Giáo án Sinh học 7 tiết 29, 30, 31

Tuần 16

Tiết 31

Bài 30: ÔN TẬP (Dạy theo nội dung ôn tập phần ĐVKXS)

A. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 Củng cố lại kiến thức của HS trong phần động vật không xương sống về:

 Tính đa dạng của ĐVKXS

 2. Kĩ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng phân tích tổng hợp

 - Kĩ năng hoạt động nhóm.

 3. Thái độ:

 Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.

B. CHUẨN BỊ:

 I. Giáo viên:

 1. Đồ dùng:

 Bảng phụ và một số tài liệu có liên quan.

 2. Phương pháp:

 Quan sát, đàm thoại, trao đổi nhóm,

 II. Học sinh:

 Xem trước bài ở nhà (ôn lại tất cả các bài đã học về ngành ĐVKXS)

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I. Ổn định tổ chức lớp: (1’)

 II. Kiểm tra bài cũ: (không)

 

doc13 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 tiết 29, 30, 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Tiết 29 Bài 28: Thực hành. XEM BĂNG HÌNH VỀ TẬP TÍNH CỦA SÂU BỌ A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Thông qua băng hình HS quan sát, phát hiện một số tập tính của sâu bọ thể hiện trong tìm kiếm, cất giữ thức ăn, trong sinh sản và trong quan hệ giữa chúng với con mồi hoặc kẻ thù. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng quan sát trên băng hình - Kĩ năng tóm tắt nội dung đã xem. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn B. CHUẨN BỊ: I. Giáo viên: 1. Đồ dùng: - Chuẩn bị máy chiếu, băng hình - Phiếu học tập. Tên ĐV quan sát được Môi trường sống Các tập tính Tự vệ Tấn công Dự trữ thức ăn Cộng sinh Sống thành xã hội Chăm sóc thế hệ sau 1 2 2. Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, trao đổi nhóm, II. Học sinh: Xem trước bài ở nhà. Kẻ phiếu học tập C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định tổ chức lớp: (1’) II. Kiểm tra bài cũ: (5’) Hãy cho biết một số sâu bọ có tập tính phong phú ở địa phương ? Địa phương em có biện pháp nào chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường? III. Bài mới: * Giới thiệu bài: (2’) Sâu bọ có nhiều tập tính rất lí thú và kì lạ thông qua bài hôm nay chúng ta sẽ hiểu về một số tập tính của sâu bọ. * Hoạt động 1: Yêu cầu bài thực hành (3’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - GV nêu yêu cầu của bài thực hành + Theo dõi nội dung băng hình + Ghi chép các diễn biến của tập tính sâu bọ + Có thái độ nghiêm túc trong giờ học? - GV phân chia nhóm thực hành. - HS chú ý - HS phân chia nhóm theo hướng dẫn của GV I. Yêu cầu: - Quan sát theo dõi một số tập tính của sâu bọ - Ghi chép tập tính của sâu bọ sau khi xem * Hoạt động 2: Học sinh xem băng hình (30’) - GV cho HS xem lần thứ nhất toàn bộ đoạn băng - GV cho HS xem lại đoạn băng với yêu cầu ghi chép các tập tính của sâu bọ + Tìm kiếm cất giữ thức ăn. + Sinh sản + Tính thích nghi và tồn tại của sâu bọ - HS xem qua một lần toàn bộ đoạn băng - HS theo dõi băng hình, quan sát đến đâu hoàn thành phiếu học tập đến đó - HS yêu cầu GV chiếu lại những đoạn khó và có thể trao đổi nhóm II. Nội dung: HS tự ghi chép qua xem băng hình để hoàn thành phiếu học tập. * Hoạt động 3: Thảo luận nội dung băng hình (7’) - GV dành thời gian để các nhóm thảo luận, hoàn thành phiếu học tập của nhóm - GV cho HS thảo luận trả lời các câu hỏi: + Kể tên những động vật quan sát được + Kể tên các loại thức ăn và cách kiếm thức ăn đặc trưng của từng loài? + Nêu cách tự vệ và tấn công của sâu bọ? GV kẻ phiếu học tập lên bảng cho HS lên điền - GV thông báo đáp án đúng. - HS dựa vào nội dung phiếu học tập trao đổi nhóm, hoàn thành phiếu học tập. - Đại diện nhóm lên điền bảng. - HS chú ý lắng nghe sửa chữa, nếu có. III. Thu hoạch: HS lên bảng hoàn thiện phiếu học tập. IV. Củng cố : (2’) ?Yêu cầu HS nêu một số tập tính của sâu bọ? V. Dặn dò: (2’) - Về nhà ôn lại các bài học về chân khớp. - Xem trước bài 29. Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp Tuần 16 Tiết 30 Bài 29: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH CHÂN KHỚP A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trình bày được đặc điểm chung của ngành chân khớp - Giải thích được sự đa dạng của ngành chân khớp - Nêu được vai trò thực tiễn của ngành chân khớp 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích tranh - Kĩ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ các loài động vật có ích. B. CHUẨN BỊ: I. Giáo viên: 1. Đồ dùng: - Tranh phong to: hình 29. 1 5 SGK - Phiếu học tập ghi nội dung bảng 1, 2, 3 SGK. 2. Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, trao đổi nhóm, II. Học sinh: Xem trước bài ở nhà. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định tổ chức lớp: (1’) II. Kiểm tra bài cũ: (không) III. Bài mới: Giới thiệu bài (2’) Tương ứng với số lượng loài và tầm quan trọng của ngành chân khớp, nên số giờ học về chúng sẽ nhiều hơn cả. Dù sống ở nước, nơi ẩm ướt hay trên cạn hay trên không chân khớp đều có đặc điểm chung như nhau và có vai trò lớn đối với tự nhiên và trong đời sống con người. * Hoạt động 1: Đặc điểm chung(10’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - GV treo hình 29.1 5 lên bảng, kết hợp với quan sát hình 29.6 SGK đọc kĩ các đặc điểm dưới hình lựa chọn đặc điểm chung của ngành chân khớp - GV yêu cầu đại diện nhóm trả lời. - GV nhận xét, đưa ra đáp án chuẩn: Hình 29.1, 3, 4 – SGK - GV yêu cầu HS nêu ra đặc điểm chung của ngành chân khớp. - GV nhận xét, tiểu kết bài. - HS làm việc độc lập với SGK, thảo luận trong nhóm, đánh dấu vào ô trống những đặc điểm lựa chọn - HS: Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe chỉnh sửa nếu cần. - Đại diện nhóm nêu đặc điểm chung của ngành chân khớp - HS lắng nghe, ghi bài. I. Đặc điểm chung: - Có vỏ kitin che chở bên ngoài và làm chỗ bám cho cơ. - Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau - Sự phát triển gắn liền với sự lột xác. * Hoạt động 2: Sự đa dạng ở chân khớp: Hoạt động 2.1: Đa dạng về cấu tạo và môi trường sống II. Sự đa dạng ở chân khớp: 1. Đa dạng về cấu tạo và môi trường sống: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng 1 trang 96 SGK - GV treo bảng 1 câm yêu cầu HS lên làm - GV nhận xét, đưa ra đáp án chuẩn. - HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng 1 - Đại diện nhóm lên hoàn thành bảng 1. - HS lắng nghe chỉnh sửa nếu có. Tên đại diện Môi trường sống Các phần cơ thể Râu Số đôi chân ngực Cánh Nước Nơi ẩm Cạn Số lượng Không có Không có Có 1. Giáp xác (Tôm sông ) P 2 2 đôi 5 P 2. Hình nhện (nhện) P 2 P 4 P 3. Sâu bọ (Châu chấu) P 3 1 đôi 3 P - GV yêu cầu HS dựa vào bảng 1 nêu nêu sự đa dạng về cấu tạo và môi trường sống của sâu bọ. - HS trả lời. Nhờ sự thích nghi cao với điều kiện sống và môi trường khác nhau mà chân khớp rất đa dạng về cấu tạo, môi trường sống. Hoạt động 2.2: Đa dạng về tập tính 2. Đa dạng về tập tính: Ngành chân khớp rất đa dạng về tập tính, lối sống. GV yêu cầu HS thảo luận hoàn thành bảng 2 trang 97 SGK - GV treo bảng sẵn, gọi HS lên trình bày - GV nhận xét, chốt lại kiến thức. - GV nêu câu hỏi: + Vì sao chân khớp đa dạng về tập tính? GV nhận xét, tiểu kết bài. - HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng 2 - HS: Đại diện nhóm điền vào bảng dưới lớp nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe chỉnh sửa nếu có. - HS trả lời. Vì nhờ vào sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường sống. STT Các tập tính chính Tôm Tôm ở nhờ Nhện Ve sầu Kiến Ong mắt đỏ 1 Tự vệ, tấn công P P P P P 2 Dự trữ thức ăn P P 3 Dệt lưới bẫy mồi P 4 Cộng sinh để tồn tại P 5 Sống thành xã hội P P 6 Chăn nuôi động vật khác P 7 Đực, cái nhận biết nhau bằng tín hiệu P 8 Chăm sóc thế hệ sau P P P * Hoạt động 3: Vai trò thực tiễn (10’) - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học liên hệ thực tế để hoàn thành bảng 3 SGK – tr 97 - GV cho HS kể thêm tên các đại diện có ở địa phương mình. - GV tiếp tục cho HS thảo luận: + Nêu vai trò của chân khớp đối với tự nhiên và con người? - GV nhận xét, chốt lại kiến thức. - HS dựa vào kiến thức của ngành và hiểu biết của bản thân lựa chọn những đại diện có ở địa phương điền vào bảng 3. - 1 vài HS trình bày, báo cáo kết quả, các em khác chú ý, lắng nghe, bổ sung. - HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: HS nêu ra được lợi ích và tác hại của chân khớp - HS lắng nghe, ghi bài. III. Vai trò thực tiễn: - Lợi ích: + Cung cấp thực phẩm cho con người + Làm thức ăn cho động vật khác + Làm thuốc chữa bệnh + Thụ phấn cho cây trồng + Làm sạch môi trường - Tác hại: + Làm hại cây trồng + Làm hại cho nông nghiệp + Hại đồ gỗ, tàu thuyền + Là động vật trung gian truyền bệnh. * Kết luận chung: HS đọc kết luận cuối bài. IV. Củng cố : (5’) ? Đặc điểm nào giúp cho chân khớp phân bố rộng rãi? ? Đặc điểm đặc trưng để nhận biết chân khớp? V. Dặn dò: (2’) - Học bài theo câu hỏi cuối bài - Xem trước bài 31. Cá chép. Tuần 16 Tiết 31 Bài 30: ÔN TẬP (Dạy theo nội dung ôn tập phần ĐVKXS) A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố lại kiến thức của HS trong phần động vật không xương sống về: Tính đa dạng của ĐVKXS 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích tổng hợp - Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn. B. CHUẨN BỊ: I. Giáo viên: 1. Đồ dùng: Bảng phụ và một số tài liệu có liên quan. 2. Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, trao đổi nhóm, II. Học sinh: Xem trước bài ở nhà (ôn lại tất cả các bài đã học về ngành ĐVKXS) C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định tổ chức lớp: (1’) II. Kiểm tra bài cũ: (không) III. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: (1’) Các bài học phần ĐVKXS đã giúp ta tìm hiểu cấu tạo, lối sống của các đại diện. Mặc dù rất đa dạng về cấu tạo và lối sống nhưng chúng vẫn mang các đặc điểm đặc trưng cho mỗi ngành thích nghi cao với môi trường sống. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung * Hoạt động 1: Tính đa dạng của ĐVKXS (35’) I. Tính đa dạng của ĐVKXS: ĐVKXS đa dạng về cấu tạo, lối sống nhưng vẫn mang những đặc điểm đặc trưng của mỗi ngành thích nghi với điều kiện sống. - GV yêu cầu HS đọc đặc điểm của các đại diện đối chiếu hình vẽ ở bảng 1 (SGK - 99) làm bài tập. + Ghi tên ngành vào chỗ trống. + Ghi tên đại diện vào chỗ trống dưới hình. - GV gọi đại diện nhóm hoàn thành bảng. - GV chốt lại đáp án đúng. - GV nêu câu hỏi: Từ bảng 1 em hãy: + Kể thêm các đại diện ở mỗi ngành. + Bổ sung đặc điểm cấu tạo trong đặc trưng của từng lớp động vật? - GV yêu cầu HS nhận xét tính đa dạng của động vật không xương sống. - GV tiểu kết ghi bảng. - HS dựa vào kiến thức đã học và các hình vẽ tự điền vào bảng 1 Ghi tên ngành của 5 nhóm động vật Ghi tên các đại diện. - 1 vài HS viết đáp án lớp nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. - HS vận dụng kiến thức bổ sung. Tên các đại diện HS trả lời. - HS suy nghĩa trả lời. - HS lắng nghe, ghi bài. IV. Củng cố : (5’) Em hãy chọn các từ ở cột B sao cho phù hợp với nội dung ở cột A A B 1. Ngành chân khớp a) Cơ thể chỉ là một tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng sống 2. Các ngành giun b) Cơ thể đối xứng toả tròn, thường hình trụ hay hình dù với hai lớp tế bào 3. Ngành ruột khoang c) Cơ thể mềm, dẹp, kéo dài hoặc phân đốt 4. Ngành thân mềm d) Cơ thể mền thường không phân đốt, và có vỏ đá vôi 5. Ngành ĐVNS e) Cơ thể có bộ xương ngoài bằng kitin có phần phụ phân đốt V. Dặn dò: (2’) Về nhà ôn tập tiếp phần II,III, tiết sau ôn tập 1 tiết. Tuần 17 Tiết * Bài 30: ÔN TẬP (Dạy theo nội dung ôn tập phần ĐVKXS) A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Sự thích nghi của động vật không xương sống với môit trường. - Ý nghĩa thực tiễn của ĐVKXS trong tự nhiên và trong đời sống. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích tổng hợp - Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn. B. CHUẨN BỊ: I. Giáo viên: 1. Đồ dùng: Bảng phụ và một số tài liệu có liên quan. 2. Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, trao đổi nhóm, II. Học sinh: Xem trước bài ở nhà (ôn lại tất cả các bài đã học về ngành ĐVKXS) C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định tổ chức lớp: (1’) II. Kiểm tra bài cũ: (không) III. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung * Hoạt động 2: Sự thích nghi của ĐVKXS (17’) II. Sự thích nghi của ĐVKXS GV hướng dẫn HS làm bài tập bảng 2 + Chọn ở bảng 1 hàng dọc (ngành) một loài. + Tiếp tục hoàn thành các cột 3, 4, 5, 6. - GV gọi HS hoàn thành bảng. - GV nhận xét, đưa ra đáp án chuẩn. - HS nghiên cứu kĩ bảng 1 vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bảng 2. - Một vài HS lên hoàn thành theo hàng ngang, từng đại diện lớp nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe, ghi bảng. STT Tên động vật Môi trường sống Sự thích nghi Kiểu dinh dưỡng Kiểu di chuyển Kiểu hô hấp 1 Trùng roi xanh Nước ao, hồ Tự dưỡng, dị dưỡng Bơi bằng roi Khuếch tán qua màng cơ thể 2 Thủy tức Nước ngọt Tự dưỡng Bám cố định Khuếch tán qua da 3 Giun đũa Kí sinh ở ruột người Kí sinh Vận động cơ dọc của cơ thể Hô hấp yếm khí * Hoạt động 3: Tầm quan trọng thực tiễn của ĐVKXS (20’) - GV yêu cầu HS đọc bảng 3 ghi tên loài vào ô trống thích hợp. - GV yêu cầu HS lên điền vào bảng - GV cho HS bổ sung thêm ý nghĩa thực tiễn khác. - GV chốt lại bằng bảng chuẩn. - HS lựa chọn tên các loài động vật ghi vào bảng 3 - 1 HS lên điền HS khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. III. Tầm quan trọng thực tiễn của ĐVKXS (Bảng 3) STT Tầm quan trọng thực tiễn Tên loài 1 Làm thực phẩm Tôm, cua, sò, trai, ốc, mực. 2 Có giá trị xuất khẩu Tôm, cua, mực 3 Được nhân nuôi Tôm, sò, cua 4 Có giá trị dinh dinh dưỡng, chữa bệnh Ong mật 5 Làm hại cơ thể động vật và người Sán lá gan, giun đũa 6 Làm hại thực vật Châu chấu, ốc sên 7 Làm đồ trang trí San hô, ốc IV. Củng cố : (5’) GV củng cố theo nội dung ghi bảng . V. Dặn dò: (2’) Về nhà ôn tập lại toàn bộ phần ĐVKXS để giờ sau kiểm tra hết học kì I SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀ MAU TRƯỜNG THPT NGỌC HIỂN ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC, HỌC KÌ I LỚP 7 NĂM HỌC 2015-2016 - Ngày kiểm tra: -Thời gian kiểm tra: 45 phút I- TRẮC NGHIỆM (3điểm): Khoanh tròn vào 1 chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu1: Châu chấu di chuyển bằng cách nào? a.Bò bằng cả 3 đôi chân . b.Nhảy bằng đôi chân sau. c.Nhảy và bay. d.Cả a,c và b. Câu 2: Có thể xác định tuổi của trai nhờ : a.Dựa vào độ lớn của thân trai. b.Dựa vào độ lớn của vỏ trai. c. Dựa vào các vòng tăng trưởng trên vỏ trai. d. Cả a và b. Câu 3. Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể của giun đũa luôn căng tròn có tác dụng: a.Như bộ áo giáp tránh sự tấn công của kẻ thù. b.Như bộ áo giáp, tránh không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa rất mạnh trong ruột non. c.Thích nghi với đời sống kí sinh d.Chui rúc trong môi trường kí sinh Câu 4. Đặc điểm đặc trưng của ngành Động vật nguyên sinh là: a.Chỉ có 1 tế bào b. Nhiều tế bào c. Không di chuyển d. Sống kí sinh Câu 5. Động vật nào sau đây kí sinh ở ruột già của người gây hại? a. Giun đũa b. Giun móc câu c. Sán dây d. Giun kim Câu 6. Nhờ vào đâu mà giun đũa hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều? a. Cơ dọc b. Giác bám phát triển c. Hầu phát triển d. Ruột thẳng II- TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: (3 điểm) Ngành thân mềm có vai trò gì? Câu 2: (2 điểm) Nêu đặc điểm chung của nghành chân khớp? Câu 3: (2điểm) Bệnh sốt rét có liên quan gì đến hoạt động của muỗi ? Giải thích. Để phòng chống bệnh sốt rét, phải làm gì ? Tuần 17 Tiết 32 Ngày soạn: 8/12//2015 Ngày kiểm: KIỂM TRA HỌC KỲ I I- Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức Giúp học sinh khắc sâu những kiến thức đã học. Thông qua bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Từ đó giúp giáo viên rút kinh nghiệm, cải tiến cách dạy và cách học của học sinh. 2. Kỹ năng Rèn kỹ năng làm bài cho học sinh. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ kiểm tra. II- Chuẩn bị: 1- Giáo viên: Đề bài, đáp án. 2- Học sinh: chuẩn bị làm bài kiểm tra. III- Hoạt động dạy - học: 1) Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 2) Kiểm tra bài cũ: không. 3) Bài mới: Giáo viên phát đề kiểm tra. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Chương Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Chương I: Ngành ĐVNS Nhận biết ĐVNS có cấu tạo từ 1 TB Nêu được đặc điểm chung của ngành ĐVNS đươc vì sao bệnh sốt rét liên quan đến muỗi, cách phòng chống Chương II: ngành Ruột khoang Nhận dạng Ruột khoang có đối xứng toả tròn. - Giải thích ruột túi của Ruột khoang - Vai trò của Ruột khoang, lấy ví dụ minh họa Chương III: Các ngành giun Nơi kí sinh của giun kim - Vẽ sơ đồ vòng đời sán lá gan - Nêu được cấu tạo giúp giun đũa hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều Chương V: ngành chân khớp Nêu đặc điểmchung của ngành chân khớp Chương IV: ngành thân mềm Nêu đặc điểm ngành thân mềm Tổng số câu Tổng số điểm 3điểm 7 điểm 2 điểm I- TRẮC NGHIỆM (3điểm): Khoanh tròn vào 1 chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu1: Châu chấu di chuyển bằng cách nào? a.Bò bằng cả 3 đôi chân . b.Nhảy bằng đôi chân sau. c.Nhảy và bay. d.Cả a,c và b. Câu 2: Có thể xác định tuổi của trai nhờ : a. Dựa vào độ lớn của thân trai. b.Dựa vào độ lớn của vỏ trai. c. Dựa vào các vòng tăng trưởng trên vỏ trai. d.Cả a và b. Câu 3. Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể của giun đũa luôn căng tròn có tác dụng: a.Như bộ áo giáp tránh sự tấn công của kẻ thù. b.Như bộ áo giáp, tránh không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa rất mạnh trong ruột non. c.Thích nghi với đời sống kí sinh d.Chui rúc trong môi trường kí sinh Câu 4. Đặc điểm đặc trưng của ngành Động vật nguyên sinh là: a.Chỉ có 1 tế bào b. Nhiều tế bào c. Không di chuyển d. Sống kí sinh Câu 5. Động vật nào sau đây kí sinh ở ruột già của người gây hại? a. Giun đũa b. Giun móc câu c. Sán dây d. Giun kim Câu 6. Nhờ vào đâu mà giun đũa hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều? a. Cơ dọc b. Giác bám phát triển c. Hầu phát triển d. Ruột thẳng II- TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: (3 điểm) Ngành thân mềm có vai trò gì? Câu 2: (2 điểm) Nêu đặc điểm chung của nghành chân khớp? Câu 3: (2điểm) Bệnh sốt rét có liên quan gì đến hoạt động của muỗi ? Giải thích. Để phòng chống bệnh sốt rét, phải làm gì ? HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC 7 I- TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án d c b a d c II -TỰ LUẬN (7điểm): Câu 1: (3điểm) * Vai trò của nghành thân mềm: -Lợi ích: + Làm thực phẩm cho con người (0.5 điểm) + Nguyên liệu xuất khẩu, làm đồ trang trí, trang sức(0.5điểm) + Làm thức ăn cho động vật.(0.5điểm) + Làm sạch môi trường nước. .(0.5điểm) - Tác hại: + Là động vật trung gian truyển bệnh.(0.5điểm) + Ăn hại cây trồng.(0.5điểm) Câu 2: (2điểm) * Đặc điểm chung của nghành chân khớp: - Có bộ xương ngoài băng kitin nâng đỡ, che chở(0.75 điểm) - Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau(0.75 điểm) - Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác(0.5 điểm) Câu 3: (2điểm) Bệnh sốt rét có liên quan đến hoạt động hút máu vào cơ thể muỗi. Ở đấy chúng sinh sản rất nhanh và cuối cùng tập trung ở tuyến nước bọt của muỗi. Khi muỗi này đốt người khác , trùng sốt rét theo nước bọt muỗi vào máu người và gây bệnh. Để phòng chống bệnh sốt rét cần tiêu diệt muỗi.diệt lăng quăng,ngủ màn. Kyù Duyeät

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuần 15 tiết 29, 30.doc
Tài liệu liên quan