Bài 23: Thực hành. MỔ VÀ QUAN SÁT TÔM SÔNG
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được vì sao tôm được xếp vào ngành chân khớp, lớp giáp xác
- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm sông thích nghi đời sống ở nước.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật.
- Kĩ năng làm việc theo nhóm.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn
B. CHUẨN BỊ:
I. Giáo viên:
1. Đồ dùng:
- Tranh cấu tạo ngoài của tôm.
- Bộ đồ mổ, kính lúp, khay mổ.
2. Phương pháp:
Quan sát, đàm thoại, trao đổi nhóm,
II. Học sinh:
Xem trước bài ở nhà.
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 tiết 23, 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Tiết 23
Chương V: NGÀNH CHÂN KHỚP
LỚP GIÁP XÁC
Bài 22: TH-QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI VÀ HOẠT ĐỘNG SỐNG CỦA TÔM SÔNG
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Biết được cấu tạo ngoài và di chuyển của tôm thích nghi đời sống ở nước
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu.
- Kĩ năng làm việc theo nhóm
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
B. CHUẨN BỊ
I. Giáo viên:
1. Đồ dùng:
- Tranh cấu tạo ngoài của tôm
- Tôm bạccòn sống
- Một số dụng cụ để thực hành
2. Phương pháp:
Quan sát, đàm thoại, trao đổi nhóm,
II. Học sinh:
Xem trước bài ở nhà, mang một số tôm vuông còn sống( theo nhóm)
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức lớp: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Ở các chợ địa phương em có các loại thân mềm nào được bán làm thực phẩm? Loài nào có giá trị xuất khẩu?
III. Bài mới:
Giới thiệu bài:(2’)
Tôm sông là đại diện điển hình của lớp giáp xác. Chúng có cấu tạo trong, cấu tạo trong, cấu tạo ngoài như thế nào
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV nêu yêu cầu của tiết thực hành.
- GV phân chia nhóm thực hành và kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- HS lắng nghe
- HS đem mẫu vật ra và chia nhóm theo chỉ đạo của GV.
* Hoạt động 2: Tiến trình thực hành (30’)
Bước 1: GV hướng dẫn nội dung thực hành
1. Mổ và quan sát mang tôm
- GV yêu cầu HS đọc mục I SGK
- GV hướng dẫn cách quan sát ở hình 22. A, B (SGK - 75)
-Các nhóm đại diện cầm một con tôm đứng trước lớp trình bày từng bộ phận của tôm.
- GV nhận xét các nhóm trả lời
-GV yêu cầu HS các nhóm quan sát tôm di chuyển trong môi trường nước.
GV yêu cầu HS viết bài thu hoạch về cấu tạo ngoài và di chuyển của tôm.
- HS đọc mục III.1 SGK
- HS lắng nghe
- HS quan sát mẫu vật.
- Các nhóm để mẫu vật lên bàn quan sát cấu tạo ngoài của tôm và ghi chú thích từng bộ phận của tôm.
-Các nhóm quan sát cách di chuyển của tôm.
- HS viết bảng tường trình.
IV. Củng cố : (không )
V. Dặn dò: (2’)
- Chuẩn bị 1 số tôm để tiết sau thực hành
- Xem trước bài 23.
Tuần 13
Tiết 24
Bài 23: Thực hành. MỔ VÀ QUAN SÁT TÔM SÔNG
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được vì sao tôm được xếp vào ngành chân khớp, lớp giáp xác
- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm sông thích nghi đời sống ở nước.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật.
- Kĩ năng làm việc theo nhóm.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn
B. CHUẨN BỊ:
I. Giáo viên:
1. Đồ dùng:
- Tranh cấu tạo ngoài của tôm.
- Bộ đồ mổ, kính lúp, khay mổ.
2. Phương pháp:
Quan sát, đàm thoại, trao đổi nhóm,
II. Học sinh:
Xem trước bài ở nhà.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức lớp: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
* Hoạt động 1: Tổ chức thực hành(5’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV nêu yêu cầu của tiết thực hành.
- GV phân chia nhóm thực hành và kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- HS lắng nghe
- HS đem mẫu vật ra và chia nhóm theo chỉ đạo của GV.
* Hoạt động 2: Tiến trình thực hành (35’)
Bước 1: GV hướng dẫn nội dung thực hành
1. Mổ và quan sát mang tôm
- GV yêu cầu HS đọc mục III.1 SGK
- GV hướng dẫn cách mổ như hướng dẫn ở hình 23.1 A, B (SGK - 77)
- GV yêu cầu HS dùng kính lúp quan sát 1 chân ngực kèm lá mang nhận biết các bộ phận chú thích vào hình 23.1 thay các con số 1, 2, 3, 4.
- GV yêu cầu HS thảo luận nêu ý nghĩa đặc điểm lá mang với chức năng hô hấp điền bảng.
- HS đọc mục III.1 SGK
- HS lắng nghe
- HS quan sát mẫu vật ghi chú thích vào hình 23.1: 1 – lá mang; 2 – cấu tạo hình lông chim của lá mang; 3 – bó cỏ; 4 – đốt gốc chân ngực.
- HS thảo luận, nêu ý nghĩa.
Đặc điểm lá mang
Ý nghĩa
-Bám vào gốc chân ngực
- Thành túi mang mỏng
- Có lông phủ
- Tạo dòng nước đem theo oxi
- Trao đổi khí dễ dàng.
- Tạo dòng nước
2. Mổ và quan sát cấu tạo trong
a. Mổ tôm: (GV vừa tiến hành mổ vừa mô tả)
- GV nêu cách mổ tôm
+ Đổ nước ngập cơ thể tôm
+ Dùng kẹp nâng tấm lưng vừa cắt bỏ ra ngoài
- HS lắng nghe, và quan sát GV thực hiện thao tác.
b. Quan sát các hệ cơ quan:
-GV nêu đặc điểm cấu tạo của cơ quan tiêu hóa và cơ quan thần kinh.
+ Cơ quan tiêu hóa: Thực quản, dạ dày(có tuyến gan), ruột mảnh, hậu môn ở cuối đuôi tôm.
+ Cơ quan thần kinh: gồm hai hạch não với hai dây nối với hạch dưới hầu tạo nên vòng thần kinh hầu lớn. Khối hạch ngực tập trung thành chuỗi. Chuỗi hạch thần kinh bụng.
- GV yêu cầu HS sau khi mổ mẫu vật tiến hành đối chiếu với hình 23.3 A, B, C ghi chú thích vào các hình và nhận biết vị trí của các bộ phận.
HS lắng nghe
HS ghi nhớ kiến thức.
Bước 2: HS tiến hành quan sát.
- GV yêu cầu HS thực hành.
- GV đi tới các nhóm kiểm tra việc thực hiện của HS, hỗ trợ các nhóm yếu, sửa chữa sai sót (nếu có)
- GV yêu cầu HS quan sát đến đâu, ghi chép đến đó.
HS tiến hành thao tác theo GV đã hướng dẫn
HS nêu ra khó khăn khi tiến hành nếu có.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
Bước 3: Viết thu hoạch
GV yêu cầu HS hoàn thành bảng ý nghĩa đặc điểm các lá mang ở nội dung 1. Chú thích các hình 23.1B, 23.3B, C thay cho các chữ số.
HS viết bài thu hoạch theo yêu cầu của GV
IV. Củng cố : (không )
V. Dặn dò: (2’)
- Sưu tầm tranh ảnh một số đại diện của giáp xác
- Xem trước bài 24.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 12 tiết 23, 24.doc