I. Một số giun tròn khác:
- Đa số giun tròn kí sinh như: Giun kim, giun móc, giun rễ lúa,.
- Giun tròn kí sinh ở cơ, ruột (người và đv), rễ thân quả (tv) gây nhiều tác hại.
- Cần giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân vệ sinh ăn uống để tránh giun.
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 tiết 14: Một số giun tròn khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Tiết 14
Bài 14: MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
HS nêu rõ được một số giun tròn đặc biệt là nhóm giun tròn kí sinh gây bệnh, từ đó cso biện pháp phòng tránh.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức giữ vệ sinh môi trường, cá nhân và vệ sinh ăn uống.
B. CHUẨN BỊ
I . Giáo viên:
1. Đồ dùng:
Tranh một số giun tròn, tài liệu về một số giun tròn kí sinh.
2. Phương pháp:
Quan sát, đàm thoại, trao đổi nhóm,
II. Học sinh:
Xem bài trước ở nhà, kẻ bảng “Đặc điểm của ngành giun tròn” vào vở học bài.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức lớp: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
1. Nêu tác hại của giun đũa với sức khỏe con người?
2. Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người?
III. Bài mới:
- Giới thiệu bài: (2’)
Giun đũa thuộc về nhóm giun có số lượng loài lớn nhất (3000 loài) trong số 5000 loài của cả ngành giun tròn. Hầu hết chúng kí sinh ở người, động vật và cả con người và thực vật.
- Bài mới:
* Hoạt động 1: Một số giun tròn khác.30p
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK quan sát hình 14.1 14.4 thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:
+ Kể tên các loài giun tròn kí sinh ở người?
+ Các loài giun tròn thường kí sinh ở đâu và gây ra tác hại gì cho vật chủ?
+ Giải thích sơ đồ vòng đời giun kim ở hình 14.4
Giun gây cho trẻ em điều phiền toái như thế nào?
Do thói quen nào của trẻ em mà giun khép kín được vòng đời?
GV nhận xét, giảng thêm: Giun mỏ, giun tóc, giun chỉ có loại giun truyền qua muỗi khả năng lây lan lớn.
GV nêu câu hỏi:
+ Chúng ta cần có những biện pháp gì để phòng tránh bệnh giun sán kí sinh?
GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
GV nhận xét, tiểu kết bài.
HS nghiên cứu SGK quan sát hình, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Giun kim, giun móc.
Kí sinh ở động vật và thực vật
VD: Lúa: Thối rễ, năng suất giảm
phát triển trực tiếp không qua vật chủ trung gian. Giun kim đẻ trứng ở cửa hậu môn gây ngứa trẻ em đưa tay gãi và do thói quen mút tay đưa trứng vào miệng để khép kín vòng đời của giun.
HS lắng nghe.
HS trả lời.
1 HS trả lời, các em khác nhận xét, bỏ sung.
HS nêu kết luận.
HS lắng nghe ghi bài.
I. Một số giun tròn khác:
- Đa số giun tròn kí sinh như: Giun kim, giun móc, giun rễ lúa,...
- Giun tròn kí sinh ở cơ, ruột (người và đv), rễ thân quả (tv) gây nhiều tác hại.
- Cần giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân vệ sinh ăn uống để tránh giun.
* Kết luận chung
IV. Củng cố : 5’)
- Căn cứ vào nơi kí sinh hãy so sánh giun kim và giun móc câu loài nào nguy hiểm hơn? Loài nào dễ phòng chống hơn?
- Ở nước ta, qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao, tại sao?
V. Dặn dò: (2’)
- Về nhà học bài, trả lời câu hỏi cuối bài,
- Xem trước bài 15 “Giun đất”
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 7 tiết 14.doc