- Liên hệ thực tiễn:
Thế giới mỗi năm khai thác khoảng 2 triệu tấn giáp xác chủ yếu là tôm biển. Tôm đông lạnh là hải sản quan trọng của nước ta xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc Bị khai thác quá mức, đánh bắt không đúng gây nhiều hậu quả lớn.
- Địa phương Phường 5 là nơi thường xuyên khai thác, buôn bán các mặt hàng thuộc nhóm động vật lớp giáp xác.
? Chúng ta cần làm gì để phát triển và bảo vệ nguồn lợi của giáp xác?
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 748 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 tiết 27 bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27. Bài 24. ĐA DẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA LỚP GIÁP XÁC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh trình bày được một số đặc điểm về cấu tạo và lối sống của các đại diện giáp xác thường gặp.
- Nêu được vai trò thực tiễn của giáp xác.
2. Kỹ năng
Rèn kỹ năng quan sát tranh, hoạt động nhóm.
3. Thái độ
Giáo dục học sinh có thái độ đúng đắn bảo vệ các giáp xác có lợi.
II. Chuẩn bị
1. GV:
- Máy chiếu, H24.1à24.6 SGK.
- Kịch bản: Cua đồng kén vợ. {ĐÍNH KÈM}
- Phiếu học tập, bảng phụ ghi nội dung bảng tr 81 SGK:
PHIẾU HỌC TẬP Số 24
Đặc điểm
Đại diện
Kích thước
Cơ quan di chuyển
Lối sống
Đặc điểm khác
1. Mọt ẩm
2. Sun
3. Rận nước
4. Chân kiến
5. Cua đồng
6. Cua nhện
2. HS: Kẻ sẵn phiếu học tập và bảng SGK tr.81 vào vở.
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Giảng bài mới
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trò chơi: Ai nhanh hơn.
Tìm tên những động vật được nhắc đến trong bài vè sau và cho biết những động vật nào đã học.
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè động vật
Chui vào ống mật
Giun đũa đây mà
Tính hay la cà
Ốc sên đấy ạ
Xanh như màu lá
Là bác trùng roi
Gây bệnh chân voi
Là anh giun chỉ
Cần mẫn, tỉ mỉ
Là chị ong vàng
Cùng họ cùng hàng
Là tôm, cua, cáy
Bám vào tàu máy
Ấy chính cậu sun
Cho vào nồi đun
Ghẹ xanh hóa đỏ
Thời gian không có
Chẳng thể nói nhiều
Xin hỏi một điều
Bài vè hay không bạn?
Những động vật xuất hiện trong bài: Giun đũa, ốc sên, trùng roi, giun chỉ, ong vàng, tôm, cua, cáy, sun, ghẹ à Trong đó: tôm, cua, cáy, sun, ghẹ thuộc LỚP GIÁP XÁCà Vào bài
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu một số giáp xác khác
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Quan sát hình: Số lượng các ngành động vật. Hãy nhận xét số lượng động vật lớp giáp xác?
- Kịch: Cua đồng kén vợ. HS thực hiện đóng vai theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Thảo luận nhóm: GV yêu cầu HS dựa vào những thông tin mà kịch cung cấp, quan sát kỹ H24.1 à 6 trong SGK và điền cụm từ phù hợp để hoàn thành phiếu học tập.
+ Nhóm 1,3,5: Mọt ẩm, sun, rận nước
+ Nhóm 2,4,6: Chân kiếm, cua đồng, cua nhện
- GV cho HS lên báo cáo, nhận xét, phản biện.
- HS đóng vai.
- HS lắng nghe kịch, quan sát hình, đọc chú thích trong SGK tr.79, 80 để ghi nhớ thông tin. Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm lên điền các nội dung, các nhóm khác bổ sung, sửa sai.
I. Một số giáp xác khác
Phiếu học tập: Các đặc điểm của một số giáp xác
Đặc điểm
Đại diện
Kích thước
Cơ quan di chuyển
Lối sống
Đặc điểm khác
1. Mọt ẩm
Nhỏ
Chân
Ở cạn
Thở bằng mang
2. Sun
Nhỏ
Không có
Cố định
Sống bám vào vỏ tàu
3. Rận nước
Rất nhỏ
Râu
Sống tự do
Mùa hạ sinh sản toàn con cái
4. Chân kiến
Rất nhỏ
Chân kiếm hoặc tiêu giảm
Tự do, kí sinh
Kí sinh: Phần phụ tiêu giảm
5. Cua đồng
Lớn
Chân bò
Hang hốc
Phần bụng tiêu giảm
6. Cua nhện
Rất lớn
Chân bò
Đáy biển
Chân dài giống nhện
- Từ bảng trên GV cho HS thảo luận cặp đôi:
+ Loài nào có kích thước lớn nhất? Loài có kích thước nhỏ nhất?
+ Loài nào có lợi, lợi như thế nào?
+ Loài nào có hại, hại như thế nào?
- GV cho HS rút ra kết luận bằng câu hỏi: Nhận xét sự đa dạng của giáp xác?
- Bài tập chuân bị ở nhà: GV yêu cầu HS giới thiệu thêm một số động vật lớp giáp xác có ở địa phương. GV bổ sung nếu cần. à Chuyển mục.
- HS thảo luận, rút ra nhận xét.
+ Lớn nhất: Cua nhện
+ Nhỏ nhất: Chân kiếm, rận nước
+ Chân kiếm, rận nước là thức ăn của cá, cua đồng, cua nhện là thức ăn của con người
+ Sun gây cản trở giao thông. Chân kiếm kí sinh gây hại cá.
- Đa dạng: Có số loài lớn, kích thước loài khác nhau, cấu tạo và lối sống rất khác nhau.
- Giáp xác rất đa dạng:
+ Kích thước và số lượng loài lớn
+ Lối sống đa dạng (Tự do, kí sinh, ....)
+ Môi trường sống đa dạng (ở cạn, nước mặn, nước ngọt, nước lợ)
Nhiệm vụ 2: Vai trò thực tiễn lớp giáp xác
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Thảo luận nhóm: GV yêu cầu HS làm việc độc lập với SGK, hoàn thành bảng trong SGK tr.81.
- GV cho các nhóm báo cáo.
- HS nghiên cứu thông tin trong SGK, kết hợp với hiểu biết của bản thân hoàn thành bảng trong SGK tr.81.
- Các nhóm báo cáo kết quả, lớp bổ sung.
- HS theo dõi và sửa sai nếu cần.
II. Vai trò của giáp xác
Bảng: Ý nghĩa thực tiễn của giáp xác
STT
Các mặt có ý nghĩa thực tiễn
Tên các loài ví dụ
Tên các loài có ở địa phương
1
Thực phẩm đông lạnh
Tôm sú, tôm he
Tôm nương
2
Thực phẩm phơi khô
Tôm he
Tôm đỏ, tôm bạc
3
Nguyên liệu để làm nấm
Tôm, tép
Cáy, còng
4
Thực phẩm tươi sống
Tôm, cua, ruốc
Cua bể, ghẹ
5
Có hại cho giao thông đường thuỷ
Sun
5
Kí sinh gây hại cho cá
Chân kiếm kí sinh
- GV hỏi: Lớp giáp xác có vai trò như thế nào?
- GV yêu cầu học sinh rút ra kết luận bằng câu hỏi: Nêu vai trò của giáp xác đối với đời sống con người?
- Liên hệ thực tiễn:
Thế giới mỗi năm khai thác khoảng 2 triệu tấn giáp xác chủ yếu là tôm biển. Tôm đông lạnh là hải sản quan trọng của nước ta xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc àBị khai thác quá mức, đánh bắt không đúng gây nhiều hậu quả lớn.
- Địa phương Phường 5 là nơi thường xuyên khai thác, buôn bán các mặt hàng thuộc nhóm động vật lớp giáp xác.
? Chúng ta cần làm gì để phát triển và bảo vệ nguồn lợi của giáp xác?
- Từ thông tin của bảng HS nêu được vai trò của giáp xác.
* Lợi ích:
(+) Là nguồn thức ăn của cá
(+) Là nguồn cung cấp thực phẩm
(+) Là nguồn lợi xuất khẩu.
* Tác hại:
(+) Có hại cho giao thông đường thủy.
(+) Có hại cho nghề cá.
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ LUYỆN TẬP
? Giáp xác có vai trò rất quan trọng, là học sinh em nghĩ mình cần phải làm gì để bảo vệ chúng?
Câu 1. Trong các giáp xác sau thì loài nào sống trên cạn?
A.Sun B.Mọt ẩm C. Rận nước D. Cua nhện
Câu 2. Hoàn thành bài tập sau bằng cách nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B
Cột A
Cột B
1. Cua nhện
A. Mùa hạ sinh sản toàn con cái
2. Rận nước
B. Râu ngắn, các đôi chân đều bò được
3. Chân kiếm
C. Chân dài giồng nhện
4. Cua đồng
D. Thường bám vào vỏ tàu
5. Sun
E. Kí sinh: Phần phụ tiêu giảm
6. Mọt ẩm
F. Thường bò ngang, sống ở hang hốc
Đáp án: 1C – 2A – 3E – 4F – 5D – 6B
Câu 3- Chọn cụm từ đúng điền vào chỗ trống:
Hầu hết giáp xác đều Chúng là nguồn . của cá và là .. quan trọng của con người, là loại thủy sản .. hàng đầu của nước ta hiện nay.
Đáp án: Có lợi; thức ăn: thực phẩm; có giá trị
D. HỌAT ĐỘNG TÌM TÒI KIẾN THỨC MỚI
Tìm hiểu về: Nghề nuôi tôm ở địa phương em
1.
2.
3.
4.
3. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, trả lời 3 câu hỏi trong SGK
- Đọc mục “Em có biết”
- Kẻ bảng 1, 2 bài 25 trong SGK tr.82, 85.
- Chuẩn bị theo nhóm: Con nhện.
Kịch bản: Cua đồng kén vợ
Lời dẫn: Loa loa loa Chiềng làng, chiềng chạ, thượng hạ tây đông, rằng anh cua đồng, đang thèm lấy vợ, xin mời các mợ, các chị, các em, bạn bè thân quen, cùng về xem mắt.. loa loa loa..
(Cua đồng đang ngồi ngáp. Cả nhóm chen chúc nhau đi vào)
- Cả nhóm: Anh cua ơi! Anh chọn em, chọn em..
- Cua đồng: Các cô ngồi xuống đây đã nào làm gì mà nóng vội thế, nhìn cô nào cũng xinh thế này thì tôi biết chọn ai??
- Tôm sông: Em em em, em xinh nhất anh cua ạ, da dẻ em thì mịn màng, bóng bẩy, thân hình dáng chuẩn cong cong. Đặc biệt, em có đôi râu rất thính, Thế nên em toàn kiếm ăn vào lúc chập tối thôi các anh chị ạ.
- Cua nhện: Thôi thôi, các chị lui ra đi nào. Tôi nè, vừa đi thi GIÁP XÁC NEXT TOP MODEL về đây này, chân em dài đến nách, 1.5m cơ đấy. Sống ở vùng biển mênh mông, có kích thước lớn nhất trong các loài giáp xác, 7kg, ai muốn mua em thì cứ phải tốn ối tiền
- Sun: nhưng mà tóm lại chẳng có ai lợi hại như em, em xin giới thiệu, tên em là JENNYFER SUN. em chả cần đi lại làm gì, em sống cố định 1 chỗ, bám vào vỏ tàu thuyền, mà em bám vào tàu nào thì đừng mong mà đi nhanh được nhá!!!
(Rận nước ở đâu đi vào hốt hoảng kêu cứu)
- Cả nhóm: Sao thế sao thế.
- Rận nước: Huhu, khổ cái thân rận nước nhà chúng tôi, thân hình bé tí có 2mm mà cá nó không tha, đấy, may mà có vận động của đôi râu lớn nên mới thoát thân, không là chui vào bụng cá rồi
- Chân kiếm: Ôi, chị có nhớ mặt con cá đấy không? Để mai em trả thù giúp chị cho.
- Rận nước: Đấy, đấy, con cá kia kìa. Mà cô định trả thù như nào? Chị thấy bọn chân kiếm ngoài kia bị mấy con cá xơi tái cả mà
- Chân kiếm: Đó là bọn chân kiếm tự do. Còn em là chân kiếm kí sinh, em chỉ cần kí sinh lên mình con cá ấy, cắn cho nó vài phát, tặng cho nó vài con giun sán là xong ngay ấy mà. Đây này, phần phụ của em tiêu giảm hết rồi, râu cũng biến thành móc bám vào mình cá cho chặt đấy thôi..
- Cả nhóm: À. Ra thế! Mà chị rận nước ơi! Chị sắp đẻ chưa? Sao bụng chị to thế? Đã biết là con trai hay con gái chưa?
- Rận nước: Chị sắp đẻ rồi! Mùa hạ, tụi chị chỉ đẻ con cái thôi em ạ Ơ, mà hôm nay làm gì ở đây tập trung đông vui thế?
- Cả nhóm nhao nhao: Anh cua ơi, anh chọn em!
- Mọt ẩm: Ấy ấy. các bác làm gì mà nóng thế! Còn em, còn em
- Cả nhóm: Này cái cô mọt ẩm kia Cô sống trên cạn, cô chui xuống đây để làm gì?
- Mọt ẩm: Khóc oa oa.. mẹ em đẻ em ra thân hình xấu xí, da thì đen, râu thì ngắn, sống ở cái nơi khô không ra khô, nước không ra nước. mẹ em bảo: Mày thế nào cũng ế chắc rồi con ạ!!! Anh cua ơi! Anh thương em
- Cả nhóm lắc đầu: Đã xấu mà kết cấu k đẹp, làm sao sánh được với các chị em mình nhỉ
- Mọt ẩm: em cũng có điểm giống các chị đấy!!!
- Cả nhóm: Điểm gì?
- Mọt ẩm: Em thở bằng mang
- Cả nhóm: À tưởng gì Tóm lại là còn lâu mới sánh được với các chị nhá!
- Rận nước và chân kiếm nói chuyện với nhau: Này, thằng cua này có điểm gì đẹp đâu mà tranh nhau nhỉ? Bụng thì tiêu giảm, bò ngang, sống chui trong hang trong hốc.
- Cua đồng phản ứng: Nhưng ta có đôi râu hơi bị dũng mãnh nhá!!!
(Thông báo thông báo: Tin bão khẩn cấp. Cơn bão số 10 đã tràn tới. Đề nghị các loài động vật trên cạn dưới nước tìm nơi trú ẩn chờ bão tan.)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 24 Da dang va vai tro cua lop Giap xac_12492482.docx