác định được các bộ phận trên mẫu vật
- Giải thích cơ chế di chuyển của trai.
- Giải thích hiện tượng thực tế
- NL định nghĩa
- NL Quan sát
- NL thực hành
- NL giải quyết vấn đề
Thực hành: Quan sát một số thân mềm
- Kể tên một số thân mềm
- Các đặc điểm của vỏ thân mềm
- Xác định được các bộ phận trên hình.
Xác định các bộ phận một số đại diện trên mẫu vật
Giải thích thực tế
- NL Quan sát
- NL thực hành
- NL giải quyết vấn đề
Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm
- Đặc điểm chung của ngành thân mềm
- Vai trò của thân mềm
Thấy được sự đa dạng và phong phú của thân mềm
- Xác định được các đại diện trong mỗi vai trò
- Giải thích thực tế
- NL Quan sát
- NL tổng hợp
- NL giải quyết vấn đề
4.Câu hỏi và bài tập theo định hướng phát triển năng lực
STT
Mức độ kiến thức
1
Mức độ nhận biết
- Môi trường sống của trai sông?
- Cấu tạo ngoài và trong của vỏ trai?
- Cấu tạo cơ thể trai sông?
- Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với cách tự vệ?
- Trai sông di chuyển nhờ sự phối hợp hoạt động của bộ phận nào?
- Kể tên được một số đại diện thân mềm khác.
- Nêu đặc điểm chung của ngành thân mềm, vai trò của thân mềm.
2
Mức độ hiểu
- Chức năng của vỏ trai
- Mô tả cách di chuyển của trai sông?
- Trai sông dinh dưỡng như thế nào? Thế nào là dinh dưỡng thụ động?
- Ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang trai mẹ? Ý nghĩa của giai đoạn ấu trùng bám vào mang và da cá.
- Bài tập đúng sai phần củng cố.
- Hoàn thành chú thích các hình trong vở bài tập.
- Cách săn mồi của mực.
- Hoàn thành bảng thu hoạch.
- Hoàn thành nội dung bảng 1 trang 72.
- Thân mềm đa dạng thể hiện ở những đặc điểm nào?
3
Mức độ vận dụng
- Theo em làm thế nào xác định được tuổi của trai? Ngọc trai được hình thành như thế nào?
- Theo em trai tự vệ bằng cách nào?
- Để mở vỏ trai quan sát bên trong cơ thể, phải làm như thế nào? Trai chết thìvỏ mở, tại sao?
- Mài mặt ngoài của trai thấy có mùi khét, vì sao?
- Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa gì đối với môi trường nước?
- Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao?
- Quan sát mẫu vật hoặc tranh chỉ ra được các bộ phận của vỏ, cơ thể của ốc sên, trai sông, mực.
- Mực phun chất lỏng màu đen để bắt mồi hay tự vệ? Hoả mù mực che mắt động vật khác nhưng bản thân mực có thể nhìn rõ để trốn chạy không?
- Hoàn thành nội dung bảng 2 trang 72.
5. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập
CHỦ ĐỀ 2 : NGÀNH THÂN MỀM
TIẾT 19: TRAI SÔNG
*Khởi động
Thân mềm là nhóm động vật có lối sống ít hoạt động , trai sông là đại diện điển hình cho lối sống thụ động đó.
*Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
? Nơi sống của trai
- Yêu cầu HS quan sát hình kết hợp với vỏ trai :
? Hình dạng vỏ
? Cấu tạo trong của vỏ trai
? Chức năng của vỏ
- Chốt lại kiến thức.
? Theo em làm thế nào xác định được tuổi của trai
? Ngọc trai được hình thành như thế nào
- Hướng dẫn HS tách vỏ trai để quan sát .
? Cấu tạo cơ thể trai
- Chốt lại kiến thức .
- Giải thích khái niệm áo trai, khoang áo.
? Theo em trai tự vệ bằng cách nào? nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với cách tự vệ
?Để mở vỏ trai quan sát bên trong cơ thể, phải làm như thế nào? Trai chết thì vỏ mở , tại sao
? Mài mặt ngoài của trai thấy có mùi khét , vì sao
- Chỉnh sửa .
- Đáy ao, hồ, sông ngòi .
- Nêu được:
+ Xác định được các phần của vỏ
+ Cấu tạo 3 lớp: chỉ trên mẫu vật
+ Bảo vệ cơ thể bên trong.
- HS trả lời, lớp bổ sung
+ Đếm số vòng tăng trưởng
+ Xà cừ do lớp áo tiết ra bao bọc quanh một vật nào đó tạo nên ngọc trai
- Thực hiện theo bàn. sau đó quan sát kết hợp với hình 18.3 nhận biết các bộ phận .
- HS trình bày cấu tạo trên tranh , nhóm khác bổ sung .
- rút ra kết luận
+ Khép hai mảnh vỏ lại
đặc điểm: vỏ cứng , khép được nhờ dây chằng và các cơ khép vỏ
+ Cắt cơ khép vỏ
Cơ thể chết thì các cơ khép vỏ mất tính đàn hồi
+ Vì lớp sừng bị cháy nên có mùi khét.
- HS phát biểu và lớp bổ sung
I.Hình dạng ngoài, cấu tạo
1. Vỏ trai
- Gồm hai mảnh gắn với nhau bằng bản lề giúp bảo vệ cơ thể bên trong .
- Vỏ trai gồm 3 lớp :
+ lớp sừng (ngoài )
+ lớp đá vôi (giữa )
+ lớp xà cừ (trong )
2. Cơ thể trai
- Áo trai bao bọc cơ thể tạo thành khoang áo .
- Cơ thể trai mềm không phân đốt nằm trong hai mảnh vỏ, gồm :
+ Phần đầu có miệng, xung quanh là tấm miệng . có hai đôi tấm mang dưới áo trai.
+ Thân trai
+ Chân rìu.
- Quan sát hình kết hợp đọc thông tin trả lời ;
? trai sông di chuyển như thế nào
- Cho HS thảo luận lớp .
- Thông báo : chân thò theo hướng nào thì di chuyển theo hướng đó.
- Quan sát hình mô tả cách di chuyển của trai : kết hợp giữa chân và động tác khép mỏ vỏ
- HS trình bày .
II. Di chuyển
Trai thò chân và vươn dài về phía muốn di chuyển tới , sau đó trai co chân kết hợp khép vỏ lại làm cho nước phụt ra qua ống thoát tạo lực đẩy làm trai tiến về phía trước.
- HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi :
? Nước qua ống hút vào khoang áo mang gì đến cho miệng và mang trai
? Trai lọc nước lấy oxi và thức ăn, vậy đó là kiểu dinh dưỡng gì
- Chốt lại kiến thức
? Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa gì đối với môi trường nước
- HS đọc thông tin và nêu được:
+ Nước đem đến thức ăn cho miệng và oxi đến mang .
+ Kiểu dinh dưỡng thụ động
+ Làm sạch nước .
III. Dinh dưỡng
- Thức ăn là vụn hữu cơ và động vật nguyên sinh.
- Dinh dưỡng thụ động nhờ cơ chế lọc nước: nước hút vào khoang áo đem thức ăn tới miệng và mang tiếp nhận oxi .
- Nêu câu hỏi :
? ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang trai mẹ
? ý nghĩa của giai đoạn ấu trùng bám vào mang và da cá.
? Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao
- GV chốt lại kiến thức
- HS nêu được :
+ Bảo vệ trứng và ấu trùng đồng thời cung cấp đủ oxi và thức ăn cho ấu trùng .
+ Di chuyển đến nơi khác mặt khác nơi đó giàu thức ăn và oxi .
+ vì ấu trùng trai bám vào mang và da cá mà người ta đem thả vào ao.
- Lớp bổ sung.
IV. Sinh sản
- Trai phân tính
- Thụ tinh ngoài
- Trứng phát triển qua giai đoạn ấu trùng.
*Củng cố Trong những câu sau , câu nào đúng (Đ), câu nào sai (S)
Đ Trai xếp vào ngành thân mềm vì có thân mềm không phân đốt.
Đ Cơ thể trai gồm 3 phần: đầu, thân, chân.
S Trai di chuyển nhờ chân rìu.
Đ Trai lấy thức ăn và oxi một cách thụ động .
Đ Cơ thể trai đối xứng hai bên
* Chuyển giao nhiệm vụ
Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài, chuẩn bị mẫu vật
Tiết 20: THỰC HÀNH:
QUAN SÁT MỘT SỐ THÂN MỀM
*Kiểm tra bài cũ
- HS1: Cấu tạo của vỏ trai và cơ thể trai sông? Vỏ trai có tác dụng gì?
- HS2: Trình bày cách di chuyển và dinh dưỡng của trai sông? Cách dinh dưỡng của trai sông có ý nghĩa gì? Câu 3sgk.
*Bài mới
Thân mềm ở nước ta rất phong phú. Chúng phân bố từ trên cạn đến nước ngọt, nước mặn. Chúng rất đa dạng về cấu tạo, lối sống và tập tính. Hôm nay chúng ta cùng quan sát một số đại diện thân mềm.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Yêu cầu dùng kính lúp quan sát vỏ ốc đối chiếu với hình vẽ để nhận biết các chi tiết
Sau đó hoàn thành chú thích hình 20.2 và 20.3
- GV chiếu hình gọi đại diện nhóm điền .
- Đưa đáp án chuẩn
? Nêu số lớp cấu tạo vỏ của trai, ốc , mực
- Yêu cầu HS quan sát ốc sên đang bò và hoàn thành chú thích hình 20.1
- Gọi HS hoàn thành chú thích.
- Đưa đáp án chuẩn .
- Yêu cầu tách vỏ trai và quan sát. Sau đó hoàn thành chú thích hình 20.4
- Đưa hình ảnh hình 20.4 và gọi HS chú thích.
- Đưa đáp án chuẩn
- Yêu cầu chỉ trên mẫu vật theo chú thích .
- Giới thiệu tập tính của ốc sên và mực
- Yêu cầu trả lời câu hỏi :
? Ốc sên tự vệ bằng cách nào
? ý nghĩa sinh học của tập tính đào lỗ đẻ trứng
- GV chỉnh sửa .
- HS quan sát mẫu vật nhận biết các chi tiết .
- Thảo luận thống nhất chú thích điền vào tranh câm .
- Đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung .
- Hoàn thiện chú thích.
- HS điền vào bảng thu hoạch.
- HS quan sát hoàn thành chú thích hình 20.1
+ Đỉnh vỏ + Vỏ
+ Mắt + Tua đầu
+ Tua miệng + Miệng
+ Lỗ thở + Chân
- Hoàn thiện vào hình.
- HS cắt cơ khép vỏ, quan sát nhận biết :
+ Áo trai + Chân trai
+ khoang áo + Mang
+ tấm miệng
+ Cơ khép vỏ
- Thảo luận nhóm hoàn thành chú thích.
- HS hoàn thiện chú thích vào vở
- Chỉ trên mẫu vật các chú thích.
Nêu được :
+ Do di chuyển chậm nên ốc sên tự vệ bằng cách rụt cơ thể vào lớp vỏ
+ Bảo vệ trứng khỏi kẻ thù
I. Quan sát cấu tạo vỏ
- Hoàn thành chú thích hình 20.2; 20.3.
- Vỏ:
+ Trai sông : 3 lớp
+ Ốc : 3 lớp
+ Mực : 1 lớp
II. Quan sát cấu tạo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12529514.doc