Tuần 7
CHỦ ĐỀ 5: NGÀNH GIUN TRÒN
Tiết 13 +14. Bài 13: GIUN ĐŨA
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh nêu được đặc điểm cơ bản về cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh.
- Học sinh nêu được tác hại của giun đũa và cách phòng tránh.
2. Kỹ năng
Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích và hoạt động nhóm.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân.
4. Năng lực
Phát triển cho học sinh năng lực tự học, tự quản lí bản thân và hợp tác làm việc nhóm.
II. Chuẩn bị
1. GV: Tranh hình SGK “Hình dạng, cấu tạo và vòng đời của giun đũa”.
2. HS: Đọc nội dung bài học trước khi lên lớp.
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
131 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học 7 kỳ 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng của cơ thể.
+ Nơi sống.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung.
- Đặc điểm chung của ngành giun tròn:
+ Cơ thể hình trụ có vỏ cuticun.
- Khoang cơ thể chưa chính thức.
- Cơ quan tiêu hóa dạng ống, bắt đầu từ miệng kết thúc ở hậu môn.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
- Căn cứ vào nơi kí sinh hãy so sánh giun kim và giun móc câu, loài giun nào nguy hiểm hơn? Loài giun nào dễ phòng chống hơn?
- Trong các đặc điểm chung của giun tròn, đặc điểm nào dễ dàng nhận biết chúng?
D. HOẠT ĐÔNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI KIẾN THỨC MỚI
- Đọc mục “Em có biết”.
3. Dặn dò:
- Học sinh học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK tr.52.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Mỗi nhóm chuẩn bị 2 con giun đất.
Tuần 8
CHỦ ĐỀ 3: NGÀNH GIUN ĐỐT
Tiết 16. Bài 15: THỰC HÀNH: QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN CỦA GIUN ĐẤT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh tìm tòi, quan sát cấu tạo của giun đất như: sự phân đốt cơ thể, các vòng tơ ở xung quanh mỗi đốt, đai sinh dục, các loại lỗ (miệng, hậu môn, sinh dục đực và cái).
- Qua quan sát học sinh mô tả được cách di chuyển của giun đốt.
2. Kỹ năng
Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết, hoạt động nhóm ở học sinh.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.
4. Năng lực
Phát triển năng lực tự học, quan sát, hợp tác làm việc nhóm ở học sinh.
II. Chuẩn bị
1. GV:
- Tranh phóng to hình 15.3, 16.1 trong SGK.
- Kính hiển vi cầm tay.
2. HS: Mỗi nhóm chuẩn bị 2 con giun đất.
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi: - Nêu đặc điểm chung của ngành giun tròn? Trong các đặc điểm đó đặc điểm nào dễ dàng nhận biết chúng?
- Hãy căn cứ vào nơi kí sinh hãy so sánh giun kim và giun móc câu, loài giun nào nguy hiểm hơn? Loài giun nào dễ phòng chống hơn? Ở nước ta qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao, tại sao?
- HS1: Cơ thể hình trụ có vỏ cuticun; Khoang cơ thể chưa chính thức; Cơ quan tiêu hóa dạng ống, bắt đầu từ miệng kết thúc ở hậu môn. Trong đó đặc điểm cơ thể hình trụ thuôn nhọn 2 đầu và mình tròn là đặc điểm dễ dàng nhận biết chúng với các động vật khác.
- HS2: So sánh giữa giun kim và giun móc câu, thấy giun móc câu nguy hiểm hơn vì chúng kí sinh ở tá tràng, thường được gọi là nơi “bếp núc” của ống tiêu hoá. Tuy thế phòng chống giun móc câu lại dễ hơn giun kim ở chỗ chỉ cần đi giày, dép, ủng, ... khi tiếp xúc với đất ở những nơi có ấu trùng của giun móc câu là đủ. Ở nước ta tỉ lệ người mắc bệnh giun đũa cao do nhà vệ sinh chưa hợp vệ sinh, tạo điều kiện cho trứng giun phát tán; Ruồi, nhặng nhiều góp phần phát tán bệnh giun đũa; Trình độ vệ sinh cộng đồng nói chung còn thấp như: tưới rau xanh bằng phân tươi, ăn rau sống, bán quà bánh ở nơi bụi bặm, ruồi nhặng.
3. Tiến trình bài dạy
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giun đốt phân biệt với giun tròn ở các đặc điểm: cơ thể phân đốt, mỗi đốt đều có đôi chân bên, có khoang cơ thể chính thức. Chúng gồm các đại diện như: giun đất, rươi, đỉa.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Nhiệm vụ 1: Cách xử lí mẫu (5’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK ở mục 6 tr.56 và thao tác luôn.
- GV hỏi: Trình bày cách xử lý mẫu như thế nào?
- GV kiểm tra mẫu thực hành, nếu nhóm nào chưa làm được thì GV hướng dẫn thêm.
- Cá nhân tự đọc thông tin, ghi nhớ kiến thức
- Trong nhóm cử 1 bạn tiến hành (lưu ý dùng hơi ête hay cồn vừa phải).
- Đại diện nhóm trình bày cách xử lý mẫu.
- HS thao tác thật nhanh.
I. Cách xử lí mẫu
- Rửa sạch cơ thể giun.
- Làm giun chết bằng hơi ête hoặc cồn loãng.
Nhiệm vụ 2: Quan sát cấu tạo ngoài (18’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu các nhóm:
+ Quan sát các đốt, vòng tơ.
+ Xác định mặt lưng và mặt bụng.
+ Tìm đai sinh dục.
- GV hỏi:
+ Làm thế nào để quan sát được vòng tơ?
+ Dựa vào đặc điểm nào để xác định mặt lưng và bụng?
+ Tìm đai sinh dục, lỗ sinh dục dựa trên đặc điểm nào?
- GV cho HS làm bài tập: Chú thích vào hình 16.1.
- GV gọi đại diện nhóm lên chú thích vào tranh.
- GV thông báo đáp án đúng: Hình 16.1A: (1) lỗ miệng, (2) đai sinh dục, (3) lỗ hậu môn. Hình 16.1B: (4) đai sinh dục, (3) lỗ cái, (5) lỗ đực. Hình 16.1C: (2) vòng tơ quanh đốt.
- Qua đó GV yêu cầu HS nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất.
- Trong nhóm đặt giun lên giấy quan sát bằng kính lúp và thống nhất đáp án hoàn thành yêu cầu của GV.
- HS trao tiếp để trả lời câu hỏi. Yêu cầu: + Quan sát vòng tơ bằng cách kéo giun trên giấy thấy lạo xạo.
+ Dựa vào màu sắc để xác định mặt lưng và mặt bụng của giun đất (lưng màu sẫm, bụng màu nhạt).
+ Tìm đai sinh dục phía đầu, kích thước bằng 3 đốt, hơi thắt lại màu nhạt hơn.
- Các nhóm dựa vào đặc điểm mới quan sát để thống nhất đáp án.
- Đại diện nhóm lên chữa bài, các nhóm khác bổ sung.
- Các nhóm theo dõi và tự sửa lỗi nếu cần.
- HS nêu được cấu tạo ngoài của giun đất.
II. Quan sát cấu tạo ngoài
- Cơ thể dài, thuôn 2 đầu.
- Cơ thể phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ (chi bên).
- Phần đầu có miệng, phía đuôi là hậu môn.
- Có đai sinh dục và lỗ sinh dục.
- Cơ thể tiết chất nhầy làm cho da trơn.
Nhiệm vụ 3: Di chuyển của giun đất (9’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát sự di chuyển của giun đất còn sống để trên khay, kết hợp với việc quan sát tranh hình 15.3 để hoàn thành bài tập mục 6 trong SGK tr.54: Đánh số vào ô trống cho đúng thứ tự các động tác di chuyển của giun đất.
- GV ghi phần trả lời của các nhóm lên bảng, nhận xét và thông báo kết quả đúng: 2, 1, 4, 3 giun đất di chuyển từ trái qua phải.
- Cá nhân quan sát mẫu vật kết hợp với hình vẽ. Trao đổi nhóm để hoàn thành bài tập. Yêu cầu:
+ Xác định được hướng di chuyển.
+ Phân biệt 2 lần thu mình phồng đoạn đầu, thu đoạn đuôi.
+ Vai trò của vòng tơ ở mỗi đốt.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án, nhóm khác bổ sung.
III. Di chuyển của giun đất
Giun đất di chuyển bằng cách:
- Cơ thể phình duỗi xen kẽ.
- Vòng tơ làm chỗ dựa để kéo cơ thể về một phía.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
GV yêu cầu HS:
- Trình bày cách quan sát cấu tạo ngoài của giun đất?
- Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào?
D. HOẠT ĐÔNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI KIẾN THỨC MỚI
- Đọc mục “Em có biết”.
3. Dặn dò:
- Học sinh học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK tr.55.
- Đọc mục “Em có biết” trong SGK tr.55
- Chuẩn bị mỗi nhóm 1 con giun đất to.
Tuần 9
Tiết 17. Bài 16. THỰC HÀNH: MỔ VÀ QUAN SÁT GIUN ĐẤT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Thông qua thực hành học sinh nắm được cấu tạo trong (một số nội quan) của giun đất.
2. Kỹ năng
Rèn cho học sinh có kỹ năng mổ động vật không xương sống, sử dụng dụng cụ mổ và kính lúp cầm tay.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức tự giác, kiên trì và tinh thần hợp tác trong giờ thực hành.
4. Năng lực
Phát triển cho học sinh năng lực tự học, thực hành thí nghiệm, hợp tác làm việc nhóm.
II. Chuẩn bị
1. GV: - Tranh phóng to hình 16.3.
- Kính lúp cầm tay.
2. HS: Mỗi nhóm chuẩn bị một con giun đất to.
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV yêu cầu HS nêu: Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào?
HS trả lời: Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với lối sống trong đất như: Cơ thể dài thuôn 2 đầu, cơ thể phân đốt, các đốt phần đầu có thành cơ phát triển, chi bên tiêu giảm nhưng vẫn giữ các vòn tơ để làm chỗ dựa khi chui rúc trong đất, cơ thể tiết chất nhày làm cho da trơn.
3. Giảng bài mới
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Nhiệm vụ 1: Cách mổ giun đất (15’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS các nhóm:
+ Quan sát hình 16.2, đọc các thông tin trong SGK tr.57.
+ Thực hành mổ giun đất.
- GV kiểm tra sản phẩm của các nhóm bằng cách:
+ Gọi 1 nhóm mổ đẹp đúng trình bày thao tác mổ.
+ Một nhóm mổ chưa đúng trình bày thao tác mổ.
- GV hỏi: Vì sao mổ chưa đúng hay nát các nội quan?
- GV giảng giải: Mổ động vật không xương sống chú ý:
+ Mổ mặt lưng, nhẹ tay đường kéo ngắn, lách nội quan từ từ, ngâm vào nước.
+ Ở giun đất có thể xoang chứa dịch và liên quan đến việc di chuyển của giun đất.
- HS các nhóm
+ Quan sát hình, đọc kĩ các bước tiến hành mổ.
- Cử 1 đại diện mổ, thành viên khác giữ, lau dịch cho sạch mẫu
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
- Nhóm khác theo dõi, góp ý cho nhóm mổ chưa đúng.
- HS theo dõi và ghi nhớ.
I. Cách mổ giun đất
(SGK tr.57)
Hoạt động 2: Quan sát cấu tạo trong (20’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV hướng dẫn:
+ Dùng kéo nhọn tách nhẹ nội quan.
+ Dựa vào hình 16.3A nhận biết các bộ phận của hệ tiêu hóa.
+ Dựa vào hình 16.3B quan sát các bộ phận của hệ sinh dục.
+ Gạt ống tiêu hóa sang bên để quan sát hệ thần kinh màu trắng ở bụng.
+ Hoàn thành chú thích ở hình 16.3B và 16.3C SGK.
- GV kiểm tra bằng cách gọi đại diện nhóm lên bảng chú thích vào hình câm.
- Trong nhóm:
+ 1 HS thao tác gỡ nội quan.
+ HS khác đối chiếu với SGK để xác định các hệ cơ quan.
+ Ghi chú thích hình vẽ.
- Đại diện các nhóm lên chữa bài, nhóm khác bổ sung.
II. Quan sát cấu tạo trong
- Có khoang cơ thể chính thức, chứa dịch.
- Hệ tiêu hoá phân hoá: Lỗ miệng hầu thực quản diều, dạ dày cơ ruột tịt hậu môn.
- Hệ tuần hoàn: Mạch lưng, mạch bụng, vòng hầu (tim đơn giản), tuần hoàn kín.
- Hệ thần kinh: chuỗi hạch thần kinh, dây thần kinh.
- Giun đất lưỡng tính.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
GV yêu cầu HS trình bày thao tác mổ và cách quan sát cấu tạo trong của giun đất.
D. HOẠT ĐÔNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI KIẾN THỨC MỚI
- Đọc mục “Em có biết”.
3. Nhận xét - Hướng dẫn về nhà (1’)
- GV nhận xét ý thức của HS trong giờ thực hành.
- GV cho HS làm vệ sinh.
- Viết thu hoạch theo nhóm.
- Kẻ bảng 1, 2 trong SGK tr.60 vào vở bài tập.
Tuần 9
Tiết 18. Bài 17: MỘT SỐ GIUN ĐỐT KHÁC VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN ĐỐT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh chỉ ra được một số đặc điểm của các đại diện giun đốt phù hợp với lối sống.
- Học sinh nêu được đặc điểm chung của ngành giun đốt và vai trò của giun đốt.
2. Kỹ năng
Rèn kỹ năng quan sát so sánh, tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức bảo vệ động vật ở học sinh.
4. Năng lực
Phát triển cho học sinh năng lực sử dụng ngôn ngữ, hợp tác làm việc nhóm và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
II. Chuẩn bị
1. GV: Tranh một số giun đốt phóng to như rươi, giun đỏ, róm biển.
2. HS: Kẻ bảng 1 và 2 trong SGK tr.60 vào vở bài tập.
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV yêu cầu HS: - Trình bày thao tác mổ giun đất?
- Nêu cấu tạo trong của giun đất?
- HS1: Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ, cố định đầu và đuôi bằng 2 đinh ghim. Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt một đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi. Đổ nước ngập cơ thể giun , dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể. Phanh thành cơ thể đến đâu, cắm ghim tới đó, dùng kéo cắt dọc cơ thể tiếp tục như vậy về phía đầu.
- HS2: Có khoang cơ thể chính thức, chứa dịch; Hệ tiêu hoá phân hoá: Lỗ miệng hầu thực quản diều, dạ dày cơ ruột tịt hậu môn; Hệ tuần hoàn: Mạch lưng, mạch bụng, vòng hầu (tim đơn giản), tuần hoàn kín; Hệ thần kinh: chuỗi hạch thần kinh, dây thần kinh; Giun đất lưỡng tính.
3. Giảng bài mới
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trò chơi: Quan sát hình, gọi tên các động vật. Phân loại động vật theo các ngành đã học.
Vậy giun đỏ, vắt, róm biển thuộc vào ngành động vật nào? Vì sao lại xếp chúng vào chung 1 ngành. Tìm hiểu ở bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số giun đốt thường gặp (11’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát tranh hình giun đỏ, đỉa, rươi, vắt, róm biển và đọc thông tin trong SGK tr.59. Trao đổi nhóm để hoàn thành bảng 1.
- GV kẻ sẵn bảng 1 để HS chữa bài
- GV thông báo các nội dung đúng và cho HS theo dõi bảng 1 chuẩn kiến thức.
- Cá nhân tự quan sát tranh hình, đọc các thông tin trong SGK ghi nhớ kiến thức. Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến để hoàn thành nội dung bảng 1. Yêu cầu:
+ Chỉ ra được lối sống của các đại diện giun đốt.
+ Một số cấu tạo phù hợp với lối sống.
- Đại diên nhóm lên ghi kết quả ở từng nội dung, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- HS theo dõi và tự sửa chữa nếu cần.
I. Một số giun đốt thường gặp
- Hoàn thành bảng 1 trong SGK tr.60.
Bảng 1: Đa dạng của ngành giun đốt
STT
Đa dạng
Đại diện
Môi trường sống
Lối sống
1
Giun đất
Đất ẩm
Chui rúc
2
Đỉa
Nước ngọt, nước mặn, nước lợ
Kí sinh ngoài
3
Rươi
Nước lợ
Tự do
4
Giun đỏ
Nước ngọt
Định cư
5
Vắt
Đất, lá cây
Tự do
6
Róm biển
Nước mặn
Tự do
- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận về sự đa dạng của giun đốt: số loài, lối sống, môi trường sống.
- HS rút ra kết luận.
- Kết luận:
+ Giun đốt có nhiều loài: Vắt đỉa, róm biển, giun đỏ.
- Sống ở các môi trường: Đất ẩm, nước, lá cây.
- Giun đốt có thể sống tự do, định cư hay chui rúc.
Hoạt động 2: Đặc điểm chung của ngành giun đốt (14’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV cho HS quan sát lại tranh hình các đại diện của ngành, nghiên cứu SGK tr.60. Trao đổi nhóm để hoàn thành bảng 2.
- GV kẻ sẵn bảng 2 để HS chữa bài
- GV đưa ra bảng 2 kiến thức chuẩn.
- Cá nhân tự thu nhận thông tin từ hình vẽ và thông tin trong SGK tr.60. Trao đổi nhóm để thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm lên ghi kết quả, các nhóm khác bổ sung
- HS theo dõi và tự sửa chữa nếu cần.
II. Đặc điểm chung của ngành giun đốt
- Hoàn thành bảng 2 trong SGK tr.60.
Bảng 2: Đặc điểm chung của ngành giun đốt
TT
Đại diện
Đặc điểm
Giun đất
Giun đỏ
Đỉa
Rươi
1
Cơ thể phân đốt
x
x
x
x
2
Có thể xoang (khoang cơ thể chính thức)
x
x
x
x
3
Có hệ tuần hoàn, máu thường đỏ
x
x
x
x
4
Hệ thần kinh và giác quan phát triển
x
x
x
5
Di chuyển nhờ chi bên, tơ hoặc thành cơ thể
x
x
x
x
6
Ống tiêu hoá phân hoá
x
x
x
7
Hô hấp qua da hay bằng mang
x
x
x
x
- GV cho HS tự rút ra kết luận về những đặc điểm chung của ngành giun đốt.
- HS rút ra kết luận.
- Kết luận: Giun đốt có đặc điểm:
+ Cơ thể dài phân đốt.
+ Có thể xoang.
+ Hô hấp qua da hay mang.
+ Hệ tuần hoàn kín, máu màu đỏ.
+ Hệ tiêu hoá phân hoá.
+ Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và giác quan phát triển.
+ Di chuyển nhờ chi bên, tơ hoặc thành cơ thể.
Hoạt động 3: Vai trò của giun đốt (7’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập trong SGK tr.61.
- GV gọi 1 số HS báo cáo kết quả.
- GV hỏi: Giun đốt có vai trò gì trong tự nhiên và trong đời sống con người?
- Cá nhân tự hoàn thành bài tập.
Yêu cầu: Chọn đúng loài giun đốt.
- Một số HS báo cáo kết quả, các HS khác bổ sung.
- HS rút ra kết luận về vai trò của giun đốt.
III. Vai trò của giun đốt
- Hoàn thành bài tập trong SGK tr.61:
+ Làm thức ăn cho người: Rươi, sa sùng, bông thùa, ...
+ Làm thức ăn cho động vật khác: Giun đất, giun đỏ, ...
+ Làm cho đất trồng xốp, thoáng khí: Các loài giun đất.
+ Làm màu mỡ đất trồng: Các loài giun đất, ...
+ Làm thức ăn cho cá: Rươi, giun ít tơ nước ngọt, sa sùng, róm, ...
+ Có hại cho động vật và người: Các loài đỉa, vắt, ...
- Kết luận:
+ Lợi ích: Làm thức ăn cho người và động vật, làm cho đất tơi xốp thoáng khí, màu mỡ.
- Tác hại: Hút máu người và động vật, gây bệnh.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
- Trình bày đặc điểm chung của giun đốt?
- Vai trò của giun đốt?
- Để nhận biết đại diện của ngành giun đốt cần dựa vào đặc điểm cơ bản nào?
D. HOẠT ĐÔNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI KIẾN THỨC MỚI
- Đọc mục “Em có biết”.
3. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Học sinh học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 và làm bài tập 4 trong SGK tr.61.
- Học sinh ôn tập những nội dung sau để chuẩn bị cho tiết sau làm bài kiểm tra 1 tiết: Đặc điểm chung và vai trò của ngành động vật nguyên sinh, ngành ruột khoang, ngành giun đốt; Đặc điểm chung của ngành giun dẹp, ngành giun tròn; Vòng đời của sán lá gan, giun đũa; Đặc điểm cấu tạo của sán lá gan, sán dây, giun đũa thích nghi với lối sống kí sinh và chui rúc; Nhớ được các đại diện của các ngành động vật đã học.
Tuần 10
Tiết 19: ÔN TẬP
Tuần 10
Tiết 20: KIỂM TRA MỘT TIẾT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Nhằm đánh giá khả năng nhận thức của học sinh về các kiến thức như: Đặc điểm và vai trò của ngành động vật nguyên sinh, ngành ruột khoang, các ngành giun; Vòng đời của một số giun sán; Tác hại và cách phòng chống các loại giun kí sinh.
2. Kỹ năng
Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc, trung thực, cẩn thận trong giờ kiểm tra.
4. Năng lực
Phát triển cho học sinh năng lực tự học, tư duy sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ.
II. Chuẩn bị
Ma trận đề kiểm tra
Nội dung
Các mức độ nhận thức
Cộng
Nhận thức
Thông hiểu
Vận dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Mở đầu
HS nắm được sự đa dạng và phong phú của động vật được thể hiện ở 3 yếu tố
HS nắm được sơ bộ phân loại các ngành động vật và các đại diện của nó.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,25
2,5%
1
2,0
20%
2
2,25
22,5%
Ngành động vật nguyên sinh
HS nắm được đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi, nguyên nhân của bệnh kiết lị.
HS hiểu được con đường lây truyền bệnh sốt rét.
- HS vận dụng được các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét.
- Rèn kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
0,5
5%
1
0,25
2,5%
1
0,25
2,5
4
1,0
10%
Ngành ruột khoang
HS nắm được những đại diện thuộc ngành ruột khoang
- HS nắm được đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,25
2,5%
1
2,0
20%
2
2,25
22,5%
Các ngành giun
HS biết được những giun dẹp kí sinh gây hại cho người.
- HS hiểu được tại sao khi mổ động vật không xương sống lại mổ mặt lưng.
- Rèn kỹ năng thực hành ở HS.
- HS hiểu được vòng đời của giun đũa, cấu tạo ngoài của giun đũa phù hợp với lối sống của nó.
- Rèn kỹ năng viết vòng đời của một số đại diện.
HS vận dụng kiến thức thực tế trả lời câu hỏi
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,25
2,5%
1
0,25
2,5%
2
3,0
30%
1
1,0
10%
5
4,5
45%
Tổng số câu
Tổng điểm
Tỉ lệ %
5
1,25
12,5%
2
4,0
40%
2
0,5
5%
2
3,0
30%
1
0,25
2,5%
1
1,0
10%
13
10
100%
III. Đề kiểm tra
Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau và viết đáp án vào bài làm của mình
1. Động vật đa dạng phong phú là do:
A. Sinh sản nhanh.
B. Con người lai tạo, tạo ra nhiều giống mới.
C. Số loài và cá thể trong loài nhiều, động vật sống ở khắp mọi nơi trên trái đất.
D. Động vật di cư từ những nơi xa đến.
2. Quan sát trùng roi xanh, em thấy có những đặc điểm:
A. Có roi, có nhiều hạt diệp lục, vừa tự dưỡng, vừa dị dưỡng, sinh sản vô tính theo cách phân đôi.
B. Có lông bơi, dị dưỡng, sinh sản hữu tính theo cách tiếp hợp.
C. Có chân giả, luôn luôn biến hình, sinh sản vô tính theo cách phân đôi.
D. Có chân giả, sống kí sinh, sinh sản vô tính theo cách phân đôi.
3. Bệnh kiết lị do loại trùng nào gây nên?
A. Trùng biến hình; B. Trùng roi; C. Trùng giày; D. Trùng kiết lị.
4. Trùng sốt rét vào cơ thể người bằng con đường nào?
A. Qua ăn uống; B. Qua máu; C. Qua hô hấp; D. Qua tiếp xúc.
5. Các biện pháp để phòng chống bệnh sốt rét:
A. Dùng thuốc diệt muỗi Anôphen, phát quang bụi rậm, tháo nước cặn, thả cá diệt bọ gậy.
B. Dùng hương muỗi, thuốc diệt muỗi, nằm màn để tránh muỗi đốt.
C. Khi bị sốt rét, uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
D. Cả A, B, C đều đúng.
6. Ở nước ta có những động vật thuộc ngành ruột khoang sống ở biển như:
A. Sứa, thuỷ tức, hải quỳ; B. Sứa, san hô, mực; C. Sứa, san hô, hải quỳ; D. Hải quỳ, thuỷ tức, tôm
7. Nhóm động vật thuộc ngành giun dẹp sống kí sinh gây hại cho người và động vật là:
A. Sán lá gan, giun đũa, giun kim, sán lá máu.
B. Sán lá máu, sán bã trầu, sán dây, sán lá gan.
C. Giun móc câu, giun kim, sán dây, sán lá gan.
D. Sán bã trầu, giun chỉ, giun đũa, giun móc câu.
8. Khi mổ giun đất cần xác định mặt lưng và mặt bụng của giun vì:
A. Mổ động vật không xương sống phải mổ ở mặt lưng.
B. Nhờ xác định mặt lưng, mặt bụng mà quan sát được cấu tạo bên ngoài của giun.
C. Xác định được đai sinh dục, lỗ sinh dục cái và lỗ sinh dục đực.
D. Chỉ A và C đúng.
Phần II. Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Hãy kể tên các đại diện thuộc các ngành động vật mà em đã học.
Câu 2 (2,0 điểm): Nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang.
Câu 3 (2,5 điểm):
a. Hãy trình bày vòng đời của giun đũa?
b. Ở nước ta, qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao, tại sao?
Câu 4 (1,5 điểm): Đặc điểm cấu tạo ngoài nào của giun đất phù hợp với đời sống chui rúc trong đất?
IV. Đáp án, biểu điểm
Phần/Câu
Đáp án chi tiết
Điểm
Phần I. Trắc nghiệm
Phần II. Tự luận
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
1. C; 2. A; 3. D; 4. B;
5. D; 6. C; 7. B; 8. A
- Các đại diện thuộc ngành động vật nguyên sinh: Trùng roi, trùng giày, trùng biến hình, trùng kiết lị, trùng sốt rét.
- Các đại diện thuộc ngành ruột khoang: Thuỷ tức, sứa, hải quỳ, san hô.
- Các đại diện thuộc ngành giun dẹp: Sán lông, sán lá gan, sán lá máu, sán bã trầu, sán dây.
- Các đại diện thuộc ngành giun tròn: Giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa, giun chỉ, giun tóc.
- Các đại diện thuộc ngành giun đốt: Giun đất, giun đỏ, đỉa, rươi.
- Đặc điểm chung của ngành ruột khoang:
+ Cơ thể có đối xứng tỏa tròn.
+ Ruột dạng túi.
+ Thành cơ thể có 2 lớp tế bào.
+ Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai.
- Vai trò của ngành ruột khoang:
+ Trong tự nhiên:
(+) Tạo vẻ đẹp thiên nhiên.
(+) Có ý nghĩa sinh thái đối với biển.
+ Đối với đời sống:
(+) Làm đồ trang trí, trang sức: San hô.
(+) Là nguồn cung cấp nguyên liệu vôi: San hô.
(+) Làm thực phẩm có giá trị: Sứa.
(+) Hoá thạch San hô góp phần nghiên cứu địa chất.
+ Tác hại:
(+) Một số loài gây độc, ngứa cho người: Sứa.
(+) Tạo đá ngầm và ảnh hưởng đến giao thông.
a. Vòng đời của giun đũa:
Giun đũa (ruột người) → Đẻ trứng → Ấu trùng trong trứng → Thức ăn sống → Ruột non (ấu trùng) → Máu, gan, tim, phổi → Giun đũa (ruột người).
b. Ở nước ta, qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao vì:
- Nhà tiêu, hố xí, ... chưa hợp vệ sinh, tạo điều kiện cho trứng giun phát triển.
- Ruồi, nhặng còn nhiều góp phần phát tán bệnh giun đũa.
- Trình độ vệ sinh cộng đồng nói chung còn thấp như: Tưới rau xanh bằng phân tươi, ăn rau sống, bán quà bánh ở nơi bụi bặm, ruồi nhặng.
- Cơ thể dài, thuôn 2 đầu.
- Cơ thể phân đốt, các đốt phần đầu có thành cơ phát triển.
- Chi bên tiêu giảm nhưng vẫn giữ các vòng tơ để làm chỗ dựa khi chui rúc trong đất.
- Cơ thể tiết chất nhầy làm cho da trơn.
8 x 0,25 = 2,0 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,25 đ
1,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
V. Kết quả sau khi chấm
Điểm
Số HS dự thi
Số HS đạt điểm TB trở lên
9 - 10
6,5 - 8,5
5 - 6
2 - 4,5
0 - 1,5
Số lượng
Tỉ lệ
Tuần 11
CHƯƠNG IV. NGÀNH THÂN MỀM
Tiết 21. Bài 18. TRAI SÔNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh biết được vì sao trai sông được xếp vào ngành thân mềm. Giải thích được đặc điểm cấu tạo của trai thích nghi với đời sống ẩn mình trong bùn cát.
- Học sinh nắm được các đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của trai. Hiểu rõ khái niệm áo, cơ quan áo.
2. Kỹ năng
Rèn kỹ năng quan sát tranh, mẫu và hoạt động theo nhóm.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị
1. GV:
- Tranh phóng to hình 18.2, 18.3, 18.4 trong SGK.
- Mẫu vật: Trai sông, vỏ trai.
2. HS: Mẫu vật trai sông
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giảng bài mới
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Ngành thân mềm có mức độ cấu tạo như giun đốt nhưng tiến hoá theo hướng: Có vỏ bọc ngoài, thân mềm không phân đốt. Hôm nay chúng ta nghiên cứu đại diện điển hình của ngành thân mềm là con trai sông.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nhiệm vụ 1: Hình dạng, cấu tạo (15’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS làm việc độc lập với SGK.
- GV gọi 1HS giới thiệu đặc điểm vỏ trai trên mẫu vật.
- GV giới thiệu vòng tăng trưởng vỏ.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận.
+ Muốn mở vỏ trai quan sát phải làm như thế nào?
+ Mài mặt ngoài vỏ trai ngửi thấy có mùi khét, vì sao?
+ Trai chết thì mở vỏ, tại sao?
- GV tổ chức thảo luận giữa các nhóm.
- GV giải thích cho HS vì sao lớp xà cừ óng ánh màu cầu vồng.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cơ thể trai có cấu tạo như thế nào?
- GV giải thích khái niệm áo trai, khoang áo.
- GV hỏi: Trai tự vệ bằng cách nào? Nêu đặc điểm cấu tạo của trai phù hợp với cách tự vệ đó?
- HS quan sát tranh hình 18.1 và 18.2, đọc thông tin trong SGK tr.62 để tự thu thập thông tin về vỏ trai.
- Một HS chỉ trên mẫu trai sông.
- Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến. Yêu cầu nêu được:
+ Mở vỏ trai: Cắt dây chằng phía lưng, cắt 2 cơ khép vỏ.
+ Mài mặt ngoài vỏ trai thì thấy có mùi khét vì lớp sừng bằng chất hữu cơ bị ma sát nên cháy.
+ Trai chết thì cơ khép v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12451599.docx