Giáo án Sinh học 7 tiết 16: Thực hành: Mổ quan sát giun đất

Hoạt động 1.1: Xử lí mẫu

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và làm các thao tác luôn.

- GV nêu câu hỏi:

+ Trình bày cách sử lí mẫu vật như thế nào?

- GV kiểm tra mẫu thực hành nếu nhóm nào chưa làm được GV hướng dẫn thêm.

Hoạt động 1.2: Quan sát.

- GV yêu cầu các nhóm

+ Quan sát các đốt vòng to

+ Xác định mặt lưng mặt bụng

+ Tìm đai sinh dục

- GV nêu câu hỏi:

+ Làm thế nào để quan sát được vòng tơ?

+ Dựa vào đặc điểm nào để xác định mặt lưng mặt bụng?

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 tiết 16: Thực hành: Mổ quan sát giun đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Tiết 16 Bài 16: Thực hành. MỔ QUAN SÁT GIUN ĐẤT A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nhận biết được loài giun khoang, chỉ rõ được cấu tạo ngoài (đốt, vòng tơ, đai sinh dục) và cấu tạo trong (1 số nội quan) 2. Kĩ năng: - Tập thao tác mổ động vật không xương sống. - Sử dụng các dụng cụ mổ, dùng kính lúp quan sát. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác, kiên trì và tinh thần hợp tác trong giờ thực hành. B. CHUẨN BỊ I. Giáo viên: 1. Đồ dùng: - Bộ đồ mổ động vật - Tranh hình 16.1 , 2, 3 SGK 2. Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, trao đổi nhóm, thực hành thí nghiệm, II. Học sinh: Xem trước bài ở nhà, chuẩn bị 1, 2 con giun đất. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định tổ chức lớp: (1’) II. Kiểm tra bài cũ: (5’) Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào? Cơ thể giun đất có màu phớt hồng, tại sao? Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt như thế nào? III. Bài mới: Giới thiệu bài (2’) Trong số các ĐVKXS, chương trình đã chọn thực hành mổ và quan sát hai đối tượng đại diện cho hai nhóm lớn, đồng thời đại diện cho hai lối sống khác nhau để khảo sát. Đó là giun đất và tôm sông. * Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài (10’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1.1: Xử lí mẫu - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và làm các thao tác luôn. - GV nêu câu hỏi: + Trình bày cách sử lí mẫu vật như thế nào? - GV kiểm tra mẫu thực hành nếu nhóm nào chưa làm được GV hướng dẫn thêm. Hoạt động 1.2: Quan sát. - GV yêu cầu các nhóm + Quan sát các đốt vòng to + Xác định mặt lưng mặt bụng + Tìm đai sinh dục - GV nêu câu hỏi: + Làm thế nào để quan sát được vòng tơ? + Dựa vào đặc điểm nào để xác định mặt lưng mặt bụng? + Tìm đai sinh dục, lỗ sinh dục dựa vào đặc điểm nào? - GV cho HS làm bài tập chú thích vào hình. - GV thông báo đáp án đúng: 16.1A(1: lỗ miệng, 2 đai sinh dục, 3: Lỗ hậu môn) \; 16.1 B (4: đai sinh dục; 3: lỗ sinh dục cái; 5: Lỗ sinh dục đực ) hình 16.1C (2: vòng tơ quanh đốt) - HS tự nghiên cứu SGK ghi nhớ kiến thức, đại diện nhóm tiến hành thao tác. HS trả lời Đại diện nhóm trình bày cách sử lí mẫu. HS dùng kính lúp đặt giun lên tờ giấy quan sát thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi: HS trao đổi nhóm trả lời câu hỏi: Đại diện nhóm đưa ra câu trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS trả lời Đại diện nhóm lên ghi chú thích vào tranh vẽ trên bảng. - HS lắng nghe, điều chính nếu cần. I. Xử lí mẫu vật: II. Tìm hiểu cấu tạo ngoài: * Hoạt động 2: Quan sát cấu tạo trong(20’) Hoạt động 2.1: Cách mổ giun đất - GV yêu cầu: + Các nhóm quan sát hình 16.2 đọc thông tin trong SGK tr 57 + Thực hành mổ giun đất - GV kiểm tra sản phẩm của HS bằng cách: + Gọi 1 nhóm mổ đúng, đẹp trình báy thao tác mổ. + 1 nhóm mổ chưa đúng trình bày lại thao tác mổ. - GV nêu câu hỏi: + Vì sao mổ chưa đúng hoặc làm nát các nội quan? - GV giảng thêm: Mổ ĐVKXS chú ý: + Mổ mặt lưng, nhẹ tay, đường kéo ngắn, lách nội quan từ từ, ngâm vào nước. + Ở giun đất có thể xoang chứa dịch liên quan đến việc di chuyển của giun đất. HS quan sát hình đọc kĩ các bước tiến hành mổ. Cử đại diện mổ các thành viên khác theo dõi. - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả. - Các nhóm mổ đúng góp ý cho nhóm mổ chưa tốt. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. Hoạt động 2.2: Quan sát cấu tạo trong. - GV hướng dẫn: + Dùng kéo nhọn tách nhẹ nội quan. + Dựa vào hình 16.3A nhận biết các bộ phận của hệ tiêu hóa. + Dựa vào hình 16.3B SGK quan sát các bộ phận sinh dục. + Gạt ống tiêu hóa sang 1 bên để quan sát hệ thần kinh màu trắng ở bụng. + Hoàn thành chú thích ở hình 16.B, C SGK - GV Kiểm tra bằng cách gọi đại diện nhóm lên bảng ghi chú thích vào hình câm. - GV Yêu cầu HS quan sát hình, trình bày cấu tạo ngoài giun đất. - GV yêu cầu HS hoàn thành các chú thích hình vẽ cấu tạo ngoài (Hình 16.1) cấu tạo trong (hình 16.3) - GV : yêu cầu HS nộp bài thu hoạch của từng nhóm. GV thu bài thu hoạch của HS chấm điểm thực hành và lấy làm điểm 15’ - HS quan sát GV thực hiện các thao tá, quan sát các bộ phận đối chiếu với SGK để xác định các nội quan trong cơ thể, ghi chú thích hình vẽ. - Đại diện các nhóm lên chữa bài, nhóm khác bổ sung. HS trình bày cấu tạo ngoài của giun đất. - HS ghi chú thích cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của giun đất. - HS nộp bài thu hoạch cho GV IV. Củng cố : (5’) Nêu hình dạng cấu tạo ngoài của giun đất? V. Dặn dò: (2’) - Xem trước bài 17. Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành giun Đốt. - Kẻ bảng số 1 và 2 bài 17. D. MỘT SỐ LƯU Ý :

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuần 8 tiết 16.doc
Tài liệu liên quan